"Nàng" Tạp chí Nhà văn và gã Lá cải hay Chuyện trong quán cắt tóc
Thứ năm - 06/12/2012 08:36"Nàng" Tạp chí Nhà văn và gã Lá cải hay Chuyện trong quán cắt tóc
Tác giả: Hồn Quê Kinh Bắc
Đọc bài của nhà thơ Đỗ Hoàng với tựa đề “Hội Nhà văn nhổ lúa trồng đay" nói về việc Tạp chí Nhà Văn của Hội Nhà văn Việt Nam có khả năng bị "xóa", Quê tôi không dám bình phẩm gì vì chưa đủ tầm để bàn về những vấn đề to tát. Chỉ góp thêm câu chuyện trào lộng dưới đây để mọi người cùng đọc và ngẫm ngợi cho… đỡ vui trong những lúc trà dư, tửu hậu...
Quán cắt tóc vỉa hè tựa lưng vào tường một bến xe. Đang giữa đông. Mưa lay phay táp lạnh lên mặt đường. Tấm bạt căng trên đầu quán phập phồng gió bấc trêu ngươi.
Trời lạnh, đường vắng. Cả sáng hôm nay chủ quán chỉ tiếp đón hai người.
Khách hàng đầu tiên dựng chiếc xe Wave cũ kỹ bên vệ đường. Đó là một người đàn ông trung niên cao gầy, ánh mắt đượm buồn luôn mơ màng về một phương trời đâu đó không có trong thực tại. Ông đặt xuống mặt chiếc ghế trống được bố trí để cho những khách chưa đến lượt một cuốn sách màu xanh giản dị trên đó có đề “Tạp chí Nhà văn- số vĩnh biệt”. Chủ hiệu đon đả mời khách vào cái gương lớn chính giữa, rồi cắm tông-đơ vào ổ điện, khoác áo ngăn tóc rụng lên thân hình gày gò của ông.
Đúng lúc ấy, một chiếc Lexus láng coóng xịch đỗ ngay trước quán. Bước xuống xe là vị khách hàng thứ hai: bệ vệ, bóng bẩy, bụng mở đường đi trước, mông lách tách theo sau. Ông ta nhìn lướt qua vị khách thứ nhất rồi hất hàm hỏi chủ quán:
- Chờ bao lâu?
- Dạ, bác chờ em một tí. Em cắt xong cho bác này thì sẽ phục vụ bác ngay.
- Vội lắm! 30 phút nữa phải gặp đối tác rồi.
Chủ quán gãi đầu nhìn người khách thứ nhất:
- Anh thông cảm ngồi sang cái gương bên cạnh kia. Thằng đại đệ tử của em sẽ cắt. Chân truyền của em đấy. Đảm bảo không thua kém gì em đâu. Bác kia là khách quen của em. Phải ưu tiên để khỏi lỡ việc của bác ấy.
Anh ta gọi thợ phụ:
- Này em! Cắt cho anh ấy. Kiểu đầu “nghệ” ấy nhé!
Rồi quay sang người khách thứ hai:
- Mời Sếp vào ạ! Ấy, bước khéo kẻo bẩn quần. Mưa gió đường hơi lầy anh ạ!
Ông sếp vén quần ngồi xuống ghế. Tờ thời báo “Chuyện giật gân mỗi ngày” từ tay ông ta bay vù xuống cái ghế có nàng tạp chí màu xanh mà ông khách trước vừa để xuống. Không ai nói thêm câu nào nữa. Chỉ còn tiếng những chiếc kéo trên tay ông chủ quán và người thợ phụ lách tách, loạt xoạt hòa lẫn tiếng tông-đơ chạy rè rè.
Nàng Tạp chí Nhà văn-số vĩnh biệt đang nằm buồn tê tái. Đây là những ngày cuối đời của nàng rồi. Ít ngày nữa thôi, Cha nàng sẽ chôn nàng vào quá vãng bởi không đủ tiền nuôi cả mấy đứa con. Là chị cả, nàng xin nhận chết để các em nàng: Văn nghệ, Văn nghệ trẻ… và một lô một lốc những đứa con khác của người Cha nghèo hèn, yếm thế trong nền kinh tế thị trường được sống lay lắt thêm vài năm. Chao ôi! Nàng có tội gì đâu? Nàng vẫn đẹp, vẫn thanh cao. Vẫn hằng ngày nhận được biết bao yêu thương của những kẻ còn tâm hồn trong cõi người này. Nghĩ đến đây, nàng bật khóc.
Bỗng nhiên, Nàng Tạp chí màu xanh chợt cảm thấy nghẹt thở. Một gã sần sùi, hôi hám, người dọc ngang sần sẹo của những cướp, giết, hiếp… đang đè nghiến trên thân thể thanh cao văn chương, thi phú của nàng.
- Ối! Ối! Cứu tôi! Anh kia! Anh làm gì thế hả! Buông tôi ra mau! Nàng Tạp chí Nhà văn-số vĩnh biệt vừa cố gắng đẩy gã Thời báo “Chuyện giật gân mỗi ngày”vừa thảng thốt kêu cứu một cách yếu ớt. Nhưng nàng không đủ sức. Gã Thời báo với những cái tít nhòe nhoẹt, xiên xẹo câu khách; những con chữ đen đen, đỏ đỏ vẫn phủ bóng thít chặt lấy người nàng.
- Cô em lu loa lên để làm gì. Không ai nghe thấy tiếng kêu của cô đâu. Mà có nghe thấy thì cũng chẳng rỗi hơi cứu giúp. Nói để cô em biết, anh đây bây giờ mới là người bạn thân thiết của mọi giới trong xã hội. Còn cô em, ngoài mấy kẻ dở hơi trên văn đàn và bọn trẻ nít theo đòi văn nghiệp thì ai mà biết đến. Đừng làm cao! Sắp chết đến nơi rồi thì giữ gìn trinh bạch cho quỷ Sa tăng hử?
Nàng Tạp chí màu xanh im bặt. Kêu làm chi? Ai thấu? Ai cứu giúp được nàng đây? Người Cha khốn khổ của nàng đã bất lực rồi. Bạn đọc chân chính- vốn là chỗ dựa của những người như nàng- cũng gần như tuyệt chủng. Chỉ còn đa phần là những kẻ rỗng tuếch, ham thích những thứ giật gân cho nên bọn lá cải mới thống trị làng báo Việt Nam; và giờ đây một trong số chúng đang công khai hãm hiếp nàng giữa thanh thiên, bạch nhật. Ôi, nàng thà chết chứ không chịu nhục. Nàng không cần kêu nữa mà phản kháng. Lấy hết sức bình sinh, nàng đẩy gã Lá cải xuống rãnh nước vệ đường. Mưa lạnh táp vào bìa xanh của nàng, nhưng nàng chỉ thấy lạnh chứ không đau. Nàng nhìn sang thấy gã Thời báo “Chuyện giật gân mỗi ngày” kêu thất thanh. Gã đã nát bét thành một đống bùng nhùng lẫn vào bùn đất. Còn Nàng được nhấc bổng lên không trung. Nàng lại thấy hơi ấm tỏa sang người mình từ lồng ngực của người đàn ông trung niên đã mang Nàng đến quán cắt tóc vỉa hè.
Thì ra, hai người khách đều được cắt tóc xong gần như cùng một lúc. Ông bụng phệ ngắm cái đầu mượt mà, đẹp đẽ qua gương đầy vẻ hài lòng. Ông ta rút ví ném một tờ 200.000 đồng vào tay ông chủ quán:
- Được lắm! Này, cầm cả lấy, không phải thối lại nhé!
Ông chủ quán cười tít:
- Cảm ơn Sếp! Lần sau Sếp lại đến nhé! Em luôn ưu tiên Sếp cắt trước!
Ở ghế bên, cậu thợ phụ gãi đầu ái ngại nói với người đàn ông cao gầy:
- Con mới tập cắt, không được đẹp lắm! Chú thông cảm!
Người đàn ông nhìn mái tóc cũng gọn gàng nhưng có nhiều vết cắt thô vụng của mình, cười hiền:
- Không sao! Cố gắng luyện thêm tay nghề con ạ!
Rồi ông cẩn thận lấy từ túi áo 30.000 đồng đặt nhẹ nhàng vào tay chàng trai trẻ.
Hai ông khách cùng đứng dậy rời quán. Ông bụng phệ bước ra tất bật như lúc đầu. Ông vơ tờ báo để trên ghế lúc mới vào ném xuống đống rác bên đường rồi bước lên xe, chẳng để tâm đến tiếng kêu thất thanh của gã Lá cải. Chiếc Lexus rú ga vút về phía trước. Chủ của nó không hay biết tờ báo lá cải của mình đã kẹp theo cả tờ tạp chí màu xanh của ông khách cao gầy.
Ông khách cao gầy tiến lại đống rác. Ông nhặt cuốn Tạp chí Nhà văn- số vĩnh biệt màu xanh lên, cẩn thận lau nước và cát bẩn trên bìa của nó vào cánh áo caki cũ kĩ của mình rồi ấp vào trước ngực. Chiếc Wave đã tróc sơn nhiều chỗ từ từ dời đi như mộng du…
Cậu thợ phụ vừa dõi theo chiếc xe máy đang khuất dần trong mưa đông vừa nói với ông chủ tiệm:
- Thầy ơi! Ông khách nhà thơ này ba tuần một lần đến cắt ở tiệm mình. Còn ông đi ô tô hôm nay con mới thấy lần đầu, sao thầy lại bảo ông ta là khách quen được quyền ưu tiên.
Có thể tiếng cậu hỏi chỉ đủ cho cậu nghe, nên ông chủ tiệm không trả lời; hoặc giả là vì ông cũng đang mải mê với một câu chuyện giật gân, trong một tờ lá cảikhác mà ông mua hồi sáng...
Quán cắt tóc vỉa hè tựa lưng vào tường một bến xe. Đang giữa đông. Mưa lay phay táp lạnh lên mặt đường. Tấm bạt căng trên đầu quán phập phồng gió bấc trêu ngươi.
Trời lạnh, đường vắng. Cả sáng hôm nay chủ quán chỉ tiếp đón hai người.
Khách hàng đầu tiên dựng chiếc xe Wave cũ kỹ bên vệ đường. Đó là một người đàn ông trung niên cao gầy, ánh mắt đượm buồn luôn mơ màng về một phương trời đâu đó không có trong thực tại. Ông đặt xuống mặt chiếc ghế trống được bố trí để cho những khách chưa đến lượt một cuốn sách màu xanh giản dị trên đó có đề “Tạp chí Nhà văn- số vĩnh biệt”. Chủ hiệu đon đả mời khách vào cái gương lớn chính giữa, rồi cắm tông-đơ vào ổ điện, khoác áo ngăn tóc rụng lên thân hình gày gò của ông.
Đúng lúc ấy, một chiếc Lexus láng coóng xịch đỗ ngay trước quán. Bước xuống xe là vị khách hàng thứ hai: bệ vệ, bóng bẩy, bụng mở đường đi trước, mông lách tách theo sau. Ông ta nhìn lướt qua vị khách thứ nhất rồi hất hàm hỏi chủ quán:
- Chờ bao lâu?
- Dạ, bác chờ em một tí. Em cắt xong cho bác này thì sẽ phục vụ bác ngay.
- Vội lắm! 30 phút nữa phải gặp đối tác rồi.
Chủ quán gãi đầu nhìn người khách thứ nhất:
- Anh thông cảm ngồi sang cái gương bên cạnh kia. Thằng đại đệ tử của em sẽ cắt. Chân truyền của em đấy. Đảm bảo không thua kém gì em đâu. Bác kia là khách quen của em. Phải ưu tiên để khỏi lỡ việc của bác ấy.
Anh ta gọi thợ phụ:
- Này em! Cắt cho anh ấy. Kiểu đầu “nghệ” ấy nhé!
Rồi quay sang người khách thứ hai:
- Mời Sếp vào ạ! Ấy, bước khéo kẻo bẩn quần. Mưa gió đường hơi lầy anh ạ!
Ông sếp vén quần ngồi xuống ghế. Tờ thời báo “Chuyện giật gân mỗi ngày” từ tay ông ta bay vù xuống cái ghế có nàng tạp chí màu xanh mà ông khách trước vừa để xuống. Không ai nói thêm câu nào nữa. Chỉ còn tiếng những chiếc kéo trên tay ông chủ quán và người thợ phụ lách tách, loạt xoạt hòa lẫn tiếng tông-đơ chạy rè rè.
Nàng Tạp chí Nhà văn-số vĩnh biệt đang nằm buồn tê tái. Đây là những ngày cuối đời của nàng rồi. Ít ngày nữa thôi, Cha nàng sẽ chôn nàng vào quá vãng bởi không đủ tiền nuôi cả mấy đứa con. Là chị cả, nàng xin nhận chết để các em nàng: Văn nghệ, Văn nghệ trẻ… và một lô một lốc những đứa con khác của người Cha nghèo hèn, yếm thế trong nền kinh tế thị trường được sống lay lắt thêm vài năm. Chao ôi! Nàng có tội gì đâu? Nàng vẫn đẹp, vẫn thanh cao. Vẫn hằng ngày nhận được biết bao yêu thương của những kẻ còn tâm hồn trong cõi người này. Nghĩ đến đây, nàng bật khóc.
Bỗng nhiên, Nàng Tạp chí màu xanh chợt cảm thấy nghẹt thở. Một gã sần sùi, hôi hám, người dọc ngang sần sẹo của những cướp, giết, hiếp… đang đè nghiến trên thân thể thanh cao văn chương, thi phú của nàng.
- Ối! Ối! Cứu tôi! Anh kia! Anh làm gì thế hả! Buông tôi ra mau! Nàng Tạp chí Nhà văn-số vĩnh biệt vừa cố gắng đẩy gã Thời báo “Chuyện giật gân mỗi ngày”vừa thảng thốt kêu cứu một cách yếu ớt. Nhưng nàng không đủ sức. Gã Thời báo với những cái tít nhòe nhoẹt, xiên xẹo câu khách; những con chữ đen đen, đỏ đỏ vẫn phủ bóng thít chặt lấy người nàng.
- Cô em lu loa lên để làm gì. Không ai nghe thấy tiếng kêu của cô đâu. Mà có nghe thấy thì cũng chẳng rỗi hơi cứu giúp. Nói để cô em biết, anh đây bây giờ mới là người bạn thân thiết của mọi giới trong xã hội. Còn cô em, ngoài mấy kẻ dở hơi trên văn đàn và bọn trẻ nít theo đòi văn nghiệp thì ai mà biết đến. Đừng làm cao! Sắp chết đến nơi rồi thì giữ gìn trinh bạch cho quỷ Sa tăng hử?
Nàng Tạp chí màu xanh im bặt. Kêu làm chi? Ai thấu? Ai cứu giúp được nàng đây? Người Cha khốn khổ của nàng đã bất lực rồi. Bạn đọc chân chính- vốn là chỗ dựa của những người như nàng- cũng gần như tuyệt chủng. Chỉ còn đa phần là những kẻ rỗng tuếch, ham thích những thứ giật gân cho nên bọn lá cải mới thống trị làng báo Việt Nam; và giờ đây một trong số chúng đang công khai hãm hiếp nàng giữa thanh thiên, bạch nhật. Ôi, nàng thà chết chứ không chịu nhục. Nàng không cần kêu nữa mà phản kháng. Lấy hết sức bình sinh, nàng đẩy gã Lá cải xuống rãnh nước vệ đường. Mưa lạnh táp vào bìa xanh của nàng, nhưng nàng chỉ thấy lạnh chứ không đau. Nàng nhìn sang thấy gã Thời báo “Chuyện giật gân mỗi ngày” kêu thất thanh. Gã đã nát bét thành một đống bùng nhùng lẫn vào bùn đất. Còn Nàng được nhấc bổng lên không trung. Nàng lại thấy hơi ấm tỏa sang người mình từ lồng ngực của người đàn ông trung niên đã mang Nàng đến quán cắt tóc vỉa hè.
Thì ra, hai người khách đều được cắt tóc xong gần như cùng một lúc. Ông bụng phệ ngắm cái đầu mượt mà, đẹp đẽ qua gương đầy vẻ hài lòng. Ông ta rút ví ném một tờ 200.000 đồng vào tay ông chủ quán:
- Được lắm! Này, cầm cả lấy, không phải thối lại nhé!
Ông chủ quán cười tít:
- Cảm ơn Sếp! Lần sau Sếp lại đến nhé! Em luôn ưu tiên Sếp cắt trước!
Ở ghế bên, cậu thợ phụ gãi đầu ái ngại nói với người đàn ông cao gầy:
- Con mới tập cắt, không được đẹp lắm! Chú thông cảm!
Người đàn ông nhìn mái tóc cũng gọn gàng nhưng có nhiều vết cắt thô vụng của mình, cười hiền:
- Không sao! Cố gắng luyện thêm tay nghề con ạ!
Rồi ông cẩn thận lấy từ túi áo 30.000 đồng đặt nhẹ nhàng vào tay chàng trai trẻ.
Hai ông khách cùng đứng dậy rời quán. Ông bụng phệ bước ra tất bật như lúc đầu. Ông vơ tờ báo để trên ghế lúc mới vào ném xuống đống rác bên đường rồi bước lên xe, chẳng để tâm đến tiếng kêu thất thanh của gã Lá cải. Chiếc Lexus rú ga vút về phía trước. Chủ của nó không hay biết tờ báo lá cải của mình đã kẹp theo cả tờ tạp chí màu xanh của ông khách cao gầy.
Ông khách cao gầy tiến lại đống rác. Ông nhặt cuốn Tạp chí Nhà văn- số vĩnh biệt màu xanh lên, cẩn thận lau nước và cát bẩn trên bìa của nó vào cánh áo caki cũ kĩ của mình rồi ấp vào trước ngực. Chiếc Wave đã tróc sơn nhiều chỗ từ từ dời đi như mộng du…
Cậu thợ phụ vừa dõi theo chiếc xe máy đang khuất dần trong mưa đông vừa nói với ông chủ tiệm:
- Thầy ơi! Ông khách nhà thơ này ba tuần một lần đến cắt ở tiệm mình. Còn ông đi ô tô hôm nay con mới thấy lần đầu, sao thầy lại bảo ông ta là khách quen được quyền ưu tiên.
Có thể tiếng cậu hỏi chỉ đủ cho cậu nghe, nên ông chủ tiệm không trả lời; hoặc giả là vì ông cũng đang mải mê với một câu chuyện giật gân, trong một tờ lá cảikhác mà ông mua hồi sáng...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét