Ltg: Vừa rồi, tháng 10 – 2014 nghe nhìn trên truyền thông
đại chúng đưa tin có đôi vợ chồng dân tộc thiểu số đói quá phải ăn lá ngón tự
tử để lại bốn đứa con thơ dại . Quả là hết sức đau xót cho dân chúng trong đời
thường kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra. Từ sau hậu chiến đến nay con người
bần hàn cứ đau khổ triền miên. Cảnh không khác gì năm đói thập kỷ 80, Đỗ Hoàng
tôi in lại mấy bài thơ viết từ thời ấy.
CẢNH NHÀ PHONG - HƯỜNG
Mình đang còn điên loạn
Quay cuồng vì gạo cơm
Thế mà cái kiếp sống
Phong – Hường còn thảm hơn!
Phong đã từng tại ngũ
Đánh Mỹ tới nhiều năm
Thăng lên hàm trung úy (*)
Rồi phục viên về làng.
Giá trị người chinh chiến
Hơn gì mớ cá tôm
Sao vạch ai nhắc đến
Khi mình là phế binh!
Phong gầy như cây sậy
Sức lực đã kiệt cùng
Hường đau hơn năm ấy
Đốt cháy cả bạc tiền!
Lương giáo viên sao đủ
Gạo cơm thời buổi này
Con thì có bốn đứa
Chạy ăn bay tóc mai.
Một ngày còn khó sống
Một năm sẽ làm sao?
Không gian thì dài rộng
Đời người dạt về đâu?
(*) Tương đương với thượng tá bây giờ
Ở làng quê nhà Thuận
Trạch năm đói 1978
Đỗ Hoàng
QUA QUẢNG TRẠCH (2 bài)
I
Từ ngày chia ruộng khoán
Trên chỉ thu địa tô
Nông dân ra đồng áng
Người lẩn với trâu bò!
JJ
Kiếp một sương hai nắng
Bùn đất lấm mặt mày
Mơ chén cơm độn sắn
Bố làm trâu, con cày!
Quảng Trạch, Quảng Bình năm đói 2000
Đỗ Hoàng
TỨC SỰ QUY NHƠN
Sáng ra ngủ dậy, tiền mất giá
Mười đồng còn lại một đồng thôi
Người ta nhìn nhau mắt trắng dã
Cuộc sống đang mất cả máu người.
Sài Gòn, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Huế…
Một buổi vàng tăng giá mấy lần
Loanh quanh giữa chiều ba mươi tết
Khổ nghèo vô giá cũng tăng nhanh!
Tàu xe, nhà trọ đầy băng cướp
Lục súc, trùm phe chém thẳng tay
Đời xúi đặt đơm người chân thực
Cuộc thế đông thêm kiếp ăn mày.
Sáng nay giữa phố Quy Nhơn lạ
Có người mẹ đói chết mất con!
Nghe đến thất thanh vàn ngọn cỏ
Hỡi ai lương thiện, có còn không?
Quy Nhơn năm đói 1987
Đỗ Hoàng
(còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét