Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Dịch thơ Việt ra thơ Việt - Dịch Vô lối Nguyễn Bình Phương

 Dịch thơ Việt ra thơ Việt - Dịch Vô lối Nguyễn Bình Phương

TỰ BẠCH THỜI BÌNH
-          VÔ LỐI NÔNG CẠN, HƠI HỢT - PHI VĂN CHƯƠNG

        Đỗ Hoàng

 
 
Nguyên bản


 
Nguyễn Bình Phương
 
 
TỰ BẠCH THỜI BÌNH (*)
                                              
Tôi lính mới
Biết con mắt là con mắt của gió
Biết bàn tay là bàn tay của gió
Xanh thế kia chắc chắn là cây đấy
Chậm và cồng kềnh như thế sẽ là mây
 
Tôi yêu mến xiết bao thời thơ bé
Chạy say mê suốt cả mùa hè
Giờ nhìn núi nghiêng trôi dần nhớ
Người của trời cao thì vỗ cánh trong mơ
Người của đất lầm lỳ như bóng tối
Và bóng tối thông minh đứng cùng tôi
 
Trong phiên gác đêm đêm tôi thường thấy
Trắng bồng bềnh như vậy đúng là em
Em chẳng nhớ chút gì về mưa cả
Mưa thuở ấy như một người xa lạ
Ngồi miên man tự vấn trái tim mình
 
Tôi anh lính phong tình
Ngắm sương núi vờn quanh thân súng
Lòng cồn cào vũ điệu giao long
 
 
 (* In trên tạp chí Nhà văn & Tác phẩm số 7 -2014
 
     Đây là một loại bài điển hình cho Vô lối Nguyễn Bình Phương – môt thứ Vô lối uốn éo, nhạt nhẽo, nông cạn, thô thiển, kém cõi vô văn hóa trong sử dụng từ ngữ tiếng Việt, trong đặt câu chọn từ, trong sắp xếp câu cho có logic, hỏng trong tư duy đời thường, trong tư duy thơ ca. Nói một cách khiên cưỡng, định nghĩa lung tung, không chính xác. Không một thông tin gì mới, không một biểu cảm tình người, không một nghệ thuật thi pháp, lại đầy lỗi trong cuộc đời dù vô tình hay hữu ý. Nó là một quái thai trong sáng tạo văn chương!
 Trước hết là việc đặt tựa đề. TỰ BẠCH THỜI BÌNH không có gì sai, nhưng nó không hay vì nó dùng toàn âm Hán Việt, dù từ Thời bình đã Việt hóa. Nghĩa của bài và tựa đề ở đây là tác giả muốn bày giải cái u tình của mình trong thời bình  –  Tự bạch là - sướng tự u tình- Bày giải.  Có thể đặt TÌNH LÍNH BUỔI YÊN. Tôi đã nhắc rất nhiều lần đặt tựa đề hay là thành công 50% bài thơ, cách đặt tựa đề dở thì ngược lại.
   Vào bài tác giả đưa ra hai câu vô cùng tối nghĩa không biết đâu cua tai nheo ở đâu  ra:
Tôi lính mới
Biết con mắt là con mắt của gió
Biết bàn tay là bàn tay của gió
 
Từ đó đến cuối bài tác giả liên tục đưa ra định nghĩa những mệnh đề, khái niệm không nên định nghĩa, những mệnh đề khái niệm chí có mô tả thế mà tác giả viết rất xơ cứng không có một chút chất thơ, như câu nói phán đoán chính trị:
Xanh thế kia chắc là cây đấy.
Có thật không? Hết chưa?
- Xanh thế kia chắc chắn là biển ở độ sâu một nghìn mét!
- Xanh thế kia chắc chắn là cô du kích mang dù ngụy trang màu lục.
Tiếp:
- Chậm và cồng kềnh như thế sẽ là mây.
 Hết chưa? Đúng chưa?
- Chậm và cồng kềnh như thế sẽ là người gánh rơm
- Chậm và cồng kềnh như thế là người gánh đăng đó đi đơm
- Chậm và cồng kềnh như thế là xe bò chở củi
 
Tiếp:
- Trắng bồng bềnh như vậy đúng là em
Thật không, còn nữa không?
-          Trắng bồng bềnh như vậy đúng là mây
-          Trắng bồng bềnh như vậy đúng là bệnh viện…
Rồi lại liên tiếp nói tù mù, ú ớ vô nghĩa, uốn éo rất vô duyên:
-          Người của trời cao thì vỗ cánh trong mơ
-          Người của đất thì lầm lỳ như bóng tối
 
Có nhiều câu thể hiện sự kém cỏi trong nhận thức:
Và bóng tối thông minh đứng cùng tôi.
Thông minh, tiếng thuần Việt là sáng dạ. Người ta dùng từ này để chỉ sự phát triển của não đối với các loài động vật, không ai dùng để chỉ cho thực vât, lại càng không dùng chỉ những khái niệm hư vô, khía niệm phi vật thể. Nếu dùng bóng tối thông minh thì dùng được ánh sáng thông minh, âm thanh thông minh…
Trong Tự bạch thời bình – Nguyễn Bình Phương tự thú:
Tôi anh lính phong tình
Ngắm sương núi vờn quanh thân súng
Lòng cồn cào vũ điệu giao long
    Khổ kết bài vô lối này làm tai hại cho tác giả và cho triệu người lính khác và độc giả, nó chả để lại bài học gì cả. Nó chỉ là sự ẩn ức sinh lý của người lình trẻ thời bình không đạn bom, không giặc giã khi nghĩ đến sex làm tình kiểu rồng nhào lộn (vũ điệu giao long) trong ảnh hình hoặc ngoài đời thực.
   Người lình trẻ sung sức đời nào chả thế, họ thèm khát tình dục, thèm sex vô vùng, nhìn chó giao hoan họ cũng cường dương. Đàn bà vô cùng hiếm trong quân đội, nên nhìn lợn sề cứ tưởng là gái tơ!
Tam niên tại ngũ
Trư lão như tiên
(Ba năm ở linh
Lợn sề gái xinh)
Người lính phương Đông như vậy, người lình phương Tây cũng không khác gì, nhìn quả đạn ngỡ vú người yêu, nhìn mông ngựa tưởng mông người tình:
Tes seins sont les seuls obus que j’aime
Ton souvenir est la lanterne de repérage qui nous sert à pointer la nuit
En voyant la large croupe de mon cheval j’ai pensé à tes hanchcs
 
(FUSÉE – Apollinaire, poèmes, France )
 
(Cặp vú em là những quả đạn duy nhất anh yêu
Kỷ niệm em là cây đàn định vị giúp các anh ban đêm hướng súng
Nhìn cái mông con ngựa của mình anh nghĩ tới hông em
 
(Hỏa châu – Appllinaire, nhà thơ Pháp – Hoàng Hưng dịch)
 
  Họ viết thơ thật hay hơn vượt lên sự ẩn ức sinh lý của Nguyễn Bình Phương.
 
   Quân đội các nước từ cổ chí kim, dù thế chế nào đi nữa không có ai đi tuyển quân đám thanh niên phong tình ngoài đời. Quân đội bệ rạc như ngụy Sài Gòn, IS… cũng không chấp nhận anh lính nào được sống phong tình phóng đãng. Quân đội không phải là nhà chứa nhà nghỉ, nhà thổ!
  Quân đội các nước tư bản như Mỹ ngụy trước đây chẳng hạn sau những giờ giao tranh quyết liệt với đối phương họ có thể chở gái điếm các nơi về hoặc đưa lính, sỹ quan đến nghỉ các nhà thổ bãi biển chứ không có mở nhà thổ trong trại lính thì dù lính quý tộc đi nữa cũng không thể có chỗ mà sống phong tình.
Nếu mai đụng độ ta còn sống
Về ghé sông Mao phá phách chơi
Chia bớt nỗi sầu cùng gái điếm
Đốt tiền mua vội một giờ vui
(Nguyễn Bắc Sơn – quân dội Sài Gòn )
 Sau phút huy hoàng rồi chập tối ấy họ phải trở về đơn vị chiến đấu!
  Lính Đại Hàn, lính Mỹ đen từng là ổ bệnh lậu, giang mai một thời làm kinh hoàng gái miền Nam Việt Nam cũng chưa dám xưng mình là anh lính phong tình.
 Kẻ phong tình trong đời thực chỉ kể trên đầu ngón tay. Một Lý Thân nhà thơ đời Tống lấy hành viện làm nhà, lấy gái điếm giải quyết tình dục, chết được gái điếm làm ma đưa tang là đặc biệt hiếm. Còn Dong Juan, Mã Giám Sinh chỉ là hình tượng văn học. Kẻ phong tình chỉ thích ăn chơi về gió trăng, về trai gái phải được đời công nhận chứ không phải tự mình tấn phong như Nguyễn Bình Phương –Tôi anh lính phong tình!
     Mã Giám Sinh đâu nhận mình là kẻ phong tình, nhân gian chỉ ra chất nhà thổ của lão đấy chứ:
Chẳng ngờ gã Mã Giám Sinh
Vẫn là một đứa phong tình đã quen
Quá chơi lại gặp hồi đen
Quen mồi lại kiếm ăn miền nguyệt hoa
(Đoạn trường tân thanh – Nguyễn Du)
Hay:
Mã Quy tôi kẻ rượu chè
Chơi bời nên để miều nghè tan hoang
Cũng vì kiếm bữa cơm xoàng
Gây nên bao nỗi án oan cho người!
(Kiều Thơ – Đỗ Hoàng)
 
  Quân đôi các nước Xã hội Chủ nghĩa, nhất là quân đội nhân dân Việt Nam vấn đề phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức của người lính có thể nói tốt nhất thế giới. Họ hy sinh tình dục để hoàn thành công vụ. Bởi thế họ được nhân dân kính trọng, dễ dàng trong thăng tiến quân sự, chính trị, trong hôn nhân tình yêu.
  Nhiều nhà thơ quân đôi nhân dân Việt Nam viết về người lính gác của họ rất chân thật, rất hay:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo!
(Chính Hữu)
Hoặc viết về đề tài binh nhưng đặt ra việc muôn đời nêu bật than phận người lính vừa gian khổ vừa sang trọng với tình yêu cao đẹp chứ không loại phong tình rác rưởu  :
Ác bút đề thi dị
Hạ qua chinh thú nan
Quán tòng uyên bị noãn
Khiếp hưứng Nhạn Môn hàn
Sấu tận khoan y đái
Đề đa tí chẩm đan
Thí lưu thanh đại trước
Hồi nhật họa mi khan!
(Ký gia nhân – Vô danh thơ cổ Trung Quốc)
 
Cầm bút viết thơ dễ
Khó vô cùng cầm gươm
Từng ngủ trong chăn ấm
Cửa Nhạn lạnh thấu xương
Thân gầy đai áo lỏng
Bên gồi lệ như sương
Dành một chút son phấn
Ngày về nàng điểm trang!
(Gửi người nhà – Đỗ Hoàng tạm dịch thơ)
  Còn -  Tôi anh lính phong tình Nguyễn Bình Phương thì sớm bị tước quân tịch đuổi ra khỏi Quân đội nhân dân Việt Nam!
  Thật ra Nguyễn Bình Phương không thể phong tình được như Mã Giám Sinh, Dong Juan, Lý Thân…và những kẻ thời 8x bây giờ, họ đã từng: they fuck two thousand women – họ từng ngủ 2 000 đàn bà. Nguyễn Bình chưa được một phần nghìn của họ, lấy đâu phong tình, trác táng.
  Nhưng anh không ai khảo mà xưng, tự mình bày giải khối u tình ẩn ức sinh lý thì sẽ bị người đời phê phán. Anh không có như vậy thì lỗi lớn của anh là anh không am hiểu ngôn ngữ tiếng Việt, nhất là âm Hán Việt khi dùng để viết, để nói. Anh lại sính dùng âm Hán Việt (vũ điệu, giao long, tự vấn, phong tình…) nên gây nhiều tai hại  cho thơ.
  Nguyễn Bình Phương phải thực sự cầu thị đi học lại một cách nghiêm túc chương trình tiếng Việt từ cấp một đến cấp 3 (phổ thông trung học), chương trình lớp 2 cấp một  trở lên có học âm Hán Việt, để khi nói khi viết, khi đặt câu cho chính xác, tránh sơ suất như vừa nêu trên! Sau đó rồi hãy làm thơ. Vì làm thơ không phải làm xiếc chữ viết tù mù hỗ lốn uốn éo, kém học như vậy
:
Như quả dục học thi
Công phu tại thi ngoại
(Lục Du)
Nếu con muốn học thơ
Thơ hay ở trong đời)
 
