Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

Một cuốn hồi ký bực bội cá nhân

Một cuốn hồi ký đầy bực bội cá nhân (1)

Đỗ Hoàng

Vừa rồi tôi đã đọc hồi ký của nhà văn Nguyễn Đăng Mạnh trên mạng cuốn hồi ký của mình. Cuốn hồi ký nếu xuất bản thành sách cũng ngót ng...
ét 400 trang in.
Nguyễn Đăng Mạnh là một nhà giáo có uy tín về phẩm hạnh và nghề nghiệp. Trong lúc nhiều nhà giáo trong bối cảnh hiện nay đầy tai tiếng thì Nguyễn Đăng Mạnh được đánh giá là một trong những nhà giáo còn giữ được cốt cách tinh thần đạo học. Về văn nghiên cứu phê bình ông cũng có uy tín trong đồng nghiệp. Ông cũng là một trong số ít nhà nghiên cứu phê bình cố gắng để mình ít bị tha hoá. (Chữ tha hoá Nguyễn Đăng Mạnh hay bày giải trước sinh viên, học viên khi nói về mình phải nghiên cứu những cái bất đắc dỹ vì thời thế).
Đọc những trang hồi ký trên mạng, tôi có nhiều thu hoạch và xin có một vài lời nói lại.
Thứ nhất là Nguyễn Đăng Mạnh đã viết một cách khá chân thành về hết quãng đời từ thuở ấu thơ rồi ra công tác, dạy học, nghiên cứu văn học của mình. Đó là một cuộc đời nói chung là phẳng lặng, trơn tru, quãng đời của một giáo chức không bia đá bảng vàng nhưng trọn vẹn, nói như từ hay dùng bây giờ là hạ cánh an toàn.
Trong hồi ký có phần tư liệu về các nhà văn. Nguyễn Đăng Mạnh hơn các nhà nghiên cứu khác là ông có dịp tiếp cận nhiều tác giả văn học lớn đương đại, được trò chuyện đàm đạo, có khi trở thanh tri âm, tri kỷ như: nhà thơ Xuân Diệu, nhà văn Nguyễn Tuân, Tô Hoài… Đó là điều rất quý, nhiều nhà nghiên cứu phê bình phải ước ao.
Ông nhìn nhận, đánh giá con người, văn tài của họ với độ chính xác cao. Có những chi tiết rất đời thường, nhỏ nhặt nhưng làm cho độc giả hiểu thêm chân dung nhà văn. Nhà văn dù tài đến đâu họ cũng là con người. Mà con người thì ai cũng có ưu, nhược như nhau.
Nếu chỉ như vậy thì cũng không ai đọc và có ý kiến làm gì.
Nhưng trong hồi ký này Nguyễn Đăng Mạnh có những cái nhìn nhận đánh giá một miền đất, một con người cụ thể, một tập thể, theo mối quan hệ bực bội cá nhân của mình mà đâm ra không chính xác mà còn bị phản ứng.
Nói về Nghệ Tĩnh như thế này thì không đúng. Một người Nghệ Tĩnh , một nhóm người Nghệ Tĩnh thì được chứ cả xứ Châu Hoan thì không được chút nào. “Họ đã muốn gì thì phải tranh đoạt bằng được. Và quá tự hào, tự phụ về quê hương mình. Cãi nhau với người Nghệ Tĩnh là dại. Vì họ tự cho là đúng nhất, giỏi giang nhất và vì thế cãi đến cùng, lý sự đến cùng, căng thẳng, quyết liệt đến cùng, khiến đối phương mệt quá, đành phải bỏ cuộc. Dân Nghệ Tĩnh nói chung có tật hay khoe khoang. Khoe tài, khoe giỏi, khoe quê hương cái gì cũng nhất, từ chính trị đến văn hoá nghệ thuật. Ở đâu, trên xe lửa, trong ôtô bus, hay ở những cuộc gặp mặt đông người nào đó, tiếng Nghệ Tĩnh cứ oang oang như muốn lấn át tất cả…“ Người Nghệ Tĩnh cái gì cũng biết, trừ hạnh phúc.”
