Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Đọc Đỗ Hoàng dịch Chinh phụ ngâm - Nguyễn Hoàng Đức

Đọc Đỗ Hoàng dịch Chinh phụ ngâm - Nguyễn Hoàng Đức



             
                          Nhà văn Nguyễn Hoàng Đức

   ĐỌC CHINH PHỤ NGÂM
(Bản dịch thơ mới của Đỗ Hoàng)
Nguyễn Hoàng Đức

Đọc Chinh phụ ngâm, bản dịch thơ mới của Đỗ Hoàng thấy rằng: - Đỗ Hoàng là một con người can đảm bậc nhất! Ngay cả câu Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt, một câu hay thế mà Đỗ Hoàng vẫn dịch lại. Nhưng cũng phải thấy Đỗ Hoàng đã làm một công việc đầu tiên của loài người là “ Phải đạp đổ người thầy đầu tiên cho dù là vỹ đại!”. Ngoài ra hai dịch giả là năm mươi năm mơi ( 50%-  50%)
 Về Đỗ Hoàng, tôi nhận xét thế này:
Thơ cổ hiểu biết hàng đầu!
Thơ hiện đại cũng hàng đầu (Ở mức hiều biết chứ không phải sáng tạo). Nhưng hiểu biết, yêu thơ chìm đắm hàng đầu!
  Nhiều nhà thơ Việt Nam hàng đầu chỉ ở sang tạo, chứ không phải hiểu biết.
  Tôi nể Đỗ Hoàng về hiểu biết và làm thơ. Chỉ còn thứ ngoài ra là đối thoại.
  Đỗ Hoàng ơi ! Xin dấn thân…. Có trèo vần không… (đoạn này có mấy chữ luận không ra) hay ngủ yên?. Ngủ yên là vô tích sự
Hà Nội  1 – 2013
N – H - Đ
   
Tr
ích Đỗ Hoàng dịch Chinh phụ ngâm:

ĐỖ HOÀNG DỊCH CHINH PHỤ NGÂM


    Tôi dịch Chinh phụ ngâm xong từ tháng 10 – 2011, định không công bố bản dịch của mình, vì bản dịch của Đoàn Thị Điểm hoặc Phan Huy Ích là bản dịch quá tuyệt vời. Bản dịch vừa sát nghĩa, vừa tài hoa, đã Việt hoá một cách tài tình mà có thế khó có bản dịch nào vượt được. Nhưng rồi nghĩ lại mình dịch để mình hiểu thêm vẻ đẹp của tiếng Việt, rèn luyện vần điệu khi sáng tác thơ, cung cấp thêm thông tin cho bạn đọc. Điều này tôi nghĩ cũng chẳng có gì qua mặt tiền nhân. Vậy nên xin post lên để mọi người xem!
Hà Nội ngày 18 – 2 – 2012
Đỗ Hoàng
              
CHINH PHỤ NGÂM

(KHÚC NGÂM VỢ LÍNH)
(Bản dịch Đỗ Hoàng)


I
1- Cõi đất trời quay cuồng bụi gió, (1)
Phận má hường thương khó bao phiên! (2)
Cao xanh thăm thẳm giăng miền (3)
Ai làm nên nỗi đảo điên đất bằng? (4)
5- Trống Trường Thành ánh trăng náo động, (5)
Lửa Cam Tuyền cháy bỏng mây xanh (6)
Tuốt gươm việc lớn chín lần, (7)
Nửa đêm nhận lệnh tướng quân lên đường.
II
Ba trăm năm dân thường êm ấm, (8)
10- Áo lính này vật phẩm võ quan  (9)
Sứ thần cấp tốc truyền ban, (10)
Việc quân là lớn sá màng chuyện riêng.
Thân dũng sỹ cung tên mang vác, (11)
Buổi lên đường phó thác vợ con, (12)
15- Bóng cờ giục giã héo hon
Tiếng tiêu ngoài ải, nỗi hờn trong song. (13)
Chàng trai trẻ, con dòng tướng lĩnh, (14)
Bỏ sách đèn mưu tính việc binh. (15)
Một lòng dâng hiến anh minh,
20- Thước gươm quyết rửa tội hình Hung Nô (16)
Trai anh hùng nấm mồ da ngựa, (17)
Coi chết chóc nhẹ tựa tơ hồng! (18)
Theo quân xa biệt khuê phòng,
Vung roi cầu Vị, bềnh bồng gió Tây.(19)
25- Hói đầu cầu nước đầy xanh mướt,
Lối bên cầu cỏ mượt như tơ
Tiễn chàng lòng thiếp ngẫn ngơ,
Ngựa thuyền, thuỷ bộ bên bờ biệt ly! (20)
Dòng nước xanh sầu bi chẳng vợi,
30- Cỏ thơm tươi lại nối thêm buồn.
Dặn lời tay nắm lệ tuôn,
Bước đi mỗi bước sầu vương mấy lần.
Tình thiếp gửi trong ngần trăng sáng,
Dõi lòng chàng ngoài áng Thiên Sơn. (21)
35- Múa gươm tiễn chén rượu buồn  (22)
Cung tên nhằm thẳng vào đồn sói lang. (23)
Bắt Lâu Lan theo chàng Giới Tử (24)
Hàng Man Khê học cụ Phục Ba. (25)
Áo chàng ráng đỏ chói loà, (26)
40- Ngựa chàng cất bước như là tuyết bay. (27)
Tiếng nhạc ngựa chuyển lay tiếng trống (28)
Nước mắt rơi ướt bỏng bờ mi,
Buồn tênh cái lúc chia ly,
Chiến tranh kẻ ở người đi sao đành!... (29)

III

45- Hà Lương rẽ đường xanh mấy nẻo, (30)
Nhìn mặt nhau dạ héo như dưa,
Bên đường cờ xí phất phơ,
Càng trông, càng thấu thẩn thờ hồn mai.
Đạo quân trước chiếm đài trại Liễu, (31)
50- Ngựa chiến sau tuần tiễu Hà Dương (32)
Kỵ binh tiếp ứng lên đường,
Thuỳ dương biết thiếp đoạn trường này không? (33)
Bông mai rụng nảo lòng xa ngái,
Lính giết nhau máu tái lênh lang,
55- Trông mây, thiếp biết xa chàng,
Đoái sông, ngoảnh núi mơ màng phu quân!
Chàng mất dấu, mấy phần mưa gió,
Thiếp quay về vò võ phòng loan. (34)
Ngoái nhìn kỷ vật bàn hoàn, (35)
60- Non xanh mây lạnh, đa đoan não nề.
Chốn Hàm Dương trăm bề chàng nhớ,(36)
Nơi Tiêu Tương, thiếp cố vời theo. (37)
Hàm Dương cây cỏ vắng teo, (38)
Tiêu Tương mây khói, suối đèo buồn bơ! (39)
65- Cây Hàm Dương ngẩn ngơ nguồn cội,
Sóng Tiêu Tương vời vợi nghìn trùng.
Càng trông thăm thẳm mông lung,
Lưng trời ngăn ngắt, một vùng dâu xanh.
Dâu xanh trải như thành, như luỹ. (40)
70- Ai sầu hơn thiếp ý, lòng chàng.
Ai gây ra cuộc hỗn mang? (41)
Biệt ly đôi ngả, muôn vàn tang thương!

IV

Từ thuở chàng theo đường gió bụi,
Biết thân chàng lầm lủi nơi mô?
75- Xưa nay chinh chiến trận đồ, (42)
Tấm thân muôn dặm, nấm mồ táng đâu? (43)
Gió thổi rát thêm sầu mặt lạnh,
Dòng nước sâu, ngựa tránh chân xiêu.
Kê yên, gối trống sớm chiều, (44)
80- Màn trời, chiếu đất, trải nhiều đắng cay!
Bên Thành Luỹ, Hán nay chiếm đóng (45)
Thanh Hải đồn chật bóng Hồ Lang (46)
Một miền Thanh Hải thương tang. (47)
Núi cao máu rớt, suối ngàn lệ phơi!
85- Trên non xanh, tưyết rơi từng phiến,
Dưới lòng khe ẩn hiện hình ma,
Thương người áo giáp xông pha,
Nhớ về sầu nỗi quê nhà lạnh tăm!
Gấm vua ban tình thâm một thuở,
90- Gian nan càng rạng rỡ tài trai,
Bao miền viễn xứ ruổi dài,
Hết Hàm Dương lại ngược đài Tiêu Quan. (48)
Sương rơi lạnh cây ngàn điểm chốt,
Gió bụi khô mai một hình dong,
95- Lên cao trông sắc vân mòng,
Nỗi buồn này tự trong lòng buồn ra!

V

Chốn Đông Nam, chàng xa biền biệt. (49)
Chỗ giao tranh, thiếp biết nơi nao?
Đời trai gắn manh chiến bào, (50)
100- Chết chóc coi nhẹ bồng mao ngoài ngàn! (51)
Ân nghĩa chúa đã ban từ trước, (52)
Trải khổ nghèo, ao ước vinh thăng.
Non Kỳ lạnh lẽo treo trăng (53)
Bến Phì gió lửa mắc giăng lưới trời. (54)
105- Hồn lính chết tơi bời gió đánh, (55)
Mặt lính nhàu trắng lạnh trăng soi, (56)
Lính hèn phận cỏ, tôi đòi,
Có ai nào bỏ sức hơi gọi hồn! (57)
Bao cuộc chiến đầu non, cuối bãi,
110- Có ai qua van vái tình thương?
Chiến trường mấy kẻ hồi hương, (58)
Tướng Siêu tóc bạc như sương mới về! (59)
Nghĩ chàng trải sơn khê cách trở,
Ba thước gươm ngựa đỡ nhung yên. (60)
115 Sầu trong cỏ rả triền miên,
Lạnh lùng trăng tái tận miền quan san. (61)
Tiếng kêu vọng, thét vang đầu ngựa,
Trên thành cao dao rựa tên bay, (62)
Công danh cám dỗ nhường này, (63)
120- Nhọc nhằn vất vả chẳng ngày nghỉ ngơi.
Nỗi nhọc nhằn không lời ca thán,
Việc quân cơ năm tháng nào yên.
Biết ai gửi nỗi niềm riêng,
Thiếp trong rèm lạnh, chàng miền khói sương! (64)


VI

125- Trong rèm lạnh, thảm thương phận thiếp,
Ngoài cõi xa khốn kiếp thân chàng.
Tưởng là cá nước một đàn,
Biết đâu cách trở đôi đàng nước mây.
Thiếp nghĩ thân mình đây phận gái,
130- Chàng đã từng là phái Vường Tôn. (65)
Nam Bắc cách trở sóng cồn, (66)
Để người thức sớm trải hôm dãi dầu.
Khách phong lưu đứng đầu tuổi trẻ, (67)
Nét hào hoa suôn sẻ tình duyên.
135- Thương thay đôi lứa thuyền quyên,
Dặm nghìn xa ngái, hàn huyên được nào. (68)
Nhớ chàng xưa biết bao hào phóng, (69)
Bên thuỳ dương rợp bóng chim về.
Ngày nào chàng sẽ hồi quê? (70)
140- Cuốc kêu giục giã ngày về cố hương!
Cuốc than sầu, thảm thương oanh hót.
Trước lầu kêu, thảng thốt én bay, (71)
Nhớ chàng trung liệt lòng này.
Tuyết mai đã thấm những ngày gió giông.
145- Hỏi chàng thư ngày mong trở lại, (72)
Chàng hẹn hò khi hái đào hoa,
Giờ đào níu gió đông qua. (73)
Phù dung toá hoá sông xa hao gầy. (74)
Lại hẹn núi Lũng Tây năm ấy (75)
150- Suốt ngày dài, nào thấy tăm hơi.
Bướm tàn, thiếp búi trâm lơi, (76)
Để người đứng khóc, lệ rơi mưa dàn.
Chỗ thôn vắng, tiếng đàn réo rắc
Như là lời thầm nhắc đến chàng
155- Hán Dương cầu nọ hẹn sang, (77)
Ngày tàn, người vẫn mơ màng khói sương,
Gió hoang thổi tang thương vạt áo,
Giữa tầng không ảo nảo tấm thân.
Khóc than lệ rỏ trăm lần,
160- Hàn Giang dậy sóng chìm dần chiều hong! (78)

VII

Nhớ năm trước, thư mong chàng lại,
Năm này đây tin mãi chàng về, (79)
Tin đi, người chẳng hồi quê,
Hoa dương rụng rã, nảo nề rêu xanh. (80)
165- Rêu xanh rải chung quanh lớp lớp,
Mối bước đi trăm bước sầu tuôn.
Chuyện xưa nhắc lại thêm buồn.
Năm nay thư đến, tình suông nối lời.
Thư đã tới mà người chưa tới,
170- Trước rèm thưa mưa dội, nắng xiên,
Nắng xiên vàng võ mái hiên,
Hẹn mười lỡ chín mới nên nỗi này! (81)
Bấm đốt tay tính ngày cách trở,
Tiền sen này đã nở thành ba, (82)
175- Xót chàng ngoài cửa ải xa,
Thương sao lính thú Hoàng Hoa dặm dài. (83)
Người biên ải không ai thăm hỏi, (84)
Lính Hoàng Hoa trống trải khuê phòng,
Thân này tan nát nỗi lòng,
180- Thiếp này có phận như không có rồi! (85)
Lão thân chàng da mồi, tóc bạc, (86)
Con thơ chàng sửa khát đêm đêm,
Lão thân tựa cửa ưu phiền,
Con thơ mong bố vẫn biền biệt xa. (87)
185- Phụng cung thân như là trai giỏi (88)
Việc sách đèn, lời nói thay cha. (89)
Thiếp thân lo trẻ, chăm già
Nhớ chàng mấy độ cửa nhà vắng tăm!
Nhớ chàng hẹn trước năm đà quá,
190- Đến năm này cũng đã trôi xa,
Hai, ba, tới bốn năm qua.
Trăm nghìn vạn nỗi cho ra nỗi này.
Ước thiên lý tầm tay gần lại, (90)
Kể khổ đau, thiếp giải nỗi lòng.
195- Thoa cung Hán, thuở má hồng (91)
Gương Tần, lầu ngọc loan phòng thường soi. (92)
Ước gửi đến tận nơi chàng ở,
Cùng nhau bàn cho tỏ nguồn cơn,
Để chàng thấu nổi cô dơn
200- Linh thiên kỷ vật sớm hôm thiếp cầm! (93)
Nhẫn đeo tay tình thâm thuở bé, (94)
Ngọc cài đầu tuổi trẻ vui chơi.
Nhờ ai mà gửi tới nơi, (95)
Để chàng quý trọng tình người khi xa! (96)

VIII

205- Nhớ lúc này năm qua tin tới,
Nhưng năm này chờ đợi vắng tin.
Cánh nhàn ngỡ bức thư tình.
Sương rơi áo ấm một mình đệt may.
Chim hồng thư, gió tây cản lối, (97)
210- Thương chốn ngoài, mưa dội tuyết bay.
Tuyết bay lạnh lẽo nhường này.
Mưa đầu núi dội nỗi này ai cam?
Lạnh lẽo quá thêm càng gian khó,
Xót ngoài trời kiếp cỏ thân rơm,
215- Thư kia mấy chữ bờm khơm, (98)
Mấy câu bói toán cũng lờm lợp lay. (99)
Hoàng hôn đó mèm say cũng thể
Lui cui mò nào kể mà chi.
Mấy lần trăng khuyết, đêm đi. (100)
220- Lược gương, tóc lệch, tiếc gì hồng trang!
Từng dạo bước mơ màng trầm lắng,
Chốn khuê phòng im ắng buông rèm.
Ngoài rèm thước đã tin đem, (101)
Trong rèm đã có bóng đèn biết cho.
225- Đèn có biết, lý do nào biết.
Tự lòng này chỉ thiếp mới hay.
Lặng im càng nẫu nùng thay.
Nhìn đèn thấy ảnh hình này thêm thương!
Năm cánh trống đêm trường gà gáy. (102)
230- Tám chín lần liễu nảy cành tơ.
Sầu như biển thẳm vô bờ,
Một khắc bằng cả năm chờ đợi trông. (103)
Hồn phiêu dạt hương nồng gượng đốt,
Lệ rơi hoà thân một gương soi.
235- Căng tơ, lựa phím, nối lời, (104)
Cầm sắt loan phượng dám lơi ngón đàn!
Gió đóng hỡi, ý đang gửi đến, (105)
Tấm lòng vàng hiển hiện non Yên (106)
Non Yên dù chẳng tới miền,
240- Nhớ chàng dằng dặc muốn lên lối trời. (107)...

Nhà thơ Hữu Thỉnh nhận định, đánh giá Tố Hữu không chính xác

Nhà thơ Hữu Thĩnh nhận định Tố Hữu không chính xác...



                             
                                                 Nhà thơ Đỗ Hoàng                    
      
NHÀ THƠ HỮU THỈNH NHẬN ĐỊNH,

                         ĐÁNH GIÁ TỐ HỮU KHÔNG ĐẦY ĐỦ VÀ KHÔNG CHÍNH XÁC

                                                        Đỗ Hoàng

 
        Nhà thơ Hữu Thỉnh có bài viết Tố Hữu, nhà thơ của nhân dân; đó là nhận định, đánh giá không đầy đủ và không chính xác.(1)
   Xin mạn đàm về một chút chữ nhân dân. Từ lâu rồi chúng ta hay dùng hai chữ nhân dân một cách lạm phát, có khi không chính xác, ép buộc cho nó, như Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân… Thật ra nó là của Nhà nước của một thể chế chính trị.
  Chúng ta phải đấu tranh với sự cứng nhắc của ngôn ngữ. Những từ như Nhân dân, Dân chủ đã mất đi ý nghĩa của chúng. Bất cứ người nào có thể tổ chức những cuộc bầu cử đều coi mình là người dân chủ, người của nhân dân (G. García Marquez) .
  
  Các thể chế độc tài, toàn trị cổ kim còn dùng nó như là một sự mị dân. Cái gì cũng của nhân dân, nhưng thực tế nhân dân là người ở dưới quyền chính trị không có cái gì cả.
    Từ Nhân dân là chữ Hán, ghép chữ nhân và chữ dân lại với nhau. Hai chữ này ở Trung Quốc cũng ghép để đặt tên báo chí và ấn phẩm, như: “Nhân dân nhật báo.”. Tờ Nhân dân nhật báo của Đảng cộng sản Trung Quốc báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như tờ Nhân Dân của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  Chữ “nhân’ ai cũng biết nghĩa chính của nó là chỉ người. Người là giống khôn ngoan nhất trong loài động vật. Chữ “dân” cũng chỉ người, dân, người thuộc dưới quyền chính trị. Thì “nhân dân” là người thuộc dưới quyền chính trị.
    Nhà thơ Tố Hữu là nhà thơ của đảng cầm quyền – Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng ta là Đảng cầm quyền – Lời Hồ Chủ tịch).
  Điều này nhà thơ Tố Hữu đã tự bạch và ông nhiều lần khẳng định:
Trái tim anh đó chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho
Đảng phần nhiều,
Phần cho thơ, phần để em yêu
Em xấu hổ thế cũng nhiều anh nhỉ.
Rôi hai đứa hôn nhau, hai người đồng chí.
(Bài ca xuân 61)
 Phần cho người yêu cũng là phần của Đảng. Vì người yêu cũng là đồng chi, đảng viên với mình!
 Có một giai thoại là một giáo viên văn cấp 3 dạy văn ở huyện Hoài Đức (Hà Tây cũ) khi giảng đến đoạn trái tim chia ba phần ông ta đã đứng giữa bục giảng cười lên sằng sặc như kẻ cuồng làm cho học sinh hoảng hốt, giáo viên đồng nghiệp hết hồn, ban giám hiệu thì miệt thị khi ông nói:
“ Trái tim chia như tướng Trần Bình chia thịt cho quân lính, Trần Bình phân nhục thậm công (Tướng Trần Bình chia thịt cho quân lính rất công bằng). Vồn xưa Trần Bình xuất thân là đồ tể, bán thịt.) thì choa chịu không dạy nổi Phần cho thơ cũng là của Đảng, cho ẻ vào cái giáo dục của các ông, choa về đi cày kiếm gạo. Ông giáo viên bỏ về đi cày thật!
Phần cho thơ, thơ cũng của Đảng:
Làm bí thư hoài có bí thơ?
Rằng thơ với đảng nặng duyên tơ…

Mẹ không còn nữa, con còn đảng
Dìu dắt con khi chửa biết gì…
  Tố Hữu trăm phần trăm là nhà thơ của Đảng.
 Và Tố Hữu dành rất nhiều thi phẩm để ngợi ca Đảng mình và lãnh tụ của mình:
Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt
Đảng ta đây xương sắt da đồng
 (Ba mươi năm đời ta có Đảng)
 
Như đứa trẻ sinh nằm trên có
Không quê hương sương gió tơi bời
Đảng ta sinh nở trên đời
Một hòn máu đỏ nên người hôm nay…
(Ba mươi năm đời ta có Đảng – đã dẫn)


Ca ngợi lãnh tụ của Đảng mình:
Người ngồi đó ung dung châm lửa hút
Trán mênh mông thanh thản một bầu trời
Không vui gì hơn bằng mắt Bác Hồ cười
Hồn biển lớn đón muôn lời thủ thỉ…
(Sáng tháng năm)
Và dành hết tâm linh, tình cảm, vật chất cho lãnh tụ mình kính yêu:
Hoa ơi con gái của cha
Cha nâng con nhé làm hoa tặng Người.
Bác về vui đó con ơi
Bác hôn các cháu, Bác cười với dân
(Cánh chim không mỏi)
Và ca ngợi Chủ nghĩa Cộng sản thế giới (Cách mạng tháng Mười Nga):
Thuở anh chưa ra đời
Trái đất còn nức nở
Nhân loại chửa thành người
Đêm ngàn năm, man rợ.

Từ khi anh đứng dậy
Trái đất bắt đầu cười
Và loài người từ ấy
Ca bài ca tháng Mười..

Ca ngợi lãnh tụ Cộng sản thế giới:
- Lê nin;
Người ngồi đó
Viết những dòng ánh sáng…

Khi người mất
Con vừa bốn tuổi…

-  Stalin:
Hôm qua tiếng gọi ngoài đồng
Tiếng loa xót ruột, xót lòng con ơi!
Stalin ôi! Stalin ôi
Nghe tin ông mất đất trời còn không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình, thương một, thương ông, thương mười!

Nhà thơ tuyên truyên cho các chủ trương, chính sách từ lớn đến nhỏ của Đảng:
Nhặt tí phân rơi, dọn từng ngọn lá
Mỗi hòn than mẩu sắt cân ngô
Ta nâng niu gom góp dựng cớ đồ…
(Bài ca xuân 61)
 Có chủ trương chính sách đúng, có chủ trương chính sách thực hiện sai. Điển hình là tổ chức hợp tác xã. Hợp tác xã nêu làm tốt thì sẽ phát huy ưu thế của nó, nhưng làm không tốt thì nó trở thành trại lính – Arachtrac như nông thôn trại lính thời Nga Hoàng. Vì tuyên truyền cho Đảng mình nên, Tố Hữu không thấy tổ chức hợp tác xã thập kỷ 60, 70 thế kỷ trước là một sự lãn công ghê gớm trong đời sống nhân dân, đời sống xã hội thụt lùi hai, ba thế kỷ, nhưng nhà thơ cứ viết:
Năm năm mới bấy nhiêu ngay
Mà trông trời đất đổi thay đã nhiêu
Dân có ruộng dập dìu hợp tác
Lúa mượt đồng ấm áp làng quê
Chiêm mùa đỏ ven đê
Sớm hôm tiếng trống đi về nông thôn…
(Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Miền Bắc thiên đường của các con tôi.
(Bài ca xuân 61)
  Nhưng Nhân dân thì Nhân dân thấy:
Kiểu làm ăn hợp tác
Đói nghèo đến tủy xương
Trai tráng bỏ quê hương
Sung vào nơi lính tráng
Coi thường thân mạng sống
Cố lách qua đói nghèo…
(Tâm sự người lính – Đỗ Hoàng – 1973)
Hợp tác xã chỉ làm giàu cho phe nhóm, cho cá nhân lý trưởng mới, chánh tổng mới.
Mỗi người làm việc bằng hai
Để cho Chủ nhiệm mua đài, mua xe
Mỗi người làm việc bằng ba
Để cho Chủ nhiệm xây nhà, xây sân…
  ( Ca dao mới)
Nhân dân thấy cái khốn cũng của cuộc đời xã viên nông nghiệp:
Sống không lô, không lạng
Chết trám, bạng, mưng ri… (loại gỗ quá xấu để chồn ngưới nghèo đói)
(Ngạn ngữ mới)
  Hợp tác xã đã đẩy nông dân đến bước đường cùng, người phụ nữ trong nhân dân chịu nhiều hủ lậu, tệ nạn, khốn cùng nhất, mảnh vải che thân cũng không có. Trong khi đó bọn quan lại mới thì đi bằng đít, tranh nhà, giành xe, xơi gà hầm, cọp hầm:
Bầm ơi chịu rét đi bầm
Von ga con cỡi, gà hầm con xơi.
Chức quan con to lắm rồi
Bầm yên tâm nhé cứ ngồi gặm khoai!
(Ca dao mới)
Họ đau đớn thốt lên như một cái tát vào bọn ăn hại nhân dân:
Bây chừ hợp tác, hợp te
Không có mảnh vải mà che cái lồn!...

  Ở trên thế giới và trong nước, nhiều nhà thơ ngợi ca Cách mạng, nhưng khi cách mạng thành công họ thấy mong ước, khát vọng của mình không được như Cách mạng đem lại cho nhân dân; nên người ta phải tìm cách hành xử như trốn tránh thực tại, đi vào chốn tu hành hoặc quyên sinh.
  Phàm nhà thơ Cách mạng, mà trước Cách mạng có ôm ấp ảo tưởng hoặc lý tưởng thì rất có thể chết vì cái hiện thực chính mình đã ca tụng và hy vọng. Mà Cách mạng hiện thực nếu không làm tan nát cái ảo tưởng, cái lý tưởng của nhà thơ thì cái Cách mạng đó cũng chỉ là lời nói trống rỗng trên bố cáo mà thôi. Nhưng Exenhin và Soloely không đáng chê lắm, trước sau họ tự hát lên bài ca ai điếu, họ thành thực.
                                                         (Lỗ Tấn)
     Cái hiện thực xây dựng xã hội chủ nghĩa bằng hợp tác xã nông nghiệp trại lính cóp py của nước ngoài làm thất vọng nhiều người. Có xã hội chủ nghĩa đâu mà đòi hỏi con người xã hội chủ nghĩa (!) Sự thật này đã được các văn sỹ tiên tri báo trước:
 Sự mâu thuẫn khá vỹ đại. Vả lại dù sao đi nữa, chính ý nghĩa của thực tại và xã hội chủ nghĩa đã trái nghịch với nhau rồi. Vì thật thế, một hiện thực xã hội chủ nghĩa làm sao có thể thực hiện được khi thực tại hoàn toàn không có tính chất xã hội chủ nghĩa…
                                                       (Sứ mệnh văn nghệ - Cammus)
  Trong thể chế toàn trị sẽ nẩy sinh ra một thứ văn sỹ tụng ca cho thế lực cầm quyền, ohức vụ cho thế lực cầm quyền sinh ra một loại văn chương ba xu tụng ca kẻ ăn trên ngồi trốc,  xa lạ với nhân dân dưới quyền chính trị:
 Từ xương máu mồ hôi của nhân dân, ta sẽ thấy nảy sinh ra thứ văn chương ngoan ngoãn, những bài tường thuật nghèo nàn như ảnh chụp và những tác phẩm bị chỉ huy trong đó hận thù thay cho tình yêu.
                        (Sứ mệnh văn nghệ hiện đại – Cammus – Bùi Giáng dịch)
    Trong lịch sử văn chương nước nhà và thế giới có biết bao nhiêu nhà thơ, nhà văn xuất thân ở tầng lớp trên, bản thân họ cũng là người cầm quyền như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Puskin, Lecmongtop…nhưng trong sáng tác của họ họ đứng về phía nhân dân, đồng cảm nỗi đau khốn cùng của nhân quần, họ gần dân, vì dân nên họ được nhân dân ca ngợi, truyền tụng:

Bạch đầu không phụ ái dân tâm
(Bạc đầu vẫn nghĩ đến thương dân)
(Nguyễn Trãi)

Sinh vi vạn nhân thê
Tử quy vô phu quỷ (Tàu)

Sống làm vợ khắp người ta
Hại thay thác xuống làm ma không chồng)

Nhân sinh tối khổ thị nữ tử
Nữ tử tối khổ thị kỹ thân

Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
(Đoạn trường tân thanh - Nguyễn Du phóng tác)

Đứa ăn mày cũng trời sinh
Bệnh còn cứu đặng, thuốc dành cho không
(Hải thượng Lãn ông)

Đã đi với nhân dân
Thì thơ không thể khác
Dân nô lệ nghèo hèn
Chết áo bông đắp mặt”
(Đêm Nghi Tàm đọc thơ Đổ Phủ - Phùng Quán)


Thân vi dã lão dĩ vô trách
Lộ hữu lưu dân chung động tâm
(Lão quê trách nhiệm không còn nữa
Thấy cảnh dân xiêu vẫn động lòng)
(Lục Du)     

 Còn quan lại các thể chế độc tài, toàn trị cổ kim thi:

Van bầy giặc đỏ như van khái
Giết đám dân đen tựa giết gà.
Tấc biển, tấc sông đem bán quỷ
Thước đồi, thước núi hiến dâng ma!

Cướp hết đất đai, hết biển trời
Lại còn thút thít giọt trào rơi
Nhom nhem vải khố che râu chuột
Nhọ nhọe mù soa bịt mõm dơi
Gượng gạo hô điều nhân với đaọ,
To toe hét luật nghĩa và đời
Tuôn trào dòng lệ như là thật
Nước mắt sấu già bạn dân ơi!
……

(Tân cổ quan lại , nước mắt cá sấu– Đỗ Hoàng)
                                                               `
Mệnh quan càng lớn, càng to
Lâu đài càng rộng, vàng kho càng nhiêu
Thê thê, thiếp thiếp yêu yêu                                                        
Đờn ca xướng hát hết chiều đến đêm.
Trong ngoài quận huyện đảo điên,
Ta đây dấy nghĩ hạ thiên thay trời.
…                                                      
Lạ gì cái lũ quan dâm
Miệng hô Thiên tử, dao đâm tim người
Thuyền rồng giỡn sóng ra khơi
Một phường ăn máu muôn đời dân đen
Lập công nấp vá kẻ hiền
Cổ kim sử sách ai khen bao giờ.(!)
(Kiều Thơ – Phóng tác của Đỗ Hoàng)

            *


 Tố Hữu là nhà thơ lớn của Cách mạng, của Đảng (Đảng Cộng sản việt Nam), đó là điều mặc nhiên, không ai phủ nhận được. Nhiều nhà thơ lớn khác không tranh vị thế ấy của nhà thơ Tố Hữu và tranh cũng không được.
 Những vần thơ Cách mạng của Tố Hữu các nhà thơ đương thời ít ai viết hay và mạnh mẽ như thế này:
Bạn ơi, nguồn thảm sầu kia bởi
Sỗ phận hay do chế độ này?
 Rồi những vần thơ đồng cảm với nhân dân cần lao:
Tôi là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo không cơm, cù bất, cù bơ!
Nhà thơ Tố Hữu đi theo Cách mạng (Cách mạng tháng Tám năm 1945), theo Đảng thì nhà thơ toàn tâm, toàn ý phục vụ ca ngợi đảng của mình.
Quyền lợi, bổng lộc, chức tước của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay cũng chỉ là lợi ích phe, nhóm; không phải lợi ích toàn dân mà chính Đảng Cộng sản Việt Nam đang chống lại lợi ích nhóm cực đoan.

                                       *
        Trong bài viết trên, nhà thơ Hữu Thỉnh lập luận nhiều chỗ cũng không chính xác nữa. Ví như:
       Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ - Là một thiên đại tự sự của Tố Hữu (!)
 Câu trên và câu tiếp Mặt trời chân lý chói qua tim là hai câu cảm thấm nhuần chân lý của Tố Hữu, không có tự sự, kể lể câu chuyện về bản thân mình, gia đình sự việc gì ở đây cả.
     Chưa hết, tiếp đến Hữu Thỉnh viết: Tố Hữu phát hiện ra Cách mạng. Không phải chẻ sợi tóc làm tư nhưng ai chả biết phát hiện có nghĩa nhiều nghĩa, những nghĩa ở đây là phát minh, tìm ra một vấn đề, một việc gì mới, một ánh sáng ngọc mà người khác chưa làm được, chưa thấy. Cách mạng có từ thời Xô viết Nghệ Tỉnh, thời Đảng Cộng sản Đông Dương (Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay) thành lập năm 1930 lúc Tố Hữu mới mười tuổi, cả nước đều biết. Cách mạng đã hiện lên rỡ như mặt trời, một điều tất nhiên mà mọi người cần lao chỉ có đi theo mà thôi. Nhà thơ Tố Hữu cũng vậy:
Anh Lưu, anh Diễu dạy con đi
Mẹ không còn nữa, con còn Đảng
Dìu dắt con khi chửa biết gì…
  Nhà thơ Hữu Thỉnh lại viết tiếp: Và Cách mạng cũng phát hiện ra Anh (Tố Hữu). Lập luận này cũng không đúng nốt. Nó cũng ngô nghê. Nói thế khác nào nói: Mặt trời phát hiện ra con chuột(!). Cách mạng như một khối nam châm khổng lồ có sức hút vô biên để mọi người đi theo, nó không có tố chất phát hiện!
     Bài viết Tổ Hữu nhà thơ của nhân dân rất đầu Ngô, mình Sở. Nó không ra bài ai điếu, không ra bài nghiên cứu. Lại có những đoạn khó vào lòng người: “Bí quyết nào từ một trang thư sinh nhỏ thó, cao 1m58, nặng trên 40 kg, giọng nói nhỏ nhẹ như con gái, lại có sức mạnh xóc dậy cả một lớp người sau những trận khủng bố trắng…” Điều này nó chẳng sai, nó chính xác như khám tuyển sức khỏe, kiểm tra HIV để đi công cán nước ngoài bây giờ. Nhưng nó không nhân văn, nhất là nói về một nhà thơ lớn của Đảng mình, cấp trên vời vợi của mình (của nhà thơ Hữu Thỉnh).
    Tôi hồi ở chiến trường thập kỷ 70, lúc ấy chưa nhìn thấy nhà thơ Tố Hữu nên rất ước ao xem nhà thơ của Đảng cộng sản Việt Nam nổi tiếng tầm vóc ra sao, mặt mũi ra sao, may mắn đọc một bài viết của một nhà văn nước ngoài đến Việt Nam tả Tố Hữu: “ Đó là một người tầm thước, với sự sắc sảo nhạy bén của người làm công tác chính trị cộng với trái tim đằm thắm nhân hậu của nhà thơ nên cuốn hút chúng tôi ngay từ phút đầu.”
     Người nước ngoài cao to mà viết về người Việt Nam bé nhỏ như thế là nhân hậu và có văn hóa biết chừng nào!
    Bài trên (đã dẫn) của nhà thơ Hữu Thỉnh có những nhận định không đồng nhất. Tác giả khẳng định Tố Hữu là nhà thơ của nhân dân, nhưng kết thúc Hữu Thỉnh viết: “Hãy trở lại những bài thơ đầu tay của Tố Hữu:
Trên dòng Hương Giang
Em buông mái chèo
Trời trong veo
Nước trong veo
Em buông mái chèo
Trên dòng Hương Giang                                                                                                       

Là rất chuyên nghiệp. Và cũng rất chuyên nghiệp…”
    Thơ chuyên nghiệp đến mức làm cho người ta quên thơ đi chỉ còn cảm thấy có tình người, là đến gần nhân dân nhất. Tố Hữu là như vậy. Và vì thế anh còn mãi với chúng ta.
 Theo lập luận này thì Tố Hữu là nhà thơ đến gần nhân dân nhất! Còn Tố Hữu nhà thơ của nhân dân như đầu bài quả là nhận đinh, đánh giá không đầy đủ, không chính xác!

                                
                                                     Hà Nội, ngày 29 – 12 – 2012
                                                                    Đ - H


(1) Bài in trên báo Văn nghệ số 49 ngày 8- 12 – năm 2012

 

NHà thơ Trần Mạnh Hảo phê binh trương ca Chân đất

Trường ca Chân đất của Thanh Thảo không phải nước ốc



             
                                       Nhà thơ Trần Mạnh Hảo

TRƯỜNG CA CHÂN ĐẤT CỦA THANH THẢO KHÔNG PHẢI NƯỚC ỐC

 Trần Mạnh Hảo

Tác phẩm “Trường ca chân đất” của nhà thơ Thanh Thảo - Ủy viên hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam “ đầu tháng 01-2013 này đã nhận được hai giải thưởng lớn cùng một lúc : 1- Giải thưởng của Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam 2- Giải thưởng của Hội nhà Văn Việt Nam, đã được nhà thơ Hữu Thỉnh - chủ tịch Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam kiêm chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, trong lễ trao giải thưởng ngày 29-01-2013 hết lời ca ngợi, coi trường ca này như một tuyệt tác, đạt tới đỉnh hay của đảng của dân và của Hội . Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, trong diễn văn ca ngợi các tác phẩm được giải, đã hết lời ca ngợi tập trường ca này của nhà thơ Thanh Thảo như sau :
“Trường ca chân đất của nhà thơ Thanh Thảo thể hiện một bút pháp điêu luyện và một mạch ngầm xiết chảy của cảm xúc trong những câu thơ quá nhuần nhuyễn, tinh tế và độ vang rộng. Cấu trúc trường ca với các chương từ Chân tre đến Chân sóng đã tạo ra sự chuyển động dây chuyền của con sóng này đẩy tiếp con sóng khác để cuối cùng dâng lên thành con sóng lớn mang tên Tổ quốc. Đó là những con sóng của cảm xúc và ý chí, của quá khứ và hiện tại, của một người và của cả đất nước, của lịch sử và văn hóa. Đó là một bản giao hưởng ngôn từ bi tráng và kiêu hãnh về một dân tộc đã đứng lên từ nước mắt và máu để dựng lên nhân cách sống của mình suốt chiều dài lịch sử.”
http://vanvn.net/news/35/3062-le-trao-giai-thuong-van-hoc-2012-va-ket-nap-hoi-vien-moi.html
Ngay sau khi Hội nhà văn VN công bố giải thưởng, nhà phê bình văn học kiêm nhà nghiên cứu triết học Nguyễn Hoàng Đức, trên trang mạng của nhà văn Nguyễn Tường Thụy, đã công bố bài phê bình tập trường ca này của Thanh Thảo, với tiêu đề dễ gây choáng : “Thơ Thanh Thảo – Chuyên gia nước ốc trường ca, cỡ vạn người làm”. Có đoạn viết như sau :

               

                                           Nhà thơ Thanh Thẩo
                        
   “Thanh Thảo là nhà thơ lớp chống Mỹ rất lừng danh! Nhưng lừng danh bởi cái gì thì tôi chưa được đọc nhiều. Một lần thấy chương trình nói về thơ Thanh Thảo với bài “tủ” rất nổi tiếng của ông, tôi đã rất chăm chú lắng nghe. Tôi thấy Thanh Thảo bước ra bãi cỏ và đọc bài “Dấu chân qua trảng cỏ”. Bài thơ chẳng có cảm xúc hay cái nhìn gì đặc biệt. Ngay cái tên của nó cũng gợi lên cho ta một chủ đề hết sức bình thường. Nếu văn học là đi qua thông tin cấp một, thì đầu đề bài thơ chỉ là 1,1 thông tin, với một khung cảnh, một cảm trạng. hay một suy tư kéo theo rất nhỏ nhắn. Đi thẳng vào bài thơ nó mới là niềm thất vọng lớn. Nó nhạt không thể nào tả được. Nếu mục đích của nó không “són ra” một tí tuyên truyền thì nó chẳng có gì để nói. Một tí đó nằm ở cuối của bài thơ
Cuộc đời trải mút mắt ta
Lối mòn nhỏ cũng dẫn ra chiến trường
Và:
Vùitrong trảng cỏ thời gian

Vẫn âm thầm trải mút tầm mắt ta

Vẫn đằm hơi ấm thiết tha

Cho người sau biết đường ra chiến trường...

Một tác giả viết dù nhạt như vậy, nhưng hôm nay chắc là do cơ số ưu tiên giành cho các cán bộ đại ca của văn học mậu dịch, ông lại vừa ẵm giải của Hội Nhà văn với trường ca Chân đất. Cái gọi là trường ca này dài hơn bốn nghìn chữ, với tứ thơ và ý thơ nói cho nhanh đều cán đích nhạt hơn nước ốc. Chúng ta hãy thử suy luận hai từ “chân đất”, nó hoàn toàn là thông tin cụt lủn cấp một chẳng hề chứa một thông điệp nào của tư tưởng. Hơn thế, chữ chân đất gợi lên thứ nông phu nào đó. Một nông dân có thể rất đẹp trên cánh đồng, nhưng chưa thể trở thành nhân vật của mỹ học cao cả được. Thôi nói nhiều võ đoán, chúng ta thử bước vào mấy câu thơ tiêu biểu nhất:
- này bạn tre ngâm ơi
sao mắt rạng ngời
mùi hơi gắt

- thì Việt vương cũng nằm gai nếm cứt
như thân ta ủ kín trong bùn
Thanh Thảo lấy vua Việt Vương để làm duyên cho tre. Trời ơi vẻ đẹp của tre thuần phác lắm, nó ngâm trong bùn cao quí khác gì vàng thử lửa, hay con người bị thử thách trong ô nhục. Vậy việc gì phải an ủi nó bằng cách so với Việt Vương nếm cứt. Đúng là khi trong đầu chẳng có tư tưởng gì trọng đại người ta đành phải loay hoay với những điều vớ vẩn. Đây hoàn toàn là cách tự ti tiểu nông muốn lên gân. Về tu từ pháp, khi Nguyễn Huy Thiệp đưa “cứt” vào văn xuôi, nhiều người đã coi là “thẩm xú”, vậy mà thanh Thảo còn đưa cứt cả vào thơ, có lẽ xưa nay chưa từng có thẩm xú đỉnh cao kiểu cán bộ như vậy. Tiếp theo:
 bác Năm Trì tàng tàng tàng
bác Năm Trì dân Quảng Ngãi

đêm láng lênh bác ngồi gãi háng
trăng hạ tuần
Đây hoàn toàn là thứ thơ thấy gì nói nấy, rơi vào dễ dãi, tự nhiên chủ nghĩa, đem cả việc gãi háng vào thơ khác nào bày ra thứ nhà tắm công cộng” (hết trích Nguyễn Hoàng Đức)
http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/2013/01/21/tho-thanh-thao-chuyen-gia-nuoc-oc-truong-ca-co-van-nguoi-lam-2/

Sự phê bình hơi bị nóng tính trên của anh Nguyễn Hoàng Đức không phải không có lý, tuy nhiên vẫn còn có chỗ cực đoan. Mấy câu thơ trong trường ca trên của Thanh Thảo anh trích ra chê thô tục, bậy bạ là chính xác. Bài thơ lục bát “Dấu chân qua trảng cỏ” của Thanh Thảo làm ca ngợi anh lính giải phóng hồi xưa Nguyễn Hoàng Đức trích ra và chê kém là rất đúng. Đây là một bài thơ xoàng đã mấy chục năm nay có hàng chục người thi nhau ca tụng.

Nhưng khi anh Nguyễn Hoàng Đức có ý xổ toẹt đời thơ Thanh Thảo thì chưa khách quan. Trường ca “Những người đi tới biển” của Thanh Thảo năm 1977 là một trường ca hay, tuy có một số đoạn chất lượng còn trung bình. Thanh Thảo có một số bài thơ hay, tiêu biểu là bài thơ “ Đêm trên cát” viết về Cao Bá Quát.

Trong “Trường ca chân đất” đôi khi ta vẫn thấy có những câu thơ hay hoặc khá của Thanh Thảo, như các câu sau :



“những năm ấy cây chò rừng bốc cháy
lửa hồn nhiên sáng trong
trăng như sữa đổ tràn rẫy cũ
một mình tôi ngun ngút nhớ thương
những năm ấy tôi bơ vơ như đất
bị bỏ quên một góc
bìa rừng”

“hoàng hôn xuống như một người gánh rạ
gánh sắc vàng đang sẫm dần”
….
“đời như chiếc cối xay tre
quay quay quay mãi
lại về
tuổi thơ”

 “60 năm còn lại gì
vẫn tiếng chân mưa đi
ngoài cửa sổ”
….

“cõng mẹ đi chơi
mẹ nhẹ đến nỗi không biết còn hay mất”
….
“những dòng sông mất tích
những đám mây trượt ngã
những hàng cây tắt nến trong đêm
tôi đi về nhà mình
thèm một ngọn lửa màu rơm
một ổ chó ấm hơi chờ đợi”
….
Phần lớn những câu trong “ Trường ca chân đất” là những câu thơ dở, viết dễ dãi, như những câu nói thường nhật năng xuống dòng, hoặc sến, hoặc ngây ngô tức cười, hoặc sáo mòn, phi hình tượng, phi hình ảnh, nôm na như sau :
“bác Năm Trì dân Quảng Ngãi
ghét bác ghê cái tính hay nói tục
chửi bậy
chẳng nhằm ai
như trẻ con ném đất cục
vô ý trúng
có khi đền thấy mẹ
có khi
phải kiểm điểm

dù đất cục quê mình
chỉ u đầu chứ không
sưng
….
 bác Năm Trì tưng tưng tưng
bác Năm Trì dân Quảng Ngãi

mùa tiếp mùa bác kéo nhá buông câu
xơi tái
dăm ba thằng se sẻ

những con đỉa tự ngàn xưa
hoảng sợ
những con đỉa đeo bám vào giấc mơ
nhờ nhợ
(bây giờ người Tàu sang xứ mình lùng mua đỉa
đắt bao nhiêu cũng cân
chắc họ mua về thả ruộng( Tàu)
cho đỉa bu sướng chân ( Tàu)
hút máu)

người Tàu thật lạ
họ mua những thứ dân mình vứt bỏ
và bán cho mình những thứ cả thế giới vứt bỏ
….

làm sao tôi biết
chân ruộng sâu có gì?
 bác Năm Trì
bình thản xoa tí nước bọt vào chân
và bứt ra một con
đỉa
nói theo kiểu bây giờ
“hết sức kiềm chế!”
….

à à uôm uôm
ruộng sâu rồi tới ao chuôm
tôi lớn lên từ đó
 bàn chân sục trong bùn
nghe ram ráp lá lúa xoa vào mặt
từ một cánh đồng anh đi đánh giặc
mùi bùn đâu chẳng giống nhau

cứ gì mùi thơm mới khiến nhớ lâu
khi bùn non nối đời anh với đất
khi bàn chân giẫm gai cào đá sắc
là để cho bùn ruộng nhuyễn hơn thôi
….
tôi hạnh phúc thơ mình lấm láp
thơ mình in gương mặt bác Năm Trì
nẻ chân chim mặt ruộng mùa cuốc ải
lầm lì
hái rau tập tàng
bắt con cua lùa con cá
về cho má
nấu canh chua
….
người già quê tôi
bắt được con gì ăn con nấy
nấu canh đủ thứ lá
mọc hoang trên ruộng mình
mỗi khi họ làm thinh
mây trên trời tụ về đen kịt

nhớ linh tinh

đựng cho vừa vài folder máy tính
đếm lỉnh kỉnh

dội từ thăm thẳm hang xưa ấy
một tiếng” ngà ơ” gọi ta về
ta như con dế thèm đám cỏ
gặm hết thời gian bỗng tái tê

buông câu giữa muôn trùng đói rách
mong giật được một ngày sáng tươi
quê hương bỏ thì thương vương thì tội
em thèm làm việc lắm anh ơi!


nhưng mẹ ơi còn con trai trong bụng
là mẹ đẻ hết ra cho chúng giong khơi
….
lặn biển Hoàng Sa liệt nửa người
giờ ngồi xe chó kéo
người bé trên đảo Bé
mỗi khi nhìn thấy biển mắt rực cháy
“biển ơi biển ơi biển ơi”
thế thôi

….
anh yêu biển mà đứng trên bờ
anh yêu nước mà không biết bơi

chúng tôi không xây Vạn Lý Trường Thành
chúng tôi đếch là hảo hán
chúng tôi tươi vui
bình thản”

http://nhavantphcm.com.vn/tac-pham-chon-loc/tho/truong-ca-chan-dat-cua-thanh-thao.html

“Trường ca chân đất “ rất dàn trải, thiếu cấu tứ chặt chẽ, các chương đều do chơi chữ “chân” từ “chân đất” mà ra : chân tre, chân ruộng, chân mưa, chân núi, chân cỏ, chân tháp, chân mây, chân sóng, chân lũy. Cứ đà này, nhà thơ có thể kéo tới ngàn trang bằng các chương khác cho đủ bộ “chân” của nhà “chân học” Thanh Thảo : chân trời, chân thật, chân giả, chân thang, chân móng, chân nhân, chân mày, chân gỗ, chân tình, chân thiện mỹ, chân chim, chân giò …cho tràng giang đại hải nữa hay sao ?

Do đó, khi nhà phê bình Nguyễn Hoàng Đức nói Thanh Thảo là “ chuyên gia nước ốc trường ca” thì có vẻ đúng, nhưng hơi quá. Phải nói “Trường ca chân đất” không nhạt đến nỗi như nước ốc, mà nó đậm đà hơn, nó giống NƯỚC HẾN chứ không phải NƯỚC ỐC.

 Một tập thơ thể loại trường ca chất lượng trung bình hoặc trung bình khá như tập này của Thanh Thảo mà được những hai giải thưởng văn học ( giải Hội nhà văn VN, Giải Hội liên hiệp văn học nghệ thuật VN) thì quả là bệnh mù thơ của ban lãnh đạo Hội nhà văn Việt Nam đã nặng tới mức vô phương cứu chữa.,.

Sài Gòn ngày 31-01-2013

Trần Mạnh Hảo



Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Phạm Đương ăn cắp hay không ăn cắp

PHẠM ĐƯƠNG ĂN CẮP HAY KHÔNG ĂN CẮP
Vũ Trường Giang
 
Hi ơi !
Giải thưởng thối inh,
Phạm Đương Thanh Thảo.
Mười năm công chạy chọt, trộm nước ngoài Giờ thứ 25,
Mt trn xét nhà văn, trải chiếu lạy chín ông giám khảo.

Nh Phạm Đương xưa
Chưa biết thơ văn,
Riêng lo báo d
ạo,
Chưa quen chủ tịch đâu biết chấp hành
Đổ vịt bưng bô cho hàng lãnh đạo;

Xin quảng cáo doanh nghiệp , tay vn làm quen;
Thấy thơ phú văn chương, tai lơ mắt láo.

Bài nào dở Thanh Thảo vò vứt cho, Phạm Đương vuốt phẳng lì trân trọng ký tên.
Răng lưỡi đã chai lì,  đâu phân biệt cháo khê cơm nhão
 
Kiếm chút danh giữa làng, mũi phổng lên như bong bóng trâu
Dọa nạt chốn chợ trời, mồm nổ vang như canông trọng pháo"


Đêm th
y Thanh Thảo đánh rắm ầm ào; Phạm Đương kêu thơm thơm
Ngày xem Chân đất nói gì, nịnh là đàn là sáo ..."
Tuy thương và thông cảm cho "bị can", và cũng không thích những từ ngữ "sốc" nhưng nghe anh em phổ biến trong cuộc nhậu bài trên đây, tôi lấy máy ra ghi, không có ý gì ngoài ý tìm hiểu dư luận quần chúng để góp tiếng nói làm trong sạch những gì chưa trong sạch, thậm chí đang nhơ nhuốc của xã hội. Trường hợp giải thưởng Hội Nhà văn 2012 mà anh chị em BCH phải đứng ra gánh dư luận cho thầy trò Thanh Thảo Phạm Đương, xét về mặt nào đấy tôi cũng thông cảm với cái Hội đầy tai tiếng này, vì nhiều kẻ miu sâu kế hiểm mà thường vụ cũng như chấp hành sợ, cứ tặc lưỡi chỉ cho tập thể bỏ phiếu để chạy tội. Trên blog Nguyễn Tường Thụy, một UVBCH đã viết: "Bác Hoàng Đức quá đểu. Bác Thanh Thảo dù gì cũng là thương binh, dù gì cũng là người làm thơ không gây hại cho cá nhân nào. Bác Thảo gìa rồi, nên lượng thức để cho bác ý hân hoan tý chút. Đành rằng thơ bác Thanh Thảo đọc lên ngang với tra tấn người nghe. Nó miên man, mù mờ, nó ngớ ngẩn và luôn làm ong ong cái đầu. Trong hoàn cảnh lãnh đạo cấp cao Hội Nhà văn nhà veo đến đích danh Hữu Thỉnh Hữu Ước còn lao vào, húc tung đống rác thối rồi hai mắt sưng húp, vì bựa của các loại sơn hảo hải vị bắn tung vào để Hữu Thỉnh Hữu Ước thổi ống đu  đủ, tung hô thơ được gọi là thiền của thằng cú vọ Hoàng Quang Thuận như thế thì việc chấm cho bác Thanh Thảo được giải là chuyện đương nhiên ở cái đám văn nô này. Trong cái chợ văn chương Việt nam hiện này, người ta đâu cần thơ hay? Người ta cần sự cấu kết, tự rên rỉ tự sướng của đám rồ dại tự nhận là nhà thơ kia. Bác Thanh Thảo có nhiều quan hệ nên thạo vấn đề này lắm lắm, Hữu Thỉnh không nịnh bác Thảo bằng cách cho bác ấy cái giải này thì Hữu Thỉnh ăn đòn với bác Thảo ngay. Bác Thảo mà chửi và ăn vạ thì bố thằng nào dám can gián bác ấy. Bác Thảo lỳ và kinh lắm đấy. Hữu Thỉnh biết rõ điều này. Vì vậy mới có cái giải nhất về thơ trường ca trao cho bác Thảo. Thực ra, đây là một cú phản đòn sát ván của Hữu Thỉnh khi Hữu Thỉnh muốn trị Thanh Thảo nhưng lại bất dũng, vô mưu không có cách nào làm được. Khi bác Hữu Thỉnh không dám và không đủ khả năng đối diện với bác Thanh Thảo thì gặp ngay có quân sự quạt mo, nghe đâu là Quang Thiều thì phải, có người lại nói đó là cậu thần đồng Trần Đăng Khoa rỉ vào tai bác Thỉnh là cho Thanh Thảo cái giải nhất, thiên hạ sẽ cắn xé Thanh Thảo, phơi bày cái nhàu nát cái thân hình xổm gốm và tâm hồn rách nát của Thanh Thảo ra để thiên hạ nhìn cho rõ ngay thôi. Ôi! Thương cho Thanh Thảo quá." Nhà báo Hữu Mơ bình luôn: "Chỉ riêng việc đưa cứt vào thơ trong một so sánh khá khập khiễng và vô duyên như thế trong trường thơ cũng đủ thấy bác Thanh Thảo,đại ca “làng thơ tuyên giáo” càng ngày càng bắt chước bác Chí Phèo rồi (Chí Phèo cũng là đại làng Vũ Đại đó ).Hữu Thỉnh phải trao giải mua chuộc thôi cho yên làng,yên xóm(mà giải đúp nữa đó)". Mặc dù có nhà văn Nguyễn Quang Lập từng đùa mà thật:"Tuy thế, Thanh Thảo thích thể thao, toàn tường thuật thể thao, thành thử từ tám tư thơ Thanh Thảo tịt từ từ, thật tiếc!"
Trên báo Dân Việt, nghe giới thiệu là báo nhà thân thiết của Phạm Đương, ông ta gân cổ tự bào chữa mình không phải là ăn cắp với cái tít đề to tướng "không thể cho là ăn cắp" kèm theo cái ảnh tác giả đỏ chói bên cờ đỏ sao vàng và cờ búa liềm như tuyên thệ "tôi không ăn cắp, xin thề, xin thề". Ôi, thật ê chề và bi thảm cho nhà thơ xứ An Nam ta về mặt ứng xử. Dùng diễn đàn để mang râu đội mũ lên thề không ăn cắp với thiên hạ, cứ như một anh tâm thần bị bắt vô nhà thương điên, hét vang phòng khám: "tôi không điên, tôi không điên". Theo bệnh án tâm thần, điên cũng từa tựa như say rượu, không ai đang say mà hô "tôi say rồi" cả. Anh thì "tôi không say, không say" quậy tưng bàn nhậu, anh thì "tôi không điên, không điên" loạn cả bệnh viện. Rồi anh ta ẩn danh đi cãi với từng cái comment độc giả. Khi độc giả nói: "Tôi thấy “nhà thơ” Đương trả lời trên báo rất ngụy biện, bảo Giang Nam và Đỗ Trung Quân đều có bài Quê hương, sao không nói. Phạm Đương lí luận kiểu này, chắc dọn đường cho việc đặt các tập tiếp theo của PĐ là “Chiến tranh và hòa bình”;”Những người khốn khổ”…hoặc “Thương lượng với thời gian”;”Chất vấn thói quen”;”Dấu về gió xóa”;”Cánh đồng bất tận”;”Thế kỷ bị mất”…Nhắc nhỏ cùng “nhà thơ”, nếu muốn dựa hơi, chỉ cần chẻ đôi ra thì được, ví dụ một tập đặt tên”Thương lượng”, tập sau đặt “Với thời gian”, tập nữa đặt “Chất vấn”, tập nữa đặt “Thói quen” thì xóa dấu vết. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã mượn tứ thơ “dối trá” của Phạm Đương để nhắc khéo “nhà thơ” PĐ đó. Nhà phê bình Nguyễn Hoàng Đức hơi ác bảo phải thu hồi. Có lẽ nên cho “nhà thơ đạo từ ngữ, ý tưởng” này nhận tiền để kiếm chút chi phí vì chắc “nhà thơ” cũng nghèo. Nhưng trước khi phát tiền xương máu của nhân dân, phải phê bình thẳng thắn để làm trong sạch “nhà thơ”. : " Phạm Đương liền ẩn danh Phạm Xuân trả lời: "Nói thế nào nhỉ. Phải chăng có sự cố chấp trong này không khi dựa vào cái tên để phán chùm thơ. Chỉ xin hỏi một điều thôi: Những bài thơ đó có xứng đáng được giải hay không? Tôi tin là XỨNG ĐÁNG! Cũng xin nói cho bạn hay Nhà báo Trần Đăng (hay Nhà thơ Phạm Đương) từng làm cho Báo Lao Động và nay làm cho Báo Thanh niên. Anh không nghèo đâu (vì lương cũng mấy chục triệu đồng/tháng đó). ". Bạn đọc biết rõ kiểu tác giả ẩn danh tự biện minh, liền đối thoại:" Xin thưa, chùm thơ trên đây quá dở bạn Phạm Xuân ạ, tôi thấy so với mặt bằng thơ Việt thì nó chìm lỉm, có dán thêm mác giải thưởng HNV sẽ càng bị nguyền rủa hơn… Tôi không cãi với Phạm Xuân vì bạn không phải là nhà thơ Phạm Đương mà dọa dẫm tôi rằng nhà thơ Phạm Đương mấy chục triệu/tháng… Ôi, xin vãi mấy chục triệu của nhà thơ! Giá như bạn xây ngôi nhà sang mà thó cái cửa của hàng xóm về ráp vào, bạn cứ bảo nhà tôi mấy chục triệu, cái cửa vài trăm bạc nghĩa lý gì, người ta đánh giá bạn ra sao. Còn Giờ thứ 25 là là nhan đề quá nổi tiếng. bạn ạ, ví như trên thế giới không thể có 2 nước tên Việt Nam, 2 nước tên Hoa Kỳ, 2 nước tên Pháp…Bạn có thể đặt tên tập thơ bạn là Đồng dao cho người lớn thì chỉ nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo la, nhưng nếu đoạt giải HNV, sẽ bị cả nước la.Trên thế giới này, không có Ban Giám khảo nào kỳ quặc và bất chấp dư luận như Hội NVVN. Còn có thể có Hà Đông Trung Quốc và Hà Đông Việt Nam, không bị kiện cáo gì, cùng lắm Trung Quốc nói Việt Nam chúng mày bị ảnh hưởng văn hóa của tao, nô dịch của tao! Chỉ nói vậy gì là đã nhục nhã rồi, bạn ạ". Phạm Đương tiếp tục cãi với ẩn danh SomeOne: " Ai đó đã nói rằng người ta thường thường thức vì họ nghe bảo nó hay/ nó dở chứ không thực sự nếm, ngửi được cái hay dở đó. Ví dụ ông nào đó PR bài thơ của bạn hoành tráng thì người đọc sẽ nghĩ là hay nhưng mình chưa hiểu, còn khi có vết đen thì thừa cơ hội để ném đá hơn là thưởng thức. Bên blog Dohoang còn có người bình luận là thơ không có vần, “Thơ ở các nước tây tàu mà tôi đọc được thấy luôn có vần…”. với trình độ hiểu biết thơ ca như này cộng với định kiến thì làm sao tiếp nhận tác phẩm được. Bây giờ các bạn thử lên google và search ” giờ thứ 25″ hoặc “25 giờ” xem có bao nhiêu tác phẩm có cùng tựa đề."Đến đây, tôi thấy nhà thơ Phạm Đương có vấn đề thực sự. Vì cái kiểu trả lời trên thì trẻ con cũng biết đó là "lạy ông, con ở bụi này". Sự việc này nó thu hút thêm độc giả, anh em Dung Quất nói không khác gì chuyện tiệm vàng Tín Huy vì muốn giật tiền của người ta, liền tự vẽ ra kịch bản chính mình bị cướp sạch, để lu loa với thiên hạ mình hết khả năng chi trả. Không ngờ, cái camera và nhận định khách quan tố giác ngược: "Sau khi vụ cướp ly kỳ xảy ra, cơ quan công an đã vào cuộc. Xem lại đoạn phim do camera của tiệm vàng quay lại cảnh “thôi miên” cướp tiền, vàng, các điều tra viên nhận định “thuật thôi miên” và kẻ cướp đều có vấn đề, nhất là  thời gian “thôi miên” quá ngắn, không đủ để bà Thúy đờ đẫn, ngu muội như lời khai."(http://nld.com.vn/20111024112137573p0c1019/vu-thoi-mien-cuop-tiem-vang-o-quang-ngai-dan-canh-de-xu-no.htm).
Như vậy, Phạm Đương từ cái tội đạo cái tên Giờ thứ 25, lại chuyển tội danh tự dàn cảnh để "ăn cắp" tư cách của chính mình!
Không ai khoe lương mình mấy chục triệu tháng để nói ta không vì tiền cả. Bọn tham nhũng dù biết có mấy tỉ một tháng mà không thể nào tự bỏ chuyện tham nhũng. Hơn nữa, người bình thường khoe giàu đã là chối tai rồi huống chi nhà thơ, cái lý luận ấy quá hạ đẳng! Rồi lại tự cho thơ mình xứng đáng! Thơ ông, ông hỏi người ta rằng hay hay dở, người ta bảo dở ông cho là ném đá! Hết biết! Vậy thì thơ ông để ông tự ngâm ngợi, tự ông cho là xứng đáng quất tế, việc gì ông phải hỏi người ta? Thôi thì dù sao cũng xin hạ màn, Nhà thơ Đương sẽ cãi các comment ấy không phải Phạm Đương là hết chuyện. Còn đây là của "chính chủ": " Có nhiều con đường để được "nổi tiếng" nhưng con-đường-chửi để "nổi tiếng" có lẽ chỉ tồn tại ở những người kém hiểu biết và thiếu tử tế. " Ông chửi người ta và vô tình ông chửi chính ông đấy, ông nhà thơ Đương ạ! Rồi ông dẫn lời nhà thơ khác cho bài phỏng vấn, xem như minh định cho chủ kiến của ông:"Tôi nhận thấy các nhà văn của Việt Nam bây giờ có cách ứng xử kém, thiếu văn hoá với nhau, hay mắc bệnh văn mình vợ người, lúc nào cũng chỉ thấy văn mình là nhất, con văn người khác không là gì”.Gậy ông đập lưng ông, tất nhiên, lời nhà thơ Trần Trương đúng nhất trong trường hợp Phạm Đương sờ sờ ra đó!
Một danh gia nói, vết thương lớn nhất là vết thương chữ nghĩa, ông nhà thơ Đương cầm dao tấn công người khác và tự ông gây ra vết thương cho chính ông! Nó chỉ ra dấu hiệu suy đồi về nhân cách của một người thừa cuồng vọng nhưng thiếu cả đạo đức lẫn tài năng.
Vấn đề chính của những cuộc đàm tíu bi hài trên báo lề phải lẫn lề trái về giải thưởng HNV lần này là buồn và thất vọng. Nhờ cuộc cãi vã trên mạng, tôi mới biết ông nhà thơ Đương là nhà báo Trần Đăng (cái bút danh này cũng "đạo" của nhà văn Trần Đăng). Nhân vào công tác miền Trung, tôi có dịp trò chuyện với anh em quê nhà thơ Đương, họ nói ông ở xa không biết chứ cả tỉnh này ai lạ gì cái chú "bán hàng đa cấp cho Thanh Thảo" này. Ở đất Quảng Ngãi, Thanh Thảo có nhiều đàn em nhưng đàn em Phạm Đương biết tận dụng triệt để thế mạnh này để tạo ra những kịch bản "thọc gậy bánh xe""ngậm máu phun người""vừa ăn cướp vừa la làng"...nhiều không sao kể xiết, đẩy những người làm ăn lương thiện vào tán gia bại sản, đưa những kẻ khen thơ Thanh Thảo và Phạm Đương dù hàng "thổi kèn đám ma" tôn lên chiếu "đệ nhất ò í e". Cái dàn "đệ nhất ò í e" này một hôm nhận ra có "thế lực thù địch phản động" tuyên truyền bài văn tế:
Hi ơi !
Giải thưởng thối inh,
Phạm Đương Thanh Thảo.
Mười năm công chạy chọt, trộm nước ngoài Giờ thứ 25,
Mt trn xét nhà văn, trải chiếu lạy chín ông giám khảo.

Nh Phạm Đương xưa
Chưa biết thơ văn,
Riêng lo báo d
ạo,
Chưa quen chủ tịch đâu biết chấp hành
Đổ vịt bưng bô cho hàng lãnh đạo;

Xin quảng cáo doanh nghiệp , tay vn làm quen;
Thấy thơ phú văn chương, tai lơ mắt láo.

Bài nào dở Thanh Thảo vò vứt cho, Phạm Đương vuốt phẳng lì trân trọng ký tên.
Răng lưỡi đã chai lì,  đâu phân biệt cháo khê cơm nhão
 
Kiếm chút danh giữa làng, mũi phổng lên như bong bóng trâu
Dọa nạt chốn chợ trời, mồm nổ vang như canông trọng pháo"

Đêm th
y Thanh Thảo đánh rắm cái ình; Phạm Đương kêu thơm thơm
Ngày xem Chân đất nói gì, nịnh là đàn là sáo ..."
Đội "đệ nhất ò í e" tức tốc chạy về báo cáo Thanh Thảo. Thanh Thảo khôn, bảo bọn mày im, không được kể lung tung, càng kể, càng tuyên truyền không công cho "các thế lực thù địch". Nhưng Thanh Thảo cũng khoái cái ý rằng mình làm thơ, bài nào được ký tên Thanh Thảo, bài nào dở vất bố thí công chú em Phạm Đương cúc cung tận tụy cho nó nếm chút danh trên văn đàn. Dân Quảng Ngãi rỉ tai Phạm Đương là phó bản Thanh Thảo, Thanh Thảo 2, á Thanh Thảo là từ giai thoại này mà ra!
Giải thưởng của Giờ thứ 25 và Chân đất là một chiến thắng trả bằng cái giá đắt, máu me ê chề, đặc biệt là nhà thơ Đương tả xung hữu đột như con vật thí thân, điều mà Thanh Thảo đã mường tượng khi kế hoạch chạy giải thưởng bắt đầu.
Việc dư luận vạch trần kế hoạch bỉ ổi này đã thêm một lần nhem nhuốc trên gương mặt vốn nhem nhuốc của đôi thầy trò dựng lên hơn một thập kỷ qua.
Điều đó, cùng với những tình huống khác, đã làm giảm tận đáy sự đáng tin của "nhà thơ giải thưởng" trong mắt bầu bạn. Mặc dù nhà thơ Đương gắng gượng viết bài tung hô Thanh Thảo là Tế Hanh chỉ là cái gạch nối giữa Bích Khê và Thanh Thảo thôi, không đáng gì(?)
Về tập thơ này, dù ông nhà triết học số 1 châu Á Nguyễn Hoàng Đức nói vậy chứ nói nữa, cũng không BCH nào truất phế Phạm Đương cả, cứ đổ cho "các thế lực thù địch" bôi xấu nền văn học vô sản là xong. Ban Tuyên giáo Trung ương đâu biết rằng, chính Phạm Đương trong cơn lảm nhảm chữ nghĩa, đã bôi bác cái xã hội nghị quyết lý thuyết, mất hạnh phúc thực tế của các ông như thế nào: "Sáng nay nghe một chuyện không vui không buồn- người đàn bà sáu mươi tuổi bất ngờ gặp lại người tình cũ- trong trại an dưỡng thương binh nặng-một gã du kích cách đây đã bốn mươi mốt năm-bà thì nhận ra ngay còn ông thì lơ đễnh như kẻ xa lạ-theo ký ức mù sương của bà thì họ đã một lần hôn nhau-nhưng không dám bước qua lằn ranh ám ảnh về những cuộc kiểm điểm liên miên thời chiến-quan hệ bất chính là cụm từ đã giết chết bao giấc mơ thiếu nữ-trong đáy thẳm gã du kích năm xưa-người ấy luôn luôn mười chín tuổi-trinh trắng hơn mọi sự trinh trắng nếu như nụ hôn không bị khép vào tội bất chính-làm sao quay ngược được kim đồng hồ thời gian-để xé tan tành những cuộc họp vô bổ-nhưng biết làm sao được những giọt nước mắt lặng lẽ chảy dọc theo chiều dài bốn mươi mốt năm-giấc mơ được thoải mái ôm nhau ngày hòa bình-đã vĩnh viễn gửi lại cánh rừng mười chín tuổi- đó là giấc mơ nặng nhọc nhất mà cả hai phải gồng gánh suốt chặng đường còn lại". Về mặt báo chí, phải nói đây là bài báo có ý tưởng, nhưng về mặt thơ là con số không tròn trĩnh. Ngoài chất liệu thô tháp của đời sống, thơ phải ở trạng thái thăng hoa chứ không thể đậm đặc tính nhật trình. Nhật trình cho phép đưa lên truyền thông một bộ xương, nhưng thơ đòi hỏi anh mang lên thi đàn một phụ nữ sống động!Đọc các bài thơ đinh của Phạm Đương trong Giờ thứ 25 đều vậy cả, khô khan, đơn điệu, một loại "á thơ" chứ chưa phải thơ! Đùa một chút, chứ không ai chụp mũ Phạm Đương phản động đâu, mà chỉ chỉ đích danh loại thơ chỉ nửa nạc nửa mỡ, nửa thơ nửa báo! Dân Quảng Ngãi kháo nhau, lúc nhà báo Đương viết báo thì nó na ná thơ, nhà thơ Đương làm thơ thì nó na ná báo! Bài giờ thứ 25 cũng chưa có da thịt. Nếu tâm sự với "em" thì "em gì đó"cũng chán ngấy như hít khói thuốc đàn ông thôi. Chả trách, nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã cảnh báo Hội Nhà văn Việt Nam hè nhau tiễn thi ca lên đoạn đầu đài. Cái tổ hợp thơ Thanh Thảo Phạm Đương mà đội "đệ nhất ò í e" tôn xưng là vua trường ca, thì nhà phê bình Nguyễn Hoàng Đức bảo "Thơ Thanh Thảo- chuyên gia nước ốc trường ca". Nếu kể trường ca Việt Nam, sao không tính vua Trần Mạnh Hảo với Mặt trời trong lòng đất, Đất nước hình tia chớp, Ba ngọn núi và một hòn núi lẻ...vang danh bốn cõi!
  Mời nhà thơ Đương đọc các bài sau đây để học tập thêm:
Nguyễn Thị Ánh Huỳnh
CON CHIM THỜI GIAN
Không phải chim ảo
con chim thời gian
để lại những dấu chân thật thà
gương mặt đàn bà
nhầu nhĩ
chim thời gian
như đại bàng cắp nàng trái đất
vừa bay vừa dẫm nát mặt người
rạn gương mặt Tây Thi
nứt gưong mặt Dương Quý Phi
con chim
ăn sắc đẹp đàn bà
anh có phải chim thời gian
đi qua đời em
để lại những dấu chân
biết khóc ?
tình yêu
thích lên trán em
dấu ấn chim muông
con cái
chạm trổ lên mặt em
vết hằn hoa móng rồng
em biết chạy về đâu
thời gian tứ phía
chim chim chim chim…
đánh lưới em rồi…
kìa bầu trời hạn hán
có tiếng chim
cười nứt nẻ mặt người…
cứu em với
con chim thời gian
bắt em làm tì thiếp
anh ơi !
N.T.A.H
Cát Du
THÍT CHẶT

Em thít chặt vào anh
Tưởng không gì lèn qua cho được
Vậy mà
Có một hạt cát đã lèn giữa chúng mình
Hạt cát lớn thành viên gạch
Viên gạch hóa thành bức tường
Bức tường hóa thành Vạn Lý
Cưú em!
Em không cách gì bíu anh cho được
Em rơi
Ngã phịch xuống chân tường...
C.D
Một bài thơ của nhà thơ Trần Mai Hường, cũng hay hơn Giờ thứ 25 của Phạm Đương rất nhiều:
Trần Mai Hường
 
VÀO LÚC 1 GIỜ 50 PHÚT hay GIỜ THỨ 25
 
Có phải lúc này em mới nhớ anh đâu!
Mà nỗi nhớ se sẽ đặt bước chân đầu khi hoàng hôn khép mắt
Không thể rẽ dòng cảm xúc
Em thả hoang tim mình
Mười một giờ...
Mười hai giờ... sóng lặng lẽ dâng
Giận - thương hai kẻ mộng du dìu nhau men bờ uẩn khúc
Cứ lóng cóng thì thầm giăng mắc
Xui em tìm đích cuối - miền anh
Đêm - một giờ
Đêm - một giờ năm mươi...
Con chữ nhông nhao điên cuồng thèm thoát xác
Tỉnh mê lẫn lạc
Thắp lửa dẫn nhau về
Lưng chừng bình yên...lưng chừng hạnh phúc...lưng chừng khuya
Anh có nghiêng xanh khát nhớ
Hãy mở toang chốt cửa
Lắng nghe sóng sánh thịt da đang nhưng nhức bật mầm
Sẽ hiểu những ứ đầy nơi nghẹn lại dòng sông!
T.M.H
Một bài khác trên cùng chủ đề của Trần Mai Hường nếu đem so với Phạm Đương:
Bài Phạm Đương: 
MỘT PHẦN TƯ NGÀY
luộc chín những ý nghĩ trong anh
bằng nửa chiều sót lại
ba phần tư ngày
ba phần tư thời gian xoay vần trong tù mù cơm áo
hy vọng nửa chiều sót lại
cứu rỗi những hố đen trên sao hỏa
khỏi bị khỏa lấp bằng sắt thép
em là phần nước ngầm đã đóng băng
từ hàng triệu năm trước
anh như con tàu thăm dò sắp hết nhiên liệu
một phần tư ngày chẳng cứu được gì
ngoài vòm đen ngòm của họng súng
em có biết
anh đang chờ một tiếng nổ
P.Đ
Bài trên chờ tiếng nổ nhưng không nổ nổi. Bài dưới đây của Trần Mai Hường mới ăm ắp chất thơ:
Những ngày không
Không email
Không điện thoại
Em chìm sâu công việc
Ơi ngoan
Mỗi ngày 24 giờ
Đồng hồ ngơ ngẩn vòng quay
Thời gian nhọc nhằn thở dốc
Bàn phím buồn
Trơ vơ em
Xanh xao đêm
Để không nghĩ đến anh thật khó
Có nút thắt đời định mệnh
Có khúc quanh đời không định hướng
Ví dụ anh
Như phù sa muộn
Như ga lẻ cuối rừng
Ví dụ anh
Như phù thủy với chiếc đũa thần
Thôi miên
Em đã gồng mình
Cảnh giác…
Lý trí bất lực
Khi cố đi ngược lộ trình trái tim.
T.M.H
Hội Nhà văn hơn bất cứ lĩnh vực nào, nói về trọng người tài, nhưng chuyện chạy giải dù không mấy người dám công khai nhưng ai cũng ngầm hiểu.
Chúng ta nói về liêm khiết và chính trực, nhưng tình trạng bè phái câu kết, maphia danh tiếng len lỏi đến cả những hoạt động thường ngày như đi khám bệnh.
Chúng ta tuyên bố đề cao giá trị tinh thần, nhưng thực tế cuộc sống lại trơ trụi như một cô người mẫu nổi tiếng từng phát biểu, "không có tiền thì cạp đất mà ăn".
Đứng trước những mâu thuẫn đó, thật khó để thuyết phục nhà văn trẻ tin theo lời của "người lớn" về giá trị sống. Giới trẻ như bị kẹt giữa hai "làn đạn", như người đang đi trên dây giữa một bên là di sản niềm tin cũ đang mong manh, một bên là những tư tưởng dẫn đường mới chưa hình thành.
Không thể nói mở cửa cho người viết, đặc biệt là người trẻ thể hiện tài năng, trong khi "đường vào" các danh vị  giải thưởng của Hội vẫn muôn trùng cửa ải đối với những người không thuộc diện "hậu duệ, quan hệ, tiền tệ". Tưởng cái này là chuyện ở lĩnh vực khác, ai ngờ nó minh chứng bằng giải thưởng Hội Nhà văn qua Trường ca chân đất và Giờ thứ 25! 
Đó là những điều nhà thơ Thanh Thảo quá biết, và Á Thanh Thảo, tức nhà thơ Đương chắc không đủ tư cách phủ nhận.
Một nhà thơ vườn Quảng Ngãi (giấu tên) nói rằng: Phạm Đương cũng giống Ngọc Trinh "chân dài óc ngắn". Như chuyện trên báo: "Là gái bán dâm ‘chuyên nghiệp’, T cho biết, nếu ‘cạnh tranh’ đàng hoàng, cô chẳng kém gì Ngọc Trinh, thậm chí còn hơn Trinh về độ ‘hot’. Tuy nhiên, mỗi người một số phận, T không thể là Trinh, mà Trinh không phải là T, nên T đành ngậm ngùi chấp nhận làm cái nghề chẳng lấy gì là cao quý để có tiền lo cho bố mẹ nghèo ở quê, để hoàn thành mơ ước xây cho mẹ cái nhà tử tế, để có tiền làm vốn, sau này giải nghệ sẽ kinh doanh cái gì đó, cô dự định mở thẩm mỹ viện giống Ngọc Trinh"(http://www.nguoiduatin.vn/gai-ban-dam-em-chang-kem-gi-ngoc-trinh-a66554.html)
Thôi thì thế mỗi người có một số. Thơ nhà thơ Đương kém hơn nhà thơ Quảng Ngãi nọ, nhưng số nhà thơ Đương được "bao". Chỉ có điều, thơ không phải kết quả của một tiến độ tính toan quan hệ để chạy giải mà thành thi sĩ. Thơ phải tự lòng mình. Càng xa cách chốn "hè nhau tiễn thơ ca lên đoạn đầu đài" (nói theo cách nhà thơ Trần Mạnh Hảo), cô đơn với trang viết, thiên hạ mai kia biết đâu còn nhớ một câu một bài của nhà thơ Đương. Còn cái kiểu dối trá không biết đỏ mặt, tự phá cửa câu kết gây sức ép như giải vừa rồi, cái được của nhà thơ Đương là gặt hái một mớ dư luận quá ê chề! Nó lại chứng minh Thanh Thảo Phạm Đương chỉ biết coi trọng quyền lợi chính họ và xem thường uy tín của BCH Hội Nhà văn, cố sống chết ép họ vào kịch bản "miu ma chước quỷ", không có đường đỡ! Nhà thơ Đương nên gắng công học tập, từ bỏ cuồng vọng ích kỷ, tự mình làm thơ cho ra thơ, ấy là điều độc giả mong đợi!
VTG