Dấu chân ơn nghĩa - vô lối phản nghịch
Thứ bảy - 15/11/2014 13:31DẤU CHÂN ƠN NGHĨA – VÔ LỐI PHẢN NGHỊCH
Đỗ Hoàng
HAI THÌ (I- Tiếng thơm muôn thuở II- Tiếng xấu ngàn đời)
Ngày trước:
Chưa bao giờ xuất hiện một tâm hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, mơ màng như Lưu Trọng Lư, quê mùa như Nguyễn Binh, ảo nảo như Huy Cận, kỳ dị như Chế Lan Viên và thiết tha rạo rực băn khoăn như Xuân Diệu.
(Hoài Thanh – Thi nhân Việt Nam)
Ngày nay:
Chưa bao giờ trong cõi Việt cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, sau cuộc chiến huynh đệ tương tàn lại xuất hiện một kiểu viết vô lối phi văn chương nhạt nhẽo dài dòng gượng gạo như Nguyễn Quang Thiều, cụt lủn vô tâm vô cảm như Thanh Tâm Tuyền, lòng thòng kể lể báo công xu thời như Lê Văn Ngăn, kệch cởm khệnh khạng khô khan như Nguyễn Khoa Điềm, ngô ngọng giả cầy quái gỡ đau ghẻ như Phú Trạm Inrasara, tù mù uốn éo hời hợt nông cạn thô thiển như Nguyễn Bình Phương, tắc tỵ như Văn Cầm Hải, hủ nút như Hoàng Vũ Thuật, dục cảm bệnh hoạn như Vi Thùy Linh…
( Đỗ Hoàng – Dịch thơ Việt ra thơ Việt)
Nhà thơ Phú Trạm - In ra sa ra
Inrasara thuộc loại ngô ngọng, giả cầy, quái gở, đau ghẻ…tiếng Việt còn rất kém mà đòi cách tân thơ Việt thì không làm sao hiểu nổi. Thế mà ông ta được lăng xê lên quá mức !
Hãy xem bài Vô lối quái gỡ sau:
Inrasara – Nguyên bản:
DẤU CHÂN ƠN NGHĨA
Người Champa đã đến đất này
đào mương trồng lúa/ đốt rừng làm rẫy
yêu nhau/ sinh con đẻ cái
làm thơ rồi ra đi
gởi Mỹ Sơn ở lại.
Rồi người Việt từ phương Bắc tới
lại yêu nhau/ nên xóm nên làng
…
Trước đó
Người Sa Huỳnh – không biết từ đâu/ về đâu
gốm nung làm dấu chân ơn nghĩa
Mốt mai
Còn ai đến trú
KHẢO SÁT TRÌNH ĐỘ TIẾNG VIỆT
Danh từ riêng : 5 từ , danh từ chung : 17 từ, động từ: 11 từ, từ láy, từ đệm, từ luyến… : không có.
Cách nói hàm súc đa nghĩa dân gian : không có
Ẩn dụ, ngoa dụ, khoa trương : không có
Kết luận: Trình độ tiếng Việt chỉ ngang lớp 1 bâc tiểu học hiện nay.
Bài vô lối này chỉ có 4 câu văn xuôi rất dở mà trẻ em người Vân Kiều (Cà lơ) viết hay hơn:
- Câu 1: Người Champa đã đến đất này đào mương trồng lúa, đốt rừng làm rẫy, yêu nhau, sinh con đẻ cái, làm thơ rồi ra đi, gởi Mỹ Sơn ở lại.
Câu 2: Rồi người Việt từ phương Bắc tới, lại yêu nhau nên xóm nên làng
….
Câu 3 :Trước đó người Sa Huỳnh – không biết từ đâu, về đâu gốm nung làm dấu chân ơn nghĩa.
Câu 4: Mốt mai còn ai đến trú?
Bài vô lối này, Inrasara vô tình hay cố ý đã kết tội tộc người mình phá rừng làm rẫy. Một tôi phá hoại môi trường, môi sinh đang được thế giới cảnh báo “Người Champa…đốt rừng làm rẫy”. Tộc người đã không hiểu luật pháp, tác giả lại không hiểu luật pháp. Có thể trước đây họ đốt rừng làm rẫy thật, nhưng lúc đó họ không biết, nhà thơ viết về họ không nên moi cái tội ngày xưa ra mà nên nói vì sinh nhai họ “trồng cây gây rừng” thì ơn nghĩa nhân ái hơn nhiều, ”.