Và với cách như thế, Nguyễn Đăng Mạnh lại tiếp tục chụp mũ đến đến xứ Thuận Hoá
“Người Huế là người kinh đô, nhưng không có tư cách người kinh đô thật sự, nghĩa là tiêu biểu cho cả nước. Người Huế không được các địa phương khác quý mến. “ Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay co, Bình Định hay lo, Thừa Thiên ních hết”. Người Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam đều rất ghét dân Huế. Tôi cũng không ưa người Huế, đúng ra là không ưa đàn ông Huế: Sơn bất cao, Thuỷ bât thâm; Nam đa trá, Nữ đa dâm.
Ông bực bội đến mức sau khi viết về Tố Hữu, ông cũng cho Tố Hữu là con người của cái xứ “Nam đa trá”.
Đọc hồi ký biết Nguyễn Đăng Mạnh hàng ngày phải sống, phải tiếp xúc với đồng nghiệp mình là người Nghệ Tĩnh, người Huế, người Thanh, họ là đối trọng của ông hoặc là kẻ thọc gậy bánh xe. Gì gì đi nữa họ cũng chỉ là một con người cụ thể, họ chỉ đại diện cho họ, chứ không đại diện cả một miền đất, một cộng đồng dân tộc. Điều này nói ra thì thừa với Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh.
Và Nguyễn Dăng Mạnh nhận xét không chính xác về cả miền Nam Bộ và xứ Thanh nữa.
Cần thêm trao đổi thêm với giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh phần viết về lãnh tụ. Tôi cho rằng bây giờ Đông cũng như Tây. Đông đang tiến gần với dân chủ, lãnh tụ không còn là ông thần, ông thánh, có thể viết nói về họ mà những gì họ có và họ không có, cả những tỳ vết. Nhưng có một điều là mình phải biết chính xác, phải văn bản học, mình là người trong cuộc. Chứ nhiều trang viết của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đều là nghe người ta kể lại, nều không muốm nói là "buôn dưa lê". “Tam sao thất bản” nữa là kể lại gây ra hiểu sai lắm.
Trong các câu chuyện đó có những thông tin kiểm chứng được và có những thông tin không kiểm chứng được. Mà đâu hễ cứ kiểm chứng được là chuyện gì cũng có thể viết ra.
Phần viết về các đồng chí, bạn bè, cấp trên đang sống hàng ngày với mình cũng vậy. Nhiều đoạn trong hồi ký không công minh, không chính xác là không nên. Cái tâm và cái tài của người viết ở đây là vô cùng quan trọng. Chắc nhiều bạn đọc chờ đợi tác phẩm để đời của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh bàn về những vấn đề lớn, những vấn đề bức xúc của văn học nước nhà hơn là những gì ông đưa ra.
Làm như thế chưa chắc đã gây phương hại cho những người bị viết mà chính bản thân cuốn hồi ký của giáo sư lại bị đánh giá thấp. Dù nó phương hại cho những người ấy thì bản thân hồi ký của Nguyễn Đăng Mạnh cũng bị đánh giá thấp!
(1) - Bài trên mạng Internet

L . K . N
Xem thêm
  • BA BƯỚC THÀNH THƠ

    Thơ “năm bộ” và thơ “ba bộ”

    NGŨ BỘ VÀ TAM BỘ THI

    ...
    Chủ đậu nhiên đậu cư
    Đậu tại khẩu trung khấp
    Bổn thị đồng căn sinh
    Tương tiên hà thái câp

    Tạm dich:
    Cành đậu đốt củ đậu
    Sùng sục sôi trong nồi
    Vốn cùng nơi sinh hạ
    Đang tâm làm tội trời!

    Bài thơ trên là “Thất bộ thi” của Tào Thực, có lẽ bạn đã đọc qua, nhưng bạn có biết chuyện Sử Thanh đời Đường năm bước thành thơ và Khấu Chấn đời Tống ba bước thành thơ không?
    Sử Thanh người đời Đường từng dâng biểu cho Đường Huyền Tông. Trong biểu nói rằng: Tào Tử Kiến bảy bước thành thơ không có gì là lạ, hơn nữa khiến người cảm thấy chậm chạp, vất vả
    Sử Thanh tự nói năm bước lập tức có thể thành thơ. Huyền Tông xem xong hết sức kinh ngạc liền triệu Sử Thanh vào cung, trực tiếp thử tài. Huyền Tông lệnh cho nội năm bước phải làm xong bài thơ có tựa đề là “Giao thừa”. Kết quả Sử Thanh chưa đi hết năm bước đã làm xong bài thơ ngũ ngôn bát cú như sau:
    Kim dạ kim tiêu tận
    Minh niên minh nhật thôi
    Hàn tùy nhất dạ khứ
    Xuân trục ngã canh lai
    Ngũ sắc vân trung cải
    Vân nham ám ý thôi
    Phong quang nhân bất giác
    Dĩ nhập hậu viên trà

    Tạm dịch:

    Đêm nay thế là hết
    Năm mới ngày đến rồi
    Hơi lạnh đã đi khỏi
    Xuân đã về nơi nơi
    Mây ngũ sắc vời vợi
    Mầy đen lặng lẽ trôi
    Cảnh sắc người cảm nhận
    Khi vào vườn mai tươi!

    Đường Huyền Tông hết lời ca ngợi tài thơ phong cho chức Tả giám nội tướng quân.
    Năm bước thành thơ cũng không phải là nhanh nhất, người làm thơ nhanh hơn nữa là Khấu Chuẩn đời Tống. khi bảy tuổi đã ba bước thành thơ. Trước một bữa tiệc to, quan khách bắt Khấu Chuẩn làm thơ với đầu đề “Hoa Sơn”. Khấu Chuẩn trong ba bước đã làm xong một bài thơ là:
    Chỉ hữu thiên thượng kiến
    Cánh vô sơn dữ tề
    Cử đầu hồng nhật cận
    Hồi đầu bạch vân đê.

    Tạm dịch:

    Chỉ có trời mới thấy
    Không núi nào sánh bằng
    Ngẩng đầu mặt trời đỏ
    Quay nhìn mây trắng giăng!

    Chỉ vài câu đã nói lên được sự hung vỹ cheo leo của núi Hoa Sơn mức độ tinh xác của ngôn ngữ, sự thoáng rộng của cảnh sắc hoàn toàn không thua kém thất bộ thi.

    Nam Hán sưu tầm và dịch thơ



    BÀI DÂN CA SỚM NHẤT CỦA TRUNG QUỐC

    Bài dân ca sớm nhất thời cổ đại Trung Quốc là “Kích Nhưỡng Ca” (Bài ca vỡ đất
    ).Tương tuyền thời Đường Nghiêu có ông già đập vào đất mà hát, lời bài hát là:
    Ngô nhật xuất nhi tác
    Nhật nhập nhi tức
    Tạc tỉnh nhi ẩm
    Canh điền nhi thực
    Đế vương ư ngã hà hữu tai?
    Tạm dịch:
    Mặt trời mọc ta bắt đầu làm việc
    Mặt trời lặn là ta nghỉ ngơi
    Tự đào giếng lấy nước mà uống
    Tự cày ruộng lấy gạo mà xơi.
    Đến đế vương cũng thua ta rồi!

    Bài ca này được tìm thấy đầu tiên ở “Luận hành Nghệ tăng” của Vương Sung đời Hán.
    Nam Hán sưu tầm và dịch thơ



    BA BƯỚC THÀNH THƠ

    Thơ “năm bộ” và thơ “ba bộ”

    NGŨ BỘ VÀ TAM BỘ THI

    Chủ đậu nhiên đậu cư
    Đậu tại khẩu trung khấp
    Bổn thị đồng căn sinh
    Tương tiên hà thái câp

    Tạm dich:
    Cành đậu đốt củ đậu
    Sùng sục sôi trong nồi
    Vốn cùng nơi sinh hạ
    Đang tâm làm tội trời!

    Bài thơ trên là “Thất bộ thi” của Tào Thực, có lẽ bạn đã đọc qua, nhưng bạn có biết chuyện Sử Thanh đời Đường năm bước thành thơ và Khấu Chấn đời Tống ba bước thành thơ không?
    Sử Thanh người đời Đường từng dâng biểu cho Đường Huyền Tông. Trong biểu nói rằng: Tào Tử Kiến bảy bước thành thơ không có gì là lạ, hơn nữa khiến người cảm thấy chậm chạp, vất vả
    Sử Thanh tự nói năm bước lập tức có thể thành thơ. Huyền Tông xem xong hết sức kinh ngạc liền triệu Sử Thanh vào cung, trực tiếp thử tài. Huyền Tông lệnh cho nội năm bước phải làm xong bài thơ có tựa đề là “Giao thừa”. Kết quả Sử Thanh chưa đi hết năm bước đã làm xong bài thơ ngũ ngôn bát cú như sau:
    Kim dạ kim tiêu tận
    Minh niên minh nhật thôi
    Hàn tùy nhất dạ khứ
    Xuân trục ngã canh lai
    Ngũ sắc vân trung cải
    Vân nham ám ý thôi
    Phong quang nhân bất giác
    Dĩ nhập hậu viên trà

    Tạm dịch:

    Đêm nay thế là hết
    Năm mới ngày đến rồi
    Hơi lạnh đã đi khỏi
    Xuân đã về nơi nơi
    Mây ngũ sắc vời vợi
    Mầy đen lặng lẽ trôi
    Cảnh sắc người cảm nhận
    Khi vào vườn mai tươi!

    Đường Huyền Tông hết lời ca ngợi tài thơ phong cho chức Tả giám nội tướng quân.
    Năm bước thành thơ cũng không phải là nhanh nhất, người làm thơ nhanh hơn nữa là Khấu Chuẩn đời Tống. khi bảy tuổi đã ba bước thành thơ. Trước một bữa tiệc to, quan khách bắt Khấu Chuẩn làm thơ với đầu đề “Hoa Sơn”. Khấu Chuẩn trong ba bước đã làm xong một bài thơ là:
    Chỉ hữu thiên thượng kiến
    Cánh vô sơn dữ tề
    Cử đầu hồng nhật cận
    Hồi đầu bạch vân đê.

    Tạm dịch:

    Chỉ có trời mới thấy
    Không núi nào sánh bằng
    Ngẩng đầu mặt trời đỏ
    Quay nhìn mây trắng giăng!

    Chỉ vài câu đã nói lên được sự hung vỹ cheo leo của núi Hoa Sơn mức độ tinh xác của ngôn ngữ, sự thoáng rộng của cảnh sắc hoàn toàn không thua kém thất bộ thi.

    Nam Hán sưu tầm và dịch thơ



    BÀI DÂN CA SỚM NHẤT CỦA TRUNG QUỐC

    Bài dân ca sớm nhất thời cổ đại Trung Quốc là “Kích Nhưỡng Ca” (Bài ca vỡ đất
    ).Tương tuyền thời Đường Nghiêu có ông già đập vào đất mà hát, lời bài hát là:
    Ngô nhật xuất nhi tác
    Nhật nhập nhi tức
    Tạc tỉnh nhi ẩm
    Canh điền nhi thực
    Đế vương ư ngã hà hữu tai?
    Tạm dịch:
    Mặt trời mọc ta bắt đầu làm việc
    Mặt trời lặn là ta nghỉ ngơi
    Tự đào giếng lấy nước mà uống
    Tự cày ruộng lấy gạo mà xơi.
    Đến đế vương cũng thua ta rồi!

    Bài ca này được tìm thấy đầu tiên ở “Luận hành Nghệ tăng” của Vương Sung đời Hán.
    Nam Hán sưu tầm và dịch thơ
    Xem thêm
     
  • Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét