Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Thư của Nhà thơ Triệu Lam Châu gửi Đỗ Hoàng

Thư nhà thơ Triệu Lam Châu gửi Đỗ Hoàng
Tuy Hoà, đêm 21 tháng 1 năm 2012
Thân mến gửi: Nhà thơ Đỗ Hoàng
  Hơn một năm trước tôi có đọc bài dịch thơ Việt ra thơ Việt của anh đăng trên Tạp chí Nhà văn, thời anh Nguyễn Trác làm tổng biên tập. Tôi rất tâm đắc với việc làm của anh. Anh là một người anh hùng trên mặt trận giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt mình như Bác Hồ đã dạy năm nào.
   Hiện nay chắc nhiều người bất bình với kiểu thơ Vô lối (như anh đã đặt tên thật đúng), nhưng chắc người ta ngại mình bị chụp mũ là cổ hủ lạc hậu, không chịu hội nhập thế giới, không chịu cách tân… nên họ im lặng. Riêng anh thì không ngại điều ấy và đã dịch lại những bài thơ vô lối, thành thơ lục bát trong sáng, chinh phục lòng người. Đó là điều rất đáng hoan nghênh.
   Anh là một người có trình độ thi ca, có tâm với sự phát triển trong sáng của nền thơ ca nước nhà.
   Anh dịch lại thơ Đỗ Doãn Phương và Mai Văn Phấn vừa qua, đồng thời có thêm lời nhận xét rất xác đáng. Xin chúc mừng anh. Cầu chúc cho anh tiếp tục tấn công có hiệu quả vào loại thơ Vô lối đang làm hỏng, làm bẩn thỉu ngôn ngữ thơ trong sáng và thần diệu của cha ông chúng ta từ ngàn xưa.
   Nền tảng đạo đức xã hội đang xuống cấp. Nền thơ đang xuống cấp cũng bởi tại loại thơ vô lối này. Chính vì thế quần chúng yêu thơ đang quay lưng lại với thơ (chủ yếu là đối với thơ vô lối). Còn loại thơ giản dị, trong sáng và cảm động, như bài Bước đường cùng đó sao của nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm, đăng trên lethieunhon.com mới đây, nói về anh nông dân Đoàn Văn Vươn bị cướp đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng – thì quần chúng yêu thơ rất trân trọng và tán thưởng. Bởi nhà thơ đã phản ánh đúng những vấn đề bức xúc và nóng bỏng của tâm hồn người dân hiện nay, bằng một hình thức thơ trong sáng, giản dị và cảm động.
  Tôi nghĩ: Lời dạy của cụ Hồ Chí Minh đối với văn nghệ sĩ, không bao giờ cũ: Viết cho ai? Viết cái gì? Viết như thế nào?
   Loại thơ vô lối, chỉ viết cho cá nhân tác giả (đâu có viết cho nhân dân). Họ làm thơ không phải để hiểu. Do đó người đọc không hiểu họ nói gì. Người đọc quay lưng lại với thơ vô lối. Còn họ viết như thế nào, thì chúng ta rõ rồi…viết tắc tị như đánh đố người đọc vậy.
  Dẫu một số người cổ vũ cho loại thơ vô lối ấy, nhưng rồi quần chúng yêu thơ chân chính đã thải loại nó vào đống rác lâu rồi. Rất may là thơ vô lối chưa bén mảng vào sách giáo khoa… may lắm thay!
 Xin chúc nhà thơ sức khoẻ, bình an và bền chí đấu tranh thắng lợi với thơ vô lối.
Bạn thơ Triệu lam Châu
Thư điện tử:  trieulamchau@gmail.com
Điện thoại: 0983 825502
Ghi chú: Thư này đã in rồi nhưng bị mất, xin post lại. Bạn đã đọc Vô lối Nguyễn Quang Thiều, Vô lối Nguyễn Bình Phương, xin đón đọc Vô lối tắc tỵ Hoàng Vũ Thuật, Mai Văn Phấn, Lê Văn Ngăn, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Tâm Tuyền, Vi Thùy Linh...



Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Trò chuyện với Đỗ Hoàng và Nguyễn Linh Khiếu

Chuyện trò với nhà thơ Đỗ Hoàng và Nguyễn Linh Khiếu

NGUYỄN HOÀNG ĐỨC

Lâu rồi tôi không gặp nhà thơ Đỗ Hoàng, người lính, tác giả của cuốn thơ phản tỉnh chiến tranh hàng đầu việt Nam cuốn “Tâm sự người lính”. Tối qua anh nhắn tin mời tôi chiều nay đến dự buổi anh giảng về thơ Đường luật ngay tại phố cổ, trung tâm Hà nội, 88 Hàng Buồm. Tôi cũng ngại đi, nhưng tiếc trình độ thơ của Đỗ Hoàng, người tôi coi có kiến thức thơ, cũng như trình độ sáng tạo thơ hàng đầu Việt Nam, nên tôi lại nhận lời. Chiều nay 20/08/2014, tôi nghe Đỗ Hoàng giảng, phân tích, minh họa gần như trọn vẹn về thơ Đường luật với các “vần, luật, niêm"...

 
      Đỗ Hòang

        Tôi nể Đỗ Hoàng vì anh đã từng là nhà thơ mậu dịch, như người ta nói “ăn cây nào rào cây ấy” nhưng anh đã phản tỉnh cơ chế bao cấp ưu tiên của thơ mậu dịch để tìm kiếm giá trị mỹ học đích thực. Đỗ Hoàng đac phỏng vấn nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu, cũng là một “đại ca mậu dịch”, với cương vị tiến sĩ, phó giáo sư triết học, viện trưởng Tạp chí cộng sản. Người đã viết một trường ca "Phồn sinh" dài nhất Việt Nam 700 trang A4. Vậy mà cả hai đã dám nói thẳng tưng, hơn thế lại vạch mặt chỉ tên cụ thể những khuôn mặt ưu tiên nhạt nhẽo của tem phiếu mậu dịch. Quả là đáng nể! Thật hiếm người làm được. Tôi cũng đã từng viết một bài về các nhà thơ mậu dịch dựa trên cuộc nói chuyện với nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu. Tôi sẽ trình bày bài đó sau bài phổng vấn này. Mời các bạn chiêm nghiệm!
\\\
Nguyễn Linh Khiếu

Paul Nguyễn Hoàng Đức

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

Tiến tới Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ IX

Tiến tới Đại Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ IX

Thứ sáu - 22/08/2014 11:53
    

TIẾN TỚI ĐẠI HỘI HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM LẦN THỨ IX
 

    Tiến tới Đại hội Hội nhà văn Việt Nam lần thứ IX, vannghecuocsong.com sẽ mở chuyên trang để các nhà văn, độc giả trong và ngoài Hội bàn bạc về nhân sự, góp ý cho Đại hội thành công. Mỗi nhà văn là hội viên của Hội có quyền ứng cử và đề cử Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa IX. Nhà văn ngoài Hội và độc giả có quyền đề cử Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa IX. vannghecuocsong. com sẽ lần lượt giới thiệu bài viết của tác giả góp ý!
BBT vannghecuocsong.com.


(*) Bài vở gửi theo : donguyenhn@yahoo.com hoặc donguyenhn1@gmail.com


1. Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ IX sẽ là Đại hội Đại biểu

Trong hai ngày, 08 - 09/7 tại Quảng Ninh đã diễn ra Hội nghị BCH Hội Nhà văn Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 10. Một trong những nội dung được Hội nghị bàn tới là việc tiến hành chuẩn bị cho Đại Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ IX.
Theo đó, Hội nghị đã nhất trí Đại Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ IX sẽ diễn ra tại Hà Nội, dự kiến được tổ chức vào trung tuần tháng 7/2015 và sẽ là Đại hội Đại biểu.
Trước khi tiến hành Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, sẽ diễn ra 10 đại hội cơ sở trên khắp các tỉnh thành cả nước. Riêng Hà Nội sẽ tiến hành 5 đại hội cơ sở, nhiều nhất cả nước. Trong các đại hội cơ sở sẽ bỏ phiếu bầu đại biểu tham dự Đại hội toàn quốc cùng với việc đề cử nhân sự cho Ban chấp hành khoá IX.
Bên cạnh việc bàn thảo công việc Đại hội Nhà văn lần thứ IX, Hội nghị cũng được nghe nhà thơ Hữu Thỉnh báo cáo các hoạt động chính 6 tháng đầu năm 2014 cùng với các công việc 6 tháng cuối năm, chuẩn bị các hoạt động diễn ra ngay đầu năm 2015 như Ngày thơ, Hội nghị quảng bá văn học lần thứ 3, Liên hoan thơ Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 2.

P/v

Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

Thơ chống giặc nội ngoại xâm (tiếp 25)

Thơ chống giặc nội ngoại xâm (tiếp ***$$$)

Thứ hai - 18/08/2014 13:12
 
      Đỗ Hoàng

THƠ CHỐNG GIẶC NỘI NGOAI XÂM
ngày 12 -8 -2014


DIỆT CỎ QUAN THAM

Bọn quan tham thời nào cũng có
Diệt chúng giống như diệt cỏ
Nông phu phải cào cuốc ngày ngày
Có như thế nước nhà không bị đổ!

Hà Nội ngày  28 – 7 -2014

LÔ GÔ HÀ NỘI HÌNH CON ẾCH

Lô gô người ta hình đại bàng
Lô gô cha ông thánh rồng vang
Lô gô Hà Nội hình con ếch
Con ếch chặt đầu – Giống y chang!

Hà Nội ngày 31 – 7 -2014

MỜI MỸ

Mãi bây giờ mới mời được bác Mỹ
Đánh đấm nhau chết 20 triệu người nên xóa sĩ
Con dâu bên này, con rể bên kia
Nếu bác vào sớm thì hay quá nhỉ!

Hà Nội, ngày 9 -8 -2014

GIÔN MAC KEN

Giôn Macken bị tù Hỏa Lò
Về nước Mỹ vẫn được làm to
Nếu như bạn bè từ thuở ấy
Đánh bọn Tàu ô không phải lo!

Hà Nội, ngày 9 -8 -2014

NƯỚC NHỎ THAM LỚN

Nước Việt nhỏ nhưng các quan tham nhũng lớn
Ông nào cũng nặng nề ụt ịt như lợn
Tàu vào chỉ cần tóm một chân
Chúng sẽ đầu hang xin tha mạng sống!

Hà Nội, ngày 10 – 8 -2014

KHÔNG KHÉO

Những thằng quan tham giàu khủng
Lại được đứng đầu chống tham nhũng
Không nói thì tương lai quốc gia cũng biết rồi
Không khéo như sung bị rụng!

Hà Nội, ngày 11- 8- 2014




PHƯƠNG CHÂM GIAN XẢO

Chúng nó gian manh xảo trá cả một hệ thống
Bịp bợm gạt lừa là phương châm sống
Dân tình cứ chết dần, chết mòn
Cả núi song bị thắt thong lọng!

Hà Nội, ngày 10 – 8 – 2014

BÁC MỸ VÀO LÀNG NƯỚC GIÀU TO

Mỹ vào làng nước giàu to
Nga Xô, Trung cộng đều co ro vòi
Biết bao số phận đổi đời
Nai gơn đăng xịn tuyệt vời, bác yêu! (nice girl dance – gái xinh nhảy múa)

Hà Nội, ngày 12 – 8 -2014

MỜI BÁC MỸ VÀO

Mỹ đen, Mỹ trắng, Mỹ vàng
Mỹ nào mà Mỹ cả làng đều vui
Ta làm ông sui, bà sui
Việt Nam sẽ hết ngậm ngùi đau thương!

Hà Nội, ngày 12 -8 -2014

QUAN THAM GIA TRUYỀN

Cha ông chúng cường hào ác bá
Chúng là một loài quant ham gian trá
Tổ quốc hưng để ý làm gì
Miễn giữ ngôi vị lâu để tha hồ đập phá!

Hà Nội, ngày 13 – 8 -2014


                 MỜI BÁC MỸ  VÀO NGAY

Đất này nghèo đói quá chừng
Giết nhau chí chóe đứt từng bữa cơm
Bác vào đời sẽ đẹp hơn
Hòa bình chung sống, oán hờn tiêu tan!

Hà Nội, ngày 13 tháng 8 năm 2014

VẪN CÒN ĐẤT, CÒN NƯƠC

Các cụ mời Bác trước
Nhưng Bác chẳng ở được
Nay xin Bác lại vào
Vẫn còn đất, còn nước!

Hà Nội, ngày 13 -8 -2014

Ô KÊ

Ông tau, ông tảu, ông Tàu
Đánh nhau vỡ đầu , tình nghĩa còn chi.
Ông mi, ông Mỹ, ông mì
Nhiều vàng, nhiều bạc, vậy thì oke!

Hà Nội, ngày  14 -8 -2014

FĂNG TEO

Con cái quan tham cướp hết đất dân nghèo
Bao xóm làng dự án cứ treo
Chúng nos chác chia sau cuộc chiến
Một lúc nào đất nước cũng făng teo!

Hà Nội, ngày 13 – 8 -2014


CA VE ĐỨNG ĐẦU
         (Trường ca)

Đọc bao sách triết, sách tre
Mỹ vào thì chỉ cave đứng đầu
Mak, Mao từng thuộc làu làu
Mỹ vào thì chỉ đứng đầu ca ve!

Hà Nội, ngày 15 -8 -2014


TRÒ ĐÁO LƯỠI

Du kích trói Mỹ binh nhì
Hôm nay đại tướng đến thì vênh vang
Có tiền, có bạc, có vàng
Kẻ thù số một cũng hàng cha ông
Cái trò đáo lưỡi lòng vòng
Dân den không biết thoát tròng sao đây?

Hà Nội, ngày 15 -8 -2014

RUỘNG ĐỂ CHO CỎ MỌC

Ruộng đất dân tốt ở đâu, cháu con quan tham cũng đã đóng cọc
Dân không làm ra được hạt thóc
Nghèo đói bò đầy sá đầy đường
Trong khi ruộng đất chúng để hai ba chục năm cho cỏ mọc!

Hà Nội, ngày 15 -8 -2014

 

Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014

Có hai Mã Kiều trong Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Tử

CÓ HAI NÀNG “MÃ KIỀU” TRONG KIM VÂN KIỀU CỦA THANH TÂM TÀI TỬ
MÃ KIỀU – TIẾNG VIỆT ĐỒNG ÂM, TIẾNG HÁN KHÁC NGHĨA
 
           
  Đỗ Hoàng
 

          Tuần trước (cuối thàng 7 – 2014) nhà thơ Mai Văn Hoan, chuyên gia nghiên cứu về Kiều bạn tôi từ Huế gọi điện cho tôi hỏi Kiều được Tú Bà đặt tên là Mã Kiều, thì Mã Kiều chịu đoan trong Đoạn trường tân thanh có phải là nhân vật sáng tạo của Nguyễn Du không?
  Tôi mới trả lời cho anh rằng: “Mã Kiều tiếng Việt đồng âm nhưng tiếng Hán thì khác nghĩa”.
     Chuyện thế là ổn rồi, nhưng tôi cũng muốn làm rõ một vài điều để các thầy cô giáo dạy Kiều, các nhà nghiên cứu về Nguyễn Du và truyện Kiều khỏi nhầm lẫn điều này.
  Các thiên tài đều biết đứng lên vai loài người mà cao lớn. Cụ Nguyễn Du, Lý Bạch, Thi Nại Am, La Quán Trung, Tào Tuyết Cần, Puskin, Siếc pia, Bai rơn…đều như vậy.
 Cụ Nguyễn Du phóng tác Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Tử ra 3254 câu thơ lục bát cách đây gần 300 năm đủ là một thiên tài sử dụng tiếng Việt không cần bàn cải. Tôi đã nói vấn đề này nhiều lần rồi. Do hoàn cảnh in ấn thời xưa, do thế giới quan thời đại, do xã hội phong kiến trung cổ nên cụ phải lược bỏ nhiều đoạn và cụ không có sáng tạo thêm thắt tình tiết nào hết.




         Nhà thơ  Mai Văn Hoan

  Ngay những câu thơ hay nhất trong truyện Kiều thì Cụ Nguyễn Du cũng dịch của Trung Quốc hoặc lấy nguyên hoặc lấy ý của ca dao dân ca Việt Nam.
Ví dụ:
Sinh vi vạn nhân thê
Tứ qui vô phu chủ
Nguyễn Du dịch:
Sống làm vợ khắp người ta
Hại thay thác xuống làm ma không chồng

Nhân sinh nữ tử thị tối khổ
Nữ tử tối khổ thị kỷ thân
Nguyễn Du dịch:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong
Nguyễn Du dịch:
Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông

Ca dao Việt Nam:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Đường trần ai vẽ ngược xuôi hở chàng?
Đưa nhau một bước lên đàng
Cỏ xanh hai dãy mấy hàng châu sa

Nguyễn Du trong Kiều:
Vầng trăng ai sẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường… 

 Và trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du, cụ không phóng tác đoạn Mã Tú (Tú Bà) đặt tên lại cho Kiều là Mã Kiều. Trong Kiều Thơ phóng tác của tôi (Đỗ Hoàng) thì tôi phóng tác và vẫn giữ nguyên như trong nguyên bản Kim Vân Kiều có đoạn Mã Tú đặt tên lại cho Kiều. Tên mới của Vương Thúy Kiều là Mã Kiều, phát âm theo tiếng Việt thì trùng tên với cô Mã Kiều chịu đoan nhưng chữ Hán viết thì khác và nghĩa cũng khác. Mã Kiều chịu đoan có bộ nữ chỉ Kiều thùy mỵ, dịu dàng; Mã Kiều của Vương Thúy Kiều có 3 chữ thổ và một chữ ngột kèm theo chỉ Kiều đẹp sắc sảo nổi trội hơn người. Cũng là hai nàng Kiều đẹp nhưng mỗi người mỗi vẻ khác nhau!

                                             Hà Nội ngày 9 - 8 -2014


 Xin trích nguyên bản để đọc giả tham khảo:

KIM VÂN KIỀU

Hồi thứ 10 nguyên bản (Trích lục)

Đỗ Hoàng dịch:

Trở mặt kẻ nát nhà bội bạc
Dạy chơi bời mụ đĩ lên gân!
(Phá lạc hộ phản diện vô tình
Lão xướng nương yên hoa giáo huấn)

     Nói tới Thúy Kiều bị đánh tơi bời không chịu nổi đòn roi bèn kêu cứu mụ Tú:
  - Từ nay trở đi tôi không còn làm như việc trước nữa, tôi nhất nhất nghe theo lời của bà. Vậy xin bà nhón tay làm phúc tha cho tôi bị kẻ kia lừa phỉnh mà mắc tội với bà. Việc sống chết của tôi nằm ở tay bà, tôi xin bà tha cho kẻ lưu lạc xa nước, xa nhà này!...
… Thúy Kiều đau đớn kêu lên:  Xin  các chị em bảo lãnh cho tôi. Ngay lập tức trong phòng có chị đầu lính đám phấn hoa tên là Mã Kiều nói:
  - Chị Kiều ơi! Em sẽ bảo lãnh cho chị, nhưng khi chị lành lặn, được thoát chết chị đi tìm chốn sống thì tính mạng bọn em lại ở trong tay chị đó. Bọn em biết tính sao?
  Thúy Kiều trả lời:
     - Các chị em yêu quý ơi! Bây giờ thì em đã rõ nghiệp chướng của em còn nặng lắm, chưa thể giải thoát được. Vậy xin một lòng chấp thuận với số phận, không dám để liên lụy cho ai!
Mã Kiều mói: - Nếu được như vậy em xin bảo lãnh .
Nói xong, Mã Kiều quỳ gối trước mặt mụ Tú để nói với mụ : - Nếu sau này chị ấy không làm như lời hứa, con xin chịu hết sự cố xảy ra!
Tú Bà nhắc lại: - Mày đứng ra bảo lãnh , mày phải chịu hoàn toàn sự việc xấu xảy ra, nếu sai lời, tội mày càng tăng thêm!...
mày quên hai chữ Tích Việt trong thư mày gửi cho ta rồi sao? Mày hẹn ta giờ Tuất ngày 21 vượt qua cửa sổ cùng chạy trốn. Thư này không thể chối cải là thư giả được!
 … Tú Bà sai người nhà lấy rượu ngon và các thứ thuốc hành huyết như:  hồng hoa, tô mộc, đào nhân, ma truật, tam lăng đem sắc cho Thúy Kiều uống. Nhờ đó thân thể nàng mỗi ngày một khỏe mạnh, xinh tươi ra.
 Vào một ngày, Tú Bà bảo nàng: - Tên con cha mẹ đặt là Vương Thúy Kiều, giờ thì ta đặt tên cho con là Mã Kiều. Đó cũng là cái tên đẹp như tên trước. Kiều con là Kiều nổi trội nhất thiên hạ!..

                                    Bắc Kinh, Trung Quốc - 2006
                                                 Đ –H   

         

Đoạn trường tân thanh – TRUYỆN KIỀU – Nguyễn Du (trích lục)

…1135 - Hung hăng chẳng hỏi, chẳng tra
Dang tay vùi liễu dập hoa tơi bời.
Thịt da ai cũng là người
Lòng nào hồng rụng, thắm rời chẳng đau!
Hết lời thú phục khẩn cầu
1140 - Uốn lưng thịt đổ, dập đầu máu sa
Rằng: “Tôi chút phận đàn bà
Nước non lìa cửa, lìa nhà đến đây
Bây giờ sống thác ở tay
Thân này đã đến thế này thì thôi!
1145 -  Nhưng tôi có sá chi tôi
Phận tôi đành vậy, vốn người để đâu
Thân lươn bao quản lấm đầu
Chút long trinh bạch từ sau xin chừa”
Được lời mụ mới tùy cơ
1150 - Bắt người bảo lãnh làm tờ cung chiêu
Bày vai có ả Mã Kiều
 Xót nàng ra mới đành liều chịu đoan!
Mụ càng kể nhặt, kể khoan
Gạn gung đến mực nồng nàn mới tha
1155 - Vực nàng vào nghỉ trong nhà
Mã Kiều lại ngỏ ý ra dặn lời:
“Thôi đà mắc lận thì thôi
Đi đâu chẳng biết con người Sở Khanh
Bạc tình nổi tiếng lầu xanh
1160 - Một tay chôn biết mấy cành phù dung
Đà đao lập sẵn chước dùng
Lạ gì một cốt, một đồng xưa nay
Có ba mươi lạng trao tay
Không dưng chi có chuyện này trò kia
1165 - Rồi ra trở mặt tức thì
Bớt lời liệu chớ sân si thiệt đời”
Nàng rằng: “Thế thốt nặng lời
Có đâu mà lại ra người hiểm sâu”
Còn đương suy nghỹ trước sau
1170 - Mặt mo đã thấy ở đâu dẫn vào.
Sở Khanh lên tiếng rêu rao:
“Nọ nghe nào có con nào ở đây
Phao cho quyến gió rủ mây
Hãy xem có biết mặt này là ai?
1175 - Nàng rằng: “Thôi thế thì thôi
Rằng không thì cũng vâng lời rằng không”
Sở Khanh quát mắng đùng đùng
Bước vào vừa rắp thị hùng rat ay
Nàng rằng: “Trời nhẽ có hay
1180 - Quyến anh rủ yến sự này tại ai?
Đem người đẩy xuống giếng thơi
Nói rồi, rồi lại ăn lời được ngay
Còn tiên Tích Việt ở tay
Rõ ràng mặt ấy. mặt này chứ ai?
1185 - Lời ngay đông mặt trong ngoài
Kẻ chê bất nghĩa, ngời cười vô lương
Phụ tình án đã rõ ràng
Dơ tuồng nghĩ mới tìm đường tháo lui
Buồng riêng riêng những sụt sùi
1190 - Nghĩ thân mà lại ngậm ngùi cho thân
Tiếc thay trong giá trắng ngần
Đến phong trần cũng phong trần như ai.
Tẻ vui cũng một kiếp người
Hồng nhan phải giống ở đời mãi ru
1195 - Kiếp xưa đã vụng đường tu
Kiếp này chẳng khéo đền bù mới xuôi!
Dẫu sao bình đã vỡ rồi
Lấy than mà trả nợ đời cho xong.
Vừa tuần nguyệt sáng gương trong
1200 - Tú Bà ghé lại thong dong dặn dò:
Nghề chơi cũng lắm công phu
Làng chơi ta phải biết cho đủ điều…”

   

     KIỀU THƠ  -  Đỗ Hoàng (Trích lục)

2245 - Tú Bà nạt nộ đùng đùng,
Bì tiên tới tấp, lạnh lùng máu rơi,
Ba lần, ba chục ngọn roi
Làm Kiều thân xác tả tơi nát nhàu
Đánh cho nàng lõa máu đầu
2250 - Kiều đành thú phục khẩn cầu xin tha.
Mụ rằng: “Mày đứa điêu toa
Làm sao tin được quỷ ma hiện hình
Nếu mà quy thuận chịu tình
Thì làm cam kết tờ trình ký vô.”
2255 - Nàng rằng: “Tôi phận liễu bồ
Tấm thương lưu lạc không bờ bến neo
Cái duyên oan trái bọt bèo
Hạ thân một thể chiều theo ý trời.”
Tú Bà lúc ấy được nời
2260 - Cung chiêu bảo lãnh mọi người ký tên.
Mã Kiều vì bạn đứng lên
Chị em son phấn tiếp liền chịu đoan
Mụ còn chưởi tục lăng loàn
Cạn tàu ráo màng mặc oan thân Kiều.
2265 - Rồi thì kẻ ít, người nhiều
Giúp nàng dưỡng bệnh hết chiều tới mai
Mã Kiều nói nhỏ vào tai:
 “Thông minh linh lợi sắc tài như em
Sao mà gặp phải hồi đen
2270  - Đà đao mắc kế bọn hèn mới gay.
Một phường lừa gạt sói cầy
Ai ai cũng gớm mặt dày Sở Khanh!
Là tay lường gạt lầu xanh
Dập hoa vùi liễu ô danh má hồng.
2275 - Tú Bà một cốt, một đồng
Mã Quy là đứa tấm lòng hổ mang
Mưu ma chước quỷ tính bàn
Có ba mươi lạng mới làm trò kia
Lập mưu lừa gạt Kiều nhi0
2280 -- Rồi thay đổi dạ tức thì em ơi!
Tấm lòng chúng bạc như vôi
Làm bao thiện nữ khúc nôi đoạn trường”
Kiều rằng: “Thề thốt đủ đường
Ai hay là kẻ bất lương dối lừa.”
2285 - Mã Kiều: “Em cứ làm ngơ
Đừng dây vào nó mà dơ phận mình”
Kiều buồn: “Vàng đá nặng tình
Lời còn đồng vọng đinh ninh bên lòng”
Mã Kiều: “Cái lũ long bong
2290 - Chúng đều một cốt, một đồng như nhau.
Chẳng còn nhân nghĩa gì đâu
Vùi hoa dập liễu đớn đau tội tình.
Bây giờ em cứ lặng thinh
Gắng qua trọng bệnh giữ mình cho êm”
2295 - Kiều nương gượng bước đứng lên
Cúi đầu tạ tội gây phiền vừa qua.
Sở Khanh đứng cạnh Tú Bà.
Kiều mừng tưởng Sở đi qua giúp mình.
Nào ngờ gã Sở điêu tinh
2300 - Thấy nàng lên giọng bất bình quát vang:
“Con nào gieo vạ vu oan
Tới đây đối chứng tính toan thế nào?
Ta nghe đồn đại tin phao
Theo trai ở đợ đổ vào cho ta.
2305 - Mợ nên chỉ mặt nó ra
Nhìn xem ông chủ hào hoa thế này!
Tú bà bạt vía xoa tay:
“Con ơi hãy cúi lạy thầy Sở công”
Kiều đang căm giận cháy lòng
2310 - Tiến ra thi lễ trước ông Sở cuồng.
Sở rằng: “Hắn quá coi thường
Ta đây không phải quân vương là gì!
Vu oan giá họa là mi
Rằng tao đã quyến mày đi lúc nào?
2315 - Nói ngay sự thế ra sao?
Bằng không tao sẽ cuốc cào mặt ra!”
Kiều rằng: “Sự thật đó mà
Rằng không răng được gọi là rằng không.”
Sở Khanh lửa giận bốc đồng:
2320 - “Con này đĩ thỏa thay lòng như chơi.
Chẳng cần phân biệt héo tươi
Phải cho một trận răn đời dâm gian”
Nói rồi tát thẳng mặt nàng.
Kiều lăn xuống đất kinh hoàng kêu to:
2325 - “Thằng ôn họ Sở đầu bò,
Còn tiên Tích Việt sờ sờ trước gương
Tội đời không biết là thường.
Tội trời không thể tìm đường trốn đâu.
Đầy người rớt xuống gếng sâu
2330 - Lại còn kiếm lấy những câu đỡ đòn.
Đất thì vuông, trời thì tròn
Chình mi trắng trợn làm mòn mỏi ta!”
Sở Khanh ngỡ dẹp Kiều hoa,
Ai ngờ vỡ chuyện xấu xa bội tình
2335 - Trong ngoài người ghét coi khinh
Muốn Kiều rửa hận bất bình mới cam.
Sở cuồng cụp thói hung tàn,
Sượng sùing rúc ráy tìm đường tháo thân!
Kiều: “Tôi bạc phận phong trần
2340 - Uống oan nào giá trắng ngần còn đâu.”
Sa chân cát bụi bùn sâu
Nắng mưa, sương gió dãi dầu như ai.
Càng sắc, càng quý, càng tài
Càng đầy đọa chốn trần ai tội tình.
2345 - Càng hiền, càng đẹp, càng xinh
Kẻ ghen, người ghét coi khinh phận hèn
Má hồng trong cuộc đỏ đen.
Thân lươn lăn lóc lắm phen khóc cười.
Chính là oan nghiệt dưới trời
2350 - Kiếp này sống trả nợ đời kiếp xưa!
Còn gì trong trắng mà mơ
Độc bình đã vỡ càng nhơ nhuốc nhiều.
“Thôi còn chi nữa mà kiêu,
Một liều ba bảy cũng liều vậy thôi.”
2355 - Tú Bà nghe nói liền cười:
 “Con đà tình nguyện làm người nhà ta
Thúy Kiều tên đặt mẹ cha,
Má đây lại đổi con ra Mã Kiều.
Bỏ bao ngày tháng xiêu riêu
2360 - Ở trong Hành Viện lắm điều hay ho!...”                

                                Tháng 5 – 2009
                                      Đ - H

Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

Thơ Mậu dịch và người thơ Mậu dịch

                               NÓI VỀ CÁC “NHÀ THƠ MẬU DỊCH”



 Nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu trả lời phỏng vấn của vannghecuocsong.com

Lts:  Mậu dịch có nhiều nghĩa, nhưng nghĩa dùng quen trong thương mại là trao đổi, đổi chác, mua bán…
 Thời chiến tranh chống Mỹ, thời bao cấp người dùng nhiều hai từ này như: hàng mậu dịch, phở mậu dịch, chợ mậu dịch, gái mậu dịch, mậu dịch quốc doanh (nhà nước có cửa hàng đứng ra mua bán với dân). Tiểu thương, tư nhân bị cấm nên không có từ “mậu dịch tư nhân”. Từ mậu dịch nghĩa nguyên là mua bán đổi chác nhưng đã trở thành từ riêng chỉ hàng Nhà nước, đồ Nhà nước, người Nhà nước... Và nó đã đi vào thơ ca, nhạc họa của một số cây bút hay viết ngợi ca.
“Tôi chọn những vần thơ tươi xanh
Để ngợi ca hàng Mậu dịch”
(Xuân Diệu – Thanh ca)
Nhạc:
“Em chọn lối này”
“Cô Mậu dịch viên”
Xiếc:
“Cô hàng giải khát – mậu dịch viên” – Nghệ sỹ Chính Tâm biểu diễn.
Họa: Hàng vạn, hàng triệu bích báo cổ động dùng hàng mậu dịch.
 Nhưng hàng mậu dịch là cha chung không ai khóc nên càng ngày càng yếu kém, chất lượng rất thấp, nó là loại: nhanh nhiều xấu kém, đắt khác với tiêu chí đề ra là “nhanh nhiều tốt rẻ”. Dân gian mới có câu ca:
“Phở mậu dịch
Kịch ti vi”
Tức là hai thứ bao cấp của Nhà nước nó kém đến mức nói đến nó người ta đã dè bỉu!
  Chính nhà thơ Xuân Diệu là người tụng ca hàng mậu dịch cũng biết nó quá tồi nên trong lần xướng họa với nhà thơ Xuân Hoàng ở
Quảng Bình, ông so sánh thơ Xuân Hoàng như phở mậu dịch làm cho bậc đàn em giận xanh mặt:
“Vào đây xin chớ làm ngơ
Ăn cơm Mậu dịch nghe thơ Xuân Hoàng”

Để hiểu thêm vấn đề này,
Phóng viên vannghecuocsong.com có cuộc phỏng vấn nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Triết hoc. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

P/V: Với tư cách là nhà thơ, nhà triết học xin ông cho biết vì sao gọi là nhà thơ Mậu Dịch?

Nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu (NT N LK):

    Từ “Nhà thơ Mậu Dịch” nó mới xuất hiện cách đây trên dười một thập kỷ để chỉ những nhà thơ tụng ca một chiều, viết theo đơn đặt hàng, viết không có rung cảm trái tim, tức là không viết theo mệnh lệnh trái tim mà viết theo mệnh lệnh đồng tiền và chức tước  (chức tước còm thôi – cười), viết không có sáng tạo gì về hình thức và nội dung, nghìn người như một, chẳng khác nào áo quần mậu dịch may sẵn…
  Nhà thơ Mậu dịch là người chuyên tụng ca, viết tuyên truyền theo đơn tuyến, được Nhà nước bảo lãnh ít nhiều cho giữ các chức vụ văn nghệ, báo chí, có nhiều phần thưởng chính thống nên thường hay hợm hĩnh, khệnh khạng coi mình là thầy thiện hạ song thực chất văn chương không có gì. Cứ ra thế giới mà xem!
   Những người bị coi là thơ Mậu Dịch thì phản ứng gay gắt, họ bảo những kẻ gọi họ là xếch mé, là phủ nhận công lao sáng tạo, phủ nhận văn học cách mạng…
  Nhược điểm nhất của họ là mặt bằng văn hóa thấp, lại ở trong một môi trường bưng bít, không có cửa mở ra với thế giới nên tầm nghĩ, tầm viết rất thấp. Cũng có một vài cây bút bứt phá vượt lên trên hoàn cảnh xã hội nhưng không nhiều và bị vùi lấp trong trứng nước.
    Sáng tác của họ không đem đến một thẩm mỹ gì mới cho độc giả, họ chỉ minh họa, nói theo một ý đồ của một nhóm lợi ích nào đó.
   Những nhà thơ Mậu dịch là những người không phân biệt được văn chương với tuyên truyền là hai phạm trù khác nhau. Họ nhầm tưởng cái họ viết ra là văn chương. Song không phải. Đó là nhầm lẩn của một thời đại cực đoan, quá khích!
P/ v: Họ là văn nô?
NTNLK: - Chính xác!
P/v: Đã là văn nô thì đâu chỉ có nhà thơ Mậu dịch còn là nhà văn Mậu dịch, nhà phê bình Mậu địch
NTNLK: Không sai!

P/v: Ngay từ thời chống Mỹ đã có người gọi họ là nhà cười học, nhà hát học, nhà ca học, nhà hò học những véo von học... Họ đông như kiến cỏ, Nhà thơ có thể kể ra một vài tên tuổi được không? Như Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Lê Anh Xuân?
NTNLK: Theo quan điểm của tôi, tôi sẽ kể những người này - Về thơ có: Thanh Thảo, Vũ Quần Phương, Bằng Việt, Lâm Thị Mỹ Dạ, Lê Thị Mây, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Hoàng Nhuận Cầm…anh nô nhất Vũ Quần Phương!
P/v: Về văn Mậu dịch và phê bình Mậu dịch ?
NTNLK: Anh kể đi!
P/v: a - Văn Mậu dịch – Nguyễn Khải, Đỗ  Chu, Ma Văn Kháng, Hồ Phương, Lê Văn Thảo, Chu Văn, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Khắc Phê, Bùi Bình Thi…
b - Phê bình Mậu dịch: Hồ Sỹ Vịnh, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Trần Đình Sử, Phong Lê…
  Các nhà này là nhà khen Phò mã tốt áo, biết rồi nói mãi khổ lắm, không có phát hiện gi mới, khen kẻ có chức, khen kẻ có tiền...
NTNLK: Đấy mới ngũ thử, còn lục ngưu, bát dương nữa chứ!
P/v: Tóm mấy ông đầu rau thôi, giấy mực đâu mà kể hết họ. Nguyễn Duy chỉ viết thơ Mậu dịch thời kỳ đầu, sau này nhà thơ phản tỉnh và viết những tác phẩm được công chúng đón nhận!
NTNLK: Đúng như vậy!
P/v: Thơ Mậu dịch chắc chắn là thua thời chống Pháp?
NTNLK: Chắc chắn rồi. Thơ chống Pháp còn có Quang Dũng, Hữu Loan, Trần Mai Ninh, Hồng Nguyên, Vũ Cao, Trần Hữu Thung, Hoàng Lộc, Thôi Hữu…họ là những nhà thơ nông dân, chân đất nhưng đã đặt được dấu chân mình trong thơ ca bất tử của dân tộc.
P/v: Xin cám ơn Nhà thơ !

                            Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2014                                                      
                                       Đỗ Hoàng (thực hiện)