Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Thông báo (2) cuộc thi viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thông báo về Cuộc thi viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp (2)




THÔNG BÁO (2)

 Đến nay Ban Tổ chức cuộc thi viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận được 579 bài thơ, 1 bài nhạc, 2 bài văn ký ức, kỷ niệm. Đã in trên báo mạng (vannghecuocsong.com; dohoang.vnweblogs.com; dohoang.blogspot.com; faceboook… ) được 519 bài.
  Các bài viết của các tác giả từ khắp mọi miền của đất nước và nước ngoài gửi về đều thể hiện tấm lòng kính vọng, trân trọng với vị tướng tài ba, vị tướng của dân với tình cảm nồng hậu, chân tình, thắm thiết.
       Theo nguyện vọng của bạn đọc và các tác giả, Ban tổ chức cuộc thi viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ tổng kết, trao giải vào đầu tháng 10 năm 2014. Vậy trân trọng kính mong mọi người tiếp tục gửi bài dự thi về cho Ban tổ chức cuộc thi. Nhân 100 ngày mất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ban tổ chức sẽ trao tặng thưởng và quà cho khoảng 15 tác giả tham gia dự thi. Bài viết về Đại tướng sẽ được in thành sách với tựa đề Đại tướng của Dân sẽ phát tặng cho các tác giả có bài.
                                                     T/m Ban Tổ chức
                                                     Đại diện Ban sơ khảo
                                                     Nhà thơ Đỗ Hoàng

(*) Đại chỉ gửi bài:
donguyenhn@yahoo.com
donguyenhn1@gmail.com
Điện thoại liên lạc: 0913369652

BAN TỔ CHỨC VÀ BAN GIÁM KHẢO CUỘC THI VIẾT VỀ ĐẠI 

TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

 

Ban Tổ chức Cuộc thi:
1-      Nhà thơ Đỗ Hoàng
2-      Nhà thơ Kim Chuông
3-      Nhà báo, nhà văn Phan Sáu

Ban Sơ khảo:
1-      Nhà thơ Đỗ Hoàng
2-      Nhà thơ Kim Chuông
3-      Nhà thơ Trần Hậu
Ban Chung khảo:
1-      Nhà thơ Bằng Việt
2-      Nhà thơ Định Hải
3-      Nhà văn Hoàng Minh Tường
4-      Nhà thơ Kim Chuông
5-      Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý
6-      Nhà thơ Trần Quang Đạo
7-      Nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu
8-      Nhạc sỹ Chính Nghĩa
9-      Nhà thơ Trần Hậu
10-   Nhà thơ Đỗ Hoàng (kiêm Thư ký)

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Mãi mãi xứng danh anh bộ đội Cụ Hồ

Mãi mãi xứng danh "Anh bộ đội Cụ Hồ"

Chủ nhật - 27/10/2013 13:36
  
HƯỚNG ỨNG CUỘC THI VIẾT VỀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trả lời phỏng vấn Báo Lao động – Xã hội
 

                    Nhà báo Đỗ Hoàng

MÃI MÃI XỨNG DANH ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ (*)
 
Lts: - Làm nên chiến thắng hôm nay – non sông thu về một mối, nhân dân  có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, công lao to lớn đó thuộc về nhân dân, thuộc về “Anh bộ đội Cụ Hồ” đã hy sinh hết thảy máu xương mình cho ngày chiến thắng vẹn tròn. Nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Namm phóng viên báo Lao động – Xã hội đã phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
P/v: Xin Đại tướng cho biết những kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời chiến đấu của mình?
Đại tướng Võ Nguyên Giáp: 
       Kỷ niệm sâu sắc thì có nhiều, nhưng trong phạm vi một cuộc phỏng vấn tôi chỉ nói đến một vài kỷ niệm khó quên nhất.
 Kỷ niệm thứ nhất là ngày Bác trao cho tôi nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân,  đội quân chủ lực đầutiên như trong chỉ thị đã nói rõ.
  Hôm chia tay rời Pắc Pó để về rừng Trần Hưng Đạo, Bác chúc thắng lợi rồi nói: - “Thời cơ lớn có thể đến sớm, trong một tháng phải có hành động trận đầu phải đánh thắng. Phải dựa vào dân, dựa chắc vào dân thì sẽ thắng lợi.”
  Chắc các bạn đều biết , ngày 22 -12 -1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được tành lập. 5 giờ chiều ngày 25, Đội tấn công tiêu diệt đồn Phay Khắt. Ngày 26, vào lúc 6 giờ sáng tấn công và tiêu diệt đồn Nà Ngần, thực hiện hai trận đầu toàn thắng, bắt toàn bộ tù binh, thu toàn bộ vũ khí, ta chỉ mất 5 viên đạn và một chiến sỹ bị thương ở ngón tay. Mấy hôm sau Đội quân chủ lực đã phát triển thành Đại đội chủ lực đầu tiên của Quân đội ta. Giành được thắng lợi giòn giả như vậy  là do quân ta có tinh thần quyết chiến, chỉ huy mưu trí sáng tạo, lại do hoàn toàn dựa vào dân nhờ đó mà hiểu địch rất nhiều, hiểu động tĩnh của địch hết sức cụ thể và chính xác. Biết địch, biết ta, trăm trận trăm thắng. Mọi việc phục vụ chiến đấu như bảo dảm hậu cần, thu dọn chiến trường, tuyên truyền chiến thắng, chuẩn bị cho dân chống khủng bố..V..v…đều do nhân dân, nhất là các chị em phụ nữ phụ trách
  Kỷ niệm thứ hai là có liên quan đến chiến dịch Điện Biên Phủ .Đó là  lúc 5 giờ chiều ngày 7 tháng 5 năm 1954 toàn bộ quân địch đầu hàng. Tôi báo cáo với Bác và Trung ương. Sáng hôm sau 8 -5 chúng tôi nhận được bức điện của Bác và Trung ương khen cán bộ chiến sỹ, bộ đội và dân công đồng bào các dân tộc. Trong bức điện có một câu mà tôi nhớ mãi “Thắng lợi tuy lớn nhưng chỉ mới bước đầu”. Tôi đọc bức điện và nói với các đồng chí trong Đảng ủy với cán bộ đang họp để mừng thắng lợi “Chỉ có Chủ tịch Hồ Chí Minh mới có được một nhận định như vậy”.  Ngày nay nhìn lại, chúng ta phải tiếp tục bước thứ hai đánh Mỹ trong 21 năm nữa mới giành được độc lập và thống nhất cho Tổ quốc. Bác với tầm chiến lược nhìn xa trông rộng là như thế.
 Kỷ niệm thứ ba là ngày miền Nam toàn thắng. Hôm đó 30 tháng 4 năm 1975, từ sáng các anh trong Bộ Chính trị đã có mặt ở Tổng hành dinh. Đến 11 giờ tôi nhận được điện của Quân đoàn I, tiếp đó là điện của Bộ Chỉ huy Chiến dịch “ Bộ đội ta đã chiếm được Dinh Độc lập, Dương Văn Minh và toàn bộ Chính phủ Sài gòn đã đầu hàng vô điều kiện”
  Chúng tôi cảm thấy lúc ấy là phút sung sướng nhất. Cuộc chiến tranh 30 năm đã giành được toàn thắng.. Tổ quốc việt Nam ta đã hoàn toàn độc lập và thống nhất. Nhiều đồng chí mừng đến rơi nước mắt. Không bảo nhau, ai cũng nhớ đến Bác Hồ, cảm thấy như Bác còn bên cạnh chúng ta trong ngày vui đại thắng. nhớ đến biết bao anh hùng liệt sỹ đã hy sinh cho đại thắng hôm nay. Chỉ một lúc sau là cả Hà Nội đổ ra đường ăn mừng chiến thắng. Tiếng hoan hô vàng dậy tiếng pháo nổ. Một ngày hội lớn.
P/v: Để làm nên chiến thắng hôm nay có sự hy sinh lớn lao của người lính và dân thường. Xin Đại tướng cho biết suy nghĩ và tình cảm của mình đối với sự mất mát đó?
Đại tướng Võ Nguyên Giáp: 

     Mỗi khi nói đến chiến công lẫy lừng của Quân đội ta, ý nghĩ đầu tiên của tôi là nhớ đến biết bao đồng chí, biết bao bạn chiến đấu đã ngã xuống trân chiến trường, nhớ đến sự đau khổ thầm lặng của các mẹ, các chị đến tinh thần hy sinh vô giá về người, về của của nhân dân ta.
 Với cương vị khác nhau, Tổng Tư lệnh có nhiệm vụ chỉ huy toàn quân, người chiến sỹ thì có nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu để diệt địch. Tuy nhiên đứng về bình diện nào đó, Tổng Tư lệnh và chiến sỹ là những con người bình đẳng, cho nên tôi luôn luôn có mói tình cảm đặc biệt đối với chiến sỹ và hết sức tôn trọng người chiến sỹ. Mỗi lần hạ quyết tâm mở chiến dịch hay triển khai một cuộc chiến đấu, điều tôi luôn luôn suy nghĩ, cân nhắc là phải có một kế hoạch đánh chắc thắng và giảm thương vong đến mức thấp nhất.
   Nhiều đồng chi thân thiết thường nói: “ Anh Văn có một thần kinh thép”. Đúng như vậy, nhưng đó là đứng trước ke địch hoặc trước mỗi khó khăn phức tạp của cuộc đời. Còn trong cuộc sống nói chung,  thì tôi là một người rất tình cảm, luôn thương yêu và chung thủy với bạn bè, đồng chí, đồng đội của mình!
 Trong nhiều năm, bộ đội ta chỉ có khả năng tấn công kẻ địch trong công sự vào ban đêm. Trận đánh thường kết thúc 3, 4 giờ sáng để kịp thời lui quân đến những nơi có địa hình tốt nằm ngoài tầm hỏa lực của địch. Lúc ấy cũng là  thời điểm đồng chí chỉ huy báo cáo kết quả trận đánh cho tôi kể cả thương vong của ta như thế nào. Tôi còn nhớ như in những đêm nhận được báo cáo của những trận thắng lợi lớn, đồng thời cùng với tình hình thương vong của ta.. Điều này tôi ít kể cho nghe, từ lúc nhận báo cáo đến sáng là tôi không ngủ được, tôi vô cùng thương tiếc các đồng chí đã hy sinh, nước mắt thấm ướt cả gối. Ta đã thắng nhưng đã mất mát nhiều người con ưu tú không thể nào bù đắp được.
P/v: Bộ đội ta hôm nay vẫn giữ vững phẩm chất “Anh bộ đội Cụ Hồ”, xin Đại tướng cho biết cảm nghĩ của mình đồi với thế hệ mới hôm nay?
Đại tướng Võ Nguyên Giáp:
    
      Trong nhiều thập kỷ đấu tranh giữa nước và giải phong dân tộc, từ nhân dân anh hùng đã sản sinh ra một quân đội anh hùng. Từ những Trung đội đầu tiên nay đã có những binh đoàn hùng mạnh với đầy đủ các quân binh chủng. Quân đội ta có vinh dự lớn được nhân dân tặng cho danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ”. Hiện nay bên cạnh “Anh bộ đội Cụ Hồ” dang tại ngũ làm nhiệm vụ lại có hàng triệu anh “ bộ đội Cụ Hồ” cựu chiến binh.. Họ là lực lượng nồng cốt để bảo vệ Tổ quốc và xây dựng nền quốc phong toàn dân. Thế hệ trẻ đang tiếp bước theo thế hệ cha anh một cách xứng đáng.
 Tổ quốc ta hiện đã độc lập và thống nhất, đang thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, xây dựng cuộc sống mới trong hòa bình. Đi đôi với việc giải phóng lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế, Đảng và Chính phủ ta đang chăm lo các vấn đề kinh tế văn hóa và xã hội, giáo dục lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nâng cao trình đọ dân trí và phát huy tinh thần tự lực tự cường, độc lập tự chủ của con người Việt Nam. Với một đường lối đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với cơ chế  thị trường có điều tiết và chính sách mở cửa, chúng ta đã giành được thắng lợi lớn. Tận dụng những nhân tố tích cực khác, khắc phục những mặt tiêu cực và tệ nạn xã hội . Trước tình hình ấy lực lượng vũ trang nhân dân ta phải giữ vững bằng được lý tưởng và lập trường lý tưởng tiếp tục thực hiện lời Bác dạy: “Trung với Đảng, trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Để luôn luôn xứng đángvới danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ”, toàn thể cán bộ và chiến sỹ lực lượng vũ trang càng phải dốc lòng phấn đấu nâng cao tinh thần sẵn sàng chiến đấu, trình độ quân sự, văn hóa, đoàn kết nội bộ cùng với nhân dân xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, làm thất bại mọi mưu đồ diễn biến hòa  bình của các thế lực thù địch.
Trong kháng chiến toàn quân cùng với toàn dân đánh giặc thắng lợi. Ngày nay trong hòa bình, quân và dân càng tăng cường mối quan hệ máu thịt, kết hợp quốc phòng với kinh tế văn hóa, kinh tế văn hóa với quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
P/V : Xin cám ơn Đại tướng
ĐỖ HOÀNG (Thực hiện)
(*)  Bài in trên Tuần báo Lao động – Xã hội số 47 (55) từ 22 đến 28 tháng 12 năm 1994

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Sau câu nói của Đại tướng Võ Nguyên Giáp...

Sau câu nói của Đại tướng Võ Nguyên Giáp...

Thứ bảy - 26/10/2013 12:45

HƯỞNG ỨNG CUỘC THI VIẾT VỀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP



SAU CÂU NÓI CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP, LỆ THỦY LÀM RA HÀNG TỶ ĐỒNG (*)


Đỗ Hoàng


Năm 1984, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi công tác miền Trung có ghé về thăm quê.
Huyện Lệ Thủy, quê hương của Đại tướng đón tiếp rất long trọng. Hôm ấy, tại Lộc Thủy làng nội của Đại tướng tổ chức một cuộc nói chuyện thân mật cho cán bộ huyện nhà. Nhiều người hiếu kỳ muốn đến để nghe và muốn nhìn vị Đại tướng lừng danh trong chiến trận nói chuyện như thế nào về khoa học kỹ thuật và kinh tế.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp lúc này đã thôi làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, chuyển qua làm Phó Thủ tướng phụ trách công tác khoa học kỹ thuật.
Không khí chân tình cới mở giữa người nói và người nghe. Đại tướng nói: - Chiến tranh xong rồi, giặc thua rồi, ta phải làm kinh tế (làm giàu), nhưng huyện mình chưa biết làm giàu, cả Lộc Thủy càng không biết làm giàu! Trong khi đó chúng ta rất có điều kiện để làm giàu!
Mọi người chăm chú nghe Đại tướng nói chuyện về kinh tế, nói chuyện làm giàu.
Những người bà con của Đại tướng hơi cậy thần một chút nên mạnh dạn nói: - Xứ miềng (mình) lấy cái chi mà mần (làm) giàu?
Bí thư, Chủ tịch huyện sợ lắm nhưng không thể bưng mồm đám con cháu Đại tướng được.
Tưởng Đại tướng giận hóa ra ông tươi cười:
- Thiếu chi cách! – Ông tiếp:
- Chừ tôi kể cho mọi người nghe.- Hàng gì đổi được ngoại tệ?
Mọi người im lặng.
Ông lại tiếp:
- Lông vịt đó!
- Cái chăn gì nóng đắp thì mát mà lạng đắp thì ấm?
Im lặng
Ông lại tiếp:
- Chăn làm bằng lông vịt. Lệ Thủy hằng hà sa cố đàn vịt.
Rồi ông lại tiếp: - Cái gì thu được ngoại tệ nữa?
Im lặng.
Đại tướng nói:
- Xứ Khang Lộc ta (tên cũ huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy bây giờ) từ xa xưa đã nổi tiếng trầm hương. Trầm hương thu nhiều ngoại tệ mà ta đã làm được chưa?.
Quả thật, lúc đó Lệ Thuỷ chưa làm được hàng xuất khẩu gì.. Vịt thì nuôi kiểu cò con, trầm kỳ thi Sài Gòn vét hết. Huyện nhà nhập chia, cán bộ tranh giành ngôi thứ.
- Bây giờ cho điểm làm hàng xuất khẩu của huyện ta như thế nào? – Đại tướng tươi cười hỏi đám quan huyện lại. – Nói xong ông với tay lấy quả tứng vịt Anh Đào để ở gian hàng trưng bày sản phẩm cây nhà là vườn giơ lên, hỏi tiếp: - Điểm mấy nào?
Cả hội trường im lặng.
Bí thư huyện ủy Trần Đức Triển thật thà nói:
- Thưa Đại tướng điểm hai ạ - Con vịt ạ!
- Nong, nong, (không, không – tiếng Pháp), hàng xuất khẩu của Lệ Thủy phải thế này:
Ông giơ cao quả trứng vịt lên rồi cười lớn:
- Zê rô (điểm không – tiếng Pháp) zê rô! Lệ Thủy làm xuất đạt điểm trứng vịt.
Cả hội trường cười vang!
Sau đó Lệ Thủy chuyển hướng rất mạnh (Lúc bấy giờ là Lệ Ninh), hàng năm xuất khẩu hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn tấn trầm, lạc, chổi đót, lông vịt, mây tre…
Nhờ có ngoại tệ, huyện Lệ Thủy xây dựng được thị trấn, nhà lầu, rải hàng chục ki lô met đường nhựa, bắc hai cầu đúc qua sông Kiến Giang, một việc làm có thể nói xưa nay hiếm ở vùng chiêm trũng, sống ngâm da, chết ngâm xương.
Tất nhiên thành tích có được cũng do nhiều nguyên nhân khác nữa, nhưng bà con cán bộ nhân dân huyện Lệ Thủy đều nhớ lại cái buổi đầu mới tò te làm hàng xuất khẩu nhờ câu nói của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho điểm Zê rô mới biết hôm nay mình tiến bộ hơn nhiều.
Nếu Đại tướng về thăm lại, Đại tướng sẽ chiếu cố cho con nớp, đit (chín, mười) ngayđể huyện nhà vui mừng!
HOÀNG ĐỖ
(*) Bài in trên bào Thương Mại năm 1989.
 (4 ảnh)
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh

Thơ Dự thi.. (245)

Thơ Dự thi viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp (245) – Thơ Đào Tiến

Thứ bảy - 26/10/2013 12:16
  
Thơ Dự thi viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Thơ Đào Tiến


ĐÀO TIẾN

MÙA THU NHỚ BÁC GIÁP
 

Mùa thu này, Đại tướng đã đi xa
Tiễn biệt Bác trái tim và nước mắt
Kết nối thủy chung một lòng son săt
Muôn mảnh đời thổn thức trắng đêm
Nhân cách lớn thấm vào hồn dân tộc
Chắt lọc tinh hoa lịch sử cha ông
Văn võ song toàn Người dung dị biết bao
Hạt thóc, củ khoai, quả cà khi đói
Chan chứa tình đời ấm phút bên nhau
Trong tiếng gió vi vu điệu nhạc
Nơi đỉnh non cao đến biển đảo quê nhà
Mỗi góc phố tiếng lá reo xào xạc
Lịch sử muôn đời khát vọng tự do
Trong cốt cách người dân ta đó
Yêu thánh hiền hương khói ngàn thu
Lớp con cháu xin được ngẩng cao đầu
Mong tiên tổ anh linh chứng giám
Dòng máu Lạc Hồng, hào khí Đông A
30 Hoàng Diệu nơi Người đã sống
Khí phách non sông cuồn cuộn đổ về.

Hà Nội, tháng 10 - 2013
Đ – T

Thơ về miền Trung

ĐÀO TIẾN

KHÚC RUỘT NON SÔNG
 

Cuối thu rồi lũ ào đến mênh mông
Một biển nước cuồng phong dữ dội
Mưa trên trời xối xả ngày đêm
Trời ơi nước! ở đâu cũng nước
Sự sống ngập chìm hàng tre lóp ngóp
Bặt tiếng gà, im tiếng chim kêu
Tất cả còn lại sóng ngàu chết chóc
Đói bờ phờ mặt tái mét nhìn nhau
Trong sâu thẳm hiển hiện nỗi đau
Trẻ nhỏ, cụ già bên nhau run rẫy
Chút mì tôm nhai sống qua ngày
Bao đắng cay hiển hiện từng giờ
Đêm vắng quá một ánh đèn le lói
Giặc nước kéo về lặng ngắt một miền quê
Mong trời sáng để được nghe tiếng nói
Hai chữ yêu thương, hai chữ đồng bào
Hai chữ mền Trung trong tim thổn thức
Tất cả chúng ta hãy làm tất cả
Vì miền Trung khúc ruột non song.

Hà Nội, tháng 10 – 2013
             Đ -T

Thơ Dự thi... (240)

Thơ Dự thi viết về Đại tướng Võ nguyên Giáp ( 240)

Thứ sáu - 25/10/2013 11:35

Thơ dự thi viết về ĐẠI TƯỚNG 

            VÕ  NGUYÊN GIÁP


Nguyễn sỹ Lương
Tiếng chuông tỉnh thức
Nắng ơi đừng buồn
Gio ơi đừng buồn
Người  ra đi  là  Người ở lại
Mỗi góc phố ,con đường
Tên Người
Sống mãi
Các ông ơi đừng buồn
Các bà ơi đừng khóc
Nhân dân ơi hãy  nén lòng đừng  nấc
Để  lắng nghe  sông  núi   gọi tên mình
Kẻ  đục khoét  , bầy tham ô, những tên lợi dụng chức quyền …
Dương  to mắt mà nhìn   !
Sức mạnh không phải của cường quyền
Tình yêu không từ  áp đặt
Các người có nhìn thấy
Có những ông
Có những bà
Lăn bên đường
Nghẹn ngào nước mắt
Quỳ lạy , vái chào …
Vị Đại tướng yêu thương về nơi an giấc
 Kiên Giang Lệ thuỷ  quảng Bình
Nơi dạt dào gió biển
Nơi sáng  chiều  chim  hót chim ca
Nơi không có chổ cho  lời nịnh hót
Nơi không bao giờ có   tiếng gian ca
Quê  mẹ , quê cha hiền lành như là đất

Đại tướng ra đi Non sông nghẹn lời ,
triệu triệu người  rưng rưng  nước mắt
Đại tướng ra đi ,
 như tiếng  chuông tỉnh thức
Xếp hàng lại
 nhân dân đoàn kết bên nhau
Nhân dân hãy biết thương nhau .
......

             TIẾNG  ĐÀN  VỌNG  MÃI
Hà nội đầu Đông chuyển mùa se lạnh
Nắng mưa buồn ngơ ngác  giữa trời xanh
Đường Hoàng Diệu  ai về chân bước  vội
Chiếc lá cuối thu ,  trăn trở  lìa  cành

 Có phải Người về đó Người ơi
Hay chỉ tiếng đàn xưa vọng lại
Tiếng đàn Tướng quân , thức dậy lòng nhân ái
 Nốt nhạc nhạc buồn  vui  Người  gửi   lại đời

Hà Nôi từng đêm vọng tiếng  đàn Người
Lướt  nhẹ cung  trầm , ngẫm  đời   xuôi ngược
Khoảng lặng , trắng đen , nỗi buồn ai biết   ?
Hiền lành  như nốt nhạc buông lơi  .

Có  cả  tâm tư gửi gắm của Người
Khắc khoải bao đêm đổi thay chiến dịch   *
Thương đồng đội âm trầm hùng  gia diết
Khúc thuỷ chung trong trẻo xanh tươi

Triệu triệu trái tim nức nở , nghẹn lời
  Cùng Lệ Thuỷ tiễn Người vào  sử sách
Rạng rỡ non sông, ngàn thu hiển hách
Mưa nguồn rồi phải có nắng xa khơi

 Cuộc đời Người như  bản nhạc ngân vang
 Xây  màchi lâu đài ảo vọng?
Soi  tấm  gương Đức , Tài , lẽ sống  .
Hổ thẹn  biết mình chìm nổi giữa nhân gian
                      Tháng  10 -  2013
                                         Ng - S - L


Thai A (*)
 
LÒNG CHÚNG CON VỚI ĐẠI TƯỚNG
Hôm nay Đại tướng đã đi xa
Cả nước Việt Nam thương tiếc cha già
Tấm lòng chúng con nơi xa xứ
Thật đau buồn như đã mất người cha 

Cho  con được nghiêng mình
Kính cẩn vĩnh biệt Người với niềm thương vô hạn
Chúng con không thể về dâng hương ,hoa trái
Mong Người hãy bình yên nằm nghỉ giữa thiên hằng

Người là niềm tin cho tất cả muôn dân
Người cống hiến trọn đời cho Tổ Quốc
Người ra đi muôn lòng dân thương tiếc
Người mãi muôn đời toả sáng tựa vầng dương

Kính cẩn gửi đến Người
Chúng con những người xa Tổ Quốc

Th - A
(*) Tác giả là Bác sỹ hiện đang công tác tại Luanda Châu Phi