Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

Kiều Thơ có sáng tạo mới



                          KIỀU THƠ CÓ NHỮNG SÁNG TẠO MỚI

                       Nhà thơ Nguyễn Bao phỏng vấn Nhà thơ Đỗ Hoàng

   Nhà thơ Đỗ Hoàng phóng tác Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ra thể thơ lục bát gồm 6122 câu đặt tên là Kiều Thơ. Kiều thơ được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành quý 2 năm 2010. Kiều Thơ ra đời, có nhiều bài viết khen ngợi được in trên các sách báo Trung ương và địa phương cả báo viết lẫn báo mạng và blogs. Đó cũng là một điều đáng mừng. Để hiểu thêm Kiều Thơ và tác giả Đỗ Hoàng xin phản ánh cuộc trao đổi giữa nhà thơ, tác giả Đỗ Hoàng và nhà thơ Nguyễn Bao.
     Nhà thơ Nguyễn Bao (NB): - Vì Đoạn trường tân thanh (thường gọi Truyện Kiều) của Đại thi hào Nguyễn Du đã là một thi phẩm bất hủ, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam gần ba trăm năm qua, thì động cơ nào nhà thơ lại phóng tác Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân?

    Nhà thơ Đỗ Hoàng (ĐH): -  Vấn đề thứ nhất là trong nguyên bản Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân có gần 1 000 câu thơ vịnh, xướng hoạ giữa các nhân vật : Kiều, Thúc Sinh, Sở Khanh, Giác Duyên... đại thi hào Nguyễn Du có nhắc đến nhưng Cụ không dịch hoặc phóng tác. Khi phóng ta Kim Vân Kiều truyện, tôi dịch tất cả thơ vịnh và xướng hoạ đó, cốt để đọc giả hiểu thêm tâm tư, tài năng của các trang phong lưu, tài tử.
     Vấn đề thứ hai là trong nguyên bản cảnh báo oán xảy ra rất rùng rợn, mà Kiều lại đứng ra thực thi các hình phạt hà khắc thời trung cổ. Quan niệm ân oán sòng phẳng của ngày xưa được các thể chế và trong hành xử của con người, người ta thực thi nó như là một lẽ đương nhiên. Nhưng trong cuộc sống hiện tại, trong xã hội loài người văn minh thì sự hành xử lấy oán báo oán là không thích hợp nữa. Còn đối với tam giáo nhất là Đạo Phật thì từ nghìn xưa, Phật đã khuyên răn không nên lấy oán báo oán mà nên lấy ân báo oán. “Lấy oán báo oán, oán oán chất chồng; lấy ân bấo oán, oán sẽ tiêu tan”. Nên tôi đã không phóng tác đoạn báo oán mà cho Kiều tha hết các tội phạm vô tình hay cố ý hãm hại Kiều.
  Xét theo luật pháp hiện đại của Việt Nam thì các tội của những kẻ hãm hại Kiều chưa đến tội chết mà chỉ là tội danh theo khung phạt hình sự.
 Phiên toà trong Kiều Thơ là một phiên toà do tôi sáng tạo ra. Phiên toà dân chủ chỉ có trong một xã hội dân chủ thời văn minh hiện đại. Các bị cáo Hoạn Thư, Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh... đều được tự mình bào chữa cho mình.
  Trong Kiều Thơ tôi sáng tạo thêm đoạn Từ Hải đối đáp với Hồ Tôn Hiến. đoạn này trong nguyên bản không có. Muốn có đoạn này tôi cho Từ Hải bị bắt sống. Hai anh hùng cũng đối diện luận bàn cái thế anh hùng để thể hiện bản chất của nhân vật.
NB: Trong Kiều Thơ, tác giả có thể kể ra 5 đoạn tâm đắc nhất?
ĐH: 1- Mộng giác Đạm Tiên
        2- Kiều vào nơi gió bụi
        3- Kiều ở thanh lâu
        4- Địa ngục nhà Hoạn Thư
        5- Kiều báo ân.

NB: - 10 câu thơ hay nhất?
ĐH:  1- Lập công nấp váy kẻ hèn
Cổ kim sử sách ai khen bao giờ!

         2 - Cỏi trần mờ mịt mong manh
Con người, con ngợm cố giành giật nhau.

         3- Đã liều sống đoạ, thác đày
Cho xơ xác nắng, cho gày hồn mưa.

         4- Thương thay bao kiếp má đào,
Yên hoa là chốn lạc vào khó ra!

         5- Lẻ loi cánh phượng trời xa
Phải chăng tạo hoá chưa ra an bài!

         6- Ngẫm ra ân oán tại người,
Hiền tâm, ác bá cũng nới lòng mình.

         7- Xưa nay dưới chốn trần gian,
Núi xương, sông máu non ngàn trắng phơi.

         8- Mệnh tài đáy đoạ kiếp người,
Tơ duyên nghiệp chướng, nợ đời phải mang.

         9-  Cũng vì kiếm bữa cơm xoàng,
Gây nên bao nỗi án oan cho người !

         10-  Cũng may trời đất dành cho,
Chút tàn hậu vận ấm no, ngọt lành.
 
 Nhà thơ Nguyễn Bao:  Xin cám ơn Nhà thơ Đỗ Hoàng!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét