Nguyễn Thanh Giang - Thơ chính luận Trần Nhơn
Nguyễn Thanh Giang
Tiến sĩ Trần Nhơn
Sinh ngày: 10/4/1938
Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng
Sinh ngày: 10/4/1938
Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng
- 1961: Kỹ sư Thuỷ Lợi
- 1991: Tiến sĩ Kinh Tế
- 6/1972: Phó Cục trưởng Cục kiến thiết cơ bản - Bộ Thuỷ Lợi
- 1/1976: Trưởng ty (nay là Giám đốc Sở) Thuỷ Lợi tỉnh Đak Lak
- 1983: Vụ trưởng Vụ xây dựng cơ bản - Bộ Thuỷ Lợi
- 11/1983 - 1995: Thứ trưởng Bộ Thuỷ Lợi
12/1997 đến 9/2007: Chủ Tịch Hội Thủy Lợi Việt Nam
- 1991: Tiến sĩ Kinh Tế
- 6/1972: Phó Cục trưởng Cục kiến thiết cơ bản - Bộ Thuỷ Lợi
- 1/1976: Trưởng ty (nay là Giám đốc Sở) Thuỷ Lợi tỉnh Đak Lak
- 1983: Vụ trưởng Vụ xây dựng cơ bản - Bộ Thuỷ Lợi
- 11/1983 - 1995: Thứ trưởng Bộ Thuỷ Lợi
12/1997 đến 9/2007: Chủ Tịch Hội Thủy Lợi Việt Nam
Từ tháng 7/2000 Tổng Giám đốc Công ty phát triển và hội nhập Toàn cầu
Chức vụ về Đảng:
- Tỉnh uỷ viên tỉnh uỷ Đak Lak
- Phó bí thư Đảng uỷ khối cơ quan nông nghiệp TW
- Uỷ viên thường vụ Đảng uỷ khối cơ quan kinh tế TW
- Đại biểu đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI.
- Đại biểu đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII
- Phó bí thư Đảng uỷ khối cơ quan nông nghiệp TW
- Uỷ viên thường vụ Đảng uỷ khối cơ quan kinh tế TW
- Đại biểu đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI.
- Đại biểu đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII
Qua lời tựa tập “Điêu tàn”, Chế Lan Viên đã ra một tuyên ngôn thơ nổi
tiếng thời bấy giờ: “Hàn Mặc Tử nói: làm thơ tức là điên. Tôi nói thêm:
làm thơ là sự phi thường. Thi sĩ không phải là người. Nó là người Mơ,
người Say, người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu. Nó
thoát hiện tại, nó xối trộn dĩ vãng. Nó ôm trùm tương lai”.
Sau Cách mạng Tháng Tám ông đã suy đi nghĩ lại về thơ rất nhiều
(“Nghĩ suy 68”, “Nghĩ về thơ”, “nghĩ”...) để có lúc ông lại cho rằng
“Thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh, không chỉ “ơi hời” mà con đập
bàn quát tháo lo toan,....”. Đến nỗi, ông còn không muốn làm “sự phi
thường” đối với ngôn ngữ nữa mà trở về tập nói:
Chỉ nói thôi mới nói hết được đời
Bao giờ thuộc hết tiếng của đời, ta xin hát lại
Khúc hát hay đâu có lắm lời
Thế rồi, từ “Trường thơ loạn” với những “thơ điên”, “thơ thần bí” …,
Chế Lan Viên làm “thơ thời sự”, “thơ chính trị”. Có tác giả xếp bài thơ
“Calley Sơn Mỹ 3/68,” vào hàng “thơ chính luận” đặc sắc của Việt Nam.
Cùng trong thể loại thơ chính luận, người ta thường liên tưởng đến bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm.
Trong buổi Hội thảo tưởng niệm tướng Nguyễn Chánh (1) tại quê hương
ông, có người còn vinh danh nhà quân sự này là “một nhà thơ chính luận”.
Một số bài thơ chính luận của vị tướng này được dẫn ra như sau:
CÁI CÙM
Cái cùm bay khoá chặt
Ta quyết đập tan ra
Đôi chân còn ràng buộc
Buộc sao nổi lòng ta.
Ta quyết đập tan ra
Đôi chân còn ràng buộc
Buộc sao nổi lòng ta.
KÊU GỌI LÍNH GÁC
Bạn ơi nghĩ lại đó mà coi
Rón bước đêm khuya gác giống nòi
Chung phận trâu cày và ngựa
Vui chi vác súng với cầm roi
Bể dâu tôi bạn cùng chung gót
Quyền lợi mình, ta quyết chí đòi
Quét sạch quân thù ra khỏi nước
Con đường cộng sản sáng gương soi.
Rón bước đêm khuya gác giống nòi
Chung phận trâu cày và ngựa
Vui chi vác súng với cầm roi
Bể dâu tôi bạn cùng chung gót
Quyền lợi mình, ta quyết chí đòi
Quét sạch quân thù ra khỏi nước
Con đường cộng sản sáng gương soi.
VỊNH CON THỎ BẠCH
Di truyền tinh huyết của cha ông
Lông trắng, môi son, cặp mắt hồng
Khỏi kiếp trâu cày và ngựa cưỡi
Nào hơn cá chậu với chim lồng
Nên, hư trước mặt - ngừng tai ngóng
Hoạ phúc bên mình - nhường mắt trông
Sống - thác phó cho người ấn định
Cõi trần còn mấy, biết hay không
Lông trắng, môi son, cặp mắt hồng
Khỏi kiếp trâu cày và ngựa cưỡi
Nào hơn cá chậu với chim lồng
Nên, hư trước mặt - ngừng tai ngóng
Hoạ phúc bên mình - nhường mắt trông
Sống - thác phó cho người ấn định
Cõi trần còn mấy, biết hay không
Chưa được biết định nghĩa thế nào là “thơ chính luận” nhưng tôi cứ
cảm nghĩ rằng ghép hai chữ chính luận vào mấy bài thơ trên cũng như bài
“Đất nước” hay bài “Calley Sơn Mỹ 3/68” đều không thỏa đáng lắm. Có
chăng đấy chỉ là những bài tức sự chính trị hay cảm tác chính khí …
Trần Nhơn mới thực là người đã dùng thơ để luận bàn về chủ trương
đường lối chính trị, luận bàn về tư tưởng chính trị, luận bàn về chính
sự …
Phải chăng, có thể xem đây là “hiện tượng Trần Nhơn” trong thi ca Việt Nam?
Nhà thơ chính luận Trần Nhơn đã có một thời cuồng nhiệt đi theo những
nhà cách mạng lớp trước như Trần Độ “những mong xóa ác ở trên đời/Ta
phó thân ta với đất trời” (2). Tuy không vào tù ra tội, không rơi xương
đổ máu, nhưng nhờ tài năng, lòng nhiệt thành và trí tuệ bậc cao ông đã
trở thành tiến sỹ và được Đảng cất nhắc lên đển chức Thứ trưởng Bộ Thủy
Lợi, nhưng cái thực tế trớ trêu “Tháng năm biến đổi, ác luân hồi” (2)
trên đất nước này đã từng đầy đọa lương tri Trần Độ, nay lại vò xé lương
tâm Trần Nhơn:
Đảng ấy dường như biến mất rồi!?
Dân chủ, tự do dìm xuống vực,
Độc tài toàn trị phất lên ngôi.
Nay là nơi mua bán chức quyền (?!)
Thang giá trị, luân thường đảo ngược,
Dân chủ, nhân quyền gió cuốn bay.
Chủ nhân ngập ngụa đời cua cáy,
Đầy tớ xông xênh bổng lộc dày.
Bao giờ bi đát thế này chăng?
Rắn nhiều đầu ôm chân quỷ dữ,
Cầm tù lòng yêu nước nhân dân.
Ông vò đầu suy nghĩ, cố tìm cho được cái nguyên nhân nào đã tạo sự
xót xa cay đắng đẩy dân tộc mình vào bao nhiêu cuộc chiến để rồi:
Đất nước “trường tồn” trong đại vong!
Khác với nhiều người, trút hết tội lên đầu Các Mác, ông chỉ đích danh: Lênin mới chính là tội đồ, bởi vì:
Chế thành tà đạo phản nhân văn.
Cuồng say bạo lực, siêu quyền Đảng,
Xây nhà tù lớn nhốt nhân dân.
Siêu quái thai lịch sử loài người.
Stalin, Mao Trạch Đông… đao phủ,
Hậu duệ Lênin tiếng để đời.
Đệ Nhất Quốc tế với sự tham gia của Mác qua năm kỳ đại hội vẫn chỉ
thông qua các nghị quyết: tán thành bãi công, thành lập công đoàn, đấu
tranh đòi ngày làm 8 giờ, đòi cải thiện đời sống công nhân. Nhưng đẩy
Mác vào vòng máu lửa, Lênin thành lập Đệ Tam Quốc tế với cương lĩnh hoạt
động là đấu tranh lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ xã
hội chủ nghĩa, thiết lập chuyên chính vô sản, mà theo Trần Nhơn thì:
Mưu toan nhuộm đỏ cả hành tinh.
Lò chuyên chính vô luân phi nghĩa
Chôn sâu rồi mùi vẫn hôi tanh!
