Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Tặng thưởng Thơ Hay năm 2012- Tạp chí Nhà văn

TẶNG THƯỞNG THƠ HAY TẠP CHÍ NHÀ VĂN NĂM 2012

Tác giả và Tác phẩm

THƠ

 
1-  Mai Văn Phấn
 - Con mắt nghiêng

2- Đỗ Hoàng
- Ngủ quên
- Họa sỹ vô danh
 
3- Đặmg Hồng Thiệp
- Đấu trường Cơlise



4- Trần Chấn Uy
- Nguyễn Tiên Điền
- Uy Viễn tướng công
- Đồng chiều



5- Khuất Bình Nguyên
- Thành phố



6 – Vũ Thiên Kiều
- Nụ cười
7- Lê Minh Đạt
- Ngày hoàn hảo



8- Quang Hoài
- Vai diễn đời tôi
- Trưa Lũng Cú
9- Nguyễn Thị Ạnh Đào
- Vẽ lại giấc mơ

VĂN XUÔI
 

  1. Lê Văn Thảo
  • Mảnh sót lại của chiến tranh
  1. Đỗ Trọng Khơi
- Trần trụi con người
  1.  Hồ Đăng Thanh Ngọc
 Những chuyện về thảo nguyên
4- Lê Ngọc Minh

- Bố vợ hắn

  1. Lê hoài Nam
- Phục sinh

Tạp chi Nhà văn
 

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

Linh ma em-Tho cua ai?

BÀI THƠ “LÍNH MÀ EM” CỦA PHẠM TIẾN DUẬT HAY CỦA LÝ THỤY Ý ?

Trần Mạnh Hảo

Chúng tôi ( TMH) vừa nhận được email của nhà thơ, nhà văn Lý Thụy Ý nói về bài thơ “Lính mà em” của bà đã từng in trên báo “Văn nghệ tiền phong” tại Sài Gòn năm 1967, sau đó in vào tập thơ “Khói lửa” của bà in năm 1972 tại Sài Gòn. Bài thơ này còn in trong tuyển tập : “Thơ tình năm 1975” của miền Nam.
Nhưng, lạ lùng thay, bài thơ “Lính mà em” của nhà thơ Lý Thụy Ý lại thấy nằm trong tuyển tập thơ Phạm Tiến Duật do nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam xuất bản năm 2007, tất nhiên là bài thơ mang tên Phạm Tiến Duật ( có sửa một số chữ màu xanh) dưới đây .
Còn đây là lá thư điện tử của nhà thơ Lý Thụy Ý gửi chúng tôi ( TMH) :

Kính gởi nhà thơ Trần Mạnh Hảo

Tôi tình cờ đọc được trên trang mạng của Nguyễn Trọng Tạo và Nguyễn Khắc Phục những luồng ý kiến về bài thơ "LÍNH MÀ EM" mà tôi là tác giả. Tôi, Lý Thụy ý, viết báo và làm thơ tại Sài gòn trước 1975, đã viết "Lính mà em" khoảng năm 1967-1968. Bài thơ sau đó đăng lên tuần báo Văn nghệ Tiền phong của Sài gòn, tạo được tiếng vang cho tên tuổi Lý Thụy Ý, và được đưa vào thi phẩm "Khói lửa 20"...
Đó là tâm tư của một người con gái thời chiến yêu lính, "đặc sệt" chất "Em gái hậu phương", nói với người tình lính chiến hay dùng "Lính mà em" để biện hộ cho những lần thất hứa...Tôi tin rằng nhiều người Sài gòn vẫn còn nhớ "Lính mà em" của Lý thụy Ý, vì bài thơ được hai nhạc sĩ Y Vân và Anh Thy phổ nhạc, Hùng Cường hát và phát đi phát lại trên đài phát thanh nhiều lần...
Tôi gởi kèm cho ông 2 bài thơ, 1 được cho là của nhà thơ Phạm Tiến Duật ( Ông Nguyễn Khắc Phục gần như khẳng định ). Bài thơ có lẽ được chép qua những người không "thuộc" cho lắm nên lôm côm và mất ý, tôi tin nếu Phạm Tiến Duật làm, chắc chắn sẽ hay hơn nhiều! Và một "Lính mà Em" của chính tác giả, Lý Thụy Ý, để ông thấy rõ sự khác biệt giữa "thật" và "tam sao thất bổn"...Thật ra, tôi đã đọc nhiều "Lính mà em"...và thất vọng khi thấy câu chữ hầu như...chẳng còn gì ngoài ba từ "Lính mà em!"
Hy vọng với sự khách quan, ông cho vài ý kiến, và tôi cũng chỉ biết ngậm ngùi khi mà bài thơ nầy giờ đây cũng đã nằm chễm chệ trong tập thơ cuối cùng của nhà thơ Phạm Tiến Duật với những câu cú...đáng buồn!
Cũng xin nói thêm rằng, chỉ có "người ngoài cuộc" là nói Lính mà Em của Phạm Tiến Duật, còn bản thân ông thì không thừa nhận. Trên báo TUỔI TRẺ số ra ngày Chủ nhật- 4-11-2007, trong bài "Một người lính đặc biệt trên đường mòn huyền thoại" của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều viết về Phạm Tiến Duật có đoạn:( xin trích nguyên văn )"...Khi tôi đến, ông lấy tập thơ tặng tôi và mở tập  thơ ra chỉ cho tôi xem một bài thơ và nói đó không phải là thơ của ông, nhưng vì yêu quí mà những người làm sách đã đưa bài thơ đó vào. Đó là bài "Lính mà Em". Phạm Tiến Duật nói đây là bài thơ của một nhà thơ nào đó của Sài gòn viết trước 1975..."(Nguyễn Quang Thiều).
Thật ra, những dư luận cũng đã qua khá lâu, nhưng gần đây tôi mới tình cờ biết được nên nghĩ tác giả Lính Mà Em lên tiếng cũng không thừa, trước hết để tránh sự ngộ nhận không đáng có, thứ hai là đưa ra nguyên bản bài thơ để những người yêu Lính mà em có một bài thơ đúng nghĩa.
Hy vọng không làm phiền nhà thơ.
Chân thành cám ơn.
   Lý Thụy Ý
 Sài gòn 22- 12- 2012

Reply-To: Ly Nguyen <lythuyy@yahoo.com>
Lính mà em
                                    Phạm Tiến Duật

    Em trách Anh gửi thư sao chậm trễ
    Em đợi hoài em sẽ giận cho xem
    Thư Anh viết bao giờ Anh muốn thế
    Hành quân hoài đấy chứ,
    Lính mà em!
    Anh gửi cho Em mấy nhành hoa dại
    Để làm quà không về được em ơi
    Không dự lễ Nô- En cùng em được
    Thôi đừng buồn em nhé,
    Lính mà em!
    Ngày nghỉ phép Anh cùng Em dạo phố
    Tay chiến binh đan năm ngón tay mềm
    Em xót xa đời anh nhiều gian khổ
    Anh mỉm cười rồi nói,
    Lính mà em!
    Qua xóm nhỏ anh ghi dòng lưu niệm
    Trời mưa to, hai đứa nép bên thềm
    Anh che em khỏi ướt tà áo tím
    Anh quen rồi không lạnh,
    Lính mà em!
    Anh kể em nghe chuyện trong này
    Trăng đầu mùa không đủ viết thư đâu
    Thư Anh viết chữ mờ nét vụng
    Hãy hiểu dùm Anh nhé,
    Lính mà em!
    Ghét Anh ghê chỉ được tài biện hộ
    Làm cho người ta thêm nhớ thương
    Em xa lánh những ngày vui trên phố
    Để nhớ người hay nói,
    Lính mà em!




Phạm Tiến Duật
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm

 
Phạm Tiến Duật
alt src=http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/thumb/b/b2/Phamtienduat.jpg/240px-Phamtienduat.jpg
Sinh14 tháng 1 năm 1941
alt src=http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/21/Flag_of_Vietnam.svg/22px-Flag_of_Vietnam.svg.pngPhú Thọ, Việt Nam
Mất4 tháng 12 năm 2007 (66 tuổi)
alt src=http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/21/Flag_of_Vietnam.svg/22px-Flag_of_Vietnam.svg.pngHà Nội, Việt Nam
Công việcNhà thơ
Phạm Tiến Duật (14 tháng 1 năm 1941 - 4 tháng 12 năm 2007) là một nhà thơ Việt Nam với nhiều tác phẩm thơ tiêu biểu viết trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.
 
  •  
Tiểu sử
Phạm Tiến Duật sinh ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Cha ông là nhà giáo, dạy chữ Hántiếng Pháp, còn mẹ làm ruộng, không biết chữ. Ông tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, nhưng sau đó không tiếp tục với nghề giáo mà quyết định lên đường nhập ngũ. Trong thời gian này, ông sống và chiến đấu chủ yếu trên tuyến đường Trường Sơn. Đây cũng là thời gian ông sáng tác rất nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng. Năm 1970, sau khi đoạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ, Phạm Tiến Duật được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.
Chiến tranh kết thúc, ông về làm việc tại Ban Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt nam. Ông sống ở Hà Nội, là Phó trưởng Ban Đối ngoại Hội Nhà văn Việt Nam. Ông cũng là người dẫn chương trình của một chương trình dành cho người cao tuổi của kênh VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam.
Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2012.
Ngày 19 tháng 11 năm 2007, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã ký lệnh tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì cho nhà thơ Phạm Tiến Duật[1].
Ngày 4 tháng 12 năm 2007, vào khoảng 8:50, ông mất tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vì căn bệnh ung thư phổi[2].
Đóng góp
alt src=http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/thumb/c/ce/TuyenTapPhamTienDuat.jpg/220px-TuyenTapPhamTienDuat.jpg
alt src=http://bits.wikimedia.org/static-1.21wmf5/skins/common/images/magnify-clip.png
Bìa Tuyển tập Phạm Tiến Duật, tập 1
Ông đóng góp chủ yếu là tác phẩm thơ, phần lớn thơ được sáng tác trong thời kỳ ông tham gia quân ngũ. Thơ của ông được các nhà văn khác đánh giá cao và có nét riêng như: giọng điệu sôi nổi, trẻ trung và có cái "tinh nghịch" nhưng cũng rất sâu sắc. Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc thành bài hát trong đó tiêu biểu nhất là "Trường Sơn đông, Trường Sơn tây".
Những tập thơ chính:

 
  • Vầng trăng quầng lửa (thơ, 1970), nổi tiếng nhất với tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
  • Ở hai đầu núi (thơ, 1981)
  • Vầng trăng và những quầng lửa (thơ, 1983)
  • Thơ một chặng đường (tập tuyển, 1994)
  • Nhóm lửa (thơ, 1996)
  • Tiếng bom và tiếng chuông chùa (trường ca, 1997)
  • Tuyển tập Phạm Tiến Duật (in xong đợt đầu ngày 17-11-2007, khi Phạm Tiến Duật đang ốm nặng)
Ông được ca tụng là "con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại", "cây săng lẻ của rừng già”, "nhà thơ lớn nhất thời chống Mỹ”. Thơ ông thời chống Mỹ từng được đánh giá là "có sức mạnh của một sư đoàn"[3].

 
Lý Thụy Ý

Lính Mà Em

Mình trách anh hay hồi âm thư trễ
-Em đợi hoài! Em sẽ giận cho xem
Thư anh viết:- Bao giờ anh muốn thế
Hành quân hoài đấy chứ- Lính mà Em!

Anh gởi về em mấy cành hoa dại:
-Để làm quà không về được Noel
Không đi lễ nửa đêm cùng em gái
Thôi đừng buồn anh nhé- Lính mà em!

Anh kể chuyện hành quân nằm sương gối súng
Trăng tiền đồn không đủ viết thư đêm
Nên thư cho em nét mờ, chữ vụng
-Hãy hiểu dùm anh nhé- Lính mà Em!

Qua hành lang Eden ghi kỷ niệm
Buổi chiều mưa hai đứa đứng bên thềm
Anh che cho em khỏi ướt tà áo tím
-Anh quen rồi, không lạnh- Lính mà em

Ngày về phép anh hẹn mình dạo phố
Tay chinh nhân đan năm ngón tay mềm
Mình xót xa đời anh nhiều gian khổ
Anh cười buồn khẽ nói:- Lính mà em!

Ghét anh ghê! Chỉ được tài biện hộ
Làm “người ta” càng thương mến nhiều thêm
Nên xa lánh những cuộc vui thành phố
Để nhớ một người hay nói LÍNH MÀ EM !

(Khói Lửa 20-1967)

Lính Mà Em, thơ Lý Thụy Ý, trong tập THƠ TÌNH NAM 1975 do gio-o.com tuyển chọn và giới thiệu.

http://www.gio-o.com/ThoTinhNam1975.html

© gio-o.com 2011
Qua những bằng chứng trên đây, rõ ràng bài thơ “ Lính mà em” là thơ của nhà thơ Lý Thụy Ý chứ không phải thơ của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Chỉ cần nghe hơi thơ biết đây là thơ của một người phụ nữ, càng không phải phong cách thơ tinh nghịch, hóm hỉnh, nghiêng về bút pháp hiện thực của Phạm Tiến Duật.
Chắc là người chủ biên tuyển tập Phạm Tiến Duật ( tập 1)  là nhà văn Nguyễn Khắc Phục đã có sự nhầm lẫn đáng tiếc khi thực hiện tuyển tập thơ này. Mong nhà văn Nguyễn Khắc Phục cho công luận biết vì sao một bài thơ của nữ thi sĩ Việt Nam Cộng hòa làm cho lính miền Nam lại biến thành bài thơ của nhà văn cộng sản miền Bắc làm cho lính miền Bắc trong khi hai bên đang ở hai chiến tuyến giao tranh ?
Bài thơ “Lính mà em” của nhà thơ Lý Thụy Ý viết năm 1967, khi Phạm Tiến Duật chưa nổi tiếng ngoài miền Bắc . Trong cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ năm 1969, chùm thơ của Phạm Tiến Duật được giải nhất, bạn đọc mới biết tên tác giả này.
Chúng tôi xin giới thiệu thêm hai bài thơ của chị Lý Thụy Ý để thấy hơi thơ cùng hơi thơ của ‘Lính mà em” là do một người viết :
Lý Thụy Ý
Những Bài Thơ Viết Trước 1975

Mang ý tưởng về những người lính chiến
Từng đêm buồn gác bên súng vào Thơ
Phương trời xa - theo ánh hỏa châu mờ
Nghe chiến trận về gần miền đô thị
1968


Lính  Mà Em!

Mình trách anh hay hồi âm thư trễ
- Em đợi hoài! Em sẽ giận cho xem
Thư anh viết: - Bao giờ anh muốn thế
Hành quân hoài đấy chứ - Lính mà Em!

Anh gởi về em mấy cành hoa dại:
- Để làm quà không về được Noel
Không đi lễ nửa đêm cùng em gái
Thôi đừng buồn anh nhé - Lính mà em!

Đêm biên giới kê đầu lên báng súng
Trăng tiền đồn không đủ viết thư đêm
Nên thư cho em nét mờ, chữ vụng
- Hãy hiểu dùm anh nhé - Lính mà Em!

Qua hành lang Eden ghi kỹ niệm
Buổi chiều mưa hai đứa đứng bên thềm
Anh che cho em khỏi ướt tà áo tím
- Anh quen rồi, không lạnh- Lính mà em
Ngày về phép anh hẹn mình dạo phố
Tay chinh nhân đan năm ngón tay mềm
Mình xót xa đời anh nhiều gian khổ
Anh cười buồn khẽ nói:- Lính mà em!

Ghét anh ghê! Chỉ được tài biện hộ
Làm  “người ta” càng thương mến nhiều thêm
Nên xa lánh những cuộc vui thành phố
Để nhớ một người hay nói LÍNH MÀ EM !
KL 20-1967
http://songdinh.com/new/thovan/ky28/lty_thotruoc75.html





Vì…
Viết trong mùa hè đỏ lửa

Vì tất cả những người trong cuộc chiến
Đều mỉm cười chấp nhận chuyện chia ly
Vì chúng mình là người trong cuộc chiến
Em không buồn khi tiễn bước anh đi
Vì hai tiếng Việt Nam trìu mến quá
Nên hàng hàng lớp lớp tiếp chân nhau
Vì mãnh đất quê hương kiều diễm quá
Nên hoa ngụy trang áo chiến chóng phai màu!
Vì Trường Sơn còn kiêu hùng ngạo nghễ
Nên từng đoàn chim sắt lướt tung mây
Vì Cửu Long còn từng cơn sóng vỗ
Nên tàu đi những chuyến hải trình dài
Vì thương người bên kia bờ vĩ tuyến
Nên vạn bàn tay chung sức đắp con đường
Còn ngăn cách bởi dòng sông Bến Hải
Và nhịp cầu mang hai chữ Hiền Lương!
Vì dưới bóng quân kỳ bay phất phới
Còn những người lính trẻ đứng hiên ngang
Nên như ngày xưa tiễn Người ra quan ải
Em hai tay nâng rượu tiển đưa Chàng…
1972

alt src=http://songdinh.com/new/_aux/hinhtacgia/lythuyy.jpg

Lý Thụy Ý




trong tháng 10/2009)



alt src=http://4.bp.blogspot.com/_HfGP_j04A8w/StFsiuOGbUI/AAAAAAAABGA/GncUoHC8n_4/s200/Ly+Thuy+Y.jpgMỘT CHÚT TIỂU SỬ
LÝ THỤY Ý

- Tên thật Nguyễn Thị Phước Lý, Sinh nhật vào ngày : 02-04-1947
- Quê nội: Quảng Nam - Quê ngoại: Thừa Thiên - Huế
- Làm thơ, viết văn, viết báo ở đất Sài Gòn từ giữa thập niên 60 thế kỷ XX.
Lý Thụy Ý, một nữ văn, thi sĩ nổi danh từ trước 1975 , khởi sự viết  cho tuần báo ' Văn Nghệ Tiền Phong' , thư ký tòa soạn tờ báo này trông  coi mục Văn nghệ Kaki  ( Văn nghệ lính)
Sau  1975 , Lý Thụy Ý  , bạn cải tạo các nhả văn, báo   Thanh Thương  Lý Đại  Nguyên ,  văn sĩ Doãn Quốc Sỹ vv..  ở trại tập trung nào đó trên Cao nguyên  ( tôi không nhớ rõ niên hạn  năm cải tạo), sau về tp. HCM  lấy chồng , viết văn , sáng tác.
http://thang-phai.blogspot.com/2012/02/tho-tinh-ly-thuy-y-phong-gioi-thieu.html

Những tác phẩm chính:
Thơ : - Khói lửa 20 (1972) - Thơ tình Lý Thụy Ý (1995) - Kinh tình yêu (2003)
Văn : - Theo triền nắng đổ (1970) - Người sau tuyến lửa (1972) - Bông hồng không tỏa hương (1992) - Ngọc lai (1993) - Khuya hoang (1994) - Những mùa xuân chín (1999)



360o văn nghệ
http://nguyenlequan.blogspot.com
 

 

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Thơ chính luận của Trần Nhơn

Nguyễn Thanh Giang - Thơ chính luận Trần Nhơn

Nguyễn Thanh Giang
Tiến sĩ Trần Nhơn
Sinh ngày: 10/4/1938
Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng
- 1961: Kỹ sư Thuỷ Lợi
- 1991: Tiến sĩ Kinh Tế
- 6/1972: Phó Cục trưởng Cục kiến thiết cơ bản - Bộ Thuỷ Lợi
- 1/1976: Trưởng ty (nay là Giám đốc Sở) Thuỷ Lợi tỉnh Đak Lak
- 1983: Vụ trưởng Vụ xây dựng cơ bản - Bộ Thuỷ Lợi
- 11/1983 - 1995: Thứ trưởng Bộ Thuỷ Lợi
12/1997 đến 9/2007: Chủ Tịch Hội Thủy Lợi Việt Nam
Từ tháng 7/2000 Tổng Giám đốc Công ty phát triển và hội nhập Toàn cầu
Chức vụ về Đảng:
- Tỉnh uỷ viên tỉnh uỷ Đak Lak
- Phó bí thư Đảng uỷ khối cơ quan nông nghiệp TW
- Uỷ viên thường vụ Đảng uỷ khối cơ quan kinh tế TW
- Đại biểu đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI.
- Đại biểu đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII
Qua lời tựa tập “Điêu tàn”, Chế Lan Viên đã ra một tuyên ngôn thơ nổi tiếng thời bấy giờ: “Hàn Mặc Tử nói: làm thơ tức là điên. Tôi nói thêm: làm thơ là sự phi thường. Thi sĩ không phải là người. Nó là người Mơ, người Say, người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu. Nó thoát hiện tại, nó xối trộn dĩ vãng. Nó ôm trùm tương lai”.
Sau Cách mạng Tháng Tám ông đã suy đi nghĩ lại về thơ rất nhiều (“Nghĩ suy 68”, “Nghĩ về thơ”, “nghĩ”...) để có lúc ông lại cho rằng “Thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh, không chỉ “ơi hời” mà con đập bàn quát tháo lo toan,....”. Đến nỗi, ông còn không muốn làm “sự phi thường” đối với ngôn ngữ nữa mà trở về tập nói:
Xưa tôi hát mà bây giờ tôi tập nói
Chỉ nói thôi mới nói hết được đời
Bao giờ thuộc hết tiếng của đời, ta xin hát lại
Khúc hát hay đâu có lắm lời
(Sổ tay thơ)
Thế rồi, từ “Trường thơ loạn” với những “thơ điên”, “thơ thần bí” …, Chế Lan Viên làm “thơ thời sự”, “thơ chính trị”. Có tác giả xếp bài thơ “Calley Sơn Mỹ 3/68,” vào hàng “thơ chính luận” đặc sắc của Việt Nam.
Cùng trong thể loại thơ chính luận, người ta thường liên tưởng đến bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm.
Trong buổi Hội thảo tưởng niệm tướng Nguyễn Chánh (1) tại quê hương ông, có người còn vinh danh nhà quân sự này là “một nhà thơ chính luận”.
Một số bài thơ chính luận của vị tướng này được dẫn ra như sau:

CÁI CÙM

Cái cùm bay khoá chặt
Ta quyết đập tan ra
Đôi chân còn ràng buộc
Buộc sao nổi lòng ta.

KÊU GỌI LÍNH GÁC

Bạn ơi nghĩ lại đó mà coi
Rón bước đêm khuya gác giống nòi
Chung phận trâu cày và ngựa
Vui chi vác súng với cầm roi
Bể dâu tôi bạn cùng chung gót
Quyền lợi mình, ta quyết chí đòi
Quét sạch quân thù ra khỏi nước
Con đường cộng sản sáng gương soi.

VỊNH CON THỎ BẠCH

Di truyền tinh huyết của cha ông
Lông trắng, môi son, cặp mắt hồng
Khỏi kiếp trâu cày và ngựa cưỡi
Nào hơn cá chậu với chim lồng
Nên, hư trước mặt - ngừng tai ngóng
Hoạ phúc bên mình - nhường mắt trông
Sống - thác phó cho người ấn định
Cõi trần còn mấy, biết hay không
Chưa được biết định nghĩa thế nào là “thơ chính luận” nhưng tôi cứ cảm nghĩ rằng ghép hai chữ chính luận vào mấy bài thơ trên cũng như bài “Đất nước” hay bài “Calley Sơn Mỹ 3/68” đều không thỏa đáng lắm. Có chăng đấy chỉ là những bài tức sự chính trị hay cảm tác chính khí …
Trần Nhơn mới thực là người đã dùng thơ để luận bàn về chủ trương đường lối chính trị, luận bàn về tư tưởng chính trị, luận bàn về chính sự …
Phải chăng, có thể xem đây là “hiện tượng Trần Nhơn” trong thi ca Việt Nam?
Nhà thơ chính luận Trần Nhơn đã có một thời cuồng nhiệt đi theo những nhà cách mạng lớp trước như Trần Độ “những mong xóa ác ở trên đời/Ta phó thân ta với đất trời” (2). Tuy không vào tù ra tội, không rơi xương đổ máu, nhưng nhờ tài năng, lòng nhiệt thành và trí tuệ bậc cao ông đã trở thành tiến sỹ và được Đảng cất nhắc lên đển chức Thứ trưởng Bộ Thủy Lợi, nhưng cái thực tế trớ trêu “Tháng năm biến đổi, ác luân hồi” (2) trên đất nước này đã từng đầy đọa lương tri Trần Độ, nay lại vò xé lương tâm Trần Nhơn:
Một thời Đảng cuốn hút hồn tôi,
Đảng ấy dường như biến mất rồi!?
Dân chủ, tự do dìm xuống vực,
Độc tài toàn trị phất lên ngôi.
(Bão tố nổi lên rồi!)
Đảng xưa hội tụ lòng yêu nước,
Nay là nơi mua bán chức quyền (?!)
Thang giá trị, luân thường đảo ngược,
(Quốc sử “triều” ta)
Tuyên ngôn Độc lập mùa thu ấy,
Dân chủ, nhân quyền gió cuốn bay.
Chủ nhân ngập ngụa đời cua cáy,
Đầy tớ xông xênh bổng lộc dày.
(Văn hóa lâm nguy)
Đất nước bốn ngàn năm lịch sử
Bao giờ bi đát thế này chăng?
Rắn nhiều đầu ôm chân quỷ dữ,
Cầm tù lòng yêu nước nhân dân.
(Loạn luân chính trị)
Ông vò đầu suy nghĩ, cố tìm cho được cái nguyên nhân nào đã tạo sự xót xa cay đắng đẩy dân tộc mình vào bao nhiêu cuộc chiến để rồi:
Mười thập kỷ “thắng” trong đại bại,
Đất nước “trường tồn” trong đại vong!
(Chào Xuân Mới Nhâm Thìn)
Khác với nhiều người, trút hết tội lên đầu Các Mác, ông chỉ đích danh: Lênin mới chính là tội đồ, bởi vì:
Lê nin mượn Mác làm nền tảng,
Chế thành tà đạo phản nhân văn.
Cuồng say bạo lực, siêu quyền Đảng,
Xây nhà tù lớn nhốt nhân dân.
Dẹp quân chủ, xây nền đảng chủ,
Siêu quái thai lịch sử loài người.
Stalin, Mao Trạch Đông… đao phủ,
Hậu duệ Lênin tiếng để đời.
(Có chủ nghĩa Mác-Lênin?)
Đệ Nhất Quốc tế với sự tham gia của Mác qua năm kỳ đại hội vẫn chỉ thông qua các nghị quyết: tán thành bãi công, thành lập công đoàn, đấu tranh đòi ngày làm 8 giờ, đòi cải thiện đời sống công nhân. Nhưng đẩy Mác vào vòng máu lửa, Lênin thành lập Đệ Tam Quốc tế với cương lĩnh hoạt động là đấu tranh lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, thiết lập chuyên chính vô sản, mà theo Trần Nhơn thì:
Quốc tế Ba quái thai chính trị,
Mưu toan nhuộm đỏ cả hành tinh.
Lò chuyên chính vô luân phi nghĩa
Chôn sâu rồi mùi vẫn hôi tanh!
(Đảng và cụ Hồ)
Nhìn lại một trăm năm “bách chiến”:
Lênin tà đạo thật kinh hoàng!
(Chào Xuân mới Nhâm Thìn)
Cho nên Trần Nhơn đã kết tội:
Lênin tội ác tày trời,
Kéo lùi lịch sử về thời dân nô.
(Chôn vùi đảng trị vững bền nước non)
Và lên án cái nhà nước chuyên chính vô sản của Lênin:
Lập nhà nước chuyên chính vô sản,
Thực chất là vô học vô luân.
Độc tôn chính đảng thành băng đảng,
Lùa dân vào “địa ngục dương trần”.
(Khi quốc sách chìm trong quốc nạn)
Chuyên chính vô sản dẫn dến đảng độc tôn, đảng toàn trị làm cho chính đảng trở thành băng đảng, nhốt nhân dân vào địa ngục ngay trên trần thế. Cho nên, là “đảng viên cỡ bự”, được quyền cùng đảng ăn trên ngồi trốc nhưng, hơn ai hết, Trần Nhơn vô cùng căm ghét “toàn trị”. Ông nắm cổ nó mà rủa xả đay nghiến, bằng những “điệp khúc thơ” (3) liên hồi, như muốn gi nát nó dưới chân:
Toàn trị - loài buôn xương bán máu,
“Nhất tướng công thành vạn cốt khô”.
Vắt chanh bỏ vỏ bầy nô cẩu,
Mặt nạ rơi, hiển diện tội đồ!
Toàn trị kiêu căng và hợm hĩnh,
Coi trời bằng ... khuy áo, đầu đinh.
Nhưng không dám cạnh tranh bình đẳng
Giữa nghị trường đa đảng văn minh. (2)
Toàn trị xây đời nô lệ mới,
Bốn ngàn năm văn hiến lụi tàn.
Công nông, trí thức thành “tôi mọi”
Phò “hôn quân tập thể”, gian thần.
Toàn trị đánh cắp lòng yêu nước,
Loại trừ các chính đảng đồng hành.
Nhập bọn cùng nội xâm, ngoại thuộc,
Ăn mày dĩ vãng, mãi hư danh.
Toàn trị - tập đoàn phi chính nghĩa,
Mị lừa dân cưỡng đoạt chính danh.
Là nỗi đau dài xuyên thế kỷ,
Chính quyền hay đạo tặc lộng hành?
Toàn trị chuyên ngón nghề tẩy não
Hiền tài thành bồi bút, văn nô.
Lời huyết lệ gửi vào di cảo,
Phẫn hận mang theo xuống đáy mồ.
Toàn trị giành độc quyền yêu nước,
I tờ nghề đối ngoại nhân dân.
Với chính sách lân bang khiếp nhược,
Được đằng đầu, lân tiếp đằng chân.
Toàn trị lún sâu vào tử huyệt,
Xây nhà tù lớn nhốt nhân dân.
Hình sự hóa ngàn lời tâm huyết,
Diệt ân công, bức hại trung thần.
Toàn trị đứng ngồi trên đống lửa,
Gã khổng lồ đầu rỗng, tim đen.
Chân đất sét, miệng hùm, gan sứa,
Sợ mặt trởi, chui rúc bóng đêm.
Toàn trị - Tổ quốc là phương tiện
Xây vương triều “còn Đảng còn mình”.
Bao giờ phận con giun, cái kiến
Dân lành nhìn ánh sáng văn minh?
(Toàn Trị – Một góc nhìn)
Ông gọi độc đảng, toàn trị là loạn luân chính trị:
Dân chủ, Cộng hòa hay Cộng sản...
Bất luận mang tên, nhãn mác gì,
Nếu xếp loại vào dòng độc đảng,
Ắt là loài toàn trị man di!
Toàn trị là loạn luân chính trị,
Đảng đè đầu, cưỡi cổ muôn dân.
Đè đầu Đảng – một vài “đồng chí”,
Đè lên “đồng chí” – lũ gian thần.
Đồng chí chỉ còn là... đồng lõa,
Gầm ghè, đấu đá, khử trừ nhau.
Rồi dàn xếp, điều đình, mặc cả,
Phân ngôi, chia ghế hưởng sang giàu.
Đảng? Nhà nước? - Chỉ là phương tiện
Xây vương triều chuyên chế độc tài.
Dân lành phận con giun, cái kiến
Trong “thiên đường nô lệ” tương lai.
(Loạn luân chính trị)
Cách mạng Tháng Tám thành công, ánh sáng nhân quyền mới ló rạng trong Tuyên ngôn Độc lập mồng 2 tháng 9 thì bóng đen toàn trị của ĐCSVN đã phủ đêm dày mịt mùng lên đất nước:
Nguồn ánh sáng nhân quyền Tháng Tám
Chìm trong đêm toàn trị mịt mùng.
(Bao giờ mới hết ngu lâu?)
Từ đấy:
Chuyên chính độc tài, kẹp kìm báo chí,
Nhất lập tam quyền, bóp nghẹt tự do.
Mặt nạ rơi, lãnh tụ hóa tội đồ,
Từ đấy:
Tám mươi triệu người chỉ viết lén, nói chay,
Chưa có nổi trong tay một tờ dân báo!
Mấy trăm lò “báo vẹt” như dàn đại pháo
Sẵn sàng khạc đạn vào công dân cô đơn.
Còng số tám (8), điều tám tám (88) chập chờn
Trong ác mộng, lúc trà dư, tửu hậu.
Chạy một vòng tròn bảy mươi năm tranh đấu,
Càng lùi xa vạch xuất phát ban đầu.
Báo tư nhân thời thuộc Pháp đa sắc màu:
Tiếng Dân, Ngày Nay, Nam Phong, Thanh Nghị;
Lục Tỉnh Tân Văn, Đông Dương Tạp Chí,
Tri Tân, Con Đường Chính, Khúc Tiêu Sầu
(Nỗi đau này ai có thẻ sẻ chia!)
Đánh đuổi thực dân Pháp để tròng lên cổ nhân dân Việt Nam một cái ách toàn trị còn hà khắc, nghiệt ngã hơn thực dân Pháp!
Đánh đuổi đế quốc nọ để lại rước con voi Đại Hán tàn tệ hơn kia về giầy mả tổ!
Thái thú đỏ độc quyền “yêu nước”,
Rước voi giày mả tổ cầu vinh.
(Khi quốc sách chìm trong quốc nạn)
Chui vào rọ bá quyền Bắc thuộc,
Bán lương tâm, phụ chính phù tà.
Phong thánh cho gian hùng mãi quốc,
(Quốc sử “triều” ta)
Đối ngoại nạm vàng mười sáu chữ,
Quỵ lụy, nâng bi, hiến đất đai.
Sa bẫy nên biến thành thái thú,
Hay cuồng si bám giữ ghế ngai?
(Chế độ nào giải Trung thoát Hán?)
Không đặng đừng được nữa với cái họa Bắc thuộc đã nhỡn tiền, Trần Nhơn khẩn thiết kêu gọi:
Phải bẻ gãy kim cô Bắc thuộc,
Độc tài toàn trị hậu Lê – Mao.
Tháo cạm bẫy “chữ vàng”, “bốn tốt”,
Đại quy Trí Dũng dẹp binh đao.
Không thể trông mong ở những người lãnh đạo trong sự nghiệp chống Bắc thuộc bảo vệ danh dự tổ quốc nữa rồi:
Đã trót "ngu lâu", sập bẫy rồi,
Tìm đường tháo gỡ thoát ra thôi!
Thành Đô (3) - cột mốc đen ô nhục,
Sử xanh còn lưu giữ muôn đời.
Phiêu, Mạnh cũng là Tổng... dở hơi,
(“U mê”, “thiển cận” tựa Linh, Mười)
Dại gái, tham quyền thay mốc giới,
Tây nguyên bô – xít tội tầy trời!
(4)
(Chào Xuân Mới Nhâm Thìn)
Là “mọt sách” Mác cùn Lê rỉ
Hững hờ với quốc nhục Thành Đô.
Câu Tiễn trường kỳ khổ nhục kế,
Hay “đầu sai” Mao Đặng Giang Hồ?
(Nghĩ về Nguyễn Tấn Dũng và... thời cuộc)
Ông kêu gọi phát động chiến tranh nhân dân để bảo vệ biển đảo:
Mở mặt trận chiến tranh nhân dân,
Mười vạn ngư thuyền cảm tử quân.
Bám biển giữ vẹn toàn lãnh hải,
Noi gương Tàu – Không - Số anh hùng.
Giặc “mười sáu chữ lừa, bốn đểu”
Đến biển nhà, ngư phủ ra tay.
Hợp đồng quân chính qui tinh nhuệ,
Ắt xua tan hải tặc cướp ngày!
(Chế độ nào giải Trung thoát Hán?)
Trước thảm cảnh nhân dân rên xiết mãi trong quốc nạn và ngoại tặc:
Đất nước chìm trong tổng khủng hoảng,
Chui sâu vào cạm bẫy Bắc Kinh.
Tham nhũng, quan liêu thành quốc nạn,
Bão lòng, bão giá, bão ...niềm tin.
(Ai tái cấu trúc ai?)
Trần Nhơn nén một tiếng thởi dài:
Sầu thế kỷ suốt đêm dài cay đắng,
Mỏi mòn trông, thăm thẳm ánh bình minh.
(Ai tái cấu rúc ai?)
Và ngóng đợi:
Xã hội vào thời “cùng tất biến”,
Đợi đến khi nào “biến tất thông”?
(Chế độ nào giải Trung thóat Hán?)
Trần Nhơn có bi lụy không?
Không, bởi vì ông đã nghe thấy và nhìn thấy:
Biển chỉ đường ở trong lòng ta đó,
Lời nước non giục giã: Dậy mà đi!
Khai trí, tu tâm, bắn phá sức ì,
Thôi khoác lác, lắng nghe lời bách tính.
(Sầu)
Ông cảnh báo và khuyên nhủ các nhà lãnh đạo:
Bớt vị kỷ, nâng tầm nhìn, bản lĩnh,
Hãy nói lời khôn trước lúc rớt đài,
(Sầu)
Cùng với Trần Nhơn, chúng ta tin rằng chế độ chính trị nào rồi cũng như chiếc áo cũ bục ra rơi xuống, chỉ còn lại nhân dân sẽ cường tráng và đẹp tươi hơn khi khoác lên mình tấm áo mới:
Chế độ ra đi, người ở lại:
Tầng lớp tinh hoa, biết dại khôn,
Trừ thiểu số “côn đồ chính trị”
Rước voi giày mả tổ cầu vinh,
“Người ở lại” đa mưu túc trí:
Chủ lực quân tái thiết “triều đình”.
(Chế độ nào giải Trung thoát Hán?)
Cũng như “Thơ Bút Tre”, “Hiện tượng Trần Nhơn” rồi sẽ được ghi nhận trong thi đàn Việt Nam. Và hơn thế, nỗi ưu thời mẫn thế vì đất nước, vì dân tộc tấu lên thành thơ của Trần Nhơn sẽ được tri ân.
Rút trong cuốn “ĐÊM DÀY LẤP LÁNH”
Nguyễn Thanh Giang
Mobi: 0984 724 165
Thư viện mạng: www.nguyenthanhgiang.com
Ghi chú:
(1) Tướng Nguyễn Chánh (1914 – 1957), người Quảng Ngãi, năm 1945 lãnh đạo đội du kích Ba Tơ. Năm 1954 là Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam.
(2) Thơ Trần Độ
(3) Không chỉ là nhà khoa học, nhà lãnh đạo, Trần Nhơn còn là nhạc sỹ có hạng với trên 30 ca khúc, trong đó nhiều ca khúc đã đi vào lòng người: Biển gọi hè về, Hà Nội mến yêu ơi, Khúc hát người xây dựng, Mùa xuân Tây Nguyên, Nhịp điệu Trị An, Nhớ về đất Tổ, Sông Đà mùa xuân …
Hồ Gươm gửi hôm Thứ Sáu, 14/12/2012

Quanh quanh lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Hội Nhà văn Việt Nam

Quanh lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Hội Nhà văn Việt Nam

Thứ năm - 20/12/2012 13:14
                  
Quanh lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Hội Nhà văn Việt Nam

 
Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ này gặp nhiều "Đại hạn", mặc dù số Ủy viên Ban chấp hành rất nhiều 15 người gấp đôi gấp ba các nhiệm kỳ trước nhưng hiệu quả công việc lại tỷ nghịch với số đông con người. Nổi lên là kết nạp  Hoàng Quang Thuận, một người làm thơ nghiệp dư chưa sạch nước cản, kém đến mức dưới Thơ cấp xóm lý lịch đời người và lý lịch khoa học, học hàm học vị có nhiều mờ ám mà Hội chưa làm rõ.
  Đến trao giải thưởng thơ hàng năm năm 2011, 2012 là những tác phẩm Thơ phi văn chương.
  Đến giải thể Tạp chí Nhà văn - Một Tạp chí có bề dày gần nửa thế kỷ. Giữa lại các tạp chí báo phụ san hoạt động không chất lượng, không hiệu quả phải ăn vào tiền ngân sách, hoặc tiền chạy vạy. Hội Nhà văn nhổ lúa trồng đay/ Anh em Tập chí trắng tay đứng đường (Đỗ Hoàng)

   Đến dự lễ được gặp nhiều nhà văn, nhà thơ bạn bè. Nhà thơ Trương Nam Hương ra họp Hội đồng thơ kết hợp dự lễ luôn.

Tôi và Hương đang thơ thẩn dưới đại sảnh thì thấy một ông Phó Cai Văn nghệ từ trên lầu Hội trường buổi lễ đi xuống dáng tất bật, rụt rè như gà phải cáo, mắt ngơ ngơ, mặt nhợt nhạt như chó nghe hơi cọp. Hương định chạy lại chào thì thấy ông Phó Cai Văn nghệ khúm núm gập lứng đi tới đỡ ông quan to chỉ đáng tuổi em út của mình để dẫn lên lầu Hội nghị. Ông quan này chẳng viết nổi nửa câu văn. Sao một nhà văn tên tuổi mà quỵ luỵ như thế! Đúng là nhà văn An Nam hèn như chó.  Các cụ ngày trước nói chí phải!
Tôi bảo Hương:
- Mặc nó vịt hai chân, nịnh nọt đi chụp hình đi.
Hương nghe tôi bỏ ra hội trường.
 
Vào hội trường gặp nhà văn Nguyễn Quang Hà ở Huế ra. Nhà văn cho biết còn có Tô Nhuận Vỹ và Nguyễn Khắc Thạch nữa.



       
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo và nhà thơ Trương Nam Hương
 

  Quay ra đại sảnh gặp Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, Nhà thơ Trần Nhương, nhà văn Sương Nguyệt Minh, nhiều nhiều văn sỹ khác
      .

             Đỗ Hoàng và Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo

  Nhà thơ Trần Hậu, Nhà thơ Phạm Mạnh Tường (ở Ucrraina) mới về cũng vào chơi.
  Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đùa tôi:
- Xin giới thiệu đây là Đỗ Hoàng , nhà phê bình hậu hiện đại.
Tôi giới thiệu lại:
 - Đây là thủ trưởng văn nghệ của tôi thời Quân khu 4, người giới thiệu tôi vào thơ tuyển Quân khu 4, người làm tập thơ đầu của tôi " Khi em xa Huế", người dẫn tôi vào kết nạp Hội Nhà văn Việt Nam...
           

Đỗ Hoàng và Nhà thơ Trần Ninh Hồ
 

     
                                       Tượng Nhà thơ Huy Cận

 

Nhà thơ Võ thanh An và nhà thơ Trần Ninh Hồ
 



Nhà thơ Võ thanh An và nhà thơ Nguyễn Chí Hoan
 



                Đỗ Hoàng và Nhà thơ Trương Nam Hương

   Vào đại tiệc, tôi ngồi cùng Nhà thơ Trương Nam Hương, nhà văn Phạm Thanh Khương (Phó tổng biên tập báo Biên phòng), nhà văn Đoàn Minh Tuấn. Nhìn sang bên có một vài nhà Vơ ngi với nhau đang ba hoa chích chòe... Đúng là ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.

Đỗ Hoàng

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

Mốt mai mời bạn vô chơi Huế

CHƠI HUẾ

Mười lăm ngày cùng Nhà thơ Vĩnh Nguyên (Huế), Nhà thơ Nguyễn Trần Thái (Hà Nội) lang thang chơi Huế. Huế mênh mông và thâm hậu vô cùng làm sao mà ghi ảnh ghi hình hết được, tạm đưa những ảnh trên đường chớp được để chia sẻ cùng bè bạn – Đỗ Hoàng
Cồn Hên một địa danh nổi tiếng của Huế
“Mốt mai mời bạn vô chơi Huế
Cồn Hến buồm giong ngược bến Tuần”

(Tố Hữu)


Hàn Mặc Tử:

ĐÂY THÔN VỸ


Sao anh không về chơi thôn Vỹ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mớí lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc.
Lá trúc che ngang mặt chữ điền!

Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hóa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?

Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhìn không ra.
Ở đây sương khói mừ nhân ảnh.
Ai biết tình ai có đậm đà?




Nhà lưu niệm Bác Hồ ở 158 đường Mai Thúc Loan, nội thành Huế



Làng Phú Xuân là làng cổ có trước thời các chúa Nguyễn lên ngôi, từ thời Nguyễn Hoàng dời đô từ Ái Tử, Quảng Trị vào đây. Tiếp đó các chúa Nguyễn cho đến Nguyễn Huệ - Quang Trung, sau này là Gia Long đều chọn đất này làm đế đô. Duy tên làng và làng đều giữ lại cho đến hôm nay. Không như nhiều thể chế khác: “Chúng xáo trộn quê ta như xốc một ván bài/ Bao tên tỉnh, tên huyện, tên làng đều thay đổi (Chế Lan Viên). Làng Phú Xuân giờ thuộc phường Thuận Lộc, Huế. Đình làng vẫn được thờ cúng quanh năm!
  Đình làng Phú Xuân nằm trên đường Thái Phiên trong Hoàng Thành Huế.



Mai năm nay nở sớm vì năm nhuận, bởi Huế thời tiết ít mưa, nóng ấm. Mai đẹp ở đầu Kim Long. Kim Long cũng rất nổi tiếng với câu thơ của vua Tự Đức:
“Kim Long có gái mỹ miều
Trẫm thương, trẫm nhớ, trẫm liều, trẫm đi!”






Cầu mới xây xong độ tháng trước bên cạnh cầu Bạch Hổ lừng danh.
 Bên sông Hương là núi Ngự với hai câu thơ trác việt của Bùi Giáng:
“Dạ thưa xứ Huế bây chừ
Vẫn còn nuí Ngự bên bờ sông Hương”
. Sông Hương, núi Ngự còn có những câu thơ khác hơi tục nhưng cũng dí dỏm:
Ngự Bình hết cây, cu đậu đất,
Sông Hương vắng khách đĩ kêu trời
(Ưng Bình Thúc Dạ)
Trên Sông Hương:
“Lênh đêngh một chiếc thuyền nan,
Một cô đào hát, một quan đại thần...”
(Nguyễn Công Trứ)
Hay:
“Sông Hương nước chảy lờ đờ,
Dưới sông có đĩ, trên bờ có vua!”
(Ca dao)





Trường Tiểu học Tây Lộc - Trước đây là Khám Đường – nơi cầm giam tù bình và kẻ trọng tội với triều đình nhà Nguyễn. Nơi đây dã giam đầu lâu Nguyễn Huệ - Quang Trung nhiều thập kỷ. Dân Huế gọi là chỗ giam đầu Chúa Vò. Năm 1948, thầy giáo Trương Quang Hoài đã “khai sơn phá thạch” lập nên trường Tiểu học Xuân Lộc nay là trường tiểu học Tây Lộc – Huế. Sau giải phóng năm 1975, thầy có cô con gái là cô giáo Nguyệt dạy ở đây cho đến về hưu. Gia đình Đỗ Hoàng tôi có vợ dạy ở trường là cô giáo, nhà thơ Kim Yến đã ở đây trên 20 năm tại chái bếp của trường.














Các cửa vào nội thành Huế như cả Chính tây (Chính Tây môn, Chính nam môn (Cửa Hữu), Chính Bắc môn,  Quảng Đức môn, Tương nhân môn, Vĩnh Nam môn ( Cửa Thượng Tứ), Đông Nam môn (Cửa Đông Ba), Cột cờ Đại Nội ...



Cửa Hòa Bình – đối diện với cửa Ngọ Môn – ở trong Đại Nội.

 Kinh thành Huế, ngày 1 đến 15 - 12 - 2012

P/v: Đỗ Hoàng

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường xứng đáng giải Noben (tiêp)

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường xứng đáng giải No ben (tiếp)

Thứ sáu - 14/12/2012 09:37
                    
      NHÀ VĂN HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG XỨNG ĐÁNG GIẢI NOBEN (tiếp)
  Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường dòng dõi trâm anh thế phiệt, con nhà nòi (Tổ là Hoàng Hữu Xướng, Tuần phủ Hà Nội), bản chất thông minh, dĩnh ngộ (giải thưởng học sinh giỏi tốt nghệp cấp 3 – PTTH nay,  của Ngô Tổng thống), hưởng thụ nền giáo dục tiên tiến bậc nhất khu vực (Việt Nam Cộng Hoà) kết hợp với thực tiễn cuộc kháng chiến ái quốc chống Mỹ cứu nước,
Hoàng Phủ Ngọc Tường trở thành nhà văn, nhà thơ tài hoa hàng đầu cõi Việt với bút lực dồi dào, trác việt ở sự từng trải uyên thâm hiếm có: Bút ký Rất nhiều ánh lửa, Ai đã đặt tên dòng sông, Hoa trái quanh tôi, Hoa hồi xứ Lạng, Hỏi non mượn đá để ngồi, Người ham chơi (Nhàn đàm)..., xứng đáng giải Nô- ben văn chương!

Đỗ Hoàng sưu tầm và giới thiệu


NHẬT KÝ ANNE FRANK

 
   Tôi đã đọc Nhật ký Anne Frank đâu quãng năm 60, trong sách Livre De Poche và cũng hồi đó đã xem cuốn phim mang cùng tên; mấy chục năm qua tưởng như cũng gặp lại Anne trong những phút nản lòng. Và cũng không ngờ, bây giờ tôi đến tận căn gác này của Anne ở số 263 phố Prinsengracht – Amstenrdam nơi Anne đã ẩn náu suốt hai năm trước nạn khủng bố của bọn phát xít chiếm đóng, và đã hoàn tất trên giấy vở học trò cuốn nhật ký nổi tiếng của một cô bé 14 tuổi.
  Tháng 7 – 1942, khi nạn truy sát người Do Thái trở nên hét sức căng thẳng, ông Otto Frank quyết định đưa vợ và hai con gái (Magorrgot và Anne) rút vào sống bí mật trong phần sau của ngôi nhà này, được ngăn cách quầy hàng phía ngoài bằng một kệ sách dùng để nguỵ trang lối đi vào bên trong. Trên tường nơi căn buồng dành cho những người lớn vẫn còn lưu lại tấm bảm đồ  vùng Normandie mà ông Otto dùng để theo dõi cuộc tiến quân của quân Đồng minh sau ngày D, cùng những vạch kẻ ghi dấu chiều cao của hai cô bé. Buồng của Anne ở ngay cạnh, trang trí bằng những tấm hình tài tử màn bạc dán trên tường, cùng với chiếc bàn nhỏ Anne vẫn ngồi viết nhật ký. Một thang gồ dẫn lên buồng dành cho gia đình Van Dean, có cái bếp lò dùng chung cho mọi người, ở đó người ta nấu nướng, ăn học, đọc sách và tập thể dục. Anne đã viết về gian buồng này: “Lên khỏi thang gác người ta ngạc nhiên thấy thật nhiều không gian và nhiều ánh sáng trong ngôi nhà cũ kỹ đứng bên một dòng kênh”. Kế bên là buồng của Peter (nhà Van Dean), buổi tối có thể mở hé cửa để được thoáng chút khí. Trên cùng là phòng xép sát mái nhà, với cái vựa cất thực phẩm dự trữ cho tất cả những người đang sống bí mật. Anne rất thích trèo lên nằm thu mình ở gác xép này, đăm đăm nhìn con gà trống trên quả cầu vàng trên  nóc nhà thơ thành phố; vào ngày nắng nó luôn hiện trachói lọi trên nền trời. Đây là mảnh đất duy nhất của thế giới bên ngoài mà cô bé có thể nhìn thấy, suốt hai năm nằm nép mình chờ chết trong bóng tối mái nhà. Do sự phản bội của một người giúp việc, cuối cùng cái ổ Do Thái tội nghiệp kia bị khám phá và hốt đưa vào trại tập trung. Ông cụ Otto Frank là người duy nhất sống sót sau chiến tranh. Cả Anne và Margot đều đã chết trong trại Bergen – Belsen chỉ vài tuần lễ trước ngày quân Đồng Minh đến giải phóng khu trại. Già Otto trở về lang thang trên những đống ngỗn ngang của ngôi nhà ncũ, nhặt lên cuốn vở bìa màu xanh lá cây, chính là cuốn nhật ký của Anne để lại.
  Nhật ký trải dqì hai năm sống bí mật, tả lại sinh hoạt hàng ngày của một gia đình Do Thái trong căn buồng làm chỗ ẩn trốn, nỗi cô đơn của một cô bé bị mất hết quan hệ với thế giới và nỗi lo sợ bị người Đức khám phá. Điều cao quý đã tạo nên giảtị nhân  bản hiếm có của cuốn nhật ký, ấy là dù sống mấp mé bên cõi chết, trong tình cảm và ý nghĩ của Anne Frank tuyệt nhiên không hề gợn lên chút thù hận; mà ngược lại, trên từng trang toả sáng một tâm hồn nhân hậu, với hy vọng, yêu thương và nguyện cầu.
 Ở Viện Bảo tàng lịch sử Amsterrdam, tôi chạm phải pho tượng đồ sộ của Goliath, vết sự thờ phụng người khổng lồ những dân tộc Bắc Âu. Ừ nhỉ, từ lúc nào con người thôi sùng bái những người khổng lồ? Với tôi, ấy là vào mùa thu năm 12942 giữa thời bạo liệt nhất của cuộc Thế chiên, một cô bé mảnh khảnh đã tìm tới căn gác mờ tối này, một mình đương đầu với chủ nghĩa phát xít bằng trái tim dịu dàng của mình. Trong tình yêu cỏ non  dành cho Peter, cô chỉ vừa trao cho chàng nụ hôn đầu thì tiếng gót giày của Hitler đã sầm sập kéo tới trước cửa. Anne Frank gắng viết vội dòng chữ cuốí cùng của thiên nhật ký, như một thông điệp của Niềm tin gửi lại cho tuổi trẻ của nhân loại:
 “Dù bao lâu chăng nữa, dù vật đổi sao dời, em vẫn tin rằng con người sẽ hoàn thiện”.
  Tư liệu để lại từ một nhân chứng sống sót trở về, nói rằng ông đã từng gặp Anne trong đoàn người tả tơi đi qua trước sân trại Bgergen – Belsen giữa mùa đông, đôi mắt cô bé xanh biếc lạ lùng trong tuyết.
   Nhật ký của Anne Frank bằng tiếng Hà Lan được công bố lần đầu tiên năm 1947, nay đã in qua hơn 55 ngôn ngữ của loài người (tôi rất buồn không thgấy bản dịch tiếng Việt ở đấy, dù in đã khá lâu). Nó được dựng thành phim năm 1959 bởi đạo diễn G. Stevens (tôi đã xem ở rạp Tân Dân, Huế thờiđó), diễn viên chính là Shelley Winters (vai Anne Frank) được trao giải Oscar. Đến nay, hàng năm vẫncó nửa triệu người từ khắp Trái đất đến thăm ngôi nhà cũ này, im lặng, thành kính như đi vào một giáo đường.
Sài gòn, 27 – 10 – 1997
H – P – N – T

- Tr ích trong  Người ham chơi - Nhàn đàm – NXB Thuận Hoá năm 1998