Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

Giới thiệu Thơ và Từ của Mao Trạch Đông

Giới thiệu Thơ và Từ Mao Trạch Đông

Thứ tư - 12/08/2015 10:24


Chủ tịch Mao Trạch Đông là lãnh tụ vỹ đại của nhân dân Trung Quốc. Ông còn là nhà thơ lớn. Thơ và từ Mao Chủ tịch thể hiện khí phách tâm trạng của một bậc đại đé vương tài cao, công lớn làm nghiêng cán cân thiên hạ.
Đọc thơ và từ Mao Trạch Đông để hiểu thêm ông, kính phục tài trí của ông. Xin giới thiệu hai tác phẩm tiêu biêu do nhà thơ Đỗ Hoàng sưu tầm và dịch.

MAO TRẠCH ĐÔNG

THƠ VÀ TỪ
 

Bút tích của Mao Chủ tịch



Đỗ Hoàng chép lại bằng chữ Hán

TUYẾT


Bắc quốc phong quang
Thiên lý băng phong
Vạn lý tuyết phiêu
Vọng Trường thành nội ngoại
Duy dư mãng mãng
Đại hà thượng hạ
Đốn thất thao thao
Sơn vũ ngân xà
Nguyên trì lạp tượng
Dục dữ thiển công thí tỉ cao.
Tu tình nhật
Khán hồng trang tố quả
Phận ngoại yêu kiều!

Giang sơn như thử đa kiều
Dẫn vô số anh hung cạn chiết yêu
Tích Tần Hoàng, Hán Vũ
Lược thâu văn thái
Đường tông, Tống tổ
Sảo tốn phong tao
Nhất đại thiên kiêu
Thành Cát Tư Hãn
Chỉ thức loan cung xạ đại điêu
Câu vãng ĩ
Sổ phong lưu nhân vạt
Hoàn khán kim triêu!

Dịch thơ:

TUYẾT

Cảnh đẹp miền Bắc nước ta
Nghìn dặm băng dày
Muôn trùng tuyết bay.
Trong ngoài Vạn Lý Trường Thành
Mênh mông bát ngát
Trên dưới sông Hàng Hà
Thác nước cuồn cuộn dừng rào rạt
Các dãy nuí tuyết phủ trắng tinh
Như những con rắn bạc múa màn lung linh
Các dãy cao nguyên bằng trùm kín như ngàn con voi sáp vượt ào ào
Cùng với ông trời thử tài thấp cao.
Đợi ngày nắng mới
Dưới sắc tuyết nắng trời ánh tươi rời rợi
Ngắm các mỹ nữ mặc áo hồng, áo tím đẹp tuyệt trần

Núi sông như này đẹp như một bức tranh
Bao nhiêu hảo hán anh hùng không còn lại.
Nhớ Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế tài tài thâu vạn cõi.
Tông nhà Đường, tổ nhà Tống hiếm có phong tao
Một đời như trời kiêu
Thành Cát Tư Hãn
Rồi cũng chỉ dùng cung tên bắn ó, bắn diều.
Đi đâu hết cả
Mấy bậc phong lưu rệu rả
Không còn về ngắm cảnh đẹp sớm  nay!

Hà Nội,10 – 8 - 2015
Đỗ Hoàng dịch thơ

MAO TRẠCH ĐÔNG




Đỗ Hòang chép lại bằng chữ Hán

TRƯỜNG CHINH

Hồng quân bất phạ viễn chinh nan
Vạn thuỷ thiên sơn chỉ đăng nhàn
Ngũ Lĩnh uy di đằng tế lãng,
Ô Mông bàng bạc tẩu nê hoàn
Kim Sa thủy phách vân nhai noãn
Đại Độ kiều hoành thiết sách hàn
Cánh hỷ Mân Sơn thiên lý tuyết
Tam quân quá hậu tận khai nhan!

Dịch thơ:

TRƯỜNG CHINH

Hồng quân chẳng sợ bước trường chinh
Vượt hết muôn sông với núi nghìn.
Ngũ Lĩnh nhìn qua như lớp sóng
Ô Mông ngó lại tựa đầm sình.
Kim Sa nước gõ làn mây ấm
Đại Độ cầu treo dãy núi lành.
Mừng trọn núi Mân nghìn dặm tuyết,
Ba quân ra khỏi mặt ơn tình!

Hà Nội ngày 11- 8 – 2015
Đỗ Hoàng dịch thơ

:Vậy có thơ rằng:

TRƯỜNG CA HAI CU VIỆT

Vua người lừng lẫy tài ba
Dựng nên xã tắc, sơn hà vinh quang

Vua cò vừa dốt, vừa gian
Phá tan xã tắc giang san ta bà!

Hà Nội 12-8-2015
Đỗ Hoàng

Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2015

Hình ảnh cuối cùng - Bài Vô lối của Nguyễn Bình Phương

Hình ảnh cuối cùng - Vô lôi phi thơ ca của Nguyễn Bình Phương

Thứ hai - 03/08/2015 10:48
HÌNH ẢNH CUỐI CÙNG – Bài Vô lối phi thơ ca của NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG  (*)
Nguyên bản:

HÌNH ẢNH CUỐI CÙNG

Những cô gái đến với anh
Rồi lặng lẽ ra đi
Họ mang theo chút buồn làm kỷ niệm
Chỉ còn lại bóng những hàng cây
Anh biết mình dần dần khô cạn

Đừng buồn em ơi, người yêu cuối cùng
Sau khoảng trrống là cánh đồng của khói
Ở nơi ấy tiếng chim
Và cùng tận sự trầm ngâm kiếp đá
Vẫn đợi chờ hai ta

Em sẽ cầm bàn tay anh khô héo
Băng qua ao hồ, băng qua dải bùn đen
Chậm rải hang cây về xanh lại
Xanh liên miên…
(*) Bài in trên báo Người Hà Nội năm thứ 30, xuân Ất Mùi, số : 5+6+ 7+8+9 - 2015


Đỗ Hoàng

    Cũngg như Phú Tram-Inrasara - tiếng Việt rất kém, dân tộc Chăm luôn nhờ  Đảng  và Chinh phủ cứu đói, học sinh đi học được ưu tiên cấp sách vở,  thế mà lúc nào Inrasara cũng to tiếng ta là người cách tân tthơ  Việt (!);  Nguyễn Bình Phương là người Kinh nhưng tiếng Viêt cũng không hơn Phú Trạm Inrasara bao nhiêu mà trong cách viết, cách lập ngôn cũng điệu đàng tỏ ra ta đây là ngọn cờ cách tân thơ Việt(!)
   Khát vọng cách tân thơ Việt là điều đáng trân trọng, nhưng cách tân như thế nào, đóng góp cá nhân, đóng góp phong trào, vận hội, thời cơ….ra sao? Không thể tự nắm tóc mình nhảy qua vũng nước(!) Điều này nhiều chuyên luận, tiểu luận tôi đã viết và cũng nhiều người viết.
    Riêng Nguyễn Bình Phương tôi đã viết về tập vô lối phi thơ ca “ Buổi câu hờ hững”, và  dịch ra thơ Việt một vài bài lẻ. Đáng ra không nên mất thì giờ công sức cho một việc vô bổ này, nhưng vì tôi thấy quá nhiều người lăng xê Nguyễn Bình Phương, coi Nguyễn Binh Phương là người cách tân thơ Việt(!) nên tôi phải vào cuộc, phải đi bình một bài vô lối vớ vẩn “Hình ảnh cuối cùng” của Nguyễn Bình Phương  .
  Đây là một bài viết dị dạng thơ không ra thơ,  không ra văn, phú không ra phú, vè không ra vè…nó là tự sự, của một cán bộ có chức quyền, của một quan tham thời nhũng nhiễu  Nó là loại “vô lối” đang thịnh hành!
  Thế mà Nguyễn Bình Phương được nhiều học giả học thật, tiến sỹ bò lăng xê lên mấy xanh, lại được sinh viên chọn làm luận văn Thạc sỹ(!)
 Quay lại với bài “Hình ảnh cuối cùng”. Bài này nó mới ở chỗ nào, nó hay ở chỗ nào, có hình ảnh, ý tứ nào mới, từ dùng nào mới hợp văn cảnh. Sự cách tân thể hiện ở đâu?
Mấy câu mở đầu:
“Những cô gái đến với anh
Rồi lặng lẽ ra đi
Họ mang theo chút buồn làm kỷ niệm
Chỉ còn lại bóng những hàng cây
Anh biết mình dần dần khô cạn….”
 Nếu viết ra câu văn xuôi nó sẽ thế này: “Những cô gái đến với anh, rồi lặng lẽ ra đi. Họ mang theo chút buồn làm kỷ nệm. Chỉ cò lại bóng những hang cây. Anh biết mình dần dần khô cạn.”
   Một câu kể cụ thể dở hơn cả câu văn xuôi, như một câu nói vo của một tay cán bộ tổ chức hay một tay có quyền lực.nhận người và sa thải người. Nếu câu này sao lại nói với người yêu cuối cùng được? Có chàng trai nào nói với người yêu rằng mình đã có rất nhiều đàn bà đi qua mang buồn làm kỷ niệm? Không có tay cán bộ tổ chức hay có chức quyền nào đi kể mình đã có nhiều cô gài đến và mang nỗi buồn ra đi! Ngay cả vợ chồng, không có ông chồng nào lại đi tâm sự như thế với vợ!
   Tác giả nói vậy đâu có chinh xác. Anh rất võ đoán. Anh có chắc chắn ai cũng mang buồn làm kỷ niệm? Sao anh biết được? Chứng cớ ở đâu? Anh rất chủ quan, anh không hề học tâm lý. Nếu học vui, họ được giải thoát  thì sao? Bởi ‘mắc phải anh như mắc nhành mọ tró, gỡ cho  rồi óc trọ chẳng còn”
Hay:
“Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi”
(Hồ Xuân Hương)
 Câu tiêp: “ Chỉ còn lại bóng những hàng cây”. Anh đưa hinh ảnh bóng những hàng cây để nói ý gì?  Hay trong số họ đã  cùng anh đi dưới bóng hàng cây để liên hệ công viêc, và làm tình nếu có thể xảy ra,  để bây giờ anh nhớ lai một cách rời rạc, lảnh cảm như vậy?
Câu tiếp: “ Anh biết mình dần dần khô cạn”. Một câu rất đây giải phẩu học. Một câu không mang một ý vị gì thơ ca. Một câu nói của một quan tham thời nay. Tay có chức quyền có thể làm hại nhiều cô gái nhưng trả lại thì thân thể anh ta cũng như Tây Môn Khánh, cũng bị bòn rút hết xương thịt để đến nỗi khô cạn:
“Thương thay yểu điệu phận liễu bồ
Tay không cũng giết được ngu phu
Không cần dao búa, cần gươm giáo
Khiến vạn anh hủng tuỷ cốt khô”
(Kim Bình Mai)
 Chỉ có Tây Môn Khánh và đám quan tham bây giờ than như vậy!
Và em út của đám ấy nên cũng than như vậy:
Các bâc thi nhân tiền nhân đã nói rất nhiều và rất thơ về sự chia ly mong chờ, tiếc nuối thất vong mà là thơ:
“Non cao những ngóng cùng mong
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày”
(Tán Đà)
Với người thường chia ly đã đau đớn một, thì thi nhân đau đớn mười:
“Người đi một nửa hồn tôi mất
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ”
(Hàn Mặc Tử )

 Viết về trạng huống nay thi nhân cổ kim đều có bao tuyệt tác. :
Các nhà thơ đương đại đã viêt:
“Khi người không yêu ta
Buồn đâu đã một nhẽ.
Khi ta không yêu người
Sao cũng bồn đến thế!
(Anh Ngọc)
Hay sự chia xa mà đẹp:

KÝ VIỄN
Mỹ nhân tại thời hoa mãn đường
Mỹ nhân khứ hậu dư không sàng
Sàng trung tú bị quyển bất tẩm
Chí kim tam tải văn dư hương
Hương diệc cánh bất diệt
Nhân diệc cánh bất lai
Tương tư hoàng diệp lạc
Bạch lộ thấp thanh đài
(Lý Bạch)
 GỬI PHƯƠNG XA

Khi còn người đẹp nhà đầy hoa
Người đẹp đi rồi còn gối ra
Gối ra, giường đệm không ai cuốn
Ba năm nay hương vẫn thơm đậm đà
Hương thơm thơm mãi mãi
Người xa vẫn vợi vời
Nhớ nhung lá vàng rụng 
Rêu xanh trắng sương rơi!
(Đỗ Hoàng dịch)


Hay chia xa kỷ niệm làn hương:

LES ROSES DE SAADI


Les noeuds ont éclaté. Les roses envolées
Dans le vent, à la mer s'en sont toutes allées;
Elles ont suivi l'eau pour ne plus revenir;
*
La vague en a paru rouge et comme enflammée.
Ce soir, ma robe encore en est tout embaumée...
Respires-en sur moi l'odorant souvenir.

HOA HỒNG CỦA SAADI

Nút dây đã đứt. Từng bông hoa lìa
Bay theo gió cuốn ra biển xa kia
Hoa trôi theo nước khôn mong trở về.
*
Làn sóng đỏ rực nhuộm sắc hoa sinh
Chiều về áo em còn thơm hương lành
Làn hương kỷ niệm, hít vào đi anh!
(Hoàì Anh dịch)
(Marceline Desbordes – Valmore (1786-1859)
 

Khổ thứ nhất của bài Hình ảnh cuối cùng là sự lập luận không chính xác, võ đoán, không hiểu tâm lý, thể hiện một cách khệnh khạng tự bạch sự kiệt quệ thân xác của mình không phải lối. Nó không có một chút gì thi sỹ.
Khổ thứ hai: “Đừng buồn em ơi, người yêu cuối cùng”. Đến đây người đọc mới biết chính xác tác gỉả nói với người yêu cuối cùng của mình. Người yêu cuối cùng chắc cũng tưởng tượng ra vì làm sao biết ai là người yêu cuối cùng, ngay cả người sống trên 100 tuổi!
 Đáng ra người yêu cuối cùng phải nói lời này chứ. Họ tha thứ cho anh những tháng ngày hoang dại  “đừng buồn anh ơi đã có em đây”. Sao mình đã vơ bèo vợt tép nhiều như thế, đã chôn biết mấy cành phù dung mà mình có quyền gì lại khuyên người yêu đoan chính đừng buồn. Sao anh có quyền khuyên  người ta như vậy, khi anh là kẻ nhúng chàm.
 Và từ khổ thứ hai về kết là một kiểu nói ông chằng bà chuộc, không đầu không cuối với nhiều mệnh đề, định nghĩa không chính xác, lòng thòng với một kiến thức nông cạn làm dáng, làm duyên, uốn éo, kệch cởm.
“Sau khoảng trống là cánh đồng của khói”
Sau khoảng trống nào? – Khoảng trống rừng cây hay khoảng trống ô cửa, hay khoảng trống trời xanh. Thơ thì có thể không cụ thể nhưng đưa ra mệnh đề phải chính xác, không thể tù mù và không chính xác  như vậy được. Trong toán học đây là phạm trù bao hàm ngoài, còn hang vạn cái bao hàm trong  nữa, kể sao xiết.
Độc giả đã không biết khoảng trống nào, lại càng không biết vì sao sau khoảng trống lại có cánh đồng của khói? Khói nào đây? Sao lại viết vô bổ như thế này nhỉ?
Thế sau khoảng trống có nhiều thứ khác thì sao?
Như:
-          Sau khoảng trống là trùng trùng cột điện cao thế 500klovol
-          Sau khoảng trống là các trung đoàn xe tăng Liên Xô xông lên diệt bầy quân Đức
-          Sau khoảng trống là các cô gái Thái ở truồng tắm suối…
Và tiếp đến : “sự trầm ngâm của đá” . Tự dâng ở đâu đưa sự trầm ngâm của đá vào đây. Vào đây đẻ nói ý gì? Một loạt mệnh đề câu cú rất là viết ở nhà thương Trâu Quỳ (!)
 Nhà thơ phải biết làm mới chữ, Nguyễn Bình Phương biết làm chữ mà lại còn lạm dụng chữ cũ làm cho nó càng tối mù hơn.
Câu kết:
“chậm rải hang cây về làm xanh lại
xanh liên mien…”
 Liên miên là hai chữ Hán phát âm theo âm Hán – Việt và chưa Việt hóa được nhều.
  Người Việt bình thường không biết xanh liên miên là xanh gì?
Tiếng Việt có hàng vạn tính từ  phẩm chất  chỉ xanh:
-          Xanh nguýt, xanh rì, xanh lam, xanh ngọc bích, xanh ngắt, xanh Quàng Trị…
-          “Trời thu xanh ngắt, ơ kìa
Hai con hạc trắng bay về Bồng Lai”
(Thế Lữ)
“Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe…”
(Nguyễn Khuyến)
“Trời vẫn xanh một màu xanh Quảng Trị
Tận chân trời mây núi có chia đâu”
Chế Lan Viên)
Dùng xanh liên miên khác gì đánh đố người đọc. Trong Hán tự chứ liên có 7 chữ, chữ miên có 5 chữ; mối chữ có từ 3 đên 5, 6 nghĩa. Vậy hai chứ này kết hợp với nhau đã gần 100 nghĩa. Nghĩa đúng của nó là xanh xa vời.
Thế sao tác giả không viết:
“Về xanh lại hàng cây
Xanh xa vợi vời!
Có phải hay và dễ hiểu hơn không.
Còn viết xanh liên miên Đến người đọc thông thạo cũng không luận ra đúng xanh liên miên là xanh gì, huống gì người đọc bình thường.
 Nguyễn Bình Phương cũng như nhiều tác giả khác không biết chữ Hán nhưng lại sính dùng chữ Hán để đánh đố bạn đọc mà chính mình không hiểu, một việc làm vô cùng tai hại, không nói là ngu dốt!

                                   *
                                  * *

    Nguyễn Bình Phương viết không có gì mới về nội dung và nghệ thuật, một thứ Vô lối chính hãng. Một đời viết không có một bài thơ nào cho đời, một đời quân ngũ không có bài thơ nào cho bộ đội, đó là điều rất đáng trách. Nhưng đáng trách và đáng lo hơn khi những bài vô lối của Nguyễn Bình Phương và nhiều người khác được đưa vào sách giáo khoa, (đã đưa một vài tác giả rồi), rồi nhiều người sẽ làm luận án tiến sỹ về “nghệ thuật thơ Nguyễn Bình Phương” thì văn chương đất nước này không nói cũng biết rồi!
 

                                 Hà Nội ngày 2 - 8 -2105\
                                                 Đ - H

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

Bao giờ?

bao giờ? (hai bài)

Thứ hai - 27/07/2015 11:43
Đỗ Hoàng


BAO GIỜ?

(Hai bài)
(I)

Bao giờ Tấy nhuộn tóc chồn đen
Nước Vạc đan nghèo nhất tóp ten
Trầm trập làng trên vang tiếng trống,
Tò te xóm dưới rộn hơi kèn.
Giàng sơn quá độ thay thời đỏ
Đất nước vào cầu đổi vận đen.
Kẻ khó nhìn theo mà ngã ngữa
Mừng cho dân Vạc hết ngu hèn!

Hà Nội 25-7-2015
Đ – H

Đỗ Hoàng

BAO GIỜ

(IIây

Bao giờ Tây trắng nhuộm da vàng
Nước Vạc không còn xứ cái bang.
Xóm dưới dân đen xây gác ngoc
Phố trên quan đỏ dựng lầu vàng!
Phận người than bụi không còn mạt
Đời cỏ  bùn  lầy cũng được sang.
Đám khố trần gian nhìn ngưỡng mộ
Hoan hô dân Vạc gặp thiên đàng!

Hà Nội 26-7 – 2015
Đ - H


 

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

Dân Vạc

Dân Vạc

Thứ bảy - 25/07/2015 11:07


Đỗ Hoàng

DÂN VẠC

Dân Vạc cái chi cũng tự hào
Ngồi hờ vũ trụ Ngố làm cao.
Điệu đàng dán mác anh Lùn c,ấu
Toe toét may tem ả Mẽo cào.
Miệng nói lời hay thơm thế giới,
Tay làm việc dở  thối hồ ao!
Ai mơ ngủ dậy thành dân Vạc?
Giấc ấy hề hơn Vạc tự trào!

Hà Nội ngày 22-7-2015
Đ - H
 

Nhát chém đầu đời

Nhát chém đầu đời

Thứ ba - 23/06/2015 03:09
Chuyện nhặt (tiếp 12)
 
Đỗ Hoàng

NHÁT CHÉM ĐẦU ĐỜI
 
  Chết dần dần, chết từ từ, chết từ từ, chết từng phần, chết từng phần, chết dần dần…giống như xử tội tùng xẻo thời trung cổ bên Tàu và sập đầm lầy bên Nga
Điều đó rất đúng với thảm cảnh của tôi năm học lớp 10, niên khóa 1967- 1968, thế kỷ trước ở trường cấp 3 Lệ Thủy A – Tuyên Hóa, Quảng Bình, nhất là những ngày đợi chờ cắt giấy hộ khẩu chuyển về bản quán lao động cải tạo!.
  Năm học ấy không phải thi Đại học. Ai đỗ tốt nghiệp đều được đi học đại học mà ai cũng tốt nghiệp hêt. Nhà nước ưu tiên số một cho học sinh tuyến lửa học sơ tán trong chiến tranh chống Mỹ. Trước đó và sau này không có tiền lệ ấy! Trước đó và sau này không có cảnh học sinh lớp 10 cuối cấp ở tập thể, sinh hoạt tập thể trong một nhà lán nơi sơ tán. Ai đỗ, ai trượt tùy theo năng lực làm bài thi, và chỉ biết khi giấy báo báo về, và cũng báo theo địa chỉ nhà riêng, người nào biết người nấy.
 Năm tôi học lớp 10 thì phải sơ tán ra ngoài vùng an toàn Tuyên Hóa (cực Bắc tỉnh Quảng Bình giáp tỉnh Hà Tĩnh). Vì nhà đói quá, tôi phải nghỉ học một năm, học lại năm sau mới phải sơ tán cùng trường. Tôi học thuộc loại khá giỏi, được phê trong học bạ là có năng khiếu môn toán. Toán tôi tổng kết được điểm 5 ( hồi ấy đang thang điểm 5)
  Học kỳ một thì chưa chộn rộn (1) gì, ai cũng chăm chú học. Nhưng đến học kỳ hai khi làm hồ sơ đi học và các thầy chủ nhiệm về quê thẩm tra lý lịch để đi Đại học, lán lớp tôi đêm đêm đều thỏa luận chuyện đi học Đại học nở như ngô rang và sự phân hóa thành phần giai cấp rất căng thẳng. Những ai con gia đình địa chủ nợ máu, gia đình đi lính Pháp, gia đình cường hào gian ác, gia đình liệt sỹ, gia đình có công Cách \mạng… thầy thẩm tra lý lịch học sinh trong lớp biết rõ như ban ngày
  Thầy Ngô Mạnh Quát một cán bộ chính trị trong quân đội về làm chủ nhiệm lớp 10 của tôi hắc hơn bọ xít nhưng rất mẫn cán về lại vùng tuyến lửa lửa Lệ Thủy thẩm tra lý lịch học sinh từng địa phương một để xét đi Đại học.
  Khi thầy ra lại trường thì số phận ai nấy đều đã định đoạt. Hình như thầy nói hết cho chúng nó biết nên đứa nào đứa nấy vui như tết. Cả lớp 10 A cấp 3 Lệ Thủy – Tuyên Hóa đều được địa phương và nhà trường cho đi Đại học trong nước và nước ngoài. Chỉ riêng một mình tôi duy nhất phải về địa phương lao động cải tạo, không được đi học trường học nào dù là trường sơ cấp...(2)
  Từ một tập thể lớp vui vẻ hòa đồng, tôi bị tách ra, bị cô lập như một con chó ghẻ. Đến nỗi lần đón tết Nguyên đán năm ấy, học sinh đến nhà ông Hiệu trưởng nghe đài giải phóng miền Nam năm Mậu Thân, khi ra về, ai ông cũng bắt tay thắm thiết chúc lên đường học đại học nước ngoài, học đại học trong nước an mạnh. Đến lượt tôi, ông đã không bắt tay, không nói một câu nào mà còn nhìn tôi như nhìn một thằng tử tù trọng tội. Cái nhìn sắc như dao găm của một người từng làm lính bị cụt tay trong đánh giặc!
      - Tao đi Đại học Thương mại về sẽ phần đài (radio – báu vật lúc đó) cho chúng mày!
-          Tao đi Đại học Ngoại giao sẽ cho chúng mày đi thăm Liên Xô!
-          Tao đi học Tuyên huấn về sẽ cho chúng mày làm quan
-          Tao , tao….
Mà các bạn học sinh ấy được đi học thật. Lớp tôi có mấy đứa được đi học nước ngoài, học Liên Xô, Bun ga ri, Cộng hòa Dân chủ Đức, Cu ba…Còn lại đi Đại học trong nước.
   Võ Thị Minh Diệt, Phạm Thị Liên, Nguyễn Như Khai (chồng Liên), Đào Tiu (chồng Diệt) Nguyễn Thị Hoa, Ngô Minh Khôi (nhà nthơ Ngô Mi.nh -  Ngô Minh Khôi gia đinh Hải chủ - Đánh cá giàu – Địa chủ, bố bị bắn chết trong Cải cách ruộng đất nhưng địa phương vẫn chứng nhận cho đi học), Nguyễn Văn Bạo đều được học Đại học Thương nhiệp – tên cũ Đại học Thương Mại). Võ Thị Minh Diệt, Phạm Thị Liên, Nguyễn Thị Hoa (Hoa không học được Đại học, phải chuyển về học Trung cấp Thương nghiệp) - học khoa Ăn uống cùng với Nguyễn Thị Doan (Bà Doan, Phó Chủ tịch nước hiện tại); Ngô Minh Khôi, Nguyễn Văn Bạo, Nguyễn Như Khai học khoa Thương phẩm với Nguyễn Bách Khoa (sau này là Hiệu trưởng trường Đại học Thương Mại). Tiền nhiệm là Nguyễn Thị Doan, kế nhiệm là Phạm Vũ Luận – Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo bây giờ
 Xã Ngư Hóa nơi trường sơ tán là một xã vùng núi quanh năm chỉ có mây mù và sương muối. Một nơi cô tịch buồn tẻ không một ai qua lại nếu không có học sinh sơ tán. Khi học sinh mới đến học không có tiêng máy bay, nhưng học được vài tháng thì  máy bay Mỹ đến bắn phá.  Cảnh tượng nhà cháy, người chết không khác gì ở quê. Một cô giáo cấp 2 bị  bom vết thương sọ não phải nằm một chỗ suốt đời.
  Cái nhà lán lớp tôi, nửa nhà nửa hầm do chúng tôi tự làm lấy ngày một vắng hoe. Từ tháng 7 là đã có giấy báo đi học gửi về. Số học sinh học nước ngoài ra đi trước. Học sinh học trong nước đi sau.  Cách một vài ngày là có vài giấy báo đi học gửi về. Cứ có giấy báo là một vài đứa lên đường. Những học sinh có giấy báo đi học làm cho lán vắng dần. Nhìn bạn bè khoác ba lô lên đường, tôi có cảm giác như mình mất đi môt phần máu trong người, lòng tôi đau như cắt.  Không phải mình ghét ghen bạn bè mà xót thương cho số phận hẩm hiu của mình quá!
   Tôi có cảm giác như mình bị tùng xẻo (cắt từng miếng thịt) tinh thần, cái chết đến từ từ như người bị ngập trong đầm lầy. Một cảm giác vô cùng ghê rợn. Tôi thấy trời đất quay cuồng, khi cầm tờ giấy cắt hộ khẩu trả mình về bản quán, còn bạn bè được cắt chuyển hộ khẩu đi học nước ngoài. Tôi viết bài thơ:

MẢNH GIẤY ĐỊNH MỆNH

Cũng là mảnh giấy này đây
Mà đời lắm nỗi đắng cay thế mà.
Một bên đời giữa ngàn hoa
Một đêm tăm tối chỉ là đêm đen!
Cầm tờ giấy buốt con tim
Bạn nhìn tôi cũng lặng nhìn xót xa
Nói gì số phận đời ta
Cũng chung đau khổ, cũng là số đen
Đời sau mong có làm nên
Đời này đến thế là điên cả đời.
Máu dồn đau buốt tim tôi
Cả lòng tim bạn, tim người khổ đau!

Ngư Hóa hè 1968

  Nhóm đi học cuối cùng là nhóm có lý lích bất hảo như gia đình địa chủ, gia đình địa chủ  bị bắn trong Cải cách ruộng đất, gia đình ngụy quân, ngụy quyền, gia đình dính líu đến chính quyền cũ, gia đình chỉ điểm, gia đình có bố mẹ làm trùm, cai, hương vệ ngày trước, gia đình có người đi Nam (miền Nam), số này đi học sư phạm cấp tốc hai tháng để ra dạy cấp hai, thường gọi là lớp sư phạm Mười Rô Hai. Lớp này có Trần Văn Hải (nhà thơ Hải Kỳ). Hải có bố đi linh thợ Pháp, hiện đang ở miền Nam. Tôi không biết gia đình mình nằm vào loại nào mà không được đi học phải về lao động cải tạo ở bản quán!
  Còn một mình tôi trong lán. Tôi như Robinson trên hoang đảo, buồn đau vô cùng vô tận, và tôi viết tiếp bài thơ:

LẺ LOI

Chim vui tung cánh hết rồi
Còn con chim nhỏ giữa trời lẻ loi
Xa xa từng lớp mấy trôi
Bụi buồn theo gió mưa rơi dặm dài
Buồn đau đớn đó lòng ai?
Buồn ngày hôm ấy, ngày mai vẫn buồn.
Chim ơi, mơ những tầng không
Nhưng đời sống đứng trong lồng nơi đây.
Lòng vui khao khát trời mây
Cánh tung như cánh chim bầy đã đi.
Nhưng mà mơ ước những gì
Buồn trong cô quanh, nói chi nỗi đời
Chim vui tung cánh hết rồi
Còn con chim nhỏ giữa trời lẻ loi!

Ngư Hóa hè 1968

  Tôi được mời ra khỏi lán để nhường chỗ cho học sinh lớp 9 lên học lớp mười niên khóa 1968 – 1969. Tôi phải ra chòi dân ngủ lại một đêm để về quê. Đêm bất hạnh nhất, vết chém đầu đời ấy lại là một đêm trăng vô cũng đẹp. Lòng tôi đau đớn tột đỉnh cồn lên đập ầm ào như con sóng Thác Nậy. Và cũng lần đầu tiên trong đời tôi thức trắng đêm. Tôi viết bài thơ:

NGÀY VỀ

Ngày về chắc sẽ là quên hết
Toán lý đời ta những ước mong
Mười năm đèn sách nay trơ trụi
Cô quạnh quanh mình con số không!

Sách vở gói quanh tờ giấy cũ
Còn mơ chi, ước mộng chi hoài
Tất cả đã trôi về dĩ vãng
Buồn đau thất vọng đến ngày mai!

Ta nghĩ đời ta chỉ thế thôi
Không nói làm chi cũng biết rồi
Ngày mai đừng nghĩ ngày mai nữa
Một bóng mây đen choán ngang trời!

Ngư Hóa hè 1968

 Tờ mờ sáng, một mình tôi một bóng, lẻ loi giữa điệp trùng núi non rợn người, khoác ba lô nhằm núi Mồng Gà về xuôi!

Hà Nội 22-6-2015
Đ - H


 (1) Ồn ào, lộn xộn
(2) Mãi đến khi tham gia Hội văn nghệ Quảng Bình, hơn 10 năm sau tôi mới biết lớp 10 B (trường cấp 3 Lệ Thủy A có hai lớp 10. Lớp tôi lớp 10 A) còn có Lâm Thị Mỹ Dạ cũng không được đi Đại học, cũng bị trả về bản quán lao động vì bố Dạ người Hoa lại di cư vào Nam. Nhưng Dạ may mắn là có tài thơ, bài thơ Nón chị được giải báo Phụ nữ Việt Nam, Dạ được Hội văn nghệ Quảng Bình nhận về làm cán bộ biên tập.

Từ Hải chống chiến tranh

Từ Hải chông chiến tranh

Chủ nhật - 28/06/2015 03:10


TỪ HẢI CHỐNG CHIÊN TRANH MẠNH MẼ


Lts: Trong nguyên bản Kim Vân Kiều truyện, Từ Hải – Minh Sơn chết đứng, cấm khẩu sau cú lừa ngoạn mục của Hồ Tôn Hiến. Cái chết ấy là cái chết của đẳng cấp cấp Tù trưởng – tiểu đội trưởng, đại đội tưởng bây giờ. Còn bậc quân vương, cổ kim đều bị bắt sống. Đó là điều biện chứng. Trong Kiều Thơ của Đỗ Hoàng, Từ Hải – Minh Sơn thể hiện đúng là bậc minh quân. Từ Hải là đấng “Naĩ tri binh giả thị hung khí/ Thánh nhân bất đắc dĩ nhi dụng chi” (Binh đao là việc ác độc/ Thánh nhân cực chẳng đã mới dùng nó)

Nguyên bản:



Đỗ Hoàng (chuyển ngữ)

KIM VÂN KIỀU  TRUYỆN
Thanh Tâm Tài Tử

Hồi 19 (trích)
Mắc mẹo lừa ,Từ vương chết đứng,   
Nợ đoạn trường, Kiều Thúy trả xong
…Minh Sơn người đầy cung tên cắm vào, không gượng được nữa, kêu: Phu nhân làm hỏng việc của ta. Rồi hắt hơi mà chết. Chết không nói được một lời nào nữa Chết đứng sừng sững…
Quan quân trong mà cả sợ không ai dám đến. Lính tráng áp giải Thúy Kiều đi qua nhìn thấy Minh Sơn chết đứng, nàng nức nở khóc: Từ là bậc anh hùng, bởi nghe lời thiếp nên bất đắc kỳ tử. Đại vương ơi, thiếp tôi đã làm lỡ việc lớn.Thiếp đâu dám có mặt trên cõi đời này để phụ ơn Đại vương. Khấn xong , Kiều khóc lạ thay, Minh Sơn mở choàng đôi mắt, lệ tuôn như mưa, tự nhiên thi thể đổ xuống.
  Thuy Kiều nghe thấy hai chữ “Trào Tín", nhở lại chuyện ngày xưa, hỏi răng
: Đây có phải song Tiền Đường không?
Khách đáp: Phải. Thúy Kiều nghĩ: Đời ta kết thúc ở đây.Đạm Tiên đã báo mộng từ 15 năm trước rồi. Nhân tiện làm bài thơ Lục Tuyệt (6 câu)
“Thập ngũ niên tiền hữu ước
Kim triêu phương đáo Tiền Đường
Bách thé quang âm hỏa thước
Nhân sinh thân sự hoàng lương
Trào Tín thôi nhân khứ dã
Đẵng nhàn liễu khước đoạn trường!”
(- “Ước nguyền mười lăm năm qua, (757)
Tiền Đường ác mộng hoá ra hậu đường.
Trăm năm một thoáng âm dương.
Trọn đời giấc mộng hoàn lương nhạt nhoà.
Sóng triều giục bước người xa.
                                        Đoạn trường thanh sạch trả ta nợ đời!”)

  Đề xong bài thơ, Thúy Kiều kêu to: Từ Minh Sơn hậu đãi ta, vì việc nước mà ngộ sát. Mặt mũi nào đứng trong cõi đời. Ta đem cái chết để tạ Minh vậy!

Bắc Kinh 2006
Đ – H
KIỀU THƠ (trích)
4990- Mở mắt ra rõ sự tình.
Tấm thân mười thước cực hình gióng gông.
Binh tan như ngọn cỏ bồng.
Thây phơi đầy bến, đầy sông,  đầy đò.
Động trời vang tiếng reo hò.
4995- Nhữ Trinh lừa trận thắng to vang lừng. (745)
Hồ công mở tiệc ăn mừng
Đem Từ làm vật tương trưng tế thần.
Lệnh ban tháo củi, phóng thân,
Đưa vào đến tận trung quân mời ngồi.
5000- Rằng: “Nghe dũng trí hơn người,
Lại rành chữ nghĩa một thời bút nghiên.
Đã từng đọc sách thánh hiền.
Mà làm thảo khấu cuồng điên thế này?
Những bầy giặc cỏ xưa nay.
5005- Thiên triều nhất quyết ra tay diệt trừ.
Tội đồ truyền kiếp họ Từ.
Hành hung bạo ngược ác ngư, sói hùm.
Bây giờ thân đã đóng cùm.
Hỏi ra dũng khí, anh hùng ở đâu?
5010- Sẽ làm cho biết mặt nhau.
Ai cái thế, ai bêu đầu coi chơi!”  (746)
Từ rằng: “Việc ấy có trời.
Tiểu nhân đắc chí ngàn đời khác chi. (747)
Thiên triều nay đã mất uy.
5015- Dân tình đói rét còn gì mà mong.
Ăn xin, ăn cướp đầy đồng.
Chết đường, chết chợ, chết sông, chết đò.
Mệnh quan càng lớn càng to.
Lâu đài càng rộng, vàng kho càng nhiều.
5020- Thê thê, thiếp thiếp, yêu yêu.
Đờn ca xướng hát hết chiều, đến đêm.
Trong triều ngoài quận đảo điên.
Ta đây dấy nghĩa hạ thiên thay trời.
Hợp tình hợp ý muôn người.
5025- Làm vì nghĩa lớn đời đời dân tin.”
Hồ rằng: “Bao đám yêu tinh.
Cũng xưng vì nghĩa, vì tình với dân.
Nhưng rồi cướp phá giành tranh
Đôi bên giặc cỏ, thập thành thanh lâu.
5030- Có gì đạo đức cao sâu.
Một bầy mọi rợ từ đầu đến đuôi.
Còn làm ra vẻ dạy đời.
Thân phanh, trôốc mất đến nơi còn gừ!”
Từ rằng: “Chính sự nát nhừ,
5035- Quan thành lang đạo vua như bù nhìn.
Trong thành ngoài nội điêu linh,
Núi sông chết đứng, dân tình xác xơ.
Già nua không chỗ cậy nhờ,
Tang thương đến nỗi trẻ thơ bạc đầu!
5040- Lân bang chẳng cậy nhờ nhau.
Sách không ghi hết nỗi đau dân lành.
Máu người uống chẳng biết tanh
Gây ra bao cuộc chiến tranh bạo tàn.
Oan khốc từ phố đến làng.
5045- Thượng bất chính hạ làm càn ác tâm.
Lạ gì cái lũ quan dâm,
Miệng hô thiên tử, dao đâm tim người.
Thuyền rồng dỡn sóng, xe chơi.
Một phường ăn máu muôn đời dân đen!
5050- Lập công nấp váy kẻ hèn.
Cổ kim sử sách ai khen bao giờ!
Ta đây thác bụi chôn bờ.
Muôn năm dân nghĩa vẫn thờ khói hương!”

NXB Hội Nhà văn in nhật ký...

Với “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” Nhà xb Hội nhà văn đã vi phạm pháp luật hình sự.

Thứ ba - 16/06/2015 06:05

Với  “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”
Nhà xb Hội nhà văn đã vi phạm pháp luật
hình sự.


PHẠM ĐÌNH


Tôi cho rằng với bài “ Trả lời các cư dân mạng có tham gia “ bình loạn” về bài “ Những phù thủy của văn nô” - của nhà biên khảo Thái Doãn Hiểu - đăng trên “Văn nghệ và Cuộc sống   và “Tễublog”, ngày 31/5, một lần nữa đã giải quyết rốt ráo “ vấn đề nhật ký Đặng Thùy Trâm”; thậm chí, chỉ với điểm 5.2, ông đã vạch trần cái gọi là “ Nhật ký Đặng Thùy Trâm” của nhà xuất bản Hội Nhà văn năm 2005. Tuy nhiên, chúng tôi xin cung cấp thêm một thông tin thú vị để bạn đọc tử tế có thể nhận diện rõ hơn vụ việc này.
          1. Trước hết, mời bạn đọc xem Điều 284 Bộ luật hình sự.
      Điều 284 Bộ luật hình sự quy định:
 "1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;
b) Làm, cấp giấy tờ giả;
c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng
đến ba mươi triệu đồng”. 
      
          2. Có gì liên quan không giữa sự kiện nhật ký ĐTT với điều luật này? Có đấy! Sự kiện ấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.
          Mười năm trước, những người trực tiếp và gián tiếp tham gia vào việc chuyển cuốn nhật ký của ĐTT - vốn là của riêng người viết – thành một cuốn sách và phát hành rộng khắp, đã từng “sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu (đã thêm bớt, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm cho cuốn nhật ký không còn phản ánh đúng sự thực khách quan nữa). Những người này có chức vụ, quyền hạn nên có khả năng tiếp cận cuốn nhật ký gốc và họ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm cho nội dung của giấy tờ, tài liệu sai lệch….không còn tính nguyên vẹn của nó.
          Xin bạn đọc chú ý tiết a ( Khoản 1); các tiết a,b,đ ( Khoản 2); Khoản 3 và Khoản 4 của điều luật, mà người viết những dòng  này cố ý in đậm để bạn đọc tiện chú ý và liên hệ, thì sẽ thấy rõ hơn.
          3. Lại có thể nói hành vi giả mạo 10 năm trước của những người trực tiếp biến cuốn nhật ký của Đặng Thùy Trâm thành tác phẩm văn học ( như bạn đọc đã thấy) là hành vi nguy hiểm, đã gây hậu quả nghiêm trọng. Nói vậy chưa đủ mà có lẽ phải nói là đã gây hậu quả rất nghiêm trong – nhưng nói thế dường như vẫn chưa đủ, mà phải nói lại cho chính xác hơn là đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Bởi vì, bằng việc làm ấy, họ đã:
-         Xúc phạm vong linh người viết cuốn nhật ký, đã khuất. Tại sao lại đem sửa chữa, bổ sung, thêm bớt…nhật ký của người ta rồi đem nhật ký – vốn dĩ là những ghi chép rất riêng tư của   người ta – làm thành sách rồi trưng ra trước bàn dân thiên hạ?
-         Xúc phạm hàng chục triệu độc giả trong nước, ngoài nước ( bạn đọc được thưởng thức nhầm một sản phẩm giả)
-         Khiến hàng chục triệu bạn đọc bán tín bán nghi, hoang mang, thất vọng và mất niềm tin.
Tóm lại, hậu quả tác hại của hành vi giả mạo của những người sửa chữa rồi đem in ấn thành sách, cuốn nhật ký Đặng Thùy Trâm năm 2015, đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng mà có lẽ đến nay chúng ta vẫn chưa đánh giá hết được./.