Hà Nội ngày 1 – 12 - 2014
              Đ - H
 
 
Đỗ Hoàng
 
Dịch ra thơ Việt:
 
TÌNH LÍNH BUỔI YÊN
 
Tôi lính mới, con mắt của gió
Bàn tay tôi nối những bàn tay.
Xanh mút mùa màu xanh cây lá
Bồng bềnh ngăn ngắt tận chân mây!
 
Tôi yêu mến xiết bao thời bé
Chạy suốt hè nồng cháy tình thơ
Giờ nhìn núi nghiêng trôi dần nhớ
Người của đất trời vẫn vỗ cánh mơ
 
Trong phiên gác đêm đêm tôi thấy
Trong trắng hồng ảo ảnh có em
Mưa thuở ấy như một người xa lạ
Trong miên man anh hỏi trái tim mình!
 
Hà Nội, ngày 29-11-2014
 

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Thơ chống giặc nội ngoại xâm ngày 23-11-2014

THƠ CHỐNG GIẶC NỘI NGOẠI XÂM ngày 23 -11-2014

 Đỗ Hoàng

   

CHẾT, SỐNG TRẦN VĂN TRUYỀN

    


CHẾT

“Chết” mà như gã chết quan tham!
Chết giả xem ra quá tục phàm
Chết bãi sân gôn lòng cáo tiếc
Chết rừng biết thự dạ chồn ham!
Chết tội dối lừa nào xong việc
Chết tình ân oán vẫn chưa làm.
Chết rứa chết trong vòng nhục nhã
Chết thành tiếng xấu cả trời Nam!

Hà Nội, ngày 23- 11-2014



SỐNG

Sống giàu như gã đại quan tham
Sống để cho dân cái xác phàm
Sống kiếm vàng thoi ai cản nổi
Sống lùng ngọc thỏi kẻ nào kham
Sống hèn để tội qua mùa quýt
Sống dối cho tình rạn ngày cam!
Sống lấy máu dân mà hút sống
Sống thừa ô nhục cả trời Nam!

Hà Nội, ngày 23-11-2014



Ô LẠI

Lũ lại ngày nay cũng lắm mồm
Bám theo quan lớn tỏ ra xồm!
Lục lùng dân mọn tìm cách vét
Sạo sục quan nha kiếm cớ ôm
Gái trẻ mởn mơn luồn bóp nắn
Bà già sòn sọn đến vòng nôm
Trời nó sinh ra đều thế cả
Ô lại bây giờ lũ chỉa chôm!

Hà Nội, ngày 23-11-2014

NGẪM ĐƠI

Ngẫm ra đời cũng khôổng khôồng khôông (khổng khồng không)
Toàn gió sớm hôm lôộng lộộng lôồng
Đồng trảng dân xơ then thẹn thét
Lầu trang quan béo phôổng phôồng phôông
Người hèn ngoài phố len len lét
Kẻ có trong phường boỗng bôộng bôông
Trời gọi răng cùn ken két két
Co vòi nhọ đích chôổng chôồng chôông!

Hà Nội, ngày 23-11-2014

LUẬT HỀ

Luật pháp đời nay thật nực cười
Đề ra một nẻo làm bao nơi
Thằng quan tám chục còn đang vị
Đứa lại sau mươi đã cuốn rồi
Bắt nẹt những thằng không khố dải
Bênh che bao kẻ lắm vàng thoi
Dân nghèo gánh nặng hai vai thuế
Nuôi béo một bầy chỉ có chơi!

Hà Nội, ngày 23-11-2014

Đ - H

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Thơ chống giặc nội ngoại xâm ngày 22-11-2014

Thơ chống giặcnội ngoại xâm ngoại xâm 22-11-2014

Thứ bảy - 22/11/2014 14:39
    

THƠ CHỐNG GIẶC NỘI NGOẠI XÂM NGÀY  22-11-2014



MẠT TƯỚNG

Mạt tướng bây chừ, lũ nón loe.
Vô tài, vô đức cũng đem khoe.
Gù vai chấp chới giắt tua đỏ
Lưng áo lập lòe găn dải hoe.
Cổ phún râu xồm mồm méo máo
Đầu trồi tóc quắn mắt tròn xoe.
Một đời đào bới làm thân lọ
Chưa bắn phát nào súng đã toe!

Hà Nội, ngày 21-11-2014

NGHỊ LO

Các nghị bây giờ có lo dân?
Chúng chỉ ngôi lo cho bản thân
Chức vụ tháng năm luôn tăng bậc
Bỗng lộc đêm ngày vẫn phất nhanh
Con cái tìm cách đưa tới Mỹ
Tôn ty mò kế  vượt về Anh
Dân nghèo dân đói thì dân chết
Mặc kệ choa đây kiếm được phần!

Hà Nội, ngày 21-11-2014

 
    QUAN BÒN

Quá tuổi về hưu chúng vẫn còn
Ngồi trên quyền lực kiếm tiền non.
Vẫy vung một chút vuông ra méo
Ngọ ngọe vài ti vẹo hóa tròn
Quên những tình nhân ta tã tả
Nhớ bầy bồ bịch sỏn sòn son
Nhà cao cửa rộng đời cho hưởng
Kệ chúng sinh kia sống mỏi mòn!

Hà Nội, ngày 22-11-2014



  XƠ XÁC

Cuộc thế hôm rày quá thảm thương
Dân tình xơ xác dạt muôn phương
Mỏi mòn ngóng việc doi Hàm Tử
Lơ láo trông nghề bến Hiến Chương
Bộ đội phục viên về hết lối
Sinh viên thất nghiệp đến cùng đường
Trông vời cơ sự ai không thảm
Đát nước khác chi bãi chiến trường!

Hà Nội, ngày 22-11-2014


  ĐUA MỘT NGỰA

Đua ngựa chỉ đua một ngựa người
Chưa đua đã biết thắng hơn rồi.
Bộ phường đều thảy con cháu tớ
Tốp đoàn cũng là nhóm ông tôi
Vàng chum đem tặng cô bồ mượt
Bạc vụn đưa cho ả vợ tồi
Giang sơn này chỉ ta cất bước
Đua thế thì thôi quả tuyệt vời!

Hà Nội, ngày 22-11-2014



TAI NẠN TRỜI CAO

Đi bộ tàu xe luôn bị tong
Nhà giàu chuyển hướng vượt tầng không.
Ngỡ là chưa hiểm như khe suồi
Tướng cũng đỡ nguy hơn vực sông
Thấy gió vụt qua làm má hóp
Nghe sương thoảng lại bóp môi phồng..
Ai tường cao rộng nhiều tai nạn
Không núi, không đèo cũng chết cong!

Hà Nội, ngày 22-11-2014

XÓT TIỀN DÂN

Tiền dân nuôi một lũ ngồi chơi
Nhẩm tinh có hơn mấy triệu người
Lòe loẹt trên sàn bao ả hát
Xôm xoe dưới sạp mấy eng cười!
Nhà lầu phân phối cho bầy nhác
Biệt thự chia riêng tặng nhóm lười.
Tiền thuế thu về không đủ trả
Dân còm mãi mãi cảnh mồng tơi!
Hà Nội, ngày 22-11-2014

MẠT TƯỚNG TIẾP

Tướng quân gì đâu, đám gà hoang
Thun dái khi nghe tiếng súng đoàng
Lên vạch lên sao đi nhoang nhoáng
Xuống bờ xuống ải trốn nhoang nhoàng
Ngoảnh ra thấy rặt phường xỏ lá
Quay lại nhìn ròng đám quơ quàng
Sao vạch chất lên không kể xiết
Chiến tích đem kể quả rất xoàng!

Hà Nội, ngày 22-11-2014

CƠ CẢNH TÂY HỒ

Hồ Tây đã bị chúng dìm băm
Hòn ngọc đất trời mấy triệu năm
Chát chúa thằng quan đưa rựa chém.
Chí cha gã lại dở dao vằm!
Hồ rộng tìm cách hay lót ổ
Nhà cao kiếm cớ tốt xây đằm
Vua chúa thời nào chôm thời ấy
Dân tình muôn kiếp lặn mất tăm!

Hà Nội, ngày 22-11—2014




QUAN ĐẠI THAM ĐI CHỐNG THAM

Một lũ đại tham đi chống tham
Lời nói không đi với việc làm
Ngờm ngợp đất dày giấy ống nói
Rợp rờm trời rộng sợi loa đàm
Mở miêng vàng mười không dạ tiếc
Đưa mồm ngọc tỷ nảy lòng ham
Đi đêm của nả nào ai thấy
Sự thể phơi bày giữa nước Nam!

Hà Nội, ngày 22-11-2014

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Thơ chống giặc nội ngoại xâm ngày 20-11-2014

Thơ chống giặc nội ngoại xâm ngày 20-11-2014

Thứ sáu - 21/11/2014 13:11


THƠ CHỐNG GIẶC NỘI NGOẠI XÂM  20-11-2014


Đỗ Hoàng

HỌP GIÀU

Chúng nó ngồi như lũ phỗng sành
Một bầy lơ láo mắt thông manh
Mặc cha bụng phệ hô lời ác
Kệ ả mắt gươm hét giọng lành
Miễn hốt thêm tiền lầu mới tượng
Mong sao bớt bạc phố đang thành
Họp mà được của nên họp mãi
Chỉ họp mà rồi bạc trúng nhanh!

Hà Nội, ngày 19-11-2014

HỌP TIẾP

Họp được giàu to nên họp nhiều
Họp nhiều càng kiếm được tiền tiêu
Phong bì nho nhỏ đưa cho nhí
Gói bự phổng phao gửi tới kiều
Chức vụ lên hương nhờ đáo lưỡi
Giàu sang phát lộc chỉ đưa điều
Mần chi choa chẳng mong luôn họp
Nghị gật thời nay sướng đủ điều!

Hà Nội, ngày 19-11-2014

QUAN MẮC CÂU

Chúng như lũ cá đã mắc câu
Vào ngạnh đày gai anh nhễu tầu
Kẻ vướng mỹ nhân lừng thế giới
Người vương hoa hậu nổi tinh cầu
Đất rừng bể thẳm đưa dâng trước
Ruộng mật sông sâu tiếp hiến sau
Ngửa mặt lên trời dân chới với
Cháu Rồng con Lạc dạt về đâu?

Hà Nội, ngày 20-11-2014

 TƯỚNG HÈN

Ăn xài hết lộc của dân đen
Súng ống trong tay thấy quá hèn
Sợ sệt rẩy run bầy tóc trắng
Co ro lẫy bầy đứa răng đen
Trông hình quạ trắng im thin thít
Thây bóng diều nâu dám hét hen
Tướng soái thời nay sao tệ thế?
Hơi hùm chưa tới đã buông kèn!

Hà Nội, ngày 20-11-2014

TƯỚNG ĐI ỈA

Tướng tá gì đâu lũ chúng bây.
Són quần nghe súng nổ trên cây.
Một bầy chạy dạt phơi lưng cáo
Mấy dám đua chen lộ mặt cầy!
Hải đảo trọi trơ bầy linh pháo
Núi rừng hoang vằng đám dân cày
Tính ra đã có muôn nghìn tướng
Lại để giang sơn cảnh thế này?

Hà Nội, ngày 20-11-2014

CÁNH DÂN NÔ

Ruộng vườn cuỗm hết của dân nghèo
Biến đám nông nô đến tiệt queo
Xóm dưới thớt thưa không tiếng chó
Làng trên im lịm chẳng hơi mèo.
Cha ông lên phố đôi chân méo,!
Con vợ lướt phường hai má teo.
Cơ cảnh tang thương toàn dân Việt
Đời đời kiếp cứ gieo neo!

Hà Nội, ngày 20-11-2014

    NGHÌN MẠT TƯỚNG

Một nghìn mạt tướng của thời ni.
Thử hỏi chúng mần được cái chi?
Thấy bọn đầu hung không dám đến
Trông bầy mặt trắng bỏ quay đi
Nỏ hay gươm súng gang pha thép
Nào biết thân tàu bạc gắn chì?
Thuế má còn lưng dân gánh mãi
Cho bầy mạt tướng thỏa tham si!

           Hà Nội, ngày 20-11-2014
              
                 Ả CA VE

Dập bầm thân phận ả ca ve
Khuy sớm lăn lóc mảng vỉa hè
Nhơ nhuốc thân hình than buị khói,
Luốc lem mặt mũi cát bùn xe.
Mồ hôi trán rán nâng thân búa
Nước đái quần bung đỡ tấm đe!
Đông giá thu tràn vài ba trận
Ngọc ngà trong tủ cũng toe te!

  Hà Nội, ngày 20-11-2014

          CUỘC THẾ

Cuộc thế hôm nay quá nhiễu nhương
Đến cao tột đỉnh bậc quân vương
Cũng quay mặt ngọc thằng moi phố
Lại ngoảy mắt rồng con phá đường
Im miệng trước phường vô lại láo
Câm mồm trước lũ tham quan ương.
Đời nay đất nước sao vô phép?
Dân chúng bùn lầy quá thảm thương!

Hà Nội, ngày 20-11-2014

       BÁO CẨU

Báo cẩu thời nay rất dở hơi
Thân phận bầy tôi buổi nịnh đời.
Xum xoe mấy đứa rất đồng bóng
Bợ đỡ những phường quá dở hơi.
Ngó lại cũng loài quân khuyển quỷ
Trông ra thì cũng lũ ma hời
Mồm loa nào dám dồn hơi sủa
Sợ chủ thét lời thảy cụp đuôi!

Hà Nội, ngày 20-11-2014

       NHÀ VĂN MẬU DỊCH

Nhà văn mậu dịch nhốt chung lồng
Lơ lửng lưng chừng tận giữa không.
Kẻ lạ tò mò xem cánh đỏ
Đứa quen tọc mạch ngó chân hồng
Đêm ngày choe chóe moi trầy mỏ
Hôm sớm gầm gào vặc sủi lông!
Hót mãi bài ca đời viết sẵn
Không hơi sương thắm gió hương đồng!

Hà Nội, ngày 2011-2014

SÁCH CỦA MÌNH QUAN

Các quan to nhỏ tự nay xưa
Thư ký kề bên mới nói bừa.
Nghiên bút đàng hoàng từ sớm tối
Giấy tờ chỉnh đốn tới chiều trưa.
Vênh vang lơ láo vài câu dối
Trọ trẹ nhôm nhoan mấy tiếng lừa
Cũng tỏ ra người làm chữ nghĩa
Sách mình cậu đã viết xong chưa?

         Hà Nội, ngày 21-11-2014
                       Đ - H

Thơ thập kỷ đói 80 thế kỷ trước

Thơ thập kỷ đói 80 thế kỷ trước

Thứ sáu - 21/11/2014 13:18


(tiếp theo **)
THƠ THẬP KỶ ĐOI
ĐÓI 80 THẾ KỶ TRƯỚC


Ltg: Vừa rồi, tháng 10 – 2014 nghe nhìn trên truyền thông đại chúng đưa tin có đôi vợ chồng dân tộc thiểu số đói quá phải ăn lá ngón tự tử để lại bốn đứa con thơ dại . Quả là hết sức đau xót cho dân chúng trong đời thường kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra. Từ sau hậu chiến đến nay con người bần hàn cứ đau khổ triền miên. Cảnh không khác gì năm đói thập kỷ 80, Đỗ Hoàng tôi in lại mấy bài thơ viết từ thời ấy.


TẾT BUỒN

Tết nhất tàu xe không đủ chỗ
Con về lại lối ngõ tre xưa
Tháng giêng mưa may rơi tầm tã
Lạnh giá chum lên tồi giao thữa.

Mẹ gần bảy mươi lưng còng xuống
Sương gió đời người tóc hóa vôi
Một túp lều tranh rêu mốc xám
Sương trắng rắc trên mọi kiếp người!

Năm nay thuế má cao hơn trước
Chợ búa chưa đông đã vãn tàn
Bến vắng đò ngang, đò vắng bước
Cây buonf mỗi độ có xuân sang!

Con đi khắp ngã bàcon nói
Bây giờ sinh kế khó khăn sao.
Công an thuế vụ như vương tướng
Nhân phẩm còn coi đáng giá nào.

Thỉnh thoảng trong làng nghe pháo đét
Mấy nà danh giá mới mừng xuân
Còn kẻ nghèo hèn đâu biết tết
Giao thừa không cháo cũng không cơm!

Con về với mẹ bàn tay trắng
Giận nỗi đời mình sống thừa ra.
Cứ để mẹ hiền thêm gánh nặng
Con đường nghèo đói hãy còn xa.

Và thương làng ta như thương mẹ
Bỏ tết ra đi luống ngậm ngùi
Em chớ trách anh buồn bã thế,
Giao thừa nghe pháo mây ai vui?

 Tết buồn tại làng quê nhà Thuận Trạch, Mỹ Thủy, Lệ Thủy , Quảng Bình năm 1982

                                 Đ – H

Lang thang chiều Huế

             tặng nhà thơ Hoàng Vũ Thuật

Chiều Huế, tôi Hoàng Vũ Thuật,
Hai người lang thang gặp nhau,
Lại quay ghi đông xe đạp,
Tìm bạn uống rượu giải sầu!

Huế nhỏ xinh như thế ấy,
Suốt chiều chẳng gặp ai quen,
Hết dọc ngang đường Lê Lợi,
Lại rẽ lên lối Ngô Quyền.

Tìm đến những nơi quen cũ,
Nhiều nhà cửa đóng im lìm,
Ta lại hùa theo ngọn gió,
Tạt về phía nhà Ngô Minh.

Ngô Minh ngày ba cuộc rượu,
Bè bạn thường hay đến chơi,
Ngồi nói dăm ba câu chuyện,
Bữa ăn rồi xin cáo lui.!

Lại về Bến Ngự góc xép.
Ông bà bán rượu đã già,
Tôi con bốn mươi đồng bạc,
Uống đi cho thỏa buồn ta!

Mình bạn từ ngày xưa ấy,
Qua bao thăng trầm rỉu may,
Đến giờ vẫn còn giữ lại,
Mối tình chung thủy xưa nay!

Anh buồn khác chi đời tôi,
Nhưng rồi mỗi người mỗi cách.
Tính tôi thì ưa phá phách.
Làm thơ bằng trực giác mình!

Anh thì có tỉnh táo hơn,
Chuyện đời lựa lời mà viết,
Đời thì ai mà chẳng buồn.
Đừng đem cái giả làm thật.

Đi chán không gặp bạn bè,
Anh kéo về nhà ăn tối.
Bữa ăn chẳng báo trước chi.
Hễ có thức gì ăn nấy.

Chị Tình dọn ra hai món (1)
Một chén ruốc ớt đỏ cay,
Một tô nước canh khuếc luộc,
Một dĩa cơm nguội chưa đầy.

Chị nói nghe mà khổ sở.
Ăn đơn giản cả tháng trường,
Làm đau bụng mấy đứa nhỏ,
Thằng Long chẳng lớn cao hơn (2)

Rồi chị mỉm cười ái ngại:
- Chú Hoàng thân thiết lâu rồi,
Bữa ăn khổ cũng muốn dấu,
Cũng không muốn biết ra ngoài.

Nhưng dấu làm sao dấu được?
Cái nghèo cũng như tình thuong
Đâu phải nă là cái ác
Nó nằm sâu trong tủy xuơng!

Anh em mình mời lẫn nhau,
Dĩa cơm đưa qua , đưa lại.
Tôi ăn , anh chẳng no đâu.
Làm khách thì đêm nay đói.

Anh là Nhà thơ - Nhà nước,
Có việc làm ăn hẳn hoi.
Thế mà đời thật cơ cực.
Thơ anh nén khóc để cười!

Còn tôi năm rồi mất việc
Khi giã từ truờng Nguyễn Du.
Hộ khẩu Huế không nhập được.
Khốn cùng của lúc sa cơ!

Tôi về sống nhờ vào vợ,
Sớm hôm buôn bán tảo tần,
Nuôi tôi như đeo cái khổ,
Mỗi ngày tàn tạ sắc xuân!

Tôi về ít bè, ít bạn,
Thường sang anh và Ngô Minh.
Trong khoảng không gian lánh tạm.
Sau cơn lửa đốt tội tình!

Nghèo thế vẫn còn chai rượu,
Uống vào thấm tận thịt da.
Tưởng như đời không còn khổ.
Chỉ còn tình anh em ta!
  
                  Huế 1986


                      Đ – H

LANG THANG BIÊN HÒA

Tặng Nguyễn Thái Sơn đồng học trường Đại học Nguyễn Du (khóa 3)

Hết lên xa lộ về quốc lộ
Tam Hiệp, Hố Nai, Thái Hiệp Thành
Xuân Lộc, Trảng Bom rồi Tân Phú
Dửng dưng trời lạ giữa ngày xanh.

Đã bao năm rồi mình như thế
Đi hết Tây Nguyên, hết Cửu Long
Đến cả rẫy nương buôn người Thượng
Vẫn kiếm không ra được việc làm!

Trưa nay ử giữa Biên Hòa nắng
Biết bạn tìm về thăm bạn đây
Gặp nhau giây lát mà im lặng
Ái ngại sao tôi lạc phía này!

Chao ôi cơ cảnh như nhau quá.
Chốn Huế phòng tôi cũng nửa gian
Con vợ chen nhau qua cửa chật
Một tháng người ta đuổi mấy lần.

Ở đây tền của tiêu như nước
Xe cộ người đi chật quá nêm
Bạn phải chạy ăn từng bữa một
Ba người chung suất lương giáo viên!

Nghe Vũ Xuân Hương còn cơ khổ
Vợ yếu con thơ ba đứa kia
Chắc hẳn làm choi mà thoát nợ
Chạy ăn từng bữa bạc tóc đi.

Ngồi nhắc kỷ niệm từ năm trước
Nhớ Hà Nội thế hối làm sao
Ngày xui còn có Trương Văn Ngọc
Khắc Thạch tiễn tôi buổi chạy vào.(*)

Giờ thì bỏ xứ đi lang bạt
Vợ con đành vất phó mặc trời
Trong buổi tha phương cầu thực ấy
Đói hèn sao khỏi cuộc đời ơi!

Ngày mai bạn nói ra Hà Nội
Định bán tủ giường bán sách đi
Chếnh choáng hơi men mắt đau nhói
Cảnh nhà đố có tìm têm chi.

Một đời học văn đầy mộng tưởng
Như người lính bét mơ tướng công
May rủi khác chi chơi xổ số
Nghìn đời còn lại mấy văn nhân!

Bạn say, tôi lại lên đường tiếp
Trời rộng ngoài kia định số rồi
Ai cũng muốn mình người nổi tiếng
Trách chi ảo mộng của đời tôi!

Biên Hòa 1987
(*) Bạn cùng học Viết văn khóa 3




                KHÁCH TRỌ

Chiều nay ta làm khách trọ
Thấy máu mình rớt xuống hoàng hôn
Chiều nay
Ta làm kiếp chó
Lang thang khắp nẻo cô hồn

Ta lạc giữa bầy đời vô nghĩa
Lãng du, gái điếm giết người
Lục súc tranh công, tục tằn trần thế
Chết sống xô nhau chém nát cuộc đời!

Không đạo đức
Không học hành
Không nghề
Không nghiệp
Không quê hương , bè bạn người thân
Nhuộm trái tim mình bằng hóa chất a xit
Khuôn mặt cuộc đời gậm nhấm ngày đêm.

Thân xác với linh hồn không gìn giữ
Khi ngược xuôi góc hẽm đô thành
Nỗi hoang trống nghèo hèn xa xứ
Ta bụi đời
Ta hạt cát bỏ quên!

Ta muốn tru
Muốn gào vài ba tiếng
Bớt trống tranh ngày lạnh mưa dầm
Muốn lưu lại tiếng của con chó chết
Đánh thức lòng bao lũ mù câm!

Chiều lẻ loi mưa tơi tả xuống
Ta là khách trọ quán đời
Bao kiếp sống con vờ ai biết đến
Gã bụi đời lang bạt ấy là tôi!

                   Sài Gòn năm 1988
                Đ - H
 

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

Đời chị - Vô lối phi văn chương

Đời chị - Vô lối phi văn chương

Thứ tư - 19/11/2014 13:21

ĐỜI CHỊ - BÀI VÔ LỐI TẮC TỴ PHI VĂN CHƯƠNG



     Văn Cầm Hải


Nguyên bản (1)
 

Đời chị


đời chị
như viện bảo tàng
có nhiều mặt nạ đàn ông
giờ đây có ngày yên mạnh
tuổi chị vừa qua đôi chân dài óng mượt
người ta háo hức
lũ ruồi đòi làm cột thu lôi
nhưng dưới đất trần
sấm qua rồi gửi lại
lưỡi búa thiên thần
tôi tiếc mình đến chậm mấy mươi năm

Tóm tắt:  - Chị rất đẹp, ta tiếc sinh sau chị, nếu ta sinh cùng thời thì ta cũng chiếm được mỹ nhân và có một mặt nạ trông đời người đẹp !… Văn Cầm Hải cố nói cái đẹp, cái khát khao cho mới, nhưng rất vô lối và buồn cười, không thơ chút nào rất phi văn chương!
  Có một hội chứng trong thơ Việt hiện đại là khi Hoàng Cầm viết bài thơ Lá Diêu bông thành công về mối tình lệch pha em chị ít có tiền lệ trong thơ Việt thì các tác giả cả gái, cả trai đua nhau khai thác mối tình lệch pha như thế. Văn Cầm Hải cũng học đòi kiểu này nhưng viết theo kiểu vô lối tắc tỵ!
 Bài vô lối này rất tàm phào, nhiều kẻ khen nức nở khi tác giả ví đời người đẹp như viện bảo tàng cất dấu nhiều mặt nạ đàn ông từng si mê, từng là tình nhân, tình lang với mình. Họ cho đấy là sáng tạo tạo là cách tân, tìm kiểu nói mới. Nhưng thật vô cùng tai hại. Một người đàn bà đẹp mà có hàng vạn đàn ông đến với mình để chất mặt nạ nên bảo tàng thi chỉ là con điếm. Trên thế giới cổ kim chắc không có con điếm nào có nhiều đàn ông đến thế.
Gái đâu có gái lạ đời
Chỉ riêng có một ông trời không chim!
(Ca dao)
  Một cô ca ve thời hiện đại ở cõi Việt mỗi ngày bình quân tiếp 7 người, một tháng tiếp 140 người  (20 ngày /tháng), một năm  trên dưới 1 500 người, trong đời họ làm khoảng 20 năm, từ 16 tuổi đến 36 tuổi thì tống số đàn ông họ tiếp khoảng 30 000 người cũng chưa chất thành mặt nạ đàn ông trong ĐỜI CHỊ của Văn Cầm Hải.
  Để nói về người đẹp, chính chuyên, cổ kim đông tây người nói hay biết bao nhiêu, chất đầy sách vở:
Trai tài dăm thê bảy thiếp
Gái chính chuyên một chồng
(Ca daqo Việt)
“Bắc phương hữu giai nhân
Tuyệt thế nhi độc lập
Nhất cố khuynh nhân thành
Tái cố khuynh nhân quốc”
(Lý Tiên Niên, đời Hán)
(Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai)
(Đoạn trường tân thanh – Nguyễn Du)

(Phương Bắc có người ngọc
Vẻ riêng rất tuyệt vời
Mới liếc thành quách mất
Liếc lại nước đổ rồi)
  (Đỗ Hoàng dịch)
“Diễm sắc thiên hạ trọng
Tây Thi ninh cửu vi
Triêu vi Việt khê nữ
Mộ tác Ngô cung phi”
Nghĩa là:
Sắc đẹp quý hiếm đời đều trọng vọng,
Tây Thi không thể nghèo hèn mãi mãi.
Vì thế buổi sớm làm cô gái giặt sa bên khe suối nước Việt
Buổi chiểu đã được tuyển làm bậc vợ vua nước Ngô)
“Thế gian sắc đẹp ai bì,
Tây Thi khôn nhẽ hàn vi suốt đời
Sớm còn gái Việt bên ngòi
Cung vua tối đã lên ngồi cạnh vua”
(Tán Đà dịch)

(Sắc tiên ai chả quý 
Tây Thi đâu mãi buồn
Sáng gái quê khe Việt
Chiều bà chúa Ngô vương)
(Túy thì ca - Đỗ Hoàng dịch)

“Hồi đầu nhất tiếu bách mị sinh
Lục cung phấn đại vô nhan sắc”
Nghĩa là:

Một lần ngoảnh mặt nhoẻn cười lại lộ ra trăm vẻ đáng yêu
Tam cung lục viện – Ba nghìn người ngọc không còn ai đáng gọi là có nhan sắc cả!

(Trường hận ca – Vẽ đẹp Dương Quý Phi - Bạch Cư Dị)
(Một cười trăm vẻ thiên nhiên
Sáu cung nhan sắc thua hờn phấn son)
(Tản Đà dịch)

 Oh! blest be thine unbroken light!
That watched me as a Seraph's eye,
And stood between me and the night,
For ever shining sweetly nigh.


Mơ ánh sáng em hưởng phép lành
Mắt thiền chiếu sáng cả đời anh!
Giữa anh ngăn chặn màn đêm tới
Luôn được rạng soi ánh thánh thần!

(Đỗ Hoàng dịch)

(Song for the luddites - 
Bài ca phá máy – Byron – Anh)

“Nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm
Nàng là hương hay nhan sắc lên hương
                 (Bích Khê)

       Người đẹp được thi nhân miêu tả vừa tuyệt thế, vừa thánh thiện, “diễm sắc thiên hạ trọng” (vẽ đẹp thiên thần làm thế gian trọng vọng) triệu người ngưỡng mộ mà không vẫn một sắc dục trần tục nào. Cái  người đẹp ĐỜI CHỊ của Văn Vầm Hải sao mà ô trọc mà hộp đêm mạt hạng chỉ có lũ ruồi mới bâu! Mà chỉ có lũ ruồi, lũ chuột, lũ chó mới ve vẫy đuôi,  xin làm thu lôi ăng ten tán tỉnh!
  Điển hình của Văn Cầm Hải là cố viết cho tắc tỵ, cho không ai hiểu. Lấy cớ tìm tòi viết cho kiểu cách phách lối “Tuổi chị vừa qua đôi chân dài óng mượt”
  Nhiều và nhiều lắm:
    “Lũ ruồi làm cột thu lôi”, “Sấm qua rồi gửi lại lưỡi búa thiên thần”
 Bài này viết ra câu văn xuôi vô nghĩa như thế này:
  “Đời chị như viện bảo tàng có nhiều mặt nạ đàn ông, giờ đây có ngày yên mạnh. Tuổi chị vừa qua đôi chân dài óng mượt. Người ta háo hức, lũ ruồi đòi làm cột thu lôi, nhưng dưới đất trần, sấm qua rồi gửi lại lưỡi búa thiên thần. Tôi tiếc mình đến chậm mấy mươi năm”
 Một kiểu nói ngô ngọng như người nước ngoài nói tiếng Việt!
Nhiều người ủng hộ cách việt tắc tỵ của Văn Cầm Hải, họ cho rằng độc giả không hiểu thơ của Hải (!), thơ khó mới hay mới được độc giả chú ý. Còn thơ tác giả chưa viết mà bạn đọc đã hiểu thì không là thơ. Điều đó rất nhầm. Tính cuốn hút hấp dẫn của thơ nằm ở tầm triết lý được chuyển hóa vào thơ chứ không phải viết khó hay viết dễ.
Ở xứ sở chim không di cư mà người phải di cư, lưu vong chính trên mình Tổ quốc
(Chế Lan Viên)
Mặt trời rất vỹ đại
Hạt sương thật nhỏ nhoi
Mặt trời không chứa nổi
Một hạt sương nhỏ nhoi
Nhưng hạt sương chứa được
Cả hàng triệu mặt trời
(Trần Mạnh Hảo)
  Còn thơ khó thì cha ông làm từ lâu lắm rồi. Đọc hiểu và giải được không nhiều người đâu, nó cũng chỉ là thứ tham khảo cho vui mà thôi:
“Lồn tròn thì cặc cũng tròn
Đâm vô thì cặc càng mòn càng hao”
(Ca dao)
Bài ĐỜI CHỊ là một bài vô lối thô lậu phi văn chương!

                             Hà Nội, ngày 16 -11 -2014
                                          Đ - H



Dịch ra thơ Việt:
Cách 1:

Đời chị
 

Đời chị như viện bảo tàng

Có nhiều mặt nạ ngàn ngàn đàn ông.
Giờ đây yên mạnh ngày mong,
Tuổi đời chị mới qua vòng xuân xanh
Người ta háo hức chen chân!
Lũ ruồi ao ước mình thành ăng ten
Đất trần cũng muốn ngoi lên
Sấm qua gửi mộng mấy miền chơi vơi
Thiên thần lưỡi búa eo ơi!
Chậm chồi choa chán chưa chơi chục chày (2)

(2) Có thể chuyển câu kết ra nhiều ý khác:
-          Chồi choa chin chậm chưa chơi chị chàng
-          Chậm chồi chưa chộ choa chơi chị chồm

Cách 2:
 

Đời chị


Đời chị - viện bảo tàng
Nhiều mặt nạ đàn ông
Giờ đây ngày yên mạnh
Chị vừa qua tuổi hồng.

Người ta luôn háo hức
Lũ ruồi làm ăng ten,
Và ở dưới đất trần
Sấm qua rồi gửi lại
Những lưỡi búa thiên thần

Tôi tiếc mình đến chậm
Cứ tiếc ngẩn, tiếc ngần! (*)

Hà Nội 29 – 6 - 2008