Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Nhà văn khu vực Hà Nội gặp nhà thơ Trương Nam Hương

Anh nhà văn khu vực Hà Nộư gặp nhà thơ Trương Nam Hương

Thứ ba - 30/12/2014 08:07

                                               

  Nhà thơ Trương Nam Hương     (ảnh trên)                                          Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo

ANH EM KHU VỰC HÀ NỘI GẶP GỠ CUỐI NĂM VỚI NHÀ THƠ TRƯƠNG NAM HƯƠNG & NGUYỄN TRỌNG TẠO…

Đỗ Hoàng

 
  Trương Nam Hương và Nguyễn Khắc Thạch vừa họp xong hội đồng thơ, Nguyễn Trọng Tạo cũng vừa tọa đàm xong thơ chống Mỹ, các nhà thơ gọi bạn bè đến quán bia đầu đường Nguyền Đình Chiểu đàm đạo
 Nhiều nhà thơ ở khu vực Hà Nội có mặt như: Trần Quang Đạo, Phạm Đông Hưng, Nguyễn Thành Phong, Nguyễn Quang Thiều,Trần Hậu, Phạm Khải, Đỗ Hoàng…
      Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo kể: “Tôi vừa có ý kiến phát biểu khá ấn tượng là hai miền Nam Bắc đã thống nhất gần 40 năm, chúng ta nên mới các nhà văn phía bên kai cùng tọa đàm để nhìn lại cuộc chiến vừa qua. Bởi vì phía bên kia chiến tuyến cũng có nhiều nhà thơ viết hay”
  Tôi đùa đế theo: “Nếu mời phía bên kia chiến tuyến tọa đàm thơ cuộc chiến với Mỹ vừa qua thì cũng phải mời Đỗ Hoàng nữa chứ!. Tôi có tập thơ Tâm sự người lính kia mà”
Anh Tạo cười: “Mời chứ. Đỗ Hoàng là bộ đội mình nhưng viết thơ hay theo kiểu ngụy thì cũng nên mời!”.Câu chuyện bắt đầu vào hồi rôm rả.
  Tôi tiếp; “Các nhà thơ bên kia chiến tuyến v iết hay vì họ nhìn ra bi kịch chiến tranh của loài người và của dân tộc mình. Phía bên kia chiến tuyến có một khoảng tời tự do cho sáng tác nên tác phẩm của họ được phổ biến. Còn bên ta nhiều tác giả và tác phẩm bị lãng quên! Vừa rôi nghe Hoàng Nhuận Cầm đọc lại những bài thơ cổ động tồn ào trên ti vi, thấy Cầm vẫn u mê như thời sinh viên vào bộ đội- một thời làm thơ véo von, con nít. Lúc ấy tuổi đôi mươi còn ngây ngô  “Mùa thu này ta hát khắp Trường Sơn” (Hoàng Nhuận Cầm) “Tường Sơn ta hát/ Có chú nai vàng giương đôi tai ngơ ngác” (Gia Dũng). Bây giờ hơn 40 năm nhìn lại cuộc chiến huyhn đệ tương tàn mà còn đọc một cách vô hồn như vậy thì không thể hiểu nổi


           Nhà thơ Hoàng Nhuận Càm

Nguyễn Linh Khếu: “Thời ấy mà Đỗ Hoàng viết Tâm sự người linh có những suy nghĩ, có một nhãn quan triết học như thế là đi trước thời đại” (Nguyễn Linh Khiếu nói điều này nhiều lần rồi!)
  Trần Quang Đạo nói; “Thơ phản chiến của Đỗ Hoàng như nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn, có khi mạnh mẽ hơn! (Trần Quang Đạo đã viết trong Đỗ Hoàng - người bay dịch lại Kim Vân Kiều truyện in báo Tiền Phong năm 2010)
   Nguyễn Thanh Phong: “Tôi mà công an, tôi đã bắt Đỗ Hoàng từ lâu (Phong cũng nói điều này nhiều lần, nói đùa thôi!)
  Phạm Khải cũng nói đùa:
  Tâm sự người lính của Đỗ Hoàng đến Mỹ nó cũng bỏ tù chứ gì mình! Khải đọc thơ như đọc gần 30 năm trước lúc nó vừa được in ra:
“ Ta nghĩ nếu ta giành chính quyền
Thì ta cũng phải có ưu tiên
Cũng ra đạo luật phòng ai phản
Cũng sống nhà hơn vạn kiếp phiền.

Rồi bao tòa án với nhà lao
Ai chống thì ta nhét chặt vào
Đến mọt gông cùm ta mới thả,
Vạn năm ai phản được ta đâu!”
(Mộng không thành – Tâm sự người lính)
  Sau một lúc, Văn Công Hùng ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn ra uống với anh em.
  Sau đó chuyển sang chủ đề Bọ Lập vừa bị bắt. Nói chung anh em đều thống nhất là không nên giam Nguyễn Quang Lập, nên có một giải pháp nào đó hay hơn!
  Tôi đọc bài KÊU CHO BỌ LẬP in trên blogs của tôi cho anh em nghe:
Nhe tin Bọ Lập bị còng tay.
Bắt đến nhà văn thật xót thay!
Đối mắt bạo quyền chơi mặt thớt
Giơ đầu ác bá chọi dao phay
Tự do cho nước bao thây đổ,
Dân chủ dâng trời lắm trôốc bay
Xin rán vài năm mùi ngục tối
Danh truyền hơn vạn cái mề đay!
  Anh em khen 4 câu đầu.
 Cuộc vui đấn chiều. Tôi về trong lảo đảo cơn say!


                                                 Hà Nội, ngày 24-12-2014
                                                                 Đ - H

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét