Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Nhà văn khu vực Hà Nội gặp nhà thơ Trương Nam Hương

Anh nhà văn khu vực Hà Nộư gặp nhà thơ Trương Nam Hương

Thứ ba - 30/12/2014 08:07

                                               

  Nhà thơ Trương Nam Hương     (ảnh trên)                                          Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo

ANH EM KHU VỰC HÀ NỘI GẶP GỠ CUỐI NĂM VỚI NHÀ THƠ TRƯƠNG NAM HƯƠNG & NGUYỄN TRỌNG TẠO…

Đỗ Hoàng

 
  Trương Nam Hương và Nguyễn Khắc Thạch vừa họp xong hội đồng thơ, Nguyễn Trọng Tạo cũng vừa tọa đàm xong thơ chống Mỹ, các nhà thơ gọi bạn bè đến quán bia đầu đường Nguyền Đình Chiểu đàm đạo
 Nhiều nhà thơ ở khu vực Hà Nội có mặt như: Trần Quang Đạo, Phạm Đông Hưng, Nguyễn Thành Phong, Nguyễn Quang Thiều,Trần Hậu, Phạm Khải, Đỗ Hoàng…
      Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo kể: “Tôi vừa có ý kiến phát biểu khá ấn tượng là hai miền Nam Bắc đã thống nhất gần 40 năm, chúng ta nên mới các nhà văn phía bên kai cùng tọa đàm để nhìn lại cuộc chiến vừa qua. Bởi vì phía bên kia chiến tuyến cũng có nhiều nhà thơ viết hay”
  Tôi đùa đế theo: “Nếu mời phía bên kia chiến tuyến tọa đàm thơ cuộc chiến với Mỹ vừa qua thì cũng phải mời Đỗ Hoàng nữa chứ!. Tôi có tập thơ Tâm sự người lính kia mà”
Anh Tạo cười: “Mời chứ. Đỗ Hoàng là bộ đội mình nhưng viết thơ hay theo kiểu ngụy thì cũng nên mời!”.Câu chuyện bắt đầu vào hồi rôm rả.
  Tôi tiếp; “Các nhà thơ bên kia chiến tuyến v iết hay vì họ nhìn ra bi kịch chiến tranh của loài người và của dân tộc mình. Phía bên kia chiến tuyến có một khoảng tời tự do cho sáng tác nên tác phẩm của họ được phổ biến. Còn bên ta nhiều tác giả và tác phẩm bị lãng quên! Vừa rôi nghe Hoàng Nhuận Cầm đọc lại những bài thơ cổ động tồn ào trên ti vi, thấy Cầm vẫn u mê như thời sinh viên vào bộ đội- một thời làm thơ véo von, con nít. Lúc ấy tuổi đôi mươi còn ngây ngô  “Mùa thu này ta hát khắp Trường Sơn” (Hoàng Nhuận Cầm) “Tường Sơn ta hát/ Có chú nai vàng giương đôi tai ngơ ngác” (Gia Dũng). Bây giờ hơn 40 năm nhìn lại cuộc chiến huyhn đệ tương tàn mà còn đọc một cách vô hồn như vậy thì không thể hiểu nổi


           Nhà thơ Hoàng Nhuận Càm

Nguyễn Linh Khếu: “Thời ấy mà Đỗ Hoàng viết Tâm sự người linh có những suy nghĩ, có một nhãn quan triết học như thế là đi trước thời đại” (Nguyễn Linh Khiếu nói điều này nhiều lần rồi!)
  Trần Quang Đạo nói; “Thơ phản chiến của Đỗ Hoàng như nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn, có khi mạnh mẽ hơn! (Trần Quang Đạo đã viết trong Đỗ Hoàng - người bay dịch lại Kim Vân Kiều truyện in báo Tiền Phong năm 2010)
   Nguyễn Thanh Phong: “Tôi mà công an, tôi đã bắt Đỗ Hoàng từ lâu (Phong cũng nói điều này nhiều lần, nói đùa thôi!)
  Phạm Khải cũng nói đùa:
  Tâm sự người lính của Đỗ Hoàng đến Mỹ nó cũng bỏ tù chứ gì mình! Khải đọc thơ như đọc gần 30 năm trước lúc nó vừa được in ra:
“ Ta nghĩ nếu ta giành chính quyền
Thì ta cũng phải có ưu tiên
Cũng ra đạo luật phòng ai phản
Cũng sống nhà hơn vạn kiếp phiền.

Rồi bao tòa án với nhà lao
Ai chống thì ta nhét chặt vào
Đến mọt gông cùm ta mới thả,
Vạn năm ai phản được ta đâu!”
(Mộng không thành – Tâm sự người lính)
  Sau một lúc, Văn Công Hùng ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn ra uống với anh em.
  Sau đó chuyển sang chủ đề Bọ Lập vừa bị bắt. Nói chung anh em đều thống nhất là không nên giam Nguyễn Quang Lập, nên có một giải pháp nào đó hay hơn!
  Tôi đọc bài KÊU CHO BỌ LẬP in trên blogs của tôi cho anh em nghe:
Nhe tin Bọ Lập bị còng tay.
Bắt đến nhà văn thật xót thay!
Đối mắt bạo quyền chơi mặt thớt
Giơ đầu ác bá chọi dao phay
Tự do cho nước bao thây đổ,
Dân chủ dâng trời lắm trôốc bay
Xin rán vài năm mùi ngục tối
Danh truyền hơn vạn cái mề đay!
  Anh em khen 4 câu đầu.
 Cuộc vui đấn chiều. Tôi về trong lảo đảo cơn say!


                                                 Hà Nội, ngày 24-12-2014
                                                                 Đ - H

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Thơ Nguyễn Việt Anh - Trần Mạnh Hảo giới thiệu

“THỨC CÙNG BÓNG TỐI” TẬP THƠ HAY NHẤT NĂM 2014:
MẶT TRỜI KHIẾM THỊ VÀO THƠ

      Trần Mạnh Hảo 
.
Sau khi chúng tôi (TMH) đưa lên FB một số bài thơ, câu thơ hay của nhà thơ khiếm thị Nguyễn Việt Anh trích trong tập thơ lục bát “Thức cùng bóng tối” (NXB Hội nhà văn 10-2014) chưa đầy một ngày đã có mấy chục “còm” hưởng ứng khen thơ hay. Trong số “còm” này, có lời của nhà thơ Trần Đăng Khoa (tên FB là “Đảo chìm” viết như sau: “Nhiều câu quả là hay thật, và hay nhất là không ngửi thấy mùi Trần Mạnh Hảo. Sợ bố Hảo lại vẽ ra một nhà thơ, như lão đã từng vẽ ở... thế kỷ trước. Bác đưa hết thơ cô bé này lên fb đi. Tuyệt!”
Thưa với nhà thơ Trần Đăng Khoa, tác giả tập thơ lục bát “Thức cùng bóng tối” Nguyễn Việt Anh không phải là một cô bé, mà là một người đàn ông đã 32 tuổi, hiện sống tại Hà Nội. Năm 15 tuổi, cậu thiếu niên Nguyễn Việt Anh mắt đang sáng rỡ như mọi người đã bị ngã đứt dây thần kinh thị giác, hỏng hai con mắt, bị mù. Nghĩa là suốt 17 năm nay Nguyễn Việt Anh sống toàn phần trong bóng tối.
Mất đôi mắt, mặt trời đối với Nguyễn Việt Anh cũng chỉ là mặt trời khiếm thị. Anh đã tập nhìn bằng trái tim mình: nhìn bằng tai, nhìn bằng tay, nhìn bằng xúc giác, vị giác, nhìn bằng hơi thở, nhìn bằng cả bàn chân và nhìn bằng chiếc gậy dắt anh đi…
Hóa ra trong tâm hồn và thân xác nhà thơ trẻ này đã xuất hiện tinh thần nghìn tay nghìn mắt của Phật. Anh đã nhìn thấy những gì mà người có đôi mắt sáng chưa nhìn thấy. Có lẽ trong nền thi ca Việt Nam và thi ca thế giới chưa ai viết về giọt mưa hay như Nguyễn Việt Anh trong bài thơ 2 câu sau:
“Giọt mưa làm ướt nỗi buồn
Hay buồn làm ướt tâm hồn giọt mưa?”
Nhà thơ chắc đã mang “tâm hồn giọt mưa” trong nỗi buồn ướt nước mắt của mình, hay giọt mưa từng là hóa thân của anh, một giọt mưa cô đơn, một giọt mưa buồn, một giọt mưa khiếm thị? Chỉ đọc câu lục bát thần kỳ này của Nguyễn Việt Anh đã khiến tôi ngơ ngẩn suốt cả chiều. Tôi đang có cảm giác phiêu bồng như thuở xa xưa được đọc bài thơ lục bát tuyệt vời của nhà sư Huyền Quang dịch bài thơ chữ Hán “Hữu không” của Đạo Hạnh thiền sư thời Lý:
Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian này cũng không
Kìa xem bóng nguyệt lòng sông
Ai hay không có, có không là gì?
Hữu không
Tạc hữu trần sa hữu,
Vi không nhất thiết không.
Hữu, không như thuỷ nguyệt,
Vật trước hữu không không.
Thế giới trong lòng ta hay thế giới ngoài ta cái nào thật hơn?
Tính “sắc không” nhà Phật ám ảnh hồn thơ Nguyễn Việt Anh khi chừng như anh đã vượt qua bể khổ đắng cay như hai câu viết về bóng với hình trong loạt thơ 2 câu:
“Nâng ly bóng chạm với hình
Tưởng ta cay đắng một mình mà đôi”
Thân không còn đôi mắt, nhà thơ dùng tâm nhãn nhìn ra thế giới. Anh cụng ly với bóng mình. Tưởng chỉ mình cay đắng, hóa ra bóng cũng đắng cay! Không nhìn thấy ánh sáng, không thấy mặt trời nhưng nhà thơ khiếm thị vẫn nhìn thấy bóng mình đang sẻ chia cay đắng cùng anh. Hình như hai nỗi cô đơn cộng lại làm con người bớt cô đơn chăng? Nhưng hai nỗi đắng cay cộng lại có thành ngọt ngào?
Nhà thơ khiếm thị hình như có thiên nhãn bên trong; anh có khả năng thấy cái thật xa hơn cái thật gần; anh ngẫm nghĩ về cái lẽ đuổi theo thì mất mà buông ra thì còn, cái thân xác vuột mất nhưng cái hồn thì ở lại, tưởng thực mà hư, tưởng hư mà thực:
Xin độc giả đọc bài "Em" trang 26:
Em là thực hay là mơ
Xa thì rõ gần lại mờ... mờ sương
Sao em như thể làn hương
Đuổi tìm thì mất nhãng buông thì còn?
Nguyễn Việt Anh viết về cái nhớ thương đến tận cùng: yêu đến dửng dưng, thương đến lạnh lùng cằn khô, nhớ đến cạn kiệt thờ ơ, mong nhớ quá tới mức hững hờ... Bài "Không đề 4" trang 33 là bài lục bát tài tình của một người yêu đến cạn lòng cạn ý. Những câu thơ viết nhẹ như không mà day dứt lòng người, mà làm lòng ta chẳng đặng đừng thương cảm:
Yêu em yêu đến dửng dưng
Thương em thương đến lạnh lùng cằn khô
Nhớ em nhớ đến thờ ơ
Mong em mong đến hững hờ cả em
Anh có câu thơ viết về cái hôn rất hay, mãnh liệt chưa từng có trích trong bài "Ngọn lửa":
Trong ta ngọn lửa chập chờn
Muốn hôn lại sợ nụ hôn cháy bùng
Chao ôi hôn em anh sợ lắm: sợ lám cháy bùng em bởi anh đang là lửa hôn rơm mà!
Nguyễn Việt Anh mượn chuyện em nhổ tóc sâu cho anh mà nghĩ ngợi đến muôn vàn mai hậu, nghĩ đến nấm mồ anh sau này ai nhổ cỏ, khiến người đọc rùng mình bi thương trong bài "Tóc và cỏ" trang 48:
Giờ em nhổ tóc dùm anh
Ai người nhổ cỏ giúp mình ngày sau
Yêu đi cho tóc bền màu
Lo gì cỏ mọc trên đầu một mai
Câu thứ bốn của bài thơ này làm bài thơ sâu lắng, ngậm ngùi, nâng chuyện em nhổ tóc sâu cho anh lên một tầm triết học mới: cỏ thiên thu là tóc xanh của con người mãi mãi… Em cũng đâu còn để nhổ tóc cho anh!
Nguyễn Việt Anh có nhiều tứ thơ lạ, bất ngờ. Thơ anh ngẫm chuyện đời buồn vui, thảng thốt. Chỉ có chuyện ta vui đùa ném sỏi xuống hồ mà anh cũng viết thành thơ, viết thành một nỗi niềm sâu kín: có khi cái vui vô tình của ta là cái đau buồn của kẻ khác, cái nghịch ngợm của ta có khi làm thương tổn cá tôm trong bài "Thú vui" trang 52:
Nhặt những hòn sỏi ven bờ
Ném vào vô định mặt hồ du dương
Thú vui tưởng rất bình thường
Ai ngờ chú cá bị thương một ngày
Nhà thơ khiếm thị không nhìn thấy hòn sỏi, không nhìn thấy cái hồ, không nhìn thấy cá bị thương do hòn sỏi vô tình ném xuống. Nhưng tâm hồn anh có đủ sỏi, đủ hồ, đủ cá cho bao bạn đọc đến ném và đến đọc thơ anh, đặng bật chợt xót xa cho chú cá bé nhỏ biết đâu vừa bị thương vì trúng đạn sỏi! Bài thơ này anh viết với tâm trạng một thiền sư, một con người giàu lòng bác ái muốn ôm vào lòng mình vạn vật dấu yêu.
Với những câu lục bát bình dị, sâu lắng của con người sống và nhìn bằng nội tâm, Nguyễn Việt Anh làm ta ngạc nhiên ngay cả trước cái vô thường của biển trong bài "Trước biển" trang 55:
Hải âu giờ đã khác rồi
Cái vỏ ốc cũng qua thời mê say
Cát là cát của hôm nay
Chỉ riêng con sóng vỗ đầy ngày xưa
Câu thứ tư bài thơ này là thần bút: “Chỉ riêng con sóng vỗ đầy ngày xưa”… Sóng xưa vẫn vỗ trong lòng anh đầy ắp. Hôm nay vẫn là ngày xưa. Tâm hồn nhà thơ không có không gian và thời gian, biển của tình yêu không có quá vãng, hiện tồn và vị lai… Mọi cái thay đổi nhưng tâm hồn anh vẫn còn nguyên biển ấy, sóng ấy. “Vỗ đầy ngày xưa” quả là diễm lệ lưu tình; sóng nay vẫn vỗ vào biển xưa đầy ắp nỗi niềm hôm nay…
Một chiếc lá rơi vào tay thi sĩ cũng u hoài trầm mặc, cũng mang số phận con người từng phút phải chia li với chính mình hay chia tay với hoài niệm khổ đau theo gió cuốn đi chiếc lá ước lệ cuối cùng của buồn thương u uẩn trong bài "Trắng tay" trang 56:
Thu đi em cũng đi rồi
Chỉ còn hoang vắng tôi ngồi với cây
Ngậm ngùi đón chiếc lá bay
Biết đâu gió giật khỏi tay nỗi buồn
Còn một giọt buồn cầm trên tay gió cũng có cơ giật mất. Buồn ơi, em như một chiếc lá vàng rơi cuối cùng của cây đời yêu dấu đậu vào tay anh một thời xa vắng, xin gió đừng tàn nhẫn giật phăng! Còn một chiếc buồn cỏn con cũng không giữ nổi, nhà thơ anh còn cái gì để nhớ để thương ngoài chút lá vàng của mùa thu cũ?
Trong tập thơ lục bát này, Nguyễn Việt Anh đã tặng bạn đọc nhiều câu thơ hay; ví dụ câu hay trang 58 bài "Vô hình":
Em tin trong cõi vô hình
Có bàn tay đỡ tay mình không em?
Từ cõi hữu hình, nhà thơ buông một nghi vấn vào cõi vô hình: rằng trong cõi hư vô kia có ai chìa cho anh một cái gậy, một bàn tay dìu anh không? Hỏi tức là anh đã trả lời: cái tâm nhân hậu của anh lúc nào cũng chìa niềm nâng đỡ anh dù trong đời thật hay trong cõi vô hình mai sau.
Tôi yêu câu thơ hay bất ngờ này: “Gửi em trang giấy viết đầy trắng tinh” trong bài "Viết cho em" trang 59:
Suốt đêm thức với mưa rơi
Thức hoài chẳng biết trả lời sao đây
Tâm tư thật khó giãi bày
Gửi em trang giấy viết đầy trắng tinh
Ba câu đầu chỉ là sự, câu kết mới là tình, là cõi mênh mông của tuyết trắng tình yêu gửi em mà chỉ người khiếm thị Nguyễn Việt Anh mới nhìn thấy, để hồn anh “viết đầy trắng tinh” lên màn đêm vĩnh cửu vây quanh.
Hầu hết phẩn cuối tập thơ là những câu thơ hay, chúng tôi chỉ xin trích ba câu lục bát làm bằng:
Trăng dan díu với dòng sông
Bỏ tôi khuyết với mênh mông đất trời...
Trăng đa tình bỏ tôi dan díu với dòng sông khiến cả đất trời cùng khuyết! Nhà thơ đang dan díu với ngôn từ thơ ca bỏ người đọc cùng khuyết với vầng trăng… Cho hay cái mênh mông đất trời trong cái nhìn tâm nhãn của Nguyễn Việt Anh cũng vừa ló thành trăng lá lúa…
Nguyễn Việt Anh trong hành trình đi tìm cái tôi đã hóa con dế mèn thi ca đào rỗng nội tâm mình, xem trong mình có mấy cái tôi; hay có ai ngộ nhận mình nấp trong hồn mình làm ra mấy cái tôi giả chăng? Nhưng anh không thấy cái tôi nào ngoài cái chân tôi; rằng tôi chính là tôi trời đất ạ:
Ngoài trời còn có trời cao
Trong tôi biết có tôi nào tôi hơn
Tìm thấy mình rồi nhưng anh lại vấp phải bậu cửa kiếp người có tên là sắc không; rằng sao ta vẫn có chút nghi ngờ mình không không có có:
Gồng mình lên để nói không
Chi bằng nói có cho lòng nhẹ vơi
Vâng, có tôi đây, tôi là Nguyễn Việt Anh, tôi đang có mặt trên cuộc đời này để mang vầng mặt trời khiếm thị vào tập thơ lục bát: “Thức cùng bóng tối”…
Có lẽ đây là tập thơ hay nhất năm 2014 mà chúng tôi hân hạnh giới thiệu cùng bạn đọc?
Nguyễn Việt Anh, chàng trai khiếm thị sinh năm 1982 đang sống ở Hà Nội, với số điện thoại: 0973820249. Bạn đọc nào muốn có tập thơ lục bát hay này xin gọi về cho Nguyễn Việt Anh…
Thật lạ lùng, một nhà thơ thiếu đôi mắt đã có tài biến tất cả tay chân, biến khứu giác, xúc giác, vị giác, linh giác, vô giác, biến tâm hồn và tư tưởng mình thành rất nhiều con mắt để nhìn sâu vào con người, nhìn sâu vào vạn vật. Và ở đó, anh đã gặp một người tình chung thủy, ấy chính là thi ca. Anh đã sờ thấy một giọt sương lúc rạng đông đang rớm lệ và hỏi: sương ơi em có mù không? Và hạt sương chừng như đang trả lời anh: chúng ta, em và anh đang cùng ánh mặt trời ban mai chơi trò bịt mắt bắt dê… Không, Nguyễn Việt Anh hình như đang thầm trả lời: sương ơi, anh cùng em đang chơi trò bịt mắt bắt thơ đấy.,.
Sài Gòn ngày 22-12-2014
T.M.H.

Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

Thơ chống giặc nội ngoại xâm ngày 15-12-2014

THƠ CHỐNG GIẶC NỘI NGOẠI  XÂM  ngày 15-12-2014

 

Đỗ Hoàng

 
 
PHỤC

Phục bao nghĩa sỹ sống vì dân.
Phục bậc chí cao biết xả thân!
Phục tổ tiên thiêng dành lộc thánh
Phục cha ông giỏi gửi ơn thần!
Phục người giúp nước qua nghèo đói,
Phục  đấng  cho dân được thoát bần
Phục chí khí cao dân nước Việt.
Phục trông sông núi vẫn hùng anh!

Hà Nội, ngày 12-12-2014




LẠI NÓI VỀ TƯƠNG MĂM

Hòa bình đằng đẳng bốn mươi năm
Giặc dữ cong vòi đã biệt tăm
Làng xóm yên bình không súng nổ,
Phố phường ổn thỏa chằng bom xăm!
Nườm nượp trên non đầy tướng uống,
Nhấp nhô dưới suối lắm quân ăn!
Hai vạn tấn thóc năm dân nộp (*)
Để cho nghìn tướng chỉ tài măm!

Hà Nội, ngày 11-12-2014

(*) Bình quân một tướng ăn 20 tấn thóc/năm. 1 000 tướng x 20 tấn = 20 000 tấn.
(20 000 tấn x 10 triệu đồng/tấn = 200 000 000 000 đồng)  -  200 tỷ VND (tính giá thóc  thị trường năm 2014)




HẬU HOA, HOA HẬU

Ngắm hình hoa hậu thật là vui
Răng chính mấy lần vẫn tiến lui.
Móm mém mồm như con cá ngão,
Gồ ghề trán tựa đực trâu cui!
Ngoại hìnhchỉnh sửa trông xơ xác
Nội tạng nắn bơm ngó búi xùi!
Nước Việt chắc không còn ả xấu?
Nên tôn người đẹp thật là xui!



 



HẬU HOA, HOA HẬU


Cuộc thi hoa hậu lắm đam mê.
Ó kẻ để thơ phải cháy khê.
Đứa đợi vợ con không trở lại,
Thằng trông bồ bịch chẳng quay về!
Mấy đêm hoan hý thân tê dại,
Một phút huy hoàng xác mệt mê
Nén bạc thọc vào cung thắm ấy.
Mỹ nhân người ngọc quá ê chề!

Hà Nội, 9-12-2012



LUẬN VỀ CẨU

I
Cứ tha hồ chười chó
Cứ tha hồ chưởi mèo
Chẳng ai làm gì được
Đời cứ êm veo veo!

Hà Nội, 15-12-2014

II

CHÓ VIỆT


Khốn cùng kiếp chó Việt
Cứt không có mằn.
Pháp nó đã vét hêt (*)
Chỉ còn đứng nhăn răng!

15-12-2014
(*) Thời Pháp thuộc, Pháp lấy cứt người Việt chở về nước để trồng nho.


III

Đã làm cái kiếp chó
Bị chủ chưởi suốt ngàổ

Như bao lớp cùng khổ
Ở trên cõi thế này!

15-12-2014

IV

Chó là loài ăn cứt
Nhưng làm tình tuyệt vời
Con người sành điệu nhất
Phải học nó kiều chơi!

15-12-2104


V

Chó mà đeo áo mũ
Rồi đặt nó lên ngôi
Trái đất sẽ chao đảo
Chó sẽ xơi tái người!

15-12-2014

VI

Khuyển mã loại chi tình
Con người không thương tiếc
Sau những cuộc giao tranh
Chúng đều bị chọc tiết!

Hà Nội, ngày 15-12-2014


VII

Đừng cậy mình là đỏ.
Đừng ỷ mình nhiều ló (*)
Riêng có một cách chới
Người phải đều học chó!

Hà Nội, ngày 15-12-2014

(*) Lúa



DÒM HOA

Lạ lùng thì ai cũng ham dòm.
Đỏ đỏ đen đen hòm hỏm hom.
Gia lão nhón chân cong cổ gập,
Trai tơ trèo gối thắng lưng khom.
Nhìn xuôi thì thấy trên hai chiếc,
Ngó ngược thời trông dưới một chòm.
Cha mẹ sinh ra toàn cục thịt.
Bọn cò bày biện mất tiền nom!

Hà Nội, ngày 13-12-2014


NHỐ NHĂNG

Lũ trộm bây giờ rất nhố nhăng.
Đáng ông thì chúng gọi là thằng.
Một nền kinh tế đem san phẳng,
Hai cơ xã hội bị cào bằng.
Đưa thằng vô lại làm sao sáng,
Đưa ả giang hồ tạc hỏa đăng!
Thua xa cái thời mông muội ấy.
Dân Việt bây chừ có biết chăng?

Hà Nội, 18-12-2014

TAM CƯỜNG MỸ, NGA, TÀU

Mỹ Nga Tàu, Tàu Mỹ Nga
Ba cường quốc muốn chia ba địa cầu.
Tàu Ô kế hiểm mưu sâu,
Sẽ làm chúa tể đứng đầu hành tinh!

Hà Nội, ngày 18-12-2014

LÀM THUỘC ĐỊA

Có sừng, có mỏ
Thì khỏ lẩn nhau.
Dân nào ngu lâu
Chịu làm thuộc địa

18-12-2014

AO NHÀ HÁN

Tàu muốn biến Biển Đông
Làm ao nhà nước Hán
Mua bọn quant ham ăn
Thì thế nào cũng thắng

18-12-2014

Cho quan Việt giữ ngôi
Vỗ về như man tộc
Chiếm An Nam dễ thôi
Không tốn một cân thóc!

18-12-2014

CŨNG VẬY THÔI

Tàu hay Nga cũng vậy
Chỉ lấy thịt đè người
Dân thường cũng đã thấy
Chúng sắp tràn đến nơi!

18-12-2014

SẼ CÓ PHÙ ĐỔNG MỚI

Sau cái thời tướng măm.
Chỉ đánh giặc bằng mồm
Giang sơn sẽ xuất hiện những người anh hùng cầm thanh gươm nghìn cân ra trận
Họ chẳng có quân hiệu quân hàm, sao vạch gì lấp lánh
Họ chỉ có bụi tre ngà và niêu cơm Thạch Sanh
Học Phù Đổng vươn vai, lũ giặc sẽ tan thành.

Rồi lặng lẽ lên trời!

18-12-2014

CỨU NẠN DÂN LÀNH

Cả nước vô cùng cảm kích và xúc động
Khi cứu nguy cho dân lành mười hai mạng sống
Mà thần chết muốn cướp đi.
Những cán bộ cao cấp bộ trưởng tỉnh trưởng, những sỹ quan và những chiến sỹ binh nhì
Bằng nghị lực tài trí và tấm lòng quả cảm

Dân tộc rất tự hào
Những con dân Việt
Biết làm những việc phi thường.

Việt Nam rất nhiều người tốt
Bao tấm lòng sẻ chia từ Nam chí Bắc
Với nghĩa đồng bào.

Trả lại mười hai mạng sống cho dân lành.
Công này vang vọng trời xanh!

Hà nội, ngày 19- 12-2014

 

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Trao đổi vé cuốn sách " Nhữngvị tướng lừng danh trong lịch sử dân tộc"

Trao đổi - Cuốn sách "Về những vị tướng lừng danh trong lịch sử dân tộc

Thứ sáu - 19/12/2014 09:44
TRAO ĐỔI



 
 
Về cuốn sách Những vị tướng lừng danh trong lịch sử dân tộc, công bố với báo giới ngày 5-12-2014 của các tác giả: Ts. Nguyễn Hoàng Điệp, Đại tá, Bs. Đức Thông và Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải. Sách do Trung tâm Dịch thuật, Dịch vụ Văn hóa và Khoa học – Công nghệ (CTCS) (thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ Thuật Việt Nam) phối hợp với Nhà sách Tân Việt và Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin xuất bản.
Sau cuộc họp báo công bố cuốn sách này, trên tờ báo mạng của báo “Nông Nghiệp” xuất hiện bài viết “Tôn vinh hay nhạo báng danh nhân” (8-12-2014). Bài viêt này đã nêu một số thiếu sót của cuốn sách và đã vội vàng phê phán, kết tội các tác giả cuốn sách theo tội chưa thỏa đáng!. Rất tiếc, đây là vấn đề nhạy cảm, ngay sau đó chưa đầy 10 ngày, khoảng hai chục tờ báo đã viết những điều tương tự chỉ thay đổi tít như: “Bôi tro trát trấu vào tiền nhân”, “Đem các danh nhân danh tướng ra làm kinh doanh, gây dựng thương hiệu”, “Cẩu thả những học giả lớn”, “Hậu trường và chiêu bài mua danh”, “Có hay không việc tùy tiện  “vẽ rắn thêm chân” làm sai lệch lịch sử danh tướng?” v.v và v.v… Nhiều bài nghe rất kinh khủng!?.
Một cuốn sách xuất hiện, ngoài thủ tục pháp lý về xuất bản, người ta quan tâm hai điều: nội dung và hình thức. Tôi đã đọc cuốn sách trên về nội dung các tác giả tuy không phải các nhà sử học nhưng đã thành tâm tập hợp nghiên cứu, căn cứ vào các tài liệu về khoa học lịch sử để biên soạn. Về căn bản không có chuyện “nhạo báng”, “Bôi tro trát trấu”, “Vẽ rắn thêm chân”,… như một số tác giả các bài báo đã dựa vào các hình minh họa suy diễn kết luận vội vàng.
Về hình thức (tức phần bìa sách và hình minh họa các danh tướng). Trước hết, đây là phần rất khó thống nhất ý kiến nên phải bình tĩnh xem xét. Có nhiều phương án:
Phương án chân thực dễ được mọi người đồng lòng chấp thuận nhất, là minh họa tất cả bằng ảnh. Nhưng minh họa tất cả các danh tướng và sự kiện bằng ảnh không khả thi vì phần nhiều các nhân vật và sự kiện lịch sử lại xuất hiện trước khi máy ảnh ra đời. Ảnh dương bản đầu tiên mới được in vào năm 1839 do nhà vật lý người Anh  William Henry Fox Talbot (1800-1877) (xem Petit Robert II). Trong khi ở Việt Nam, ảnh còn phải đợi lâu hơn nhiều nhờ các cụ Đặng Huy Trứ và Khánh Ký.
Phương án tiếp theo là dựa vào tranh chân dung của trường phái hiện thực Cổ điển. Điều này chỉ dễ dàng ở một số nước như Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, Trung Hoa… Vì từ thời Cổ đại cách đây hơn 2000 năm đã thịnh hành làm tranh tượng giống hệt người thực. Ở Việt Nam, ta lại không có truyền thống ấy. Vậy nên, dựa vào chức tước mà con cháu đời sau chỉ có thể hình dung, tưởng tượng thể hiện các tiền nhân một cách đại thể  và tương đối. Chẳng thế mà trên một tờ báo lớn cách đây khoảng 25 năm đã in nhầm Nguyễn Trãi thành Phan Thanh Giản vì rất giống nhau về câu đai mũ mão, râu tóc thậm chí cả dáng ngồi.
Một phương án khác: Những nhân vật Cận và Hiện đại có ảnh dùng ảnh. Những nhân vật không có ảnh, chân dung sẽ được một họa sỹ giỏi về lĩnh vực này căn cứ vào sử liệu để khắc họa.
Phương án tôi nghĩ là tốt nhất nên chăng thay các ký họa chân dung nói trên bằng các ảnh về tranh tượng chân dung của các nhân vật trong Bảo tang Lịch sử và Mỹ thuật hiện có đã được tranh luận và thừa nhận của công chúng rộng rãi. Đây cũng là cách làm của rất nhiều sách tham khảo uy tín trên Thế giới như: Encyclopedie, Larousse, Petit Robert II, v.v…
Một số vấn đề minh họa trong cuốn sách chưa được thống nhất phong cách và gần gũi, dân tộc. Nhưng không đáng để hàng chục tờ báo rầm rộ đánh hội đồng với những lời lẽ gay gắt nặng nề như vậy.
Tôi đồng tình với ý kiến phản hồi các nhà báo của Tiến sỹ Nguyễn Đức Trạch. Ông đã phân tích có tình, có lý về những vấn đề các nhà báo đặt ra và cung cấp nhiều thông tin làm sáng tỏ một số nội dung đã được trình bày trong cuốn sách này.
Phải khẳng định đây là cuốn sách có sự công phu và nội dung không có gì sai phạm. Phần văn bản được các tác giả thể hiện với tinh thần trách nhiệm. Phần hình thức minh họa, mong rằng các tác giả lắng nghe rút kinh nghiệm, thể hiện tốt hơn, thống nhất hơn để cuốn sách này sớm được phát hành đến tay các bạn đọc trong và ngoài nước.
                                                                      Hà Nội, ngày 16-12-2014
 
 
                                                                   Họa sỹ TRƯƠNG THẢO
   Xưởng vẽ tại nhà 31, 9/14 Lương Định Của,
                                                                   Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội.
                                                           Di động: 0914 006 993

Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

Thơ chống giặc nội ngoại xâm ngày 11-12-2014

Thơ chống giặc nội ngoại xâm ngoại xâm 11-12-2014

Thứ năm - 11/12/2014 10:40
THƠ CHỐNG GẶC NỘI NGOẠI XÂM ngày 9-12-2014

Đỗ Hoàng





LOẠN TIẾN SỸ BÒ

Việt Nam tiến sỹ nhất hoàn cầu.
Rải khắp thị thành đến núi sâu.
Giáp nhất cân đai  khi vẫy mũ
Bảng vàng bia đá lúc rung râu!
Công trình chạy bạc bu hoe tóc
Luận án lót tiền bố bạc đầu
Nhưng lúa ngô khoai gà chó vịt
Đồ to, đồ nhỏ nhập Nga, Tàu...!

Hà Nội, ngày 7-12-2014


DỐI

Dối người, dối đất, dối trời xanh.
Dối để mơ riêng được tác thành.
Dối giỏi dối luôn bầy giả dối
Dối hay dối cả bọn lưu manh!
Dối đau thấy địch co chuồn trước
Dối ốm nhìn thù cố vọt nhanh!
Dối cả thánh thành đang cúng viếng
Dối làm đất nước sớm tan tành!

Hà Nội, ngày 7-12-2014




LÁO

Láo cáo thời nay đã giỏi nghề.
Láo siêu huyền thực chẳng còn chê.
Láo thầy, láo bạn nơi trướng lớp
Láo dân láo thợ chốn nhà quê.
Láo viết sách hay nhiều kẻ đọc
Láo ghi văn giỏi lứm người phê!
Láo thời láo thế, ông cha láo.
Láo cáo thời nay đã giỏi nghề!

Hà Nội, ngày 7-12-2014

PHONG BÌ – QUÀ BIẾU

Phong bì quà biếu của thời nay
Dùngg đúng hợp thời thật quá hay!
Mừng bạn ngày vui nên góp mặt
Giúp thầy lúc khó cố ra tay!
Chia cùng nhân thế bao điều lụy
Sẻ với trần gian mấy việc cay!
Nếu đổi nó thành hàng đút lót,
Phong bì – quà biếu lưỡi dao phay!

Hà Nội, ngày 8-21-2014





TƯỚNG ĂN

Giặc giã có đâu, rặt tướng ăn
Phong hàm, phong vị dễ dàng măm.
Sân bay, quân cảng chia vàng tỷ
Đảo nối đảo chìm sẻ ngọc trăm
Biệt thự xây đồi nhìn nắng rực
Vi la dưới biển ngắm trăng rằm!
Vợ con, chó mèo bồ đều béo
Nghe sấm trên trời chạy biệt tăm!

Hà Nội, ngày 8-12- 2014

LOẠN TRỤ SỞ CÔNG SỞ

Mỗi sở ty thêm trụ sở công.
Tước đi vườn ruộng của nhà nông.
Tha hồ quan bự đi chân mỏi,
Thỏa mãn lại còm cẳng chạy rông.
Dân lủi gậm cầu than khét kịt
Quan chơi lầu thượng gió thơm nông!
Tiền chùa xây sẵn nhiều công sở
Chỉ mớ dân nghèo thui trụi lông!

Hà Nội, ngày 8-12-2014

Đỗ Hoàng

GỬI NHÀ CẦM QUYỀN (*)

Nhà văn không tấc quyền, tấc bạc, tấc tiền.
Bắt nhà văn là sự nắn gân của chính thể.
Những nước văn minh dân chủ tự do không bao giờ họ làm thế
Nước Anh cho xuất bản sách nghìn trang cho tha hồ nói xâu nước Anh
Nước Mỹ cũng cho xuất bản sách nghìn trang sách cho tha hồ nói xáu nước Mỹ.
Người ta vẫn siêu cường văn minh hiện đại dân chúng giầu sang có sao đâu.

Ở Việt Nam ta nhiều cán bộ có chức quyền sau thời hậu chiến không dính hòn đạn mũi tên quá có kẻ tham nhũng, tham nhúng không còn là một con sâu mà nhiều những bầy sâu
Điều này chủ tịch nước, tổng bí thư Đáng Cộng sản Việt Nam đã công nhận trước bàn dân thiên hạ và trước truyền thông toàn cầu!
Ai cũng trốn tránh trách nhiệm của mình,chỉ đổ lỗi cho hệ thống.

Thế thì sự lên tiếng đòi tự do, dân chủ  công bằng văn minh đúng nghĩa của những nhà văn, nhà báo, blosger…với chính quyền là điều vô cùng hệ trọng
Để cứu sự tồn vong của dân tộc Việt Nam.
Những nghĩa cử máu thịt của người có lương tâm

Chưa ở đâu đặc quyền đặc lợi cho giới quan gian tham cầm quyền sau hậu chiến ở Việt Nam lại vô cùng hậu hỹ
Chỉ một miếng đất Hồ Tây vàng đã hơn một nửa nhiệm kỳ tổng thống Mỹ
Ô tô nhà lầu, biệt thự sân gôn, của chìm của nổi của kẻ quan gian tham không thể nào đưa lên bàn cân.
Đó là những con số biết nói khi họ thanh trừng cấp dưới lúc công bố với toàn dân!
Đám quan gian tham hưởng đặc quyền, đặc lợi hiện nay sống vương giả trên lưng người cày ruộng
Điều mà những ông tổ của họ Max, Anghen…kiên quyết đạp xuống
Để thay thế một thế chế công bằng dân chủ văn minh.
Nhưng sự không tưởng của chủ nghĩa Max đã sụp đổ tan tành trên khắp hành tinh.

*

Bắt bớ nhà văn, nhà báo, blogsger, người biểu tình…
Trấn áp nhứng người bất đồng chính kiến
Là sự bất lực của nhà cầm quyền Việt Nam cộng sản chậm tiến
Trước sự đòi dân chủ, tự do có thực của những người còn lương tâm!

Hà Nội, ngày 8-12-2014

Đ – H
(*) Tết năm Giáp Ngọ - 2013, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng gặp mặt trí thức văn nghệ sỹ, ông có nói (đại ý): - Đảng cầm quyền nghe hết mọi ý kiến đóng góp kể cả chính kiến phản biện, bất đồng chính kiến!

Tel: 0913369652



LÔ GÔ HÌNH CON ẾCH


Kêu mãi mà rồi có hạ đâu.
Lô gô treo phố ếch phang đầu
Người tô đông đúc hơn bầy kiến
Bôi sỹ lồm cồm quá đám sâu!
Thi vẽ tưng bừng trong cả nước
Trăng toan rộn rã khắp năm châu.
Rồng vàng hiển thánh thiêng hồn nước
Nay lại lô gô ếch chặt đầu!

Hà Nội ngày 8-12-2014

QUAN BẤT CHÍNH


Quan mà bất chinh nước nhà nguy
Khi chúng kết bè đám cẩu quy.
Của nước phân chia không kẻ hỏi
Tiền dân đút lót chẳng người truy.
Ngân hàng hết bạc thù tra khóa
Kho lẫm thảo lương giặc tháo khuy
Quốc nạn đám này gây tội vạ
Không chầy thì chóng nước nhà suy!

Hà Nội, ngày 8-12-2014


CUỘC THẾ

Cuộc thế hôm nay chẳng có ngờ.
Nhân tình nhốn nhác cảnh cầu bơ.
Giặc hung rình rập ngoài chân sóng
Thù dữ ngo ngoe  cuối bến bờ.
Tướng giỏi đã đi cùng tiên tổ
Soái tài cũng đến với tran thờ
Anh hùng hào kiệt đang mơ ước
Đất nước yên khang giữ cõi bờ!

Hà Nội, ngày 9-12-2914

THƯ HỎI

Chúng có vì dân , vì nước đâu.
Chúng vì bao tử với sang giàu.
Mưu mô xỏ lá đưa lên trước,
Quỷ kể gian hùng xếp phía sau.
Bỗng lộc trời cho đừng cuỗm chậm
Chức quyền đất tặng phải chôm mau!
Núi sông xơ xác vì tham nhũng
Thử hỏi ai nhìn không đớn đau!

Hà Nội, ngày 9-12-2014

HÓT HAY

Hót hay trong lổ kiến bò ra.
Cái đám xảo ngôn chẳng thật thà
Bao kẻ cả tin tan hoang cửa
Mấy người ngộ tín nát mất nhà.
Ruộng đồng xơ xác trơ mắt ốc,
Vườn tược loi ngoi trụi cẳng gà
.Nói láo đã xây thành quốc sách.
Tin lời dân khố chỉ còn da!

Hà Nội, ngày 10-12-2014

CHƯỞI

Chưởi những thăng chuyên cướp của dân.
Chưởi quân tham nhũng khắp xa gần
Chưởi thằng lo ghế cho dòng họ
Chưởi ả tính bàn xếp tộc thân
Chười đứa đứng đường đem phong thánh
Chưởi bầy móc cống rước phong thần.
Chười bao phường bợm đang tác quái
Để đám dân đen bị lột tràn!

Hà Nội, ngày 10-12-2104


THUỘC AI?

Thuộc Mỹ hay là thuộc Hán, Nga?
Dân mình rồi cũng cảnh can qua!
Chiến trường tơi tả phơi xương cốt,
Thôn xóm tơi bời rải thịt da.
Sông suối máu hồng luôn cuộn chảy
Biển hồ nước mắt mãi tuôn ra!
Tổ tiên đã dạy trong kinh sử
Hòa hiếu muôn năm giữ nước nhà!

Hà nội, ngày 10-12-2104



SÊU BỘ, SIÊU QUAN

Bây giờ siêu bộ với siêu quan.
Chỉ tính sơ sơ đã chục đàn.
Ăn thóc dân đen nhà phải nát,
Lấy vàng con đỏ nước càng tan.
Hang sâu núi thẳm bao lời thán,
Phố rộng phường đông bấy tiếng than!
Quan lại nhiều hơn sâu bọ nở
Ăn mòn ngân khố nước mau tan!

Hà Nội, ngày 10-12-2014

HỘI CA VE (*)

Nên mau hành lập hội ca ve.
Giúp đỡ chị em kiếp vỉa hè.
Chặn lũ mặt rô giơ búa đập,
Ngăn bầy bụng phệ giở thân đè!
Chở che nắng nỏ ngày nồng hạ,
Bọc lót rét luồn tháng giá se!
Phận gái ngày đêm lăn lóc cỏ
Hội này như thể mái vòm che!

Hà Nội, ngày 11-12-2014

(*) Vừa qua, đầu tháng 12-2014, Thủ tướng Nguyễn Tần Dũng đã nói trên truyền thông: “Mỗi người công dân có quyền lập hội của mình”


VÔ LỐI

Cái thời vô lối phản văn chương
Nó phá nhân sinh đủ mọi đường.
Bải hoại thuần phong bao mỹ tục,
Tan tành đạo lý bấy cương thường.
Dở dơi, dở chuột màu Đông Á,
Trái khái, trái tiều sắc Tây Phương!
Sự thể nhố nhăng trên cõi Việt.
Vô luân, vô lối hại khôn lường!

Hà Nội, ngày 1-12-2014





TỐN THÓC SẮM TÀU TO

Tốn bao nhiêu thóc sắm tàu to
Thấy cướp đại dương chẳng dám ho.
Rủi đám dân đen phơi cốt vạc
May bầy tướng đỏ thoát thân cò!
Biển khơi dặm thẳm chưa ai đếm,
Quân cảng mấy tâm không kẻ đo.
Dân đói giêng hai mơ bát cháo
Mua tàu mua súng để nằm kho!

Hà Nội, ngày 11-12-2014



 

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

Thơ Vũ Anh Vũ (Vũ Hiển)

Thơ Vũ Anh Vũ (Vũ Hiển)

Thứ hai - 08/12/2014 10:59




                     Nhà thơ Vũ Anh Vũ (Vũ Hiển)

THƠ VŨ ANH VŨ (VŨ HIỂN)
 

Lts: Nhà thơ  VŨ ANH VŨ tên thật là Vũ Hiển. Ông quê ở Hải Phòng, đã từng là bộ đội tham gia chiến đấu nhiều chiến trưừng. Thương binh sọ não! Ông tốt nghiệp trường Đại học Viết văn Nguyễn Du năm 1992. Hiện sống và viết tại Hải Phòng. Thơ ông mang đậm chất truyền thống, giản dị nhưng lắng sâu. Xin giới thiệu chùm thơ mới của ông!

                                                  vannghecuocsong.com
 

 



TƯỢNG LÊ CHÂN

Mỗi sáng một đầu xuân
Đến thăm đền Lê Chân
Những cầu lòng thành thật
Những nguyện trong cõi trần.

Khói hương không che khuất
Mặt ngời trí, dũng, nhân
Mắt người như vẫy gọi
Lũ cháu con đến gần.

Tóc vấn hình vành khăn
Cổ thon kiêu ba ngấn.
Người không phải thánh thần
Sao hào hùng trăm trận!

Môi như còn tàng ẩn
Những lời ru ngọt ngào
Trán dường như vô tận
Có một trời trăng sao.

Và đôi tay, đôi tay
Dịu dàng bàn tay mẹ
Đong muôn nỗi vơi đầy
Sẻ chia cùng nhân thế.

Dáng người là dáng mẹ,
Nào phải đâu thánh thần
Giận tà hờn nô lệ
Người hóa thành Lê Chân!

(*) Bài in trên Tạp chí Nhà văn số 2 tết Quý Tỵ  năm 2013

CHỌI TRÂU

Này đến mà xem hội chọi trâu.
Chẳng thù không oán chúng giềng nhau
Đươch thua tuốt tuột đều thui tái.
Dâng lễ tế thần chúng biết đâu!

KINH HỒNG

Từ nghe reo kinh biển
Bướm vẫy áo lụa vàng
Dăm giọt buồn qua lá
Chuỗi hạt lần chậm thu

Từ nghe buồn xuống đá
Hương trà thấm đầu môi
Dăm mặt trời biệt dạng
Nở từ trong võng đồi.

Từ nhớ chiều đồng xanh
Ngắt bóng hồng quăng đi
Người tìm về kinh cũ
Nhặt dăm sợi buồn về!

Tà áo phết dưới trời
Nhện hồng nhẫn giăng tơ
Sợi kinh chiều rớt xuống
Môi đọng máu bệ thờ!

THU HÀ NỘI

Chiều thu Hà Nội thướt tha
Gió reo trong nắng cây nhòa ánh tươi
Trong veo một ánh mây trời
Nón ai thấp thoáng đáng người cố đô.
Gióng lên một tiếng chuông chùa
Nghe như vang cả nghìn thu vọng về!

CHÂN DUNG TỰ HỌA

Trẻ chi mà già chi
Rượu say rồi nói khoác
Tiền là bạc lắm khi
Nợ đời không cần nhắc

Tháng ngày lam lũ sống
Rảnh rỗi nhắp vài chung
Dở hay lời phải trái
Ngôn luận bàn lung tung

Lợi danh ai chẳng hám
Riêng ta trời là vung.
Ếch quen ngồi đáy giếng
Vùng vẫy lắm coi chừng!

Văn cũng không bằng vẻ
Tài cũng chẳng bằng tiền
Hấp hấp rồi dở dở
Đại dại lại điên điên!

Câu thần chen câu vụng
Thơ thẩn lẫn dại khờ
Áo cơm trời rẻ rúng
Tình riêng vẫn ơ hờ.

Cần tìm mau con vợ
Sửa túi cùng nâng khăn
Cho dù là cái nợ
Mặc xác ta cóc cần!

XUÂN

Xuân đến ư em! Sao trẻ thế?
Phập phồng rạo rực ngực non tơ
Môi đỏ mắt xanh tà áo biếc
Ta bỗng ngẩn ngơ hóa bất ngờ.

Ta nay đã ngoại sáu mươi xuân
Màu sắc âm thanh rất thấy gần
Một nét xuân em nhìn tận mặt
Cho lòng xao xuyến chí phân vân


Thôi nhé! Xa nhau biệt một lần
Ta còn khao khát cái “tần” xuân.
Bao giờ trở lại hôn trên má
Hưởng cạn mùi xuân, cạn dáng xuân!

                                                     V - H
 

Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014

THƠ CHỐNG GIẶC NỘI NGOAI XÂM ngày 7-12-2014

Đỗ Hoàng




NƯỚC HOANG TÀN
(Xuôi thuận nghịch đoc)

Đọc thuận:

Tan hoang nước đổ lá cây bay!
Nhiễu nhũng quan tham đám cướp ngày
Tàn tệ vét vơ kho khố sập,
Xác xơ bòn bét lẫm đôn bay.
Than dân miệng rộng trời đâu thấu,
Thét lại mồm to đất chẳng hay!
Bàn luận chuyện chung thời thế sự.
Gian manh trọc phú lũ quan này!

Hà Nội, ngày 6-12-2014

Đọc ngược:

HOANG TÀN NƯỚC

Này quan lũ phú trọc manh gian!
Thế sự thời chung chuyện luận bàn
Hay chẳng đất to mồm lại thét,
Thấu đâu trời rộng miệng dân than!
Bay đôn lẫm bét bòn xơ xác,
Sập khố kho vơ vét tệ tàn!
Ngày cướp đám tham quan nhũng nhiễu.
Bay cây lá đổ nước hoang tan!

Hà Nội, ngày 6-12-2014




GIẢ GIẢ THẬT THẬT

Giả giả lơ lơ cái giống hời
Im im lặng lặng mới ăn người
Lơ lơ láo láo trùi rấu héo
Dại dại khôn khôn phọt máu tươi!
Ngẩn ngẩn ngơ ngơ thằng biếng nhác
Luồn luồn lọt lọt đứa chây lười
Mưu mưu mẹo mẹo trăm trò gạt
Chết chết tiêu tiêu hết kiếp đời

Hà Nội, ngày 6-12-2014



VUI

Vui thì vui với kiếp dân đen
Vui sống trong mơ cảnh khổ hèn.
Vui với việc nhà nhiều kẻ ngợi
Vui về chuyện nước lắm người khen.
Vui trò trai trẻ không đau yếu,
Vui thú già nua chẳng suyễn hen!
Vui mừngđất nước còn tiên tổ
Vui chớp thời cơ để đỏi kèn!

Hà Nội, ngày 6-12-2014



LẠI QUAN GIAN THAM

Chúng cài cắm con cháu chúng trong các bộ ngành như cài cắm chông chống giặc.
Chưa có một công lênh gì chúng đã lo cất nhắc
Việc nối ngôi đã định sẵn trong bào thai
Thì có cần chi sỹ phu và các bậc hiền tài

Ruộng nương mua của dân như cướp không xiết nợ
Trăm phần trăm quan gian tham sống trong biệt thự
Những đứa ngày xưa trốn giặc dưới hầm
Bây giờ chúng nảy mực cầm cân!

Chúng nói hay hơn loa đài có công suất hàng vạn oát
Chúng nói để đến nỗi dân nghèo bay đất cát
Chết đói nằm co ro mà luôn miệng hoan hô
Tôn vinh chúng bậc anh minh đang giữ cơ đồ!

Đấy là chân dung quan tham thời hiện đại
Chúng sẽ làm cho giang sơn này tan mây khói.
Có ai làm gì được chúng đâu
Đến vua còn bất lực trước bầy sâu


Tham nhũng!

Hà Nội, ngày 6-12-2014






BẢO VỆ NGAI

Đám lính chúng bay bảo vệ ai?
Chúng bay bảo vệ mấy mươi ngài
Ngồi trên đống bạc còn nghiêng mặt,
Xổm giữa núi vàng vẫn vểnh tai!
Kho đụn quốc gia tha hồ tán
Lẫm đôn dân chúng thỏa sức xài.
Muôn năm đứng gác hầu quan lớn
Làm chó canh đền chúng vững ngai!

Hà Nội, ngày 6-12-2014



HƯƠNG VỆ NHIỄU NHƯƠNG

Hương vệ thời nay quá nhiễu nhương
Nó thua gì các đấng quân vương
Rập rình chuột rúc trong các lối
Lọ mọ dơi kêu giữa ngã đường
Thù vặt kẻ quen giơ búa giả
Oán hờn thằng lạ trở đòn tương.
Càng nhiều xe pháo càng bung bét
Khốn nạn dân lành đám vệ hương!

Hà Nội, ngày 6-12-2014

MỘT

Một nền tài chinh quá nô tài
Một đám lâu la chỉ hại ngài.
Một tốp mặt rô luôn giáo vuốt
Một bầy đầu trọc mãi gươm mài!
Một phường năm tháng chuyên chờ vét
Một nhóm ngày đêm chỉ chực xài!
Một thể trùm phe chuyên áp chế
Một nền chinh trị bảo toàn ngai!

Hà Nội, ngày 6-12-2014




QUÂN ĂN THỊT NGƯỜI

Cái xứ chúng chuyên ăn thịt người
Có từ xưa xửa buổi đười ươi.
Cà sa lột tuốt trong nhà phật
Bao bố gô luôn giữa cõi đời.
Ăn hết không tha từng nọc mắt
Uống trồi chẳng bỏ mấy tròng ngươi
Cái bầy mọi hãn hơn I, S
Diệt nó không nhanh sẽ hết trời!

Hà Nội, ngày 6-12-2014




KÊU CHO BỌ LẬP – HƠN VẠN MỀ ĐAY

Nghe tin bọ Lập bị còng tay (*)
Bắt đến nhà văn thực xót thay!
Đối mặt bạo quyền chơi mặt thớt
Giơ đầu ác bá chọi dao phay.
Tự do cho nước bao thây đổ
Dân chủ dâng đời lắm trốốc bay!
Xin rán vài năm mùi tù ngục
Danh truyền hơn vạn cái mề đay!

Hà Nội, ngày 6-12-2014




CHẲNG THÈM NGHE

Bao giờ chúng biết lắng tai nghe.
Dân chưởi ngày đêm khắp vỉa hé.
Bọn lại gian manh chiều kết nhóm
Bầy quan tham nhũng sớm giăng bè!
Tiệc ngồi bụng phệ đè chai đế,
Bia đứng cu cồm phập ả ve!
Ai chưởi mặc ai người nghe lấy
Choa đây hôm sớm thỏa sức nhè!

Hà Nội, ngày 7-12-2014



LẠI NÓI TIẾP QUAN THAM ***

Bọn chúng bao giờ biết hổ ngai.
Bao nhiêu tiếng chưởi để ngoài tai.
Liên hoan lầu rộng gân tê xực,
Sinh nhật du thuyền mật gấu nhai!
Lính chết triệu tên cho tớ hưởng,
Bồ non nghìn đứa để choa xài!
Nghèo thì cũng chỉ nghèo dân chúng
Còn cháu quan tham mãn lộc tài!

Hà Nội, ngày7-12-2014




ĐỘC TÀI

Mỏi miệng mà chê lũ độc tài!
Bao nhiêu xương lính mới cao ngai.
Con đen khô rách đang thành bướm,
Quan lại giàu sang đã hóa ngài!
Làng chật kiếm ăn dân thất thểu,
Lầu cao tìm uống chúa lai rai!
Ngó trông hồn Việt mà ca cảm
Thua cả Xiêm La, cả Mã Lai!

Hà Nội,ngày 7-12-2014

BUỒN

Buồn nước muôn năm mãi đói nghèo!
Buồn bao gia cảnh cứ gieo neo.
Buồn ngày tết đến cơm thiu mắm,
Buồn tối giao thừa cháo nhạt phèo!
Buồn chị ép thân dâng mõm cáo
Buồn em phá tiết gửi mồm beo!
Buồn nhìn thế sự, buồn khôn tả.
Buồn Việt Nam ta có thể teo!

Hà Nội, ngày 7-12-2014

 

CA

Ca bài ca mãi hát không thôi.
Ca bậc quan liêm thật tuyệt vời.
Ca lợi quốc dân muôn nghìn tỷ
Ca hồi non nước triệu vuông đồi!
Ca quan vì nghĩa mà lên tiếng,
Ca lại bởi tình chẳng hé môi!
Ca ngợi quan liêm và lại trực
Ca bài ca mãi hát không thôi!

Hà Nội, ngày 7-12-2014




CA NGỢI QUAN LIÊM, LẠI TRỰC

Nối bài ca ngơi đại quan liêm.
Trị nước lo dân không vét tiền.
Xóa đói kẻ nghèo xông phía trước,
Lo giàu đất nước tiến đầu tiên!
Quan năm đau đáu vì quốc sự
Suốt tháng ngóng ngong bởi tổ tiên.
Nước Việt may nhờ nhiều bậc thánh.
Giang sơn bàn thạch giữ lâu bền!

Hà Nội, ngay 7-12-2014

Kêu cho Bọ Lập - Hơn vạn mề đay!

Đỗ Hoàng
KÊU CHO BỌ LẬP – HƠN VẠN MỀ ĐAY
Nghe tin bọ Lập bị còng tay (*)
Bắt đến nhà văn thực xót thay!
Đối mặt bạo quyền chơi mặt thớt
Giơ đầu ác bá chọi dao phay.
Tự do cho nước bao thây đổ
Dân chủ dâng đời lắm trốốc bay!
Xin rán vài năm mùi tù ngục
Danh truyền hơn vạn cái mề đay!
Hà Nội, ngày 6-12-2014

Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

Thơ chống giặc nội ngoại xâm ngày 5-12-2014

Thơ chống gặc nội ngoại xâm ngày 5-12-2014

Thứ sáu - 05/12/2014 14:42
THƠ CHỐNG GIẶC NỘI NGOẠI XÂM ngày 5-12-2014



Đỗ Hoàng



VỊNH QUAN THAM TRẦN VĂN TRUYỀN

Xui xẻo làm sao cái gã Truyền.
Tham chung mà để tội mình rêng.
Chúng vơ nghìn tỷ tôn thần thánh
Mình vét mấy đồng khép dại điên.
Bồ bịt quay lưng vì hết bạc
Vợ con trở gót bởi khô tiền.
Ô danh nghìn thuở quan liêm trực.
Đến chết cận kề bị đục tên!

Hà Nội, ngày 4-12-2014



ĐÁM TÀU Ô
                                           
Lạ lùng chi mấy đám Tàu Ô.
Khẩu phẩu phật tâm xà tự thuở mô!
Leo lẻo sớm hôm mồm khoác lác
Điệu đàng khuya tối miệng hàm hồ.
Tranh từng tấc núi trò tìm lối
Giành mỗi thước sông kế họa đồ.
Chiếm nước người ta từng tấc đất
Luôn mồm, luôn miệng Chệc nam mô!

Hà Nội, ngày 5-12-2014

 

MẬP MỜ

Chúng nó luôn luôn để mập mờ
Mập mờ để dấu chuyện ăn dơ!
Lương bao nhiêu bạc nào ai biết
Lậu mấy nghìn cây nỏ kẻ ngờ.
Tưởng cũng ở trong bầy cù bất
Ngờ đâu chung giữa đám quan thờ.
Nói năng thì toàn dao hai lưỡi
Mặc kệ muôn nhà sống bơ vơ!

Hà Nội, ngày 5-12-2014



SỢ

Sợ sấm trời cao đang thét gào.
Sợ mình vơ bạc nặng hầu bao
Sợ hồn tiên liệt trong lòng đất
Sợ vía anh hùng giữa ánh sao!
Sợ đứa dân đen vừa đập cuốc
Sợ thằng nô bộc mới phang cào.
Sợ vàng, sợ ngọc thời vơ vét
Sợ khiếp nhân dân quyết lật nhào!

Hà Nội, ngày 5-12-2014



GIAN

Gian nào bằng cái đám quan gian
Gian nối dây mơ đến vạn giàn
Gian kéo côn đồ trăm vạn đứa
Gian đu du đãng chin mươi đàn.
Gian bòn dân khốn từng bơ gạo
Gian vét quốc bần mỗi cục than.
Gian xảo khác chi loài cáo chuột
Gian làm đất nước mãi cơ hàn!

Hà Nội, ngày 5-12-2014



SÂU BẦY THAM NHŨNG

Tham nhũng không còn một đứa đâu.
Quan tham nẩy nở vạn bầy sâu.
Lúa ngô ngoài ruông ăn trơ hạt
Bầu bí trong nương cắn trọc bầu!
Thần dược phun vào còn ngoe cẳng
Kháng sinh tưới xuống vẫn rung râu!
Chỉ còn một cách nhờ tiên tổ
Biển Thước, Hoa Đà đang ở đâu?

Hà Nội, ngày 5-12-2014



MẺO MÈO MEO

Đêm ngày bọn chúng lẻo lèo leo
Mộng mị dân đen tẻo tẻo tèo
Loa rỉ thường xuyên ken két két
Đài han liên tục khẻo khèo kheo.
Sai nha len lét ti tì tỉ
Nha lại xum xoe xẻo xẹo xèo.
Mồm miệng gang giòn lừa lửa lựa
Dân nghèo hết gạo mẻo mèo meo!

Hà Nội, ngày 5-12-2014



MỪNG

Mừng dân mình tỉnh chửa ngu lâu
Mừng biết nhìn ra khắp địa đầu
Mừng thấy tự do mà nghĩa cử
Mừng trông độc lập để yêu cầu!
Mừng mời năm châu thêm thân hữu
Mừng kết bốn phương được bạn bầu!
Mừng nước mừng dần đang bừng tỉnh
Giang sơn trời Việt sẽ sang giầu!

Hà Nội, ngày 5-12-2014