Lênin tà đạo thật kinh hoàng!
Cho nên Trần Nhơn đã kết tội:
Kéo lùi lịch sử về thời dân nô.
Và lên án cái nhà nước chuyên chính vô sản của Lênin:
Thực chất là vô học vô luân.
Độc tôn chính đảng thành băng đảng,
Lùa dân vào “địa ngục dương trần”.
Chuyên chính vô sản dẫn dến đảng độc tôn, đảng toàn trị làm cho chính
đảng trở thành băng đảng, nhốt nhân dân vào địa ngục ngay trên trần
thế. Cho nên, là “đảng viên cỡ bự”, được quyền cùng đảng ăn trên ngồi
trốc nhưng, hơn ai hết, Trần Nhơn vô cùng căm ghét “toàn trị”. Ông nắm
cổ nó mà rủa xả đay nghiến, bằng những “điệp khúc thơ” (3) liên hồi, như
muốn gi nát nó dưới chân:
“Nhất tướng công thành vạn cốt khô”.
Vắt chanh bỏ vỏ bầy nô cẩu,
Mặt nạ rơi, hiển diện tội đồ!
Coi trời bằng ... khuy áo, đầu đinh.
Nhưng không dám cạnh tranh bình đẳng
Giữa nghị trường đa đảng văn minh. (2)
Bốn ngàn năm văn hiến lụi tàn.
Công nông, trí thức thành “tôi mọi”
Phò “hôn quân tập thể”, gian thần.
Loại trừ các chính đảng đồng hành.
Nhập bọn cùng nội xâm, ngoại thuộc,
Ăn mày dĩ vãng, mãi hư danh.
Mị lừa dân cưỡng đoạt chính danh.
Là nỗi đau dài xuyên thế kỷ,
Chính quyền hay đạo tặc lộng hành?
Hiền tài thành bồi bút, văn nô.
Lời huyết lệ gửi vào di cảo,
Phẫn hận mang theo xuống đáy mồ.
I tờ nghề đối ngoại nhân dân.
Với chính sách lân bang khiếp nhược,
Được đằng đầu, lân tiếp đằng chân.
Xây nhà tù lớn nhốt nhân dân.
Hình sự hóa ngàn lời tâm huyết,
Diệt ân công, bức hại trung thần.
Gã khổng lồ đầu rỗng, tim đen.
Chân đất sét, miệng hùm, gan sứa,
Sợ mặt trởi, chui rúc bóng đêm.
Xây vương triều “còn Đảng còn mình”.
Bao giờ phận con giun, cái kiến
Dân lành nhìn ánh sáng văn minh?
Ông gọi độc đảng, toàn trị là loạn luân chính trị:
Bất luận mang tên, nhãn mác gì,
Nếu xếp loại vào dòng độc đảng,
Ắt là loài toàn trị man di!
Đảng đè đầu, cưỡi cổ muôn dân.
Đè đầu Đảng – một vài “đồng chí”,
Đè lên “đồng chí” – lũ gian thần.
Gầm ghè, đấu đá, khử trừ nhau.
Rồi dàn xếp, điều đình, mặc cả,
Phân ngôi, chia ghế hưởng sang giàu.
Xây vương triều chuyên chế độc tài.
Dân lành phận con giun, cái kiến
Trong “thiên đường nô lệ” tương lai.
Cách mạng Tháng Tám thành công, ánh sáng nhân quyền mới ló rạng trong
Tuyên ngôn Độc lập mồng 2 tháng 9 thì bóng đen toàn trị của ĐCSVN đã
phủ đêm dày mịt mùng lên đất nước:
Chìm trong đêm toàn trị mịt mùng.
Từ đấy:
Nhất lập tam quyền, bóp nghẹt tự do.
Mặt nạ rơi, lãnh tụ hóa tội đồ,
Từ đấy:
Chưa có nổi trong tay một tờ dân báo!
Mấy trăm lò “báo vẹt” như dàn đại pháo
Sẵn sàng khạc đạn vào công dân cô đơn.
Trong ác mộng, lúc trà dư, tửu hậu.
Chạy một vòng tròn bảy mươi năm tranh đấu,
Càng lùi xa vạch xuất phát ban đầu.
Tiếng Dân, Ngày Nay, Nam Phong, Thanh Nghị;
Lục Tỉnh Tân Văn, Đông Dương Tạp Chí,
Tri Tân, Con Đường Chính, Khúc Tiêu Sầu
Đánh đuổi thực dân Pháp để tròng lên cổ nhân dân Việt Nam một cái ách toàn trị còn hà khắc, nghiệt ngã hơn thực dân Pháp!
Đánh đuổi đế quốc nọ để lại rước con voi Đại Hán tàn tệ hơn kia về giầy mả tổ!
Rước voi giày mả tổ cầu vinh.
Chui vào rọ bá quyền Bắc thuộc,
Bán lương tâm, phụ chính phù tà.
Phong thánh cho gian hùng mãi quốc,
Quỵ lụy, nâng bi, hiến đất đai.
Sa bẫy nên biến thành thái thú,
Hay cuồng si bám giữ ghế ngai?
Không đặng đừng được nữa với cái họa Bắc thuộc đã nhỡn tiền, Trần Nhơn khẩn thiết kêu gọi:
Độc tài toàn trị hậu Lê – Mao.
Tháo cạm bẫy “chữ vàng”, “bốn tốt”,
Đại quy Trí Dũng dẹp binh đao.
Không thể trông mong ở những người lãnh đạo trong sự nghiệp chống Bắc thuộc bảo vệ danh dự tổ quốc nữa rồi:
Tìm đường tháo gỡ thoát ra thôi!
Thành Đô (3) - cột mốc đen ô nhục,
Sử xanh còn lưu giữ muôn đời.
(“U mê”, “thiển cận” tựa Linh, Mười)
Dại gái, tham quyền thay mốc giới,
Tây nguyên bô – xít tội tầy trời!(4)
Hững hờ với quốc nhục Thành Đô.
Câu Tiễn trường kỳ khổ nhục kế,
Hay “đầu sai” Mao Đặng Giang Hồ?
Ông kêu gọi phát động chiến tranh nhân dân để bảo vệ biển đảo:
Mười vạn ngư thuyền cảm tử quân.
Bám biển giữ vẹn toàn lãnh hải,
Noi gương Tàu – Không - Số anh hùng.
Đến biển nhà, ngư phủ ra tay.
Hợp đồng quân chính qui tinh nhuệ,
Ắt xua tan hải tặc cướp ngày!
Trước thảm cảnh nhân dân rên xiết mãi trong quốc nạn và ngoại tặc:
Chui sâu vào cạm bẫy Bắc Kinh.
Tham nhũng, quan liêu thành quốc nạn,
Bão lòng, bão giá, bão ...niềm tin.
Trần Nhơn nén một tiếng thởi dài:
Mỏi mòn trông, thăm thẳm ánh bình minh.
Và ngóng đợi:
Đợi đến khi nào “biến tất thông”?
Trần Nhơn có bi lụy không?
Không, bởi vì ông đã nghe thấy và nhìn thấy:
Lời nước non giục giã: Dậy mà đi!
Khai trí, tu tâm, bắn phá sức ì,
Thôi khoác lác, lắng nghe lời bách tính.
Ông cảnh báo và khuyên nhủ các nhà lãnh đạo:
Hãy nói lời khôn trước lúc rớt đài,
Cùng với Trần Nhơn, chúng ta tin rằng chế độ chính trị nào rồi cũng
như chiếc áo cũ bục ra rơi xuống, chỉ còn lại nhân dân sẽ cường tráng và
đẹp tươi hơn khi khoác lên mình tấm áo mới:
Tầng lớp tinh hoa, biết dại khôn,
Rước voi giày mả tổ cầu vinh,
“Người ở lại” đa mưu túc trí:
Chủ lực quân tái thiết “triều đình”.
Cũng như “Thơ Bút Tre”, “Hiện tượng Trần Nhơn” rồi sẽ được ghi nhận
trong thi đàn Việt Nam. Và hơn thế, nỗi ưu thời mẫn thế vì đất nước, vì
dân tộc tấu lên thành thơ của Trần Nhơn sẽ được tri ân.
Rút trong cuốn “ĐÊM DÀY LẤP LÁNH”
Nguyễn Thanh Giang
Mobi: 0984 724 165
Email: thanhgiang36@yahoo.com
Thư viện mạng: www.nguyenthanhgiang.com
Ghi chú:
(1) Tướng Nguyễn Chánh (1914 – 1957), người Quảng Ngãi, năm 1945 lãnh
đạo đội du kích Ba Tơ. Năm 1954 là Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội
Nhân dân Việt Nam.
(2) Thơ Trần Độ
(3) Không chỉ là nhà khoa học, nhà lãnh đạo, Trần Nhơn còn là nhạc sỹ
có hạng với trên 30 ca khúc, trong đó nhiều ca khúc đã đi vào lòng
người: Biển gọi hè về, Hà Nội mến yêu ơi, Khúc hát người xây dựng, Mùa
xuân Tây Nguyên, Nhịp điệu Trị An, Nhớ về đất Tổ, Sông Đà mùa xuân …
Hồ Gươm gửi hôm Thứ Sáu, 14/12/2012
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét