Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Người làm qua một Giáp bộ

                          

              NGƯỜI LÀM QUA MỘT GIÁP BỘ

Hoà Vang

               Đỗ Hoàng có khoảng mươi bài thơ rất hay. Gã đó từng cùng nhiều bạn bè ‘Đứng chật cả đường quan” nhưng chưa kịp  “chết oan” (ý thơ Đỗ Hoàng), mặc dầu cả hai nơi đều đó đánh hết đòn, hết chiêu, ngã vật ra cả rồi đang cố nằm mà thở… thế lại ra châu thổ sông Hồng, hình như có cả một cái gọi là văn minh sông Hồng ( sự giao thoa giữa Kinh Bắc và Thăng Long) đi lang thang mưu sinh kiếm sống ở một giáp bộ (một giáp là 12 theo số tử vi) .
  Gã đã đi và làm việc tận tuỵ ở những bộ đó, và còn làm thừa ra ở những cơ quan chính thống khác nữa như  Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Nhà văn…
  Ấy vậy mà tôi cứ muốn về một Đỗ Hoàng như chỉ cốt về một quê thơ thôi, một thôn làng thơ thôi, có tên Đỗ Hoàng.
  Hoàng viết câu thơ đầu tiên:
    Tôi không muốn làm con người bé nhỏ
    Suốt một đời say với phấn hương
   Đó là khẩu khí của gó khi khoảng 13 – 14 tuổi.
  Gã có một người cha mà gó khụng thể chọn mà cực yêu, cực kính. Ông là lính viễn chinh bản địa được mẫu quốc Phú Lãng Sa huy động sang trời Âu đánh nhau với phát xít Nhật Nhĩ Nam những năm 1938 – 1946, năm hạn 1946 là năm tôi sinh ra (nhà văn Hoà Vang).
  Sau năm 1946 , ông hồi hương và gặp lại vợ mình ở quê cũ sống và làm việc tận tuỵ ở đâu đó kịp sinh ra Đỗ Hoàng.
   Gã học toán lý sư phạm, những thứ nghệ thuật khắc nghiệt không dễ dung thứ. Đương nhiên học thế thì phải dạy. Gã dạy nhiều nơi lắm. Dạy qua từ  lũ ấu trò, giám đốc cốt cán đến sỹ quan quân đội. Gã khẳng khỏi đi lính (bộ đội) và đó viết ra những vần thơ chiến trận mà nói như nhiều đồng nghiệp: “ Mọi thể chế tàn đi nhưng Chinh phụ ngâm Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm) và Tâm sự người lính  (tập thơ của Đỗ Hoàng) vẫn còn!”
  
                         VỄ ĐỀ
          Lính ở bờn kia mấy tiểu đoàn
          Vô nhiều đứng chật cả đường quan
         Ngày mai không biết nơi nào đánh?
         Nhất định có người phải chết oan!

       Đỗ Hoàng bắn súng CKC, AK, RPD, 12 ly 7 cao xạ…bắn súng, chỉ huy phân đội cực giỏi.
  Người đó đi qua một giáp bộ chính thống như thế, sao không có quyền đọc thơ. Vì vậy Đỗ Hoàng đọc cho mình nghe những câu thơ tâm huyết, tâm linh của Đỗ Hoàng.
  
     BÊN THÀNH LUY LÂU

Nghìn năm trận mạc về đâu
Chỉ còn lại một Luy Lâu phế thành.
Chỉ còn ngọn cỏ mong manh
Hàng tre cổ tự, cội cành leo nheo.
Chỏng chơ đá gạch, cánh bèo
Kiếm cung dấu ngựa tan theo bụi đường.
Trong chiều phảng phất mơ sương
Người không tên
               đất chẳng hương khói gỡ.
Bá vương mộng mị tàn đi
Thành xưa một chỗ để ghi nhớ rằng…
  
                Thế thì tôi đã tin một Đỗ Hoàng là một miến quê thơ mà tôi muốn tỡm về để chia sẻ và cảm phục!
                                           Hà Nội năm 2003
                                              H - V


Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

Tác phẩm hay do trời ban tặng

HƯƠNG MAI
TÁC PHẨM HAY LÀ  DO TRỜI BAN TẶNG
(Trò chuyện cùng nhà thơ Đỗ Hoàng)


                  Tôi gặp nhà thơ Đỗ Hoàng, trưởng ban biên tập thơ của Tạp chí Nhà Văn vào một ngày đầu đông, nắng vẫn vàng như rót mật. Nhìn con người nhỏ bé ấy tôi vẫn thấy toát lên sức sống  căng tràn của tuổi trẻ, mặc dù ông chẳng còn trẻ chút nào. Quán cà phê 84, Nguyễn Du sáng hôm ấy ít khách, nhân viên trong quán chắc đã  quen bởi lối nói chuyện dân dã và đầy nhiệt huyết của ông, nhưng với tôi, dù đã phần nào hiểu biết về con người này vẫn không khỏi lấy làm thú vị.
Nhà thơ Đỗ Hoàng sinh ra ở miền đất Quảng Bình đầy nắng và gió với muôn vàn nỗi khó khăn, vất vả mà mảnh đất  Miền Trung nào cũng phải gánh chịu. Một thời gian ông sống ở Huế, rồi tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc... Qua nhiều duyên nghiệp cuối cùng ông trở thành nhà thơ, sống và làm việc như một nhà báo tại Hà Nội. Cuộc đời con người thật  chẳng thể nói trước ...
Gọi Đỗ Hoàng là nhà thơ thì chưa hẳn đúng vì ông viết cả tiểu thuyết và phóng sự, kí sự. Từ bài thơ đầu tiên - “Ngày mùa” được in ở báo Văn nghệ Quảng Bình cho đến nay ông đã in được sáu tập thơ, bốn tiểu thuyết và một tập phóng sự...Không nhiều một cách đặc biệt chú ý nhưng cũng đáng nể. Ông không có ý định trở thành  một nhà thơ và hoạt động văn chương vì buổi đầu ông học Sư phạm Toán và đã từng là thầy giáo dạy toán. Nhưng như là mối lương duyên tiền định từ kiếp trước, niềm yêu văn chương của ông cứ le lói  sáng rồi bùng lên lúc nào không biết. Những câu thơ, câu văn của ông là hiện thực về cuộc sống nơi mảnh đất ông sinh ra, là những vùng đất ông đã đi qua trong chiến tranh, là những ngày khốn cùng của đất nước... Hãy cùng đọc một  vài vần thơ của ông như :
Anh đi trên trái đất cô đơn,
Gió bấc lạnh thổi tung làn ngực nở.
Xác em nằm
        - Một hành tinh vứt bỏ.
  Vó ngựa trường chinh lãnh đạm dẫm qua.
                      (“ Cái chết người đẹp” – Quảng Trị 1974)
Hình ảnh xác người phụ nữ im lìm nơi chiến trường đổ nát cứ ám ảnh vào tâm trí tôi. Sao không phải là một anh lính, là một người đàn ông với cảm giác quen thuộc mỗi khi nói đến chiến tranh mà lại là một “người  đẹp”. Không phải là không có những người phụ nữ nơi chiến trường nhưng hình ảnh này quả là đặc biệt, ít thấy, thậm chí chưa thấy trong văn chương. Đỗ Hoàng vừa tạo một ấn tượng về hình ảnh, lại tạo được cả ấn tượng về cảm xúc. Một thứ cảm xúc đau đớn, uất hận trong tâm hồn. Lẽ ra những hình  ảnh  đó  sẽ không  bao  giờ
được nói đến ...
Có lẽ tâm hồn nhạy cảm cộng với những trải nghiệm thực tế khiến thơ của ông nhiều niềm đau hơn là sự vui vẻ. Nó cứ nhẹ nhàng thấm sâu vào hồn của đất, của núi, của sông rồi tâm hồn của người đọc. Đối với Đỗ Hoàng văn chương chỉ là những tâm sự cần giãi bày từ tâm hồn nhạy cảm và nhiều băn khoăn, trăn trở của ông. Và nỗi buồn được ông định nghĩa là:
Tôi chết đi vì buồn
Tôi sống thêm nhờ buồn
Cũng vì buồn mà tôi yêu
Cũng vì yêu mà tôi buồn.
Tôi có thể mất đi
Nhưng buồn tồn tại
Trái tim còn mãi!
“Buồn” – Huế 1985
Ông chẳng cầu kì, diêm dúa trong văn chương, cũng chẳng dùng những mĩ từ như quan điểm nghệ thuật hay tuyên ngôn nghệ thuật... Thơ của Đỗ Hoàng dung dị và thật thà. Phải chăng vì vậy mà ông có ít nhiều sự phản ứng với văn chương đương đại. Theo ông văn chương hiện nay (một bộ phận lớn) đang rơi vào tình trạng “đa ngôn và tắc tỵ” tức là họ cố làm cho ra những sự “lạ” cả về cách thể hiện cũng như cái thể hiện nhằm tạo “thương hiệu” cho mình. Nhưng khổ nỗi đâu phải cứ “lạ” là “mới”. Đỗ Hoàng phản ứng quyết liệt với những loại văn chương dung tục thái quá. “Xưa nay không có thứ bệnh hoạn nào được đồng loại chấp nhận” - nói xong lại thấy ông trầm ngâm, ưu tư. Đối với ông “viết thánh thiện mà tạo được thương hiệu mới đáng quý”. Nhưng khi tôi hỏi “Vậy ông phủ nhận hết công lao của những sáng tác trẻ ư?” Thì ông không ngần ngại trả lời: “Không. Tôi ủng hộ. Không chỉ những người trẻ, lớp già chúng tôi cũng Đổi Mới. Văn chương phải đổi mới mới tồn tại được. Nhưng tôi thích sự đổi mới tự thân... chứ không phải cố gắng tạo ra sự “lạ” như một vài nhà thơ trẻ bây giờ. Tất nhiên không thể phủ nhận tên tuổi và sự  đóng góp của những nhà thơ như: Nguyễn Hữu Hồng Minh, Phan Thị Vàng Anh, Phan Huyền Thư, Vi Thuỳ Linh...  và rất nhiều nhà thơ khác nữa...”
Miền Trung cũng là một trong những cái nôi của văn chương. Ngày xưa là Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận... rồi đến Thanh Thảo, Nguyễn Trọng Tạo, Lâm Thị Mỹ Dạ... gần hơn nữa là Đỗ Hoàng, Văn Cầm Hải, Lê Vĩnh Tài, Nguyễn Thanh Mừng, Trần Huyền Trang... và các nhà thơ trẻ hơn thuộc thế hệ 7X, 8X... Tất cả những cái tên đó đều ít nhiều để lại trong lòng người đọc niềm yêu thích. Phải chăng ngoài sự nỗ lực của bản thân mỗi con người chúng ta còn được thừa hưởng thêm phần “di truyền” từ vùng đất nơi sinh ra và lớn lên của mình. Chẳng thế mà Nhà thơ Đỗ Hoàng luôn tự hào về mảnh  đất Quảng Bình, mảnh đất anh hùng khói lửa, mảnh đất chôn rau cắt rốn, mảnh đất đã nuôi dưỡng tâm hồn ông.
Không hiểu sao Đỗ Hoàng hay gặp “tai nạn nghề nghiệp”, có lẽ vì thế nên nhiều người không biết thơ ông. Nhưng chẳng bao giờ ông chối bỏ những gì mình đã viết ra, bởi theo ông “tác phẩm hay là do trời ban tặng”, mà cái thiên phú đâu phải ai cũng có được. Có thể  bây giờ Đỗ Hoàng chưa được đông đảo người đọc biết đến nhưng ông tin và tôi tin một ngày không xa các tác phẩm của ông sẽ tự thân toả sáng. Như những vần thơ dung dị của ông ...
Và cũng bất ngờ,
Nhặt từ bùn câu thơ
- Thời gian không hoá thạch!
                                               “Nhặt từ bùn” – Huế 1982
                                                                                 H . M

Ném câu thơ thơ vào gió - Tâm cảm gửi cho đời

                      NÉM CÂU THƠ VÀO GIÓ – TÂM CẢM GỬI CHO ĐỜI
                                                 
                               Đỗ Hoàng

        Nhà thơ Bằng Việt vừa cho ra đời tập thơ mới với tên gọi Ném câu thơ vào gió do Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây ấn hành tháng 7 năm 2001. Đa phần những bài trong tập thơ mới viết ở thập kỷ 90, thời kỳ đất nước đổi mới, có một số bài viết từ những năm 70  chưa có điều kiện in, nay tác giả mới đưa vào tập.
  Vẫn là chất thơ Bằng Việt, sâu lắng, sang trọng, trữ tình:
Em nhỏ và trong như nước mắt
Chia tay làm mặn mãi môi cười
Vị mặn hễ quên rồi lại nhớ
Nghìn trùng quay lại vẫn em thôi.
( Nghìn trùng quay lại)
  Nhưng thực tế cuộc sống hôm nay đầy biến động, cái cũ mất đi, cái mới phát sinh, phẩm chất tốt, nết xâu, sự sang hèn đều được thể hiện. Bi kịch đan xen lẩn hài kịch:
Bi kịch cao hơn
Hài kịch cũng cao hơn
Người đóng  kịch không còn khoe giọng cổ
Người ca hát đâu còn rung giọng mãi
Cười khóc hôm nay đều thực đến đời thường.
(Thời đã khác rồi)
   Nhà thơ trăn trở, suy nghĩ đặt vấn đề lương tâm trách nhiệm văn nghệ sỹ trước thời cuộc, cuộc đời ngày một đẹp lên, người nghệ sỹ không thể dửng dưng cao ngạo trong tháp ngà văm chương, ngoại trú với cuộc đời:
Cao ngạo đẻ làm chi?
U uẩn đẻ làm chi?
Mỗi khám phá phá nhỏ nhoi ngỡ đâu tầmvũ trụ.
Bao gay cấn xé lòng mà thơ như là ngoại trú
Thơ có còn tri kỷ nữa hay chăng?
(Lại nghĩ về thơ)
Vì vậy, một sự việc nhỏ, có người sẽ bỏ qua hoặc không lưu ý, nhưng với Bằng Việt nó đã lưu lại trong tâm khảm của anh làm anh xa xót, day dứt thấy mình như là người có lỗi:
Tất cả mọi người háo hức nhìn lên
Đôi mắt em óng ánh như màu nhũ giả
Đôi mắt cười thăm thẳm quá
Giọng hát tuổi 20 mà giằng giật xé lòng

Tất cả quây quanh chúc mừng em
Em chỉ cắn môi, mệt mỏi. dịu dàng
Đã chắc gì em được vào biên chế?
(Giọng hát hay - 87)
Nhà thơ làm quản lý, giữ nhiều trọng trách, giải quyết nhiều sự vụ, thế mà trược một sự thật xảy ra trong đời sống thường nhật thời kinh tế thị trường, anh như bất lực, chỉ chia sẻ cảm thông, ngậm ngùi.
 Bài thơ là một tiếng nói đồng cảm, chân tình gửi đến cho mọi người cùng suy ngẫm.

  Đất nước ta vừa ra khỏi cuộc chiến chưa lâu, còn bao nghèo khó, còn bao va vấp, thậm chí sai lầm hoang phí. Chúng ta không chỉ mãi tự khứ dù là quá khứ hào hùng mà phải bằng sự nỗ lực trí tuệ và con tim xây dựng cuộc sống mới đem lại hạnh phúc cho mọi người, nếu không tất cả chỉ là chứng tích của một thời đã qua:
Cả thành phố vẹo xiêu cần đầu tư bạc tỷ
Quá khứ đẹp vô cùng
Treo giá cũng vô song
Nhưng có giá cho ai nếu thiếu đời sống thực
Nếu chỉ còn những chứng tích rỗng không.
( Chứng tích đã qua)
  Trước những sự thật phủ phàng ấy có người không bình tĩnh nói những điều đao to, búa lớn, ác khẩu, nhưng Bằng Việt xót xa se lòng mà thật thương cảm sâu sắc:
Lòng yêu đời
Như nguồn nước trong khu tập thể
Tháng năm phạm phí chảy hoài

Lẽ ra cuộc đời này phải có lý hơn
Ai cũng đã từng nghĩ thế
(Lẽ ra)
 Hay:
Áo cơm se thắt mái đầu
Thương nháu mà giận, ngó nhau mà buồn
Rạc rài chút phận văn chương
Cao sang nhòe lẫn tầm thường ngẩn ngơ.
(Đọc lại Nguyễn Du)
 Hướng đến cài đẹp, hướng đến cải thiện là phẩm chất của người nghệ sỹ chân chính:”Từ xưa đến nay không có tác phẩm tài tình xây dựng trên sự khinh miệt và hận thù. Vì vậy rốt cuộc người nghệ sỹ chân chính sau khi đi trọn con đường tìm kiếm sẽ tha thứ thương yêu   thay vì lên án ( Sứ mệnh văn nghệ - Ca mus)
 Trong Ném câu thơ vào gió, Bằng Việt không chỉ viết về nỗi đau, sự mất mát, sức vươn daayjcaur dân tộc mình mà anh còn viết về nhân loại trên hành tinh; đồng cảm nỗi đau, nỗi buồn, niềm vui của họ và thức dậy những ngọn đuốc lương tri:
Trái đất nghĩ cho cùng
Cũng đáng thương và tội nghiệp thế thôi
Để tạo dựng được niềm tin thật khó
Mối ánh chớp lương tri lóe lên, dù rất nhỏ
Phải biết nuôi thành ngọn đuốc soi đường.
(Hai phía của tuổi trẻ thập kỷ 70)
Phần thơ hay nữa trong Ném câu thơ vào gió là phần viết về kỷ niệm,tình yêu với những bài: Phố cũ hàng cây,Trung du, Sen Tây Hồ, Nghìn trùng quay lại, Lặng lẽ, Casablanca, Rồi sẽ tới, Em và tôi…
  Đặc biệt là bài Lục bát cầu may đạt được sự toàn bích từ tứ, câu, chữ, ý tình:
Biết đâu sau lớp tro vùi
Ngón tay em có phép cời lửa lên
Vô tình thoat tục thành tiên
Một đời Từ Thức, một duyên Dáng Kiều
Viễn du thay kiếp bọt bèo
Chân mây, đầu sóng cũng liều
Biết đâu…
Và:
Nếu em khoát mở sda mù
Thì tôi vĩnh viễn hóa bờ bến xa
Câu may tới cõi giao hòa
Cầu nay có được ngôi nhà biết yêu.

  Bên cạnh sự  lạm phát thơ hỗn loạn hiện nay thì Ném câu thơ vào gió một lần nữa cho thấy sự thành công của khuynh hướng của cha ông nghìn đời đã khẳng định là thơ phải lấy cái tam làm gốc, phải xuất phất từ chính lòng mình, là công phu thâm xứ thi bình dị (Thơ hay nhất vẫn là thơ chân thật – Lục Du). Và như tuyên ngôn của Bằng Việt:
Chuyện trái cẩm từ thời Addam – Eva
Nghĩ cho cùng…
Dẫu bàn luận tha hồ, đâu làm ai chóng mặt
Điều đáng quan tâm duy nhất
Là nói được gì cao hơn
Về thân phận con người
(Đọc thơ Vi Thùy Linh)
Hà Nội, ngày 16 – 8 – 2001
Đ – H
(*) Rút trong tập Tiểu luận & Phê bình Tâm cảm gửi cho đời –  Đỗ Hoàng - NXB Thanh niên năm 2011






  

Chia sẻ với nhà thơ Đỗ Hoàng về bài "Nhổ lúa trồng đay"

Chia xẻ với nhà thơ Đỗ Hoàng về bài “ Nhổ lúa trồng đay ”



             
                    Nhà thơ Trương Vĩnh Tuấn

Chia xẻ với nhà thơ Đỗ Hoàng về bài “ Nhổ lúa trồng đay ”

         Đỗ Hoàng thân mến !

    Đọc bài “ Hội Nhà văn nhổ lúa trồng đay ” của Đỗ Hoàng vừa tải trên các mạng, mình thực sự xúc động . Là bạn học cùng khóa 3 viết văn, lại đồng nghiệp đã từng cưu mang và san sẻ với  nhau lúc gian truân nhất , mình viết mấy dòng cùng chia sẻ với Đỗ Hoàng .
     Mấy lần gặp nhau cứ thấy Hoàng cười cười , nói với nhau toàn chuyện văn chương, đọc cho  nghe những bài thơ Hoàng mới dịch , chả bao giờ thấy Hoàng kêu khổ, cứ ngỡ mọi việc thế là ổn. Mà mình cũng tệ chả bao giờ hỏi thăm về cuộc sống của Hoàng .
      Thế mà không ngờ sự việc lại thế này ư !
      Việc giải tán tờ Tạp chí Nhà văn hay là gì gì đi nữa mình không quan tâm lắm, vì từ lâu rồi, mình cứ nghĩ mọi việc làm của họ đâu phải vì hội viên chúng mình họ chỉ vì quyền lợi của họ thôi ( nhất là trong công tác tổ chức ),  đang có căn bệnh quyền lợi nhóm mà .
       Nhưng :    Hội Nhà văn nhổ lúa trồng đay .
                       Anh em cán bộ trắng tay đứng đường .

        Thì làm sao có thể im lặng được .
      Làm sao mà chỉ còn ít ngày nữa Hoàng đủ chế độ nghỉ hưu , một nhà thơ xứ Huế đã cống hiến hết mình cho văn học , có rất nhiều đóng góp với tờ tạp chí mà đến nay lươngvẫn ở dưới mức khởi điểm của một sinh viên mới ra trường . Hội viên của một hội danh giá kể ra cũng “ ranh rá ” thật .
       Mmình cũng cho rằng giải tán Tạp chí nhà văn là việc làm không thỏa đáng. Hội nào cũng cần có một tờ tạp chí, vì đó là một nơi mang tính đúc kết , định hướng , và khẳng định những chuẩn mực quí báu của một tổ chức nhất là  tổ chức nghề nghiệp như Hội ta . Nhưng tờ báo của Hội cũng rất cần vì nó mang hơi thở của cuộc sống, nó phản ánh thực tại. Không thể coi tạp chí hơn hay báo hơn! Nhưng nếu trước mắt cần phải ưu tiên thì tờ tạp chí phải trên hết . Không thể bắt tạp chí sống theo cơ chế thị trường được, nó phải được thanh thản và chuyên tâm làm nội dung . Bắt nó bơi với cơ chế thị trường thì coi như bỏ rơi rồi . Đọc bài của Hoàng mình không ngờ Ban chấp hành lại đối xử với Tờ tạp chí như vây, mình cũng vừa gọi điện cho Chủ tịch Hội biểu thị sự đồng tình của mình về bài viết của Hoàng .
    Hoàng có nhắc tới tờ Văn Nghệ, nguyên là Phó Tổng biên tập báo Văn Nghệ mình cung cấp thêm cho Hoàng về vấn đề này .
    Khi nhà thơ Hữu Thỉnh (Chủ tich Hội bây giờ) về làm Tổng biên tập báo thì đó là một căn nhà đã có trên một trăm năm tuổi, hố xí hai ngăn mưa xuống sình lầy và hôi hám .
     Bằng uy tín cá nhân, nhà thơ Hữu Thỉnh đã huy động được sự tài trợ của xã hội (không xin vốn nhà nước đâu) và dựng lên một dãy nhà ba tầng đủ cho gần một trăm phóng viên biên tập viên làm việc, và kể từ khi nhà thơ Hữu Thỉnh về làm Tổng biên tập thì đời sống anh em được cải thiện rõ rệt, anh em yên tâm đoàn kết làm báo, và không bao giờ phải xin Nhà nước hỗ trợ cho kinh phí làm báo. Cũng vậy, việc cho ra phụ trương Văn Nghệ trẻ là do nhu cầu phát triển của lực lượng viết trẻ, không có ý đồ lấy phụ nuôi chính, vả lại tờ Văn Nghệ lúc này cũng sống sung túc, và tờ Văn Nghệ trẻ cũng phát huy được thế mạnh, hai tờ hỗ trợ nhau và không tờ nào phải nuôi tờ nào. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều người đầu tiên tổ chức tờ báo này đã đưa số lượng lên gần hai vạn bản .
    Còn sau này khi ông Nguyễn Trí Huân về làm Tổng thì lại khác .
    Do không biết cách tổ chức mà cả hai tờ báo đều sa sút nghiêm trọng, mối đoàn kết trong cơ quan bị rạn nứt, sự nghi kị lẫn nhau phá tan mọi nền nếp, lối sống mà nhà thơ Hữu Thỉnh tạo dựng .
     Việc tự ý dùng tòa soạn báo để cho thuê kiếm tiền theo mình không phải lỗi của Chủ tịch, vì chính ông đã kí vào văn bản xin nhà nước đầu tư xây dựng TÒA SOẠN BÁO VĂN NGHỆ với mục đích phát triển toàn diện tờ Văn Nghệ với các tổ hợp và điều kiện hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển mới, như vậy có nghĩa là Nhà nước không đầu tư xây dựng trụ sở báo Văn Nghệ. Ông Nguyễn Trí Huân đã gian dối không thực hiện dự án này, ông không phát triển thêm được một chút nào mà còn xóa sổ tờ Văn Nghệ dân tộc đã được chính ông Chủ tịch xin với Chính phủ đầu tư trong dự án .
    Việc biến Tòa soạn báo thành trụ sở để cho thuê một nửa số diện tích lấy tiền xử dụng vào mục đích khác (chưa nói đến việc tự ý cơi nới trái phép để thành quán café ban đêm)  không nằm trong sự quản lý của Nhà nước là việc làm lừa dối của ông Huân, đổ lỗi cho Ban chấp hành thì oan quá .
    Cũng vậy, việc mấy năm gần đây Nhà nước hỗ trợ một tỷ bảy trăm triệu bù trả nhuận bút cho tờ Văn Nghệ cũng là do ông Huân lừa dối Nhà nước, trong lúc có một tỷ tám trăm triệu tiền cho thuê tòa soạn mà vẫn kêu lỗ để xin tiền Nhà nước.
                                               
                                                       Bao C
ông (Bao Trực)
Số tiền này sau khi về tới báo xử dụng như thế nào thì chỉ khi nào có đoàn thanh tra BAO CÔNG  mới tìm ra sự thật . Có lẽ Tổng biên tập Tạp chí  Nhà văn không biết nói dối nên cơ sự mới đến nỗi này phải không Hoàng .
    Thôi ráng chịu hi vọng vẫn còn phía trước .
     Chúc sức khỏe .

                                            Nhà văn Trương Vĩnh Tuấn
                                        Nguyên Phó Tổng biên tập báo Văn Nghệ

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

Mừng Nguyễn Hữu Đang sống dai



                                MỪNG NGUYỄN HƯU ĐANG  SỐNG DAI

     Quảng năm 1993, 1994 gì đó, anh Phùng Quán bảo tôi học xong thì lên anh mừng Nguyễn Hữu Đang sống dai. Tôi nghe tin tất thích. Vì ra Hà nội lâu rồi, gặp gần hết các bậc Nhân văn – Giai phẩm mà “chủ soái” Nguyễn Hữu Đang chưa gặp, nên tôi hào hứng lắm!
  Lều chõng ra thi Hà nội từ năm 1985 cho đến thập kỷ 90 thế kỷ trước, tôi hay lên nhà anh Phìng Quán chơi. Phùng Quán rách nát quá tổ đỉa đang ở nhờ cái chái một phòng học mà cũng của vợ nhưng lúc nào cũng có rượu. Cánh học viên Nguyễn Du thì rất thèm rượu nhưng không có tiền mua rượu, dù rượu chỉ 100 đồng một chén con (thời giá thập kỷ 80 thế kỷ trước) nên tôi hay lên Phùng Quán chơi để được uống rượu. Lên Phùng Quán còn gặp những hảo hán anh hùng “Lương Sơn Bạc” Nhân văn – Giai phẩm như như vừa kể trên.
  Nghe Phùng Quán nhắn tin, mừng quá bỏ học đi chơi luôn.
   Tôi lên thì thấy mọi người đến đông lắm.
  Lúc này Phùng Quán dựng được cái nhà gỗ hai tầng. Tầng trên, sân dưới đầy người. Tôi chăm hăm để muồn kiến diện được Nguyễn Hữu Đang “người hùng” Nhân văn – Giai phẩm.
  Trong trí tưởng tượng của tôi, Nguyễn Hữu Đang phải là một người nho nhã, lịch lãm, ít nhất thì như anh chàng ôm đàn accoóc đêong trong bức ảnh nổi tiếng mừng độc lập năm 1945 ở quảng trường Ba Đình.
  Tôi nhìn hết người vận com lê mày đến người vận com le khác. Hỏi ai cũng không phải Nguyễn Hữu Đang.
 Tôi nhảy lên gác hai tìm. Loanh quanh mãi cũng chẳng thấy ai là Nguyễn Hữu Đang như trí tưởng tượng của tôi.
  Chỉ lấy một ông lão duiy nhất mặc cái áo sơ mi chàm, quần gụ đang ngồi hi hoáy viết cái gì đó ở bàn viết Phùng Quán.
-         Anh Nguyễn Hữu Đang mô rồi? – Tôi hỏi bằng tiếng quê với Phùng Quán
-          Trên lầu – Phùng Quán vuốt râu cười tủm tỉm.
  Tôi lại lên lầu, tìm mãi chẳng thấy Nguyễn Hữu Đang, ngoài ông mặc áo chàm.
  Đang tìm kiếm thì có tiếng người gọi xuống để buổi “lễ” bắt đầu. Tôi lao nhanh xuống lầu cố tìm nhìn cho được Nguyễn Hữu Đang.
   Đang lơ láo đảo mắt tìm thì Phùng Quán lên tiếng:
-         Hôm nay chúng tôi tổ chức lễ mọn mừng sư huynh Nguyễn Hữu Đang sống dai, kính mời sư huynh cho vài nhời!
   Ông lão áo chàm xuống sau tôi đến trước bàn đằng hắng lên tiếng. Ông nói ngắn gọn, giọng sang sảng như giọng chuông vàng. Tôi không nhớ hết lời ông nói vì quá bất ngờ. Người tôi tìm Nguyễn Hữu Đang trí thức mho nho nhã lịch thiệp biến đi đâu. Trước mặt tôi là một ông nhà quê trăm phần trăm không có gì khác được. Tôi không tin người đang nói là Nguyễn Hữu Đang. Người mà Bác Hồ giao trọng trạch tổ chức lễ Độc lập đầu tiên của Đất nước. Người Bộ trưởng Tuyên truyền cũng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà!
  Nguyễn Hữu Đang lúc đó đã 80 tuổi, tóc trên đầu lốm đốm bạc. Tóc ông thuộc loại tóc rễ tre, bạc nhưng vẫn cứng quoè. Vài sợi đen chĩa ra ngang ngạnh. Tôi nhớ nhất câu nói của ông bằng tiếng Pháp :“Con người ta sinh ra đi hết từ sai lầm này đến sau lầm khác. Người tốt là người biết sửa chữa sai lầm của mình”. Mọi người vỗ tay nhiệt liệt.  Nhà văn có tí phẩm hàm duy nhất là Tô Hoài vừa kịp đến cũng vỗ tay như mọi người.
  Lúc đầu hoài nghi về hình mạo ông nông dân Nguyễn Hữu Đang. Khi nghe mấy câu tiếng Pháp của ông thì tôi vô cùng kính phục. Hèn chi Phùng Quán, Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm... kính ông như vậy!
  Anh Phùng Quán thường kể với tôi: - “Nguyễn Hữu Đang bị cầm cố và quản thúc là 34 năm. Người không biết Đất nước có cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Lúc bị quản thúc ở bổn quán Thái Bình trên cho ở nhờ cái chái giáo viên của một trường cấp hai như chái nhà Phùng Quán ở nhờ trường cấp 3 Chu Văn An. Nguyễn Hữu Đang phải ra ruộng mò cua bắt ốc, bắt nhái để độ nhật qua ngày. Muốn có cua, nhái, ếch ông phải đổi bao thuốc lá. Thái Bình làm gì có bao thuốc lá để đổi. Những lúc ấy Nguyễn Hữu Đang lên nhà anh Quán xin bao thuốc lá. Lúc đầu anh Quán eo xèo, nhưng sau biết sư huynh đổi để kiếm gạo, Phùng Quán đi tìm bao thuốc lá khắp Hà Nội để cho anh Đang dem về Thái bình đỏi gạo độ nhật qua ngày!.
  Mừng lễ sống dai của Nguyễn Hữu Đang  các đệ tử còn làm một việc nghĩa nữa là tìm cho Đại huynh một ý trung nhân.
  Một cô lúc ấy độ 50 tuổi, người còn sức sống và duyên dáng. Cô ấy đến lo cả buổi lễ.
 Đệ tử mong muốn cho Sư huynh Nguyễn Hữu Đang đừng quá cô đơn.
  Buổi mừng thọ Nguyễn Hữu Đang sống dai thể hiện tấm lòng đệ tử hết sức đáng trân trọng!

Đỗ Hoàng

Kiều Thơ có sáng tạo mới



                          KIỀU THƠ CÓ NHỮNG SÁNG TẠO MỚI

                       Nhà thơ Nguyễn Bao phỏng vấn Nhà thơ Đỗ Hoàng

   Nhà thơ Đỗ Hoàng phóng tác Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ra thể thơ lục bát gồm 6122 câu đặt tên là Kiều Thơ. Kiều thơ được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành quý 2 năm 2010. Kiều Thơ ra đời, có nhiều bài viết khen ngợi được in trên các sách báo Trung ương và địa phương cả báo viết lẫn báo mạng và blogs. Đó cũng là một điều đáng mừng. Để hiểu thêm Kiều Thơ và tác giả Đỗ Hoàng xin phản ánh cuộc trao đổi giữa nhà thơ, tác giả Đỗ Hoàng và nhà thơ Nguyễn Bao.
     Nhà thơ Nguyễn Bao (NB): - Vì Đoạn trường tân thanh (thường gọi Truyện Kiều) của Đại thi hào Nguyễn Du đã là một thi phẩm bất hủ, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam gần ba trăm năm qua, thì động cơ nào nhà thơ lại phóng tác Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân?

    Nhà thơ Đỗ Hoàng (ĐH): -  Vấn đề thứ nhất là trong nguyên bản Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân có gần 1 000 câu thơ vịnh, xướng hoạ giữa các nhân vật : Kiều, Thúc Sinh, Sở Khanh, Giác Duyên... đại thi hào Nguyễn Du có nhắc đến nhưng Cụ không dịch hoặc phóng tác. Khi phóng ta Kim Vân Kiều truyện, tôi dịch tất cả thơ vịnh và xướng hoạ đó, cốt để đọc giả hiểu thêm tâm tư, tài năng của các trang phong lưu, tài tử.
     Vấn đề thứ hai là trong nguyên bản cảnh báo oán xảy ra rất rùng rợn, mà Kiều lại đứng ra thực thi các hình phạt hà khắc thời trung cổ. Quan niệm ân oán sòng phẳng của ngày xưa được các thể chế và trong hành xử của con người, người ta thực thi nó như là một lẽ đương nhiên. Nhưng trong cuộc sống hiện tại, trong xã hội loài người văn minh thì sự hành xử lấy oán báo oán là không thích hợp nữa. Còn đối với tam giáo nhất là Đạo Phật thì từ nghìn xưa, Phật đã khuyên răn không nên lấy oán báo oán mà nên lấy ân báo oán. “Lấy oán báo oán, oán oán chất chồng; lấy ân bấo oán, oán sẽ tiêu tan”. Nên tôi đã không phóng tác đoạn báo oán mà cho Kiều tha hết các tội phạm vô tình hay cố ý hãm hại Kiều.
  Xét theo luật pháp hiện đại của Việt Nam thì các tội của những kẻ hãm hại Kiều chưa đến tội chết mà chỉ là tội danh theo khung phạt hình sự.
 Phiên toà trong Kiều Thơ là một phiên toà do tôi sáng tạo ra. Phiên toà dân chủ chỉ có trong một xã hội dân chủ thời văn minh hiện đại. Các bị cáo Hoạn Thư, Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh... đều được tự mình bào chữa cho mình.
  Trong Kiều Thơ tôi sáng tạo thêm đoạn Từ Hải đối đáp với Hồ Tôn Hiến. đoạn này trong nguyên bản không có. Muốn có đoạn này tôi cho Từ Hải bị bắt sống. Hai anh hùng cũng đối diện luận bàn cái thế anh hùng để thể hiện bản chất của nhân vật.
NB: Trong Kiều Thơ, tác giả có thể kể ra 5 đoạn tâm đắc nhất?
ĐH: 1- Mộng giác Đạm Tiên
        2- Kiều vào nơi gió bụi
        3- Kiều ở thanh lâu
        4- Địa ngục nhà Hoạn Thư
        5- Kiều báo ân.

NB: - 10 câu thơ hay nhất?
ĐH:  1- Lập công nấp váy kẻ hèn
Cổ kim sử sách ai khen bao giờ!

         2 - Cỏi trần mờ mịt mong manh
Con người, con ngợm cố giành giật nhau.

         3- Đã liều sống đoạ, thác đày
Cho xơ xác nắng, cho gày hồn mưa.

         4- Thương thay bao kiếp má đào,
Yên hoa là chốn lạc vào khó ra!

         5- Lẻ loi cánh phượng trời xa
Phải chăng tạo hoá chưa ra an bài!

         6- Ngẫm ra ân oán tại người,
Hiền tâm, ác bá cũng nới lòng mình.

         7- Xưa nay dưới chốn trần gian,
Núi xương, sông máu non ngàn trắng phơi.

         8- Mệnh tài đáy đoạ kiếp người,
Tơ duyên nghiệp chướng, nợ đời phải mang.

         9-  Cũng vì kiếm bữa cơm xoàng,
Gây nên bao nỗi án oan cho người !

         10-  Cũng may trời đất dành cho,
Chút tàn hậu vận ấm no, ngọt lành.
 
 Nhà thơ Nguyễn Bao:  Xin cám ơn Nhà thơ Đỗ Hoàng!


Lô gô Hà Nội giống hình con ếch chặt đầu



 LÔ GÔ HÀ NỘI GIỐNG HÌNH CON ẾCH
 Anh lô gô HN 1 Anh lô gô HN 2         
       Nhiều lần nhìn lô gô Hà Nội tôi thấy nó giống hình con ếch chắp hai chân trước lên như trong truyện cổ tích “Sự tích con ếch”. Truyện vắn tắt thế này: “Một nhà sự tu 9 đời rồi và đang bước qua đời thứ mười để trở thành chính quả. Nhằm thử thách lần cuổi cùng, Phật Bà biến thành một cô gái rất xinh đẹp cùng ngồi với sư thầy trong chiếc thuyền cô tịnh trên một khúc sông hoang vắng. Mặc cho cô gái quyến rủ đủ mọi kiểu, kể cả thoát y, sư thầy vẫn chấp tay niệm Phật. Nhưng đến gần sáng khi cô gái khoả thân múa bụng tới điểm đỉnh thì sư thầy không cầm lòng được, ôm chầm lấy cô gái thì bất ngờ bị một tiếng sét đinh tai, đêm lại càng đen sầm. Phật Bà ném sư thấy xuống sông và cho biến thành con ếch.
    Đến hôm nay khi làm thịt ếch, lúc chặt đầu, con ếch nào cũng đưa tay lên vái để nhớ lại 10 kiếp tu hành mà không thành chính quả của mình”.
     Trưa nay ngồi uống bia trước Cung Văn hoá Hữu nghị Việt – Xô bất chợt nhìn qua  cửa Cung có hai cái lô gô Hà Nội to đùng (Người ta treo nhân kỷ niệm ngày 10 tháng 10 giải phóng Thủ đô) thì thấy nó thật giống con ếch bà lúc bị người xử trảm.
   Tôi không phải hoạ sỹ nên cái nhìn của tôi có phải bị méo mó đi không? Vì cách Cung mấy bước là trường Đại học Mỹ thuật danh tiếng, lên vài trăm mét nữa là Đại học mỹ thuật Công nghiệp. Bao nhiều hoạ sỹ, giáo sư tài  giỏi không nhìn ra hình con ếch mà tôi nhìn lại thấy hình con ếch. Có lẽ tôi bị loạn thị chăng?
  Tôi hỏi hoạ sỹ Nguyễn Hùng, giảng viên trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội:
   - Anh thấy lô gô có giống con ếch không?
Anh Hùng đáp:
   - Đúng, nó giống con ếch.
 Tôi tiếp: 
  - Sao người ta laị chọn nó làm biểu trưng cho Thủ đô
Hoạ sỹ Hùng buồn rầu:
  - Họ mua hết cả bác ạ!
  Nếu Lô gô Hà Nội giống con rồng thì hay hơn nhiều lô gô giống hình con ếch!
                                                                 
                            Ngày 10 – 10 – 2011
                                   Đỗ Hoàng

Hội Nhà văn Việt Nam nhổ lúa trồng đay



HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM “NHỔ LÚA TRỒNG ĐAY”

Nhà thơ Đỗ Hoàng

  Tạp chí Nhà văn tiền thân của nó là Tác phẩm mới xuất bản đầu quí II năm 1969 với 2 tháng 1 kỳ do nhà văn Nguyễn Đình Thi phụ trách. Nếu nhìn xa nữa thì tiền thân của nó là tờ Văn nghệ xuất bản trong kháng chiến chống Pháp.
    Hồi ấy, Tác phẩm mới chưa có trang trách nhiệm như bây giờ nên không biết có còn ai làm nữa. Nhưng tập trung ở đây là các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Tế Hanh....làm rạng rỡ cho Tạp chí.  Ai được đăng ở Tác phẩm mới là ước mơ. Nhiều nhà thơ, nhà văn được đăng ở đây sau này trở thành những người nổi tiếng như:  Phạm Tiến Duật, Bằng Việt, Vũ Quần Phương, Ý Nhi, Xuân Quỳnh, Thanh Thảo, Lâm Thị Mỹ Dạ…Do biến thiên của lịch sử văn chương nước nhà, đáng ra nó phải là kế thừa tờ Văn nghệ Việt Nam xuất bản từ năm 1948 do Tố Hữu phụ trách mới đúng là tờ tạp chí của một Hội văn chương chuyên ngành.
  Nhưng dù chỉ kể từ năm 1969 nó cũng đã 43 năm thâm niên xứng đáng nhận Huân chương Lao động hạng nhất. Một Hội chính trị nghề nghiệp hay một Bộ chuyên ngành dù không có báo tuần, nhưng tờ tạp chí chuyên môn bắt buộc phải có. Tôi làm trên một giáp bộ (trên 12 Bộ chính thống) nên tôi hiểu rõ điều này. Sau thập kỷ 90 mới có nhiều bB mở ra tờ báo tuần, còn trước đó hầu như chỉ tờ tạp chí. Lãnh đạo các bộ đều cho rằng: Tờ tạp chí phải có, báo tuần có cũng được và không cũng được. Đó là một sự thật khoa học. Có bộ như Bộ Thuỷ sản (trước khi nhập vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) không có báo tuần. Bộ Lao động – Thương binh Xã hội mãi đến năm 1993 mới có tuần báo Lao đông –Xã hội, bộ Công nghiệp năm 1998 mới có báo Công nghiệp, Tổng cục Du lich - cơ quan ngang bộ năm 1999 cũng mới có Tuần Du lịch, Tổng cục Hải năm 1993  có báo Hải Quan, Bộ Xây dựng năm 2003 mới có báo tuần Xây dựng….
  Trong kháng chiến chống Pháp chỉ có tờ tạp chí Văn nghệ, không có báo tuần!
  Hội Nhà văn Việt Nam trước chỉ ngang cấp Vụ. Một vài thập kỷ lại đây thì cấp trên đã nâng cấp Hội Nhà văn Việt Nam lên cấp Tổng cục hoặc tương đương với câp Bộ. 
    Một điều hiển nhiên là tờ Tạp chí Nhà văn, tờ lý luận, sáng tác, phê bình, dịch thuật phải có. tờ báo  Tờ tạp chí mang tính chất khoa học cao hơn. Chúng ta làm luận án phó tiến sỹ trước đây, nay là tiến sỹ về văn chương phải có công trình in trên tạp chí Nhà văn mới được tính điểm, còn in trên báo Văn nghệ vạn bài cũng không được điểm nào. Các công trình chuyên ngành của  các bộ, ngành khác cũng vậy.
  Tờ tạp chí Nhà văn - tờ lý luận, sáng tác, phê bình, dịch thuật có đẳng cấp như vậy vì sao khi các nhà văn tên tuổi lãnh đạo ra đi để nó hôm nay tàn tạ như vậy.
   Hãy nhìn vào thực trạng
 - Số lượng in chỉ 2500 đến 3 000 bản, không phát hành được.
 - Hội Nhà văn mua bao cấp bằng tiền ngân sách chỉ 1 000 cuốn với giá hiện nay 35 000 đồng /cuốn. Tổng tiền 35 triệu.
 - Tiền in 15 000đồng/cuốn x 3 000 cuốn =  45 000 000 đồng.
  Tạp chí Nhà văn phải chạy vạy 10 triệu đồng nữa mới đủ tiền nộp nhà in!
  Chỉ được bao cấp mua 1 000 cuốn tạp chí, và cho 3 phòng làm việc không phải thuê nhà, ngoài ra không còn gì nữa. Tất tần tật từ lương cán bộ, tiền điện, tiền vi tính, tiền nối mạng, tiền ăn trưa, tiền đống góp từ thiện Tạp chí phải lo. Cán bộ chính thức, hợp đồng đều chỉ hưởng lương chính, có một ít phụ cấp không đáng kể.
 Kiếm đâu ra tiền để nuôi 10 con người trong cơ quan? Dù nuôi bằng đồng lương dưới chết đói, nuôi vịt cầm xác!
  Các nhiệm kỳ ổng biên tập Tạp chí Nhà văn nuôi được anh em trong hai thập kỷ như vậy cũng xứng đáng được phong thánh!
  Tôi làm đây gần 10 năm từ năm 2003, 2 năm đầu làm không lương, chạy được quảng cáo thì ăn, chạy không được thì đói. Đến thời nhà thơ Nguyễn Trác làm Tổng biên tập đầu năm 2005 thì cũng mất nửa năm tôi mới có lương 400 000 đồng/ tháng vào cuối năm 2005. Mãi đến khi nhà thơ Nguyễn Trác về hưu vào tháng 3 năm 2011, tôi mới được tăng lên 800 000đồng /tháng.
     Khi nhà văn Võ Thị Xuân Hà về làm Tổng biên tập tháng 4 năm 2011 tôi được hưởng lương 1 004 000 đồng/ tháng (một triệu bốn ngàn đồng). Và rồi  giữa năm 2012 được hưởng lương 1 300 000 đồng/ tháng.(một triệu ba trăm ngàn đồng)
 Kak Mak đã nói: “ Ông chủ trả lương cho người lao động không đủ sống là vô nhân đạo , là tội ác.” (Tư bản luận).
  Cơ quan nghèo như vậy làm sao trách được cấp trên.
  Ở nước ta không ai sống được bằng lương kể cả Chủ tịch nước. Tất cả đều sống bằng lậu. Cán bộ cấp cao sống bằng bỗng lộc và lậu. Cán bộ cấp thấp thì mánh mung, chạy vạy.
 Công chức một đất nước chỉ sống bằng lậu, bỗng lộc là nguy hại đến nơi. Đó là điều cha ông cảnh báo từ lâu!
   Việc để tờ Tạp chí Nhà văn ra nông nỗi này là do lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam, trách nhiệm trước hết là ông Chủ tịch Hội. Lãnh đạo đã có cái nhìn không đúng về Tờ tạp chí  Nhà văn, do không hiểu biết, do ý kiến chủ quan, do cái nhìn thiển cận, do thành kiến cá nhân, do yếu kém trong quản lý và do nhiều nguyên nhân khác.
 Đôi lần dù chỉ là nhân viên quèn nhưng tôi vẫn nói thẳng với nhà thơ Hữu Thỉnh Chủ tịch Hội Nhà văn đến làm việc với Tạp chí: - Bên Đảng có tờ Tạp chí Cộng sản và báo Nhân dân, bên Hội Nhà văn có tờ Tạp chí Nhà văn và báo Văn nghệ, xin Chủ tịch không nhất bên trọng, nhất bên khinh.
  Nhưng Hội Nhà văn vẫn nhất bên trọng, nhất bên khinh. Tờ báo Văn nghệ mỗi tháng bù lỗ hơn 200 triệu đồng lại xin được xây nhà cho thuê 1,8 tỷ / năm. Tờ báoVăn nghệ đã bù lỗ rồi lại còn mở tiếp tờ Văn nghệ trẻ cũng bù lỗ như tờ Văn nghệ già. Tờ Văn học nước ngoài cũng bù lỗ, anh em cán bộ cũng sống lắt lay. Ngân sách trên cấp có ít ỏi năm 2006 lại mở ra tờ Tạp chí Thơ, Hội Nhà văn lại bù lỗ tiếp.
  Hội Nhà văn được trở thành Hội chính trị xã hội nghề nghiệp, được hươnghr tiền ngân sách – tức là tiền thuế dân đóng. Nhưng trên cấp không nhiều. UBTQ Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam được cấp 600 triệu đồng/ năm ( năm 1996 – năm 2000), Hội Nhà văn chắc cũng chừng ấy. Số tiền ấy không bằng quan lớn bỏ ra nuôi cô tình nhân thứ bảy của mình.
  Trong bối cảnh ấy, Hội Nhà văn mở ra nhiều cơ quan cấp hai với hy vọng các cơ quan đóng góp một phần kinh phí cho Trung ương Hội. Bởi vì khi làm đề án đơn vị nào cũng hứa đóng góp kinh phí. Nhưng than ôi, chẳng có đơn vị nào góp đóng được. Tất cả các cơ quan cấp 2 đều bấu víu vào Hội Nhà văn.
 Báo Văn nghệ mở ra Văn nghệ Trẻ hy vọng Văn nghệ Trẻ nuôi Văn nghệ Già. Không ngờ Văn nghệ Già phải nuôi Văn nghệ Trẻ. Tạp chí Thơ, Tạp chí Văn học nước ngoài, Hồn Việt, Văn nghệ Miền núi đều bám vào Trung ương Hội cả.
  Trước thực trạng ấy biện pháp tối ưu lạ rút gọn giảm bớt các báo và tạp chí. Điều hiển nhiên ai cũng biết là Hội Nhà văn chỉ giữ lại tờ Tạp chí Nhà văn và Báo Văn nghệ. Nhưng rồi nhiều lý do người ta dẹp bỏ Tạp chí Nhà văn, cho rằng nó là Tạp chí yếu kém, còn các tờ khác đều tốt hơn nó. Tạp chí Nhà văn thực sự cáo chung!
   Thật ra tất cả các báo chí hưởng ngân sách và hưởng một phần ngân sách, không báo chí nào ra được thị trường và tự sống bằng bán báo tạp chí như các tờ đang tồn tại trên thị trường.
  Nhà thơ Phạm Tiến Duật, người làm thơ nổi tiếng trong chống Mỹ nhưng khi làm Tổng biên tập Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam cũng không nổi.
 Đôi lần ông nói: Thời tiết chính trị như thế này làm sao làm hay được, in thơ hay được!

   *
  Sáng nay ngày 20 tháng 11 năm 2012, Nhà văn Võ Thị Xuân Hà báo cáo trước cuộc cơ quan lần cuối thông báo sự giải thể của Tạp chí Nhà văn, mặc dù Nhà văn Võ Thị Xuân Hà đấu tranh quyết liệt để giữ Tạp chí Nhà văn, nhưng không được. Các cán bộ hợp đồng, chính thức tùy nghi di tản, ai dạt được ở đâu thì dạt. Nhưng biết dạt đi đâu? Ngay tôi đủ năm đóng bảo hiểm, quá tuổi về hưu mà vẫn không làm được sổ hưu vì cơ quan nợ Bảo hiễm Xã hội 70 triệu đồng không trả được. Không trả được thì cán bộ về hưu không làm được sổ hưu. Quá đau xót.
  Đánh giá cho công bằng và khách quan, năm rưỡi qua Tổng biên tập Võ Thị Xuân Hà một mình chèo chống, giữ vững Tạp chí, nuôi quân, nuôi cán. Tạp chí phát triển tốt. Nhà văn Võ Thị Xuân Hà đã gây dựng nhiều mạng lưới phát hành, nhiều đơn vị ủng hộ tài trợ cả vật chất lẫn tinh thần lâu dài cho Tạp chí.  Tạp chí đang đi lên, lúa sắp sửa làm đồng hứa hẹn mùa bội thu. Nhưng tiếc thay Hội Nhà văn lại nhổ lúa đi để trồng…đay!
 Thực là :
Hội Nhà văn nhổ lúa trồng đay
Anh em Tạp chí trắng tay đứng đường!
Hà Nội 20 tháng 11 năm 2012
 Đ - H

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

Dom lua duong doi

ĐỐM LỬA ĐƯỜNG ĐỜI

(Đọc tập thơ Đường dài và những đốm lửa của Nhà thơ Phạm Tiến Duật) – NXB Hội Nhà văn tháng 12/2001(*)

Nhà thơ Phạm Tiền Duật Duật là nhà thơ nối tiếng nhất trong thế hệ nhà thơ trưởng thành từ cuộc khàng chiến chống ...
Mỹ cứu nước.
Anh được trao giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969 – 1970. Một giải hết sức xứng đáng, những bài thơ được giải của anh và những bài thơ khác đến hôm nay vẫn giữ được lửa, vượt qua thời gian. Điều đó được khắng định bằng giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật đợt I mà anh vừa vinh dự nhận được.
Hôm nay anh lại có thêm một ấn phẩm mới, đó là tập thơ Đường dài và những đốm lửa. Tập thơ bao gồm những bài anh viết trong hơn hai thập kỷ qua.
Vẫn là chất trữ tình, tài hoa trong Vầng trăng quầng lửa, Thơ một chặng đường; thơ anh hôm nay còn đầy trăn trở, nhân sinh, số phận con người sau chiến tranh, vấn đề toàn cầu, nhân loại.
Dù rời quân ngũ đã lâu nhưng Phạm Tiến Duật vẫn giữ vững phẩm chất người lính: Trung thực, nhân ái. Cách cảm, cách nghĩ, nhãn quan của anh đều thấm đẫm tinh thần người lính. Hơn ai hết, anh hiểu cái giá hy sinh của đồng đội. Cái giá hy sinh lơn nhất để có cuộc sống hôm nay và không bao giờ quên quá khứ hào hùng, không quên những người lính đã ngã xuống:
Vết trọng thương không cứu được rồi
Chúng tôi chôn anh
Chôn cả những giọt máu của mỉnh ở đó.
Người chết chỉ chết khi người sống quên họ
Quên làm sao khi máu đã hòa chung!
(Tiếp máu)
Cũng không thể quên ngọn cỏ, cây dương xanh từng nâng bước chân, chở che người chiến sỹ ngoài trận mạc. Bởi chính những sự vật không tên không tuổi, những con người vô danh số đông đó đã làm nên lịch sử. Có họ mới có đất nước trường tồn:
Tấm bia nào trong cỏ vẫn nằm trơ
Ta dựng lại bên nén hương nức nở
Gió trên hàng dương thì thào như hơi thở
Nửa mình cây khô bỗng thấy nửa mình xuân
(Cây dương xanh)
Nhưng cái cần quên thì cũng nên quên ngay cả đối với kẻ thù ngày qua đã làm cho dân tộc ta đổ máu:
Anh có lỗi gì đâu?
Các cháu có lỗi gì đâu
Kể cả tướng Hakin dưới mồ ta cũng nên bỏ quá
Tóc rụng về phía lỗi lầm để cây xanh trổ lá
Và tóc trẻ con chừng xoa dịu nỗi đau xưa!
(Lọn tóc của gia đình Hakin)
Phạm Tiến Duật viết rất thành công về mảnh đời thườn: Luật chơi, Cây tháp nước bỏ hoang, Những người yên lặng, Váy áo xênh xang, Đi tìm vật báu, Chợ lao động ở giảng Võ…
Nhà thơ nhắn nhủ mọi người là phải sống trung thực hơn, chăm sóc trái tim mình thì con người tốt lên và cuộc đời đẹp hơn:
Khi các cháu trở lại nơi này thì thế kỷ cũ đã hết
Mà người cần đánh giày ngày một đông lên
Chăm sóc hai bàn chân thì loài người rất nhớ
Chăm sóc trái tim mình có lúc có người quên!
(Tiễn các cháu đánh giày về quê ăn tết)
Trong Đường dài và những đốm lửa, Phạm Tiến Duật mở rộng đề tài sáng tác mới. Với cương vị công tác của mình, anh có dịp đi nhiều nước kể cả đến Mỹ. Vì thế mà thơ anh đề cập đến nhiều vấn đề mà thời đại quan tâm: nhân sinh, hòa bình, chiến tranh, mang tình khái quát hơn. Đến Liên Xô, Đan Mạch, anh thấy cây bạch dương Nga, cây mù tạt Côpenhaghen cũng hiền từ, xới lởi như cây tre của quê hương Tổ quốc. Loài cây và loài người đều yêu chuộng hòa bình nên để cuộc sống chỉ có âm nhạc, thơ ca; đừng để xày ra chiến tranh vô nghĩa:
Cây bạch dương Liên Xô hiền từ và xởi lởi
Cây tre Việt Nam hiền từ và xởi lởi
Nhận và cho sòng phẳng tự bao giờ
Hà Nội – Matxcơva trong sáng bầu trời…
Hãy để cho muôn cây xanh hít thở
Bằng âm nhạc của loài người và tiếng hát của thơ ca!
(Tuyên bố chung với những hàng cây Matxcơva)
Phạm Tiến Duật là người chịu khó tìm tứ thơ. Bài thơ nào của aqnh cũng có tứ, độc đáo. Khi bắt được tứ rồi anh thổi linh hồn mình vào câu chữ rồi kiến tạo bài thơ gây ấn tượng mạnh cho người đọc.
Việc đánh cờ, cây tháp nước ai cũng biết; ngỡ những sự việc đơn giản ấy không ra thơ, nhưng qua con mắt phát hiện của anh bài thơ ra đời mang hồn người (Luật chơi, Cây tháp nước bỏ hoang, Viết ở quan 59 Bà Triệu, Quảng cáo cho máy đuổi muỗi Jimbo…)

Hay người này là vật bỏ của người kia
Là những tháp nước lô nhô giữa một vùng khô hạn
Đừng nhé nghe em
Người với người là bạn
Em nhớ anh có như cây tháp nước bỏ hoang!
(Cây tháp nước bỏ hoang)
Sau hơn hai mươi năm lao động miệt mài, lao tâm khổ tứ, Đường dài và những đốm lửa đã ra mắt đọc giả, khắng định sự thành công mới của nhà thơ – chiến sỹ Phạm Tiến Duật. Đọc giả ngày nào từng say mê thơ anh, bây giờ vẫn luôn trân trọng và cất giữ trong tim mình hình ảnh của một nhà thơ không ngừng sáng tạo trên con đường nghệ thuật của mình.
Hà Nội ngày 1 – 1 – 2002
Đ - H
---
(*) Rút trong tập Phê binh & Tiểu luận Tâm cảm cho đời – Đỗ Hoàng – NXB Thanh Niên năm 2011
Xem thêm

Chan dung Nha tho Viet Nam duong dai

CHÂN DUNG NHÀ THƠ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI phần (2)

Nhà văn Nguyễn Hiếu bỏ công sức và đọc tác phẩm các nhà thơ đương đại. Ông dành viết và công bố độ trên ưới 20 người. Ông đánh giá nhận xét thẩm định không nể nang, ngại sợ kể cả nhà thơ giữ c...
ương vị cao. Ông viết bằng văn xuôi, tôi chuyển dịch ra lục bát cho dễ nhớ. Từ sự gợi ý dũng cảm của Nguyễn Hiếu, tôi viết gần 100 chân dung nhà thơ khác. Rất nhiều người không xứng đáng trong chân dung này nhưng tôn trọng nhà văn Nguyễn Hiếu tôi vẫn giữ nguyên. Xin giới thiệu với đọc giả. Đỗ Hoàng.

1- Hoan hô nhà thơ Hải Như
Ngợi ca quan lớn như sư giữ chùa.
2- Viễn Phương hề chẳng chịu thua,
Làm con chim hót lăng vua suốt đời.
3- Hữu Loan bầm dập phận người,
Hoa sim màu tìm vẫn ngời sắc hoa.
4- Hà Đông áo lụa Nguyên Sa,
Xứng danh thi bá tài ba vài dòng.
5- Trần Đăng Khoa thực thần đồng,
Ăn cơm cộng sắn nên không thành ngài!
6- Trần Mạnh Hảo bậc kỳ tài,
Văn, thơ, luận chiến chẳng ai sánh bằng.
7- Nguyễn Duy một thời tiếng tăm,
Là nhờ rau má, nong tằm, ca dao.
8- Chim Trắng thuộc bậc cựu trào,
Nhưng thơ chẳng có câu nào nhớ ghi.
9- Tạ Vũ uống rượu tì tì,
Đem vôi mà quyét còn gì là thơ.
10- Nguyền Thụy Kha đau giả vờ,
Nhạc, thơ mưng tấy đồ rờ xi rê.
11- Trần Nhuận Minh thấu tình quê,
Nỗi niềm câu chữ hướng vê cố hương.
12- Chân thành thi sỹ Trần Nhương,
Nhúng vào sự thật văn chương có hồn.
13- Nguyễn Chí Thiện nổi như cồn,
Xứng danh Ngục sỹ thơ còn nghìn năm.
14- Cao Tần đồng loại đánh văng,
Thi tâm nguồn cội sánh bằng ông cha.
15- Nguyễn Bá Chung rời xứ ta,
Đêm ngày đâu đáu quê nhà trong tim.
16- Vũ Quần Phương đốt đuốc tìm,
Bè thơ sóng gió đánh chìm từ lâu.
17- Thạch Quỳ Củ Nghệ tóc râu,
Nhưng mà vẫn có những câu nhớ bền.
18- Xuân Hoàng đã bị lãng quên,
Bỏ quê không để cái tên cho làng.
19- Quảng Bình có Dương Tử Giang,
Quyết theo thơ phú để sang với đời.
20- Lê Văn Ngăn đã hết hơi,
Quyết chơi Vô lối bịp đời mấy chiêu.
21- Bùi Giáng lục bát như kiều,
Mưa Nguồn tưới thắm những chiều đảo điên.
22- Đại Vô lối Thanh Tâm Tuyền,
Sức đâu mà nhắc cái tên ta bà.
23- Bằng Việt vượt dàn đồng ca,
Là nhờ thơ dịch tài hoa ai tày.
24- Nữ thi sỹ Lê Thị Mây,
Chẳng còn một mảnh trăng gầy chờ mong.
25- Y Phương tắm nước sông Hồng,
26- Nên thơ bị lũ bướm đồng cắn hư!

Mấy lời dịch dổm thiếu như,
Dẫu cho sấm sét hùm ngư cung chiều.
Hà Nội, ngày 15 – 8 – 2012
Đ – H
Xem thêm

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

Buoi cau ho hung rat yeu kem-phi tho ca

BUỔI CÂU HỜ HỮNG
HẾT SỨC YẾU KÉM – PHI THƠ CA

Đỗ Hoàng

Sau hậu chiến năm 1975, nhiều người sáng tác không bằng lòng với các khuynh hướng thơ trước minh như: thơ Mới, thơ chống Pháp, thơ chống Mỹ, thơ những ngườ...
i cùng thập kỷ, cùng thế hệ, họ quyết đi tìm một cách thể hiện cho khác người đi trước. Có người trước đây cũng làm theo thể thơ truyền thống nhưng họ vẫn quyết đoạn tuyệt thơ cũ để đổi mới thi ca; có người ngay từ đầu đã xa lánh các huynh hướng truyền thống, chối bỏ tất cả để tìm hướng đi cho mình.
Việc ấy thời nào cũng có. Đó cũng là điêu xảy ra đúng quy luaatjvaanj động của tư duy, của cuộc sống. Như tôi đã nhiều lần phát biểu: “Cuộc sống không đổi mới tiến lên lên thì sẽ bị ngưng trệ và đến mức bị tiêu diệt”. Trong khoa học, trong thi ca nghệ thuật, trong muôn loài cũng vậy. Nhưng mới như thế nào? (Xem “Vì sao tôi dịch thơ Việt ra thơ Việt” – Tạp chí Nhà văn năm 2009. Dịch thơ Việt (trích) – Báo Hà Nội mới chủ nhật năm 2010; Tạp chí Dặm nghìn đất Việt… đó là việc các nhà cách tân hay cách mạng phải hiểu rõ!
Đổi mới cũng phải có kế thừa và phát huy truyền thống thơ ca dân tộc và nhân loại. Muôn đời là như thế. Điều này những tác giả tự xưng là hậu hiện đại chối bỏ hoàn toàn. Nguyễn Bình Phương là một trong những đại biểu đó. Và xin mạn đàm về tập Buổi câu hờ hững.
Nguyễn Bình Phương trước đây tuân thủ các phép làm thơ truyền thống từ hình thức đến nội dung và có tập, có bài đọc được. Xem Vô lối Nguyễn Bình Phương – vannghecuocsong.com. Nhưng sau đó Nguyễn bình Phương quyết tâm đổi mới và không chấp nhận thơ truyền thống cũng từ hình thức đến nội dung.
Tính từ thập kỷ 80 đến nay, những người quyết tâm cách tân thơ Việt cũng đã 30 năm. 10 năm đã đủ để một khuynh hướng thơ, một trào lưu thơ thành công. Nhưng đã hơn 30 năm, tất cả các khuynh hướng từ nhóm đến tổ được nhiều tổ chức lăng xê mà đến nay nó vẫn không hề gây được tiếng vang gì mà cũng không gặt hái được thành quả gì trên văn đàn. Những cái được in ra được trao giải chỉ là những cái thử nghiệm chưa thành công. Không phải cuộc cách tân nào cũng thành công.

*
Tập Buổi câu hờ hững gồm 35 bài, có 2 bài văn xuôi không ra văn xuôi, thơ không ra thơ, xin nói sau do Nhà xuất bản Văn học ấn hành tháng 9 năm 2011. Trong 33 bài đều không viết theo truyền thống từ cách cảm cách nghĩ và cách thể hiện. Nó là một thứ tù mù, rối rắm, đánh đố, tắc tỵ, hủ nút, sáo rỗng, đại ngôn, lủng củng, lởm khởm, khập khà khập khểnh, so sánh thì khệnh khạng, ví von thì khiêng cưỡng, ông nói gà bà nói vịt, bắt râu ông nọ chắp cằm bà kia, tiền hậu bất nhất, phi lô gic, cũ ky, cũ kỵ; khi thì thương mại (buôn bán), khi thì toán học, khi thì hóa học, khi thì vật lý, khi thì sinh vật học, khi thì Nôm, khi thì Hán chưa Việt hóa, khi thì bê nguyên xi tiếng Anh… Có nhiều bài nếu chuyển qua vè Việt còn kém vè Việt nhiều bậc; có nhiều bài như người nước ngoài học tiếng Việt 3 tiết rồi làm thơ Việt…

Mở đầu tập sách là một bài rất buôn bán (thương mại) – Chào hàng. Nhiều người không am tường thơ ca thì tưởng rằng đây cuốn sách giáo khoa trường đại học Thương Mại (buôn bán) đóng trên Cầu Giấy dùng cho sinh viên học Khoa Makettin. Nếu nhìn tục một chút thì lầm tưởng cách chào ở các quán karaooke khi họ trương biển mời khách, hay các nhà nghỉ cò mồi làng chơi đến nghỉ … để vào xem hàng.
Đọc câu thứ nhất: Đây là lụa thì ai mà chẳng tin rằng có “gái đẹp” và đọc tiếp Nhễ nhễ mê man trong thân thể mê man thì ai mà không tin chốn này có gái mềm lữ và có hút thuốc phiện!
Sau màn chào hỏi, tác giả nhồi như nhồi ngỗng một lô một lốc thuật ngữ toán học mà các nhà toán học đọc lên cũng ngợp: cái tổng số, vô vàn, đây con số, bên lề dấu cộng, một phép nhân bay lượn, đây ngày lẻ, trong góc hẹp, ngày chẵn, một chú cún con, một ly cà phê, “số” không. 34 chữ thuộc thuật ngữ toán học đúng một trăm phần trăm(!)
Đây là một bài Vô lối viết khô khan, khô hơn ngói, vô cùng gượng gạo. Đến toán học là một môn khoa học tư duy khô khan cũng mượn vẻ đẹp vần điệu, tính nhạc của thơ ca để làm cho nó bay bướm. Xin dẫn chứng:

BÀI TOÁN TÍNH SỐ KHỈ ĐÀN

Họ nhà khỉ nhân khi nhàn rỗi
Rủ bạn bè mở hội liên hoan
Trên cây dưới đất hai đàn
Dưới thì nhảy múa, trên toàn hát ca.
Khách tới chơi đi ra vườn thấy
Phần tám bầy đem lấy bình phương,
Tiếng ca trầm bỗng du dương,
Có mười hai giọng mến thương dạt dào.
Khách vui thẻ tính xem sao,
Giữa rừng xanh đẹp có bao khỉ đàn?
(Đ- H sưu tầm)
Thế mà thơ ca lại đem vứt bỏ cái tinh túy của mình, biến câu chữ, hồn vía bài thơ như một cái xác không hồn.
Đọc kỹ câu sau nữa: Đây con số tinh anh ranh ma thì thấy tác giả sai cả kiến thức cơ bản trong tri thức, đời sống. Ai cũng biết hai chữ tinh anh là chỉ phần tốt đẹp của tâm linh, trí tuệ con người và cả thần linh. Thác là thể phách, còn là tinh anh (Đoạn trường tân thanh – Nguyễn Du). Làm sao phẩm chất đã là tinh anh mà còn ranh ma?
Đến bài Cắt tóc thì sống sượng, xơ cứng với những con chữ như khúc xương đẽo hết da thịt:
Tôi cắt tóc
Một người cực lạ
Rũ khăn choàng váng vất bước ra.
Trong bài tự Tự xông đât cũng viết trước gương của nhà thơ Lâm Huy Nhuận đầy hồn chữ, hồn người:
Giật mình đôi mắt trũng sâu,
Người trong gương ấy còn đau hơn mình.
Đọc Lâm Huy Nhuận thấy ngậm ngùi đau xót mãi cho kiếp mình, cho kiếp người.
Tập Buổi câu hờ hững thấy cái gì cũng không thật, cũng sống sượng, cũng giả. Hàng giả thứ thiệt. Giả đến mức viết về mình, về người yêu, về con, về gia đình bạn bè như mình là người ngoài cuộc.
Ta sinh ra cô đơn
Giờ cô đơn đã cũ
Ta trưởng thành bởi sợ hãi
Sợ hãi cũng cũ rồi
(Bài thơ cũ)
Cô đơn làm sao cũ, sợ hãi làm sao mà cũ. Nỗi đau luôn luôn mới kia mà! Chụp mũ hết chỗ nói!
Cụ Tú Xương bóc thật mình ta một cách chân thành nên hậu thế nhìn được bản ngã của. Cụ mới được hậu thế tôn vinh:
Vị Xuyên có Tú Xương
Dở dở lại ương
Cao lâu thường ăn quỵt
Thổ đĩ lại chơi lường.
Con người của Buổi câu hờ hững là con người của vô tâm hờ hững, của lạnh lẽo tâm hồn. Ngay cả tình yêu đôi lứa là thứ tình quyết liệt nhất, đam mê nhất mà tạo hóa ban phát thì Nguyễn Bình Phương vẫn:
Và láng máng hình như mình từng yêu
Cát đã vơi lẹ làng yểu điệu
(Từ đồng hồ chờ trên máy tính)
Nên nhớ khi Lục Du khi ngoài 75 tuổi trở lại thăm Vườn liễu cũ vẫn nhớ một mối tình không thành của mình:
Thân này thành đất Cối Kê ấy,
Vẫn giữ trong tim một khối tình
(Bản dịch Đỗ Hoàng)
Cái vô tình ấy, cái lạnh lùng của Nguyễn Bình Phương càng thể hiện rõ khi viết về con :
E ò e, ò e tí toe ngo ngoe vò vẹ
(Chơi với con.)
Tôi đọc mà tưởng tác giả chơi với robot dog (chó máy) hoặc toy octopus (đồ chơi bạch tuộc cho trẻ con). Trẻ nghe e ò e, ò e tí toe, ngo ngoe, vò vẹ thì các cháu sẽ đái ra cả bỉm, vải ca linh hồn ông nội.
Chưa hết, ông bố còn hù tiếp như hù cọp như vậy.:
Lăn qua chữ nghĩa
Tôi rền vang tôi
Tôi đánh rơi ở nơi không tìm thấy
Rồi voi, hổ , báo, rùa vĩnh cửu…, hết thảy khuân ra hết để hô xung phong như ông đại đội trưởng ở chiến trường (dù xung phong làm cái chảo nấu ăn) để dọa con:
Tôi bị vướng vào thế giới ta bà
Con voi bé nhỏ, con voi kềnh càng, con báo lù lì, con rùa vĩnh cửu
Tôi xung phong làm cái chảo nấu ăn…
(Bài thơ đã dẫn)
Dọa từng ấy chắc con mình chắc chưa khiếp sợ, nên dọa tiếp để mai sau nó lớn lên nó theo bố làm binh nghiệp cho đặng dũng cảm:
Khuất trong góc nhà tôi có cả ta và giặc
Bánh xe màu lục, viên đạn vô hình
Khẩu súng ấy trắng bong như bột lọc
Tôi bắn gục thời gian không thèm tiếc…
(Bài đã dẫn)
Phim hành động, bạo lực của Mỹ ở Holoniut phải cầm sách đến đây mà học Nguyễn Bình Phương về cách dọa nạt trẻ con để nó trưởng thành tướng lĩnh(!)

Trong khi đó nhiều nhà thơ về con để lại trong lòng bạn đọc những tình cảm nồng hậu, thắm thiết về tình phụ tử:
…Con ngủ đi con, bố nằm bố quạt
Bố nghĩ bài thơ vừa viết ban chiều
Bố có con tâm hồn dịu mát
Mây có trời xanh, mây mịn đường thêu..
(Huy Cận)
Trong Buổi câu hờ hững có nhiều bài vô lối tuyên ngôn thơ nhưng đơn giản, gượng gùng, xơ cứng, tù mù và cũ kỹ:
Ta im lặng
Chim hót
Họ thì vỗ cánh bay
Ta viết
Chim bay đi
Họ thẩn thơ đậu xuống
Ta nhìn ta mai mái một làn sương
(Nhà thơ)
Cách đây gần 2 000 năm Lý Bạch đã nói điều này rồi mà nói bằng thơ:

ĐỘC TỌA KÍNH ĐÌNH SAN

Chúng điểu cao phi tận
Cô vân độc khứ nhàn
Tương khan lưỡng bất yêm
Duy hữu Kính Đình San

NGỒI MỘT MINH BÊN NÚI KÍNH ĐÌNH

Chim bầy cao bay vút
Mây lửng lơ một mình
Nhìn nhau không biết chán
Chỉ có núi Kính Đình!

(Đỗ Hoàng dịch)

Tôi đồ rằng tác giả Buổi câu hờ hững có thể bị tâm thần hoặc là bị chấn động thần kinh, tâm hồn bất định. Nhiều bài viết rất thiểu năng trí tuệ, giả đò (giả vờ): Buổi câu hờ hững, Phân chim, Chân dung khi trống trải, Khoảng giữa, Nói với em từ nơi trống trải, Hỏi…
Đặc biệt là bài Hỏi một bài hết sức giả đò :
Này cô em dáng hiền hiền xinh xinh
Bệnh viện là gì nhỉ?

Này cô em dáng hiền hiền xinh xinh
Bệnh nhân là gì nhỉ?

Kìa cô em dáng hiền hiền xinh xinh
Là bác sỹ hay là gì đấy nhỉ?

Ngạn ngữ quê tôi ( miền Trung) có noi: Giả đò đui dòm lồn!
Đúng như vậy!

Trong tập Buổi câu hờ hững đầy những lối nói kiểu cách, lởm khởm cũ như trái đất, cũ đến mức mà Tạng thư, Kinh Phật, Kinh Thánh còn không cũ hơn như: Trong phép màu khó hiểu, Đá xanh rêu với u huyền, Những áng bay ngọt lừ, Những luồng đạn căng lừ, Người yểu mệnh đứng bên lề dấu cộng, Tinh mơ luôn trở lại, Chứa những điều vằng vặc bên trong, Rạng đông nhen dưới gót chân Hời, Kìa vũ trụ thanh tân uyển chuyển, Lẩy bẩy chết dọc theo kim phút, Khóe miệng sương mù, Ngả từ thao thức vào hoang vắng… kể mãi cũng không hết những câu đại loại như thế!
Rồi rất nhiều triết lý vặt, lên gân, vô bổ: Tuồng như sống chỉ là rơi, Và hãy nhớ chúng ta không lay động…
Tiếp đến là lạm dụng âm Hán Việt chưa được Việt hóa bao nhiêu: Luyến ái, phù sinh, lạc thú, u huyền, hỏa xa, ngoạn mục, thanh tân… Rồi lại viết nguyên xi tiếng Anh trong câu tiếng Việt làm người đọc vô cùng khó chịu:
Lũ trẻ online câu hy vọng(!)
Nhiều người mỉa mai sao không viết hết cả câu tiếng Anh để thể hiện tác giả giỏi Englisch:
Childrens online sentence hope!

Hai bài như là văn xuôi Về một người thương binh hỏng mắt, Những cư dân vùng châu thổ sông Hồng, nhưng cùng không ra văn xuôi, nó là một thứ lưỡng cư, chấm phẩy lung tung, câu nọ xọ câu kia, nhiều đoạn tối mò, vô nghĩa. Ví dụ: - Anh bảo quê anh ở bên kia mùa hạ, tôi bắt gặp những rặng núi xanh và lau bạc. Chấm ở chữ hạ là đủ nghĩa tại sao lại phẩy ở đây? Tôi bắt gặp không ăn nhập gì với đoạn câu trước. Nhiều và nhiều lắm. Đến nỗi nhà văn Nguyễn Thiện Đạo nói với tôi: - Tôi đọc văn Nguyễn Bình Phương không biết ông ta viết gì (!)
Là người lính chuyên nghiệp nhưng trong tập sách Buổi câu hờ hững chỉ thấy thấp thoáng hai bài có “hương vị” lính đó là Trên đồi cao và Về một người thương binh hỏng mắt. Hai bài này người không ở lính vẫn viết được và viết hay hơn nhiều. Không thấy dáng đồng đội, tình quân dân ở đâu cả. Các nhà thơ thế hệ trước đã viết về đồng đội về tình quân dân cảm động:

Đồng đội ta là hớp nước uống chung
Là miếng cơm sẻ nửa
Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa
Chia nhau đứng trong chiến hào chất hẹp
Chía nhau cuộc đời
Chia nhau cái chết!
(Đồng đội - Chính Hữu)

Giọt giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ
Anh Vệ quốc quân ơi!
Sao mà yêu anh thế!
(Cá nước – Tố Hữu)

Anh về cối lại vang lừng
Chim reo trên mái, gà mừng dưới sân
Anh về sáo lại ái ân
Đêm trăng hò hẹn trong ngần tiếng ca
(Về làng- Hoàng Trung Thông)

Viết về người lính và không viết thì cũng không ai bắt. Nhưng nhà thơ của đất nước nào cũng phải thể hiện phẩm chất công dân của nước mình, nhất là những nhà thơ mặc áo lính. Mạc Ngôn là một dẫn chứng sinh động!
Nguyễn Bình Phương rất cố gắng tìm tòi cách tân nội dung, hình thức, ngôn từ biểu hiện nhằm làm cho thơ mình và thơ thế hệ có một nét khác biệt, mở đường cho cuộc đổi mới thơ ca của lớp nhà thơ sau thống nhất đất nước năm 1975., đó là điều đanghs trân trọng Nhưng tiếc thay nhà thơ không hiểu rằng: Cuộc cách tân nào, thậm chí cả cách mạng đều phải có kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc và nhân loại thì những cách tân, cách mạng ấy sẽ thành công lâu dài. Còn cuộc cách tân, cách mạng nào pha nát đạp quá khư thì sẽ thật bại. Nhãn tiền ấy ai cũng biết. Từ sau năm 1975 đến nay nhiều trào lưu tự xưng là hậu hiện đại hậu hậu hiện đại đều thất bại là vì thế!
Tập Buổi câu hờ hững rốt cuộc không có gì là mới, cha ông đã từng noi rồi:

Buông đã lỡ phải lần,
Thấy non với nước mười phần muốn thôi!

Hà Nội ngày 5 tháng 11 năm 2012
Đ -H
Xem thêm