Nhiều câu chỉ trong khoa sản, nhà hộ sinh người ta mới dùng như “sinh con đẻ cái”. Chắc Phú Trạm In ra sa ra có làm hộ lý đỡ đẻ nên bị bệnh nghề nghiệp chăng?
Trước đây tôi đã nói Phú Trạm Inrasara viết về nỗi đau mất nước của tộc người mình quá ư nhạt nhẽo, vô tâm, vô cảm, nghèo nàn đơn điệu không biểu lộ một tình cảm đau thương, xa xót nào. Viết như một kẻ không tim, có tội với dân tộc mình!
Các đạo giáo lớn và các đạo giáo vừa và nhỏ, người lương thiện kể cả người bình thường, không kể tộc người nào, ai cũng muốn thế giới đại đồng, địa cầu là một nước, chỉ có hòa bình, hạnh phúc, không chiến tranh, chết chóc, xâu xé.
Ở con trái đất không có bong đêm
Không có sự chia cắt của những quốc gia chật hẹp
(Con – Nếu trái đất không còn chảy máu – Đỗ Hoàng)
Nhưng thế giới đến thế kỷ XXI vẫn chưa đạt được. Nỗi đau mất nước vẫn ngự trị trong lòng loài người. Nhà thơ đã nói đến nỗi đau thì phải nói cho thấm thía, không thể nói nỗi đau ghẻ ruồi như Phú trạm In ra sa ra được:
“Rồi người Việt từ phương Bắc tới lại yêu nhau nên xóm nên làng”. – Một câu nhạt nhẽo trơn tuột không đúng cả tâm linh lẩn lịch sử. Người Việt phải tốn bao máu xương, tốn bao thời gian, mất bao người đẹp mới xóa được nước Chăm ra khỏi bản đồ thế giới!. Sống trong cộng đồng đại gia đình dân tộc hôm nay không nên nhắc lại nỗi đau bằng một sự vô cảm lạnh lùng như vậy. Vì nỗi đau của mất tổ quốc của loài người lớn lắm:
Dân Chàm tan nát ai ơi!
Nỗi đau này từ nghìn đời có đâu.
Tim Hời rực cháy địa cầu,
Nhà tan nước mất đứng đầu man di!
(Đỗ Hoàng)
Câu kết của bài vô lối trên rất thách thửc “Mốt mai còn ai đến trú ”. Nếu thế giới không đại đồng, thế giới cứ mãi xâu xé nhau thì sẽ có một tộc người khác mạnh hơn tiêu diệt các tộc người nhỏ yếu đang sinh sống trên đất Việt Nam. Cái quy luật ấy thi In ra sa ra nói đúng. Người Chăm chiếm người Sa Huỳnh, người Việt chiếm người Chăm, rôi có thể người Hán chiếm người Việt, người Nga chiếm người Hán, Hung Nô trở lại chiếm người Nga. Không biết đâu mà lường!
Mình đang sống trong cộng đồng đại đoàn kết dân tộc Việt mà viết cái câu ác khẩu như thế này là làm tổn hại vô cùng đến tinh thần tương thân tương ái của đại gia đình các dân tộc Việt Nam!
(Đỗ Hoàng)
Đỗ Hoàng
Bản dịch ra thơ Việt
DÁU CHÂN ƠN NGHĨA
Người Chăm đẫ đến đất này
Đào mương gieo lúa, trồng cây gây rừng
Yêu nhau đắm đuối tận cùng
Sinh sôi con cháu đã từng chia ly
Làm thơ ca hát rồi đi
Mỹ Sơn gửi lại dầu ghi tầng trời
Người Việt phương Bắc tới nơi
Yêu nhau say đắm như thời Chăm pa
Xóm làng phố mới lập ra
Người Sa Huỳnh trước đã là ở lâu
Không biết từ đâu, về đâu?
Dấu chân ơn nghĩa gốm nâu trưng bày
Mốt mai ai đến trú đây?
Hà Nội, ngày 22 – 12 – 2013
Đ - H
Nối theo:
Mốt mai ai đến trú đây?
Chắc là người Hán bậc thầy ở bên
Địa cầu vần chưa bình yên
Người Nga lần đến đè lên người Tàu
Hung Nô sống lại biết đâu?
Chú Khách sẽ bị bêu đầu Long Biên…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét