ĐỐM LỬA ĐƯỜNG ĐỜI
(Đọc tập thơ Đường dài và những đốm lửa của Nhà thơ Phạm Tiến Duật) – NXB Hội Nhà văn tháng 12/2001(*)
Nhà thơ Phạm Tiền Duật Duật là nhà thơ nối tiếng nhất trong thế hệ nhà thơ trưởng thành từ cuộc khàng chiến chống ...
(Đọc tập thơ Đường dài và những đốm lửa của Nhà thơ Phạm Tiến Duật) – NXB Hội Nhà văn tháng 12/2001(*)
Nhà thơ Phạm Tiền Duật Duật là nhà thơ nối tiếng nhất trong thế hệ nhà thơ trưởng thành từ cuộc khàng chiến chống ...
Mỹ cứu nước.
Anh được trao giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969 – 1970. Một giải hết sức xứng đáng, những bài thơ được giải của anh và những bài thơ khác đến hôm nay vẫn giữ được lửa, vượt qua thời gian. Điều đó được khắng định bằng giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật đợt I mà anh vừa vinh dự nhận được.
Hôm nay anh lại có thêm một ấn phẩm mới, đó là tập thơ Đường dài và những đốm lửa. Tập thơ bao gồm những bài anh viết trong hơn hai thập kỷ qua.
Vẫn là chất trữ tình, tài hoa trong Vầng trăng quầng lửa, Thơ một chặng đường; thơ anh hôm nay còn đầy trăn trở, nhân sinh, số phận con người sau chiến tranh, vấn đề toàn cầu, nhân loại.
Dù rời quân ngũ đã lâu nhưng Phạm Tiến Duật vẫn giữ vững phẩm chất người lính: Trung thực, nhân ái. Cách cảm, cách nghĩ, nhãn quan của anh đều thấm đẫm tinh thần người lính. Hơn ai hết, anh hiểu cái giá hy sinh của đồng đội. Cái giá hy sinh lơn nhất để có cuộc sống hôm nay và không bao giờ quên quá khứ hào hùng, không quên những người lính đã ngã xuống:
Vết trọng thương không cứu được rồi
Chúng tôi chôn anh
Chôn cả những giọt máu của mỉnh ở đó.
Người chết chỉ chết khi người sống quên họ
Quên làm sao khi máu đã hòa chung!
(Tiếp máu)
Cũng không thể quên ngọn cỏ, cây dương xanh từng nâng bước chân, chở che người chiến sỹ ngoài trận mạc. Bởi chính những sự vật không tên không tuổi, những con người vô danh số đông đó đã làm nên lịch sử. Có họ mới có đất nước trường tồn:
Tấm bia nào trong cỏ vẫn nằm trơ
Ta dựng lại bên nén hương nức nở
Gió trên hàng dương thì thào như hơi thở
Nửa mình cây khô bỗng thấy nửa mình xuân
(Cây dương xanh)
Nhưng cái cần quên thì cũng nên quên ngay cả đối với kẻ thù ngày qua đã làm cho dân tộc ta đổ máu:
Anh có lỗi gì đâu?
Các cháu có lỗi gì đâu
Kể cả tướng Hakin dưới mồ ta cũng nên bỏ quá
Tóc rụng về phía lỗi lầm để cây xanh trổ lá
Và tóc trẻ con chừng xoa dịu nỗi đau xưa!
(Lọn tóc của gia đình Hakin)
Phạm Tiến Duật viết rất thành công về mảnh đời thườn: Luật chơi, Cây tháp nước bỏ hoang, Những người yên lặng, Váy áo xênh xang, Đi tìm vật báu, Chợ lao động ở giảng Võ…
Nhà thơ nhắn nhủ mọi người là phải sống trung thực hơn, chăm sóc trái tim mình thì con người tốt lên và cuộc đời đẹp hơn:
Khi các cháu trở lại nơi này thì thế kỷ cũ đã hết
Mà người cần đánh giày ngày một đông lên
Chăm sóc hai bàn chân thì loài người rất nhớ
Chăm sóc trái tim mình có lúc có người quên!
(Tiễn các cháu đánh giày về quê ăn tết)
Trong Đường dài và những đốm lửa, Phạm Tiến Duật mở rộng đề tài sáng tác mới. Với cương vị công tác của mình, anh có dịp đi nhiều nước kể cả đến Mỹ. Vì thế mà thơ anh đề cập đến nhiều vấn đề mà thời đại quan tâm: nhân sinh, hòa bình, chiến tranh, mang tình khái quát hơn. Đến Liên Xô, Đan Mạch, anh thấy cây bạch dương Nga, cây mù tạt Côpenhaghen cũng hiền từ, xới lởi như cây tre của quê hương Tổ quốc. Loài cây và loài người đều yêu chuộng hòa bình nên để cuộc sống chỉ có âm nhạc, thơ ca; đừng để xày ra chiến tranh vô nghĩa:
Cây bạch dương Liên Xô hiền từ và xởi lởi
Cây tre Việt Nam hiền từ và xởi lởi
Nhận và cho sòng phẳng tự bao giờ
Hà Nội – Matxcơva trong sáng bầu trời…
Hãy để cho muôn cây xanh hít thở
Bằng âm nhạc của loài người và tiếng hát của thơ ca!
(Tuyên bố chung với những hàng cây Matxcơva)
Phạm Tiến Duật là người chịu khó tìm tứ thơ. Bài thơ nào của aqnh cũng có tứ, độc đáo. Khi bắt được tứ rồi anh thổi linh hồn mình vào câu chữ rồi kiến tạo bài thơ gây ấn tượng mạnh cho người đọc.
Việc đánh cờ, cây tháp nước ai cũng biết; ngỡ những sự việc đơn giản ấy không ra thơ, nhưng qua con mắt phát hiện của anh bài thơ ra đời mang hồn người (Luật chơi, Cây tháp nước bỏ hoang, Viết ở quan 59 Bà Triệu, Quảng cáo cho máy đuổi muỗi Jimbo…)
Hay người này là vật bỏ của người kia
Là những tháp nước lô nhô giữa một vùng khô hạn
Đừng nhé nghe em
Người với người là bạn
Em nhớ anh có như cây tháp nước bỏ hoang!
(Cây tháp nước bỏ hoang)
Sau hơn hai mươi năm lao động miệt mài, lao tâm khổ tứ, Đường dài và những đốm lửa đã ra mắt đọc giả, khắng định sự thành công mới của nhà thơ – chiến sỹ Phạm Tiến Duật. Đọc giả ngày nào từng say mê thơ anh, bây giờ vẫn luôn trân trọng và cất giữ trong tim mình hình ảnh của một nhà thơ không ngừng sáng tạo trên con đường nghệ thuật của mình.
Hà Nội ngày 1 – 1 – 2002
Đ - H
---
(*) Rút trong tập Phê binh & Tiểu luận Tâm cảm cho đời – Đỗ Hoàng – NXB Thanh Niên năm 2011
Xem thêmAnh được trao giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969 – 1970. Một giải hết sức xứng đáng, những bài thơ được giải của anh và những bài thơ khác đến hôm nay vẫn giữ được lửa, vượt qua thời gian. Điều đó được khắng định bằng giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật đợt I mà anh vừa vinh dự nhận được.
Hôm nay anh lại có thêm một ấn phẩm mới, đó là tập thơ Đường dài và những đốm lửa. Tập thơ bao gồm những bài anh viết trong hơn hai thập kỷ qua.
Vẫn là chất trữ tình, tài hoa trong Vầng trăng quầng lửa, Thơ một chặng đường; thơ anh hôm nay còn đầy trăn trở, nhân sinh, số phận con người sau chiến tranh, vấn đề toàn cầu, nhân loại.
Dù rời quân ngũ đã lâu nhưng Phạm Tiến Duật vẫn giữ vững phẩm chất người lính: Trung thực, nhân ái. Cách cảm, cách nghĩ, nhãn quan của anh đều thấm đẫm tinh thần người lính. Hơn ai hết, anh hiểu cái giá hy sinh của đồng đội. Cái giá hy sinh lơn nhất để có cuộc sống hôm nay và không bao giờ quên quá khứ hào hùng, không quên những người lính đã ngã xuống:
Vết trọng thương không cứu được rồi
Chúng tôi chôn anh
Chôn cả những giọt máu của mỉnh ở đó.
Người chết chỉ chết khi người sống quên họ
Quên làm sao khi máu đã hòa chung!
(Tiếp máu)
Cũng không thể quên ngọn cỏ, cây dương xanh từng nâng bước chân, chở che người chiến sỹ ngoài trận mạc. Bởi chính những sự vật không tên không tuổi, những con người vô danh số đông đó đã làm nên lịch sử. Có họ mới có đất nước trường tồn:
Tấm bia nào trong cỏ vẫn nằm trơ
Ta dựng lại bên nén hương nức nở
Gió trên hàng dương thì thào như hơi thở
Nửa mình cây khô bỗng thấy nửa mình xuân
(Cây dương xanh)
Nhưng cái cần quên thì cũng nên quên ngay cả đối với kẻ thù ngày qua đã làm cho dân tộc ta đổ máu:
Anh có lỗi gì đâu?
Các cháu có lỗi gì đâu
Kể cả tướng Hakin dưới mồ ta cũng nên bỏ quá
Tóc rụng về phía lỗi lầm để cây xanh trổ lá
Và tóc trẻ con chừng xoa dịu nỗi đau xưa!
(Lọn tóc của gia đình Hakin)
Phạm Tiến Duật viết rất thành công về mảnh đời thườn: Luật chơi, Cây tháp nước bỏ hoang, Những người yên lặng, Váy áo xênh xang, Đi tìm vật báu, Chợ lao động ở giảng Võ…
Nhà thơ nhắn nhủ mọi người là phải sống trung thực hơn, chăm sóc trái tim mình thì con người tốt lên và cuộc đời đẹp hơn:
Khi các cháu trở lại nơi này thì thế kỷ cũ đã hết
Mà người cần đánh giày ngày một đông lên
Chăm sóc hai bàn chân thì loài người rất nhớ
Chăm sóc trái tim mình có lúc có người quên!
(Tiễn các cháu đánh giày về quê ăn tết)
Trong Đường dài và những đốm lửa, Phạm Tiến Duật mở rộng đề tài sáng tác mới. Với cương vị công tác của mình, anh có dịp đi nhiều nước kể cả đến Mỹ. Vì thế mà thơ anh đề cập đến nhiều vấn đề mà thời đại quan tâm: nhân sinh, hòa bình, chiến tranh, mang tình khái quát hơn. Đến Liên Xô, Đan Mạch, anh thấy cây bạch dương Nga, cây mù tạt Côpenhaghen cũng hiền từ, xới lởi như cây tre của quê hương Tổ quốc. Loài cây và loài người đều yêu chuộng hòa bình nên để cuộc sống chỉ có âm nhạc, thơ ca; đừng để xày ra chiến tranh vô nghĩa:
Cây bạch dương Liên Xô hiền từ và xởi lởi
Cây tre Việt Nam hiền từ và xởi lởi
Nhận và cho sòng phẳng tự bao giờ
Hà Nội – Matxcơva trong sáng bầu trời…
Hãy để cho muôn cây xanh hít thở
Bằng âm nhạc của loài người và tiếng hát của thơ ca!
(Tuyên bố chung với những hàng cây Matxcơva)
Phạm Tiến Duật là người chịu khó tìm tứ thơ. Bài thơ nào của aqnh cũng có tứ, độc đáo. Khi bắt được tứ rồi anh thổi linh hồn mình vào câu chữ rồi kiến tạo bài thơ gây ấn tượng mạnh cho người đọc.
Việc đánh cờ, cây tháp nước ai cũng biết; ngỡ những sự việc đơn giản ấy không ra thơ, nhưng qua con mắt phát hiện của anh bài thơ ra đời mang hồn người (Luật chơi, Cây tháp nước bỏ hoang, Viết ở quan 59 Bà Triệu, Quảng cáo cho máy đuổi muỗi Jimbo…)
Hay người này là vật bỏ của người kia
Là những tháp nước lô nhô giữa một vùng khô hạn
Đừng nhé nghe em
Người với người là bạn
Em nhớ anh có như cây tháp nước bỏ hoang!
(Cây tháp nước bỏ hoang)
Sau hơn hai mươi năm lao động miệt mài, lao tâm khổ tứ, Đường dài và những đốm lửa đã ra mắt đọc giả, khắng định sự thành công mới của nhà thơ – chiến sỹ Phạm Tiến Duật. Đọc giả ngày nào từng say mê thơ anh, bây giờ vẫn luôn trân trọng và cất giữ trong tim mình hình ảnh của một nhà thơ không ngừng sáng tạo trên con đường nghệ thuật của mình.
Hà Nội ngày 1 – 1 – 2002
Đ - H
---
(*) Rút trong tập Phê binh & Tiểu luận Tâm cảm cho đời – Đỗ Hoàng – NXB Thanh Niên năm 2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét