Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường xứng đaqngs giải No ben

 

                                       

NHÀ VĂN HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG XỨNG ĐÁNG GIẢI NÔ BEN

   Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường dòng dõi trâm anh thế phiệt, con nhà nòi (Tổ là Hoàng Hữu Xướng, Tuần phủ Hà Nội), bản chất thông minh, dĩnh ngộ (giải thưởng học sinh giỏi tốt nghệp cấp 3 – PTTH nay,  của Ngô Tổng thống), hưởng thụ nền giáo dục tiên tiến bậc nhất khu vực (Việt Nam Cộng Hoà) kết hợp với thực tiễn cuộc kháng chiến ái quốc chống Mỹ cứu nước, Hoàng Phủ Ngọc Tường trở thành nhà văn, nhà thơ tài hoa hàng đầu cõi Việt với bút lực dồi dào, trác việt ở sự từng trải uyên thâm hiếm có: Bút ký Rất nhiều ánh lửa, Ai đã đặt tên dòng sông, Hoa trái quanh tôi, Hoa hồi xứ Lạng, Hỏi non mượn đá để ngồi, Người ham chơi (Nhàn đàm)..., xứng đáng giải Nô- ben văn chương!

Đỗ Hoàng sưu tầm và giới thiệu

                         
    Bút tích, ch ký Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường tặng cuốn Người ham chơi cho Đỗ Hoàng

XỨ THẬM THÌNH

    Truyền rằng, hôm ấy vua Hùng đi tuần du qua một vùng quê, nhân nghỉ nắng dưới bóng cây, được dân làng dâng xôi, bánh chưng bánh dầy, nhà vua đẹp lòng bèn cho dựng lầu và kho gạo ở đấy. Đêm trăng, hàng trăm cô gái đẹp như tiên sa múa chày đôi, chày ba chào mừng nhà vua, ngực lắc lắc theo nhịp chày thậm thình...thậm thình...Vua lấy làm vui vẻ, bèn dùng hình tượng âm thanh ấy đặt tên cho xóm mới, từ đấy gọi là xứ Thậm Thình.
  Lâu nay, tôi vẫn tìm mãi nhưng không thấy bản đồ nước Văn Lang, để xem coi xứ Thậm Thình ở đâu. Vừa rồi nhân rong chơi qua miền Kinh Bắc, được ăn bánh xu xuê, nhìn các cô gái quan họ đẹp như tiên lắc lắc nhịp đôi nhịp ba, lại xem tranh hứng dừa của làng Đông Hồ đầu óc tự nhiên loé sáng và phát hiện ra rằng cái xứ Thậm Thình trong truyền thuyết kia sau này đã được chuyển âm sang tiếng Hán Việt, chính là Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh bây giờ.
 Ắt có nhà sẽ bác bỏ, nhưng không sao cả, tôi vẫn thường tiếp cận lịch sử bằng văn hoá tâm cảm. Một lý do quan trọng khiến tôi dám tin như vậy, là vì ở đây, trong khi lang thang dọc con đê sông Đuống định tới thăm chùa Bút Tháp (với tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay bất hủ), tôi chợt gặp bên đường một tấm biển rêu mờ ghi tên một di tích làm tôi bàng hoàng: “Lăng mộ Kinh Dương Vương - Thuỷ tổ Việt Nam”.
  Ai cũng biết Đền Hùng, song có mấy người Việt ngờ rằng chính Kinh Dương Vương (là bố của Lạc Long Quân và ông nội của vua Hùng) đã mất và để lại lăng mộ ở đây? Mộ ngài đặt trên một vuông đất rộng trong làng, giữa vườn cây gạo cao ngất đang mùa hoa như lửa cháy lưng trời. Di tích còn lại là một toà miếu cổ với hai chữ “Bất vong”, và một tấm biển “Hạ mã” bằng đá dựng bên đường. Ông Từ đang thăm lúa ngoài đồng, ông tên là Biện Xuân Thư, cho tôi biết rằng khu lăng mộ xưa vốn uy nghi, trong kháng chiến bị giặc Pháp xoá sạch, sau này dân làng góp tiền xây lại, đơn sơ thế thôi nhưeng còn có chỗ để con cháu về thắp hgương. Trong làng còn có đền thơ Tam vị Nam Bang Thuỷ Tổ, tức là Kinh Dương Vương, Lang Long Quân và Âu Cơ. Cũng chỉ là mấy gian nhà gạch thấp nhỏ, gỗ mộc sơ sài, tạo dựng bởi công sức của dân làng. Ông Từ nói thêm, mồng mười tháng ba hàng năm, sau giỗ Tổ Đền Hùng trên ấy, người ta kéo nhau về làm lễ dưới này. Tôi vô cùng kính phục ngôi làng vàng đá bên sông Đuống này là: Làng A Lữ, xã Đại Đồng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Vâng, thưa làng, không có làng thì cả daan tộc sẽ không còn ai biết tới ngôi mộ Tổ này nữa.


Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ - phu nhân

    Nhiều người nêu vấn đề đáng ngờ về chuyện Rồng lấy Tiên, trên cạn láy dưới nước, quanh nhân thân của ba vị Thuỷ Tổ đây. Sử gia Ngô Thì Sỹ cho rằng, đấy là chuyện bình thường vào thuở hoang muội đó phương Nam còn là một cái đầm của rồng, rắn ma quỷ, những chuyện kinh dị chỗ nào mà chả có, “huống hồ thời Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân. Việc như lạ mà không phải lạ, cũng không nên coi mình nhỏ bé như con sâu mùa hạ vậy”.
  Quả nhiên, đây chính là mộ Thuỷ Tổ của dân Việt, là nơi mà người Việt ở muôn phương tìm về ít ra là một lần trong đời để biết rõ mình là ai, nơi các thế hệ trẻ phải kéo nhau vềchiêm bái để truyền nối tâm thức lịch sử. Một di tích cộ nguồn tôn quý bậc nhất như vậy, các dân tộc khác nằm mơ cũng không thấy.
  Sao mà Bộ Văn hoá bấy lâu vẫn thờ ơ bỏ mặc thành phế tích ngoài đồng, giao hết nghĩa vụ tu sửa, thờ kính của cả giống nòi cho một ngôi làng nhỏ khác nào một ngôi miếu thành hoàng? Ai trả lời cho tôi, ai kêu trời giùm tôi một tiếng?!
 Tôi có phúc may được về tới “xứ Thậm Thình”, nước cũ cây cao, bất giác lòng sinh ra bao mối cảm hoài. Tôi tin chắc như rìu chém đá, rằng không thể có ma lực nào đủ sức đánh bâth gốc tâm hồn Việt ra khỏi ý thức tồn tại của mình, tồn tại như là cây có cội, nước có nguồn...
Bài tiếp “Nhật ký Anne Frank”
NGƯỜI HAM CHƠI– Nhàn đàm – NXB Thuận Hoá năm 1998
Hà Nội, 12 – 4 - 1998
H- P - N - T

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét