Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Thơ Quảng Bình - Một lứa bên trời

Thơ Quảng Bình -Một lứa bên trời

Thứ tư - 30/04/2014 14:22
ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆTNAM PH ỎNG VẤN NHÀ THƠ ĐỖ HOÀNG
Kính gửi nhà thơ Đỗ Hoàng
Em là Tuyết Mai công tác tại Phòng Văn nghệ của Đài TNVN, muốn mời anh tham gia trong chương trình Thơ và cuộc sống với chủ đề “Thơ Quảng Bình qua những gương mặt tiêu biểu”. Em muốn giới hạn phạm vi thơ của các nhà thơ Quảng Bình xuất hiện và trưởng thành từ thời chống Mỹ (là những nhà thơ cùng thế hệ với anh, những bạn bè đồng nghiệp thân thiết), vì e nếu nói cả thơ Quảng Bình hiện nay thì rộng quá. Anh có nhất trí về điều này không?  Sau đây em xin gửi anh một vài câu hỏi để anh dễ hình dung
1 2   3     4  5    6       7 

Th ứ t ự 1- Nhà thơ Trần Nhật Thu 2 - Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ  3 -Nhà thơ Lê Thị Mây  4 - Nhà thơ Hải Kỳ 5 – Nhà thơ Vĩnh Nguyên  6 - Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật  7 - Nhà thơ Đỗ Hoàng


1/ Nói đến một thế hệ nhà thơ Quảng Bình (như …Lâm Thị Mỹ Dạ, Lê Thị Mây, Hoàng Vũ Thuật, Hải Kỳ, Nguyễn Đình Ty) nhiều người gọi là một lứa bên trời.  Nhắcđến những tên tuổi này dễ mang đến cho độc giả sự ngạc nhiên, vì họ chỉ chênh nhau một hai tuổi đều sinh ra tại đất Lệ Thủy Quảng Bình, đều là nhà thơ thành danh có tên tuổi trong thi đàn Việt Nam. Ông có thể lý giải gì về điều này không
Xin bổ sung thêm có một nhà thơ hàng đầu trong thế hệ ấy là nhà thơ Trần Nhật Thu. Ông đoạt giải ba cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969 – 1970 và xuất bản tập thơ NƠI GIÁP MẶT -  in chung ba tác giả là Trần Nhật Thu, Cảnh Trà, Quang Huy trong năm 1970 do nhà xuất bản Văn học ấn hành,
    Ông như là bà đỡ cho các nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, Lê Thị Mây, Đỗ Hoàng, Hải Kỳ, Hoàng Vũ Thuật...Sau Nhà thơ Trần Nhật Thu nên kê thêm nhà thơ Vĩnh Nguyên, Hồng Thế và tôi - Đỗ Hoàng.. Họ là thế hệ nhà thơ thứ hai ở Quảng Bình sau thế hệ Xuân Hoàng, Dương Tử Giang, Hà Nhật, Nguyễn Văn Dinh…Họ sống , viết, và trưởng thành ngày trên quê hương Quảng Bình. Họ có mặt thời chống Mỹ trên đất lửa Quảng Binh   từ thời ấy có tên trong tuyển thơ Quảng Bình 1964 – 1974, tuyển thơ Quảng Bình 1972!
Còn các nhà thơ quê Quảng Bình sống và viết các miền khác thì rất nhiều.
Chúng tôi lớn lên trong lửa đạn sống với quê hương :
Xe chưa qua nhà không tiêc
Tiếng hát át ti ng bom
(Sinh ra tại quê tôi và Võ Ninh)

Nhà tan cửa nát cũng ừ
Quyết tâm đánh Mỹ cực chừ, sướng sau
là những câu ca thời chúng tôi.
.
Họ đều cùng thế hệ lớn lên gặp cuộc kháng chiến chống Mỹ. Họ thực hiện trọn vẹn nghĩa vụ công nhân và trách nhiệm thi sỹ. Quảng Bình và Vĩnh Linh được mệnh danh là tuyến lửa. Nhân dân tuyên lửa làm thơ- Tên một tuyển tập thơ. Nhà thơ Chế Lan Viên Viên đã viết bài tựa giới thiệu tuyển tập thơ này.
  Nghĩa vụ Tổ quốc, trách nhiệm công dân, tất cả là một nên thơ họ viết ra đồng lòng, đồng ý với quảng đại công chúng.
2/ Tiếp cận các sáng tác của họ ông có nhận ra những điểm chung của thế hệ các nhà thơ Quảng Bình này khi sáng tác là gì không? Có phải họ đều viết rất hay về chiến tranh, về quê hương,  về cát, về biể , đặc biệt là về mẹ.
Đúng vậy. Họ viết hay về chiến tranh yêu nước và về quê hương mình.
Lê Thị Mây, Lâm Thị Mỹ Dạ… có nhiều bài hay về làng quê mình:

3/ Nhắc về điều này chúng ta có thể minh họa bằng một số những bài thơ tiêu biểu  nào của các tác giả
Bức tường vỡ đôi của Trần Nhật Thu, Khoảng trời hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ…

Lâm Thị Mỹ Dạ

KHOẢNG TRỜÌ HỐ BOM

Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Ðể cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Ðánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom...

Ðơn vị tôi hành quân qua con đường mòn
Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái
Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá
Tình yêu thương bồi đắp cao lên...

Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em
Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ
Ðất nước mình nhân hậu
Có nước trời xoa dịu vết thương đau

Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất
Ðêm đêm, tâm hồn em tỏa sáng
Những vì sao ngời chói, lung linh
Có phải thịt da em mềm mại, trắng trong
Ðã hóa thành những làn mây trắng?
Và ban ngày khoảng trời ngập nắng
Ði qua khoảng trời em
- Vầng dương thao thức
Hỡi mặt trời, hay chính trái tim em trong ngực
Soi cho tôi
Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài?

Tên con đường là tên em gửi lại
Cái chết em xanh khoảng-trời-con-gái
Tôi soi lòng mình trong cuộc sống của em

Gương mặt em, bạn bè tôi không biết
Nên mỗi người có gương mặt em riêng!

(1972)
(Khoảng trời hố bom)

Trần Nhật Thu
Gió thế này…

            "Có bao giờ hết nỗi buồn vô duyên"
                        HÀN MẶC TỬ

Gió thế này đò có chèo không em?
Hay đang đợi bên bờ sông lạnh
Chiều thứ bảy anh mong trời hửng nắng
Dù biết nỗi mong này là vô duyên

Gió thổi bốn bề, anh ngồi sao yên
Khi biết em phải qua một dòng sông lạnh
Trời đổ mưa, chắc là ba đang bận
Có ai về đón em lên không?

Thương em như lửa đốt trong lòng
Anh ngước nhìn buổi chiều mây đen vần vụ
Ước làm sao trời thôi mưa, thôi gió
Để con đò em qua sông bình yên.

Mưa, mưa hoài có ướt áo em không?
Đường đi trơn, nhớ bấm chân, kẻo ngã
Em búi tóc gọn lên, đừng để bay như thế
Đừng để bay, như thế. Nỗi buồn ơi!

Hết trông mây anh lại nhìn trời
Đoán hướng gió và mong trời hửng nắng
Ơi cái bóng nhỏ nhoi bên bờ sông lạnh
Hun hút gió mưa này. Đò có chèo không em?
(Trần Nhật Thu)

T ình Yêu
Thế nào là tình yêu
Em cũng không biết nữa

Từ bao giờ anh đến
Cát mềm không dấu chân
Chỉ khí trời và lửa
Và mây trôi tần ngần

Chỉ có anh và em
Như trăng vùi trong cỏ
Vừng ánh sáng lăn qua
Giọt nước mắt và gió

Sao rắc đầy lên mặt
Cây vặn dáng lưng thon
Chỉ khí trời và lửa
Và vòng tay ôm tròn

Cái vòng tay như quả
Mỗi ban mai nảy mầm
Và trái đất lại trẻ
Như em và như anh

Mỗi ban mai nảy lá
Nở sinh hai con người
Và trái đất lại trẻ
Trong tình yêu muôn đời
Lê Thị Mây


4/ Chúng ta vừa nói đến những điểm chung trong thơ của họ. Còn những nét riêng, nét độc đáo tạo bản sắc cho từng cây bút thì sao?
Trần Nhật Thu nghiêng về trí tuệ, Lâm Thị Mỹ Dạ trữ tình, Lê Thị Mây triết lý, Hải Kỳ đắm thắm, sâu lắng...
5/Trong số các nhà thơ này, theo ông nhà thơ nào tài hoa nhất,
Tài hoa nhất có lẽ là Lâm Thị Mỹ Dạ. Chị viết hay cả về chiến tranh và cả riêng tư.
Những lúc anh khen
Mặt em trẻ đẹp
Là lúc em buồn
Và em thấy ghét...

Một nỗi lo âu
Buốt trong ngực trẻ
Lời anh ngọt ngào
Lòng em đau xé

"Em tôi xinh đẹp"
Xin anh đừng khen
Tình yêu không ở
Trên gương mặt em

Năm tháng cuốn trôi
Một thời con gái
Trên gương mặt em
Nét buồn đọng lại
Em thôi xinh đẹp
Anh còn yêu ai ?
(Em sợ)
6/ Nhà thơ nào viết về quê hương Quảng Bình hay nhất
Trần Nhật Thu - Đồng Hới lại về.
7/ Bài thơ nào ( tác giả nào ) chạm đến nỗi niềm thân phận nhiều nhất, thơ của họ buồn nhất -
Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, Lê Thi Mây:
Em đau đớn dụi tàn hết lửa
Cái nhìn anh thôi nhen nhóm lòng em
Lệ thôi chảy nhoè anh lần nữa

Phải lần nữa em không đánh mất
Số phận mình vào tay áo anh
Vết son chết bơ vơ trăng mật
(Cô độc)
Đi qua tôi nỗi buồn
Như một lần tôi nghe còn run rẩy
Chim vừa bay mận chín áo mùa đông

Đi qua tôi tình yêu
Như một lần không kịp hái ngẩn ngơ
Chợt ngoái lại hoa nở cho ngày khác
(Đi qua)
        
        
Bây giờ chỉ một mình ta
Một mình ta với bao la một mình
Bây giờ chỉ một trái tim
Một mình tung hứng, một mình vết thương
Khóc ta hạt bụi vô thường
Mai kia tìm chốn cội nguồn nghỉ ngơi
Cười ta cũng một kiếp người
Cây sầu đông lá ngoài tươi trong vàng
Ai tìm ai giữa mênh mang
Chỉ còn mây trắng giăng hàng khuất che
Một mình lắng, một mình nghe
ơ kìa cái cõi - đi - về gang tay!
Một mình cho hết đêm nay
Ta ngồi với chúa ôm đầy nhân gian.
(Một mình)
8/ Tác giả nào có cách viết truyền thống nhất,
Nhà thơ Hải Kỳ.
Lục bát thế nào anh?
Câu thơ sao nữa những thanh trắc bằng...
9/Nhà thơ nào có cách viết hiện đại và có những dấu hiệu cách tân nhiều nhất, Đứng nhất là nhà thơ Trần Nhật Thu. Ông không viết được lục bát. Sau đó là
Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật. Hoàng Vũ Thuật đi quá thành tặc ty, bí hiểm...( Sự khẳng định hãy đợi chờ)
10/Trong số các nhà thơ kể trên có hai nhà thơ nữ. Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ và nhà thơ Lê Thị Mây. Họ đều trưởng thành trong chiến tranh, đều từng là những thanh niên xung phong, đều viết về chiến tranh rất hay. Sự khác biệt và đồng điệu ở hai nhà thơ nữ này là ở chỗ nào vậy ?
Chỉ Lê Thị Mây là thanh niên xung phong hay là đi dân công hỏa tuyến? Lâm Thị Mỹ Dạ tốt nghiệp cấp 3  về công tác tại Hội văn nghệ Quảng Bình cho đến giải phòng miền Nam.
Khác biệt là thơ Mây đầy suy tư thân phận phụ nữ, mất mát; thơ Dạ nặng về tình cảm, trữ tình như đã nói ở trên.
11/ Từ những sáng tác của các nhà thơ Quảng Bình ông có sự so sánh đối chiếu để tìm ra nét khu biệt của thơ Quảng Bình so với những vùng thơ lân cận như Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, hay Huế...
Nên so với Nghệ Tĩnh và Thanh Hóa. Thơ Quảng Bình có nét tương đồng với hai vùng quê trên, nhưng có nét khác biệt là các nhà thơ Quảng Bình vì ở ngay tuyến lửa nên nói sâu hơn nỗi đau của quê hương con người trong cuộc chiến (Bức tường vỡ đôi - Trần Nhật Thu)
P/v: Xin anh nói thêm một chút về anh?
Thời ấy tôi đang là học sinh, làm thơ trên ghế nhà trường. Nhưng chúng tôi cũng đặt cái chung lên trên cái riêng lẻ loi, cô đơn. Tôi viết không nổi lắm!
Tôi nhớ một đoạn bài thơ làm trong năm lớp 8 (đang học cấp 3):
Quân Mỹ chúng bay lũ cuồng ngông
Bay cứ leo thang, cứ vào tròng
Hai trăm quạ sắt phơi xác chết
Quảng Bình anh dũng lửa phòng không!...
(Viết nhân lúc Quảng Bình băn rơi 200 máy bay Mỹ khoảng năm 1967)

Hay bài thơ NGÀY MÙA VUI

Đồng Đại Phong tròn như chiếc nong
Mà cái cặp nong là bờ tre xanh cườm mây trắng
Trong sân ngoài vườn ngập tràn ánh nắng
Phơi lúa vàng giữa trời trưa mênh mông!

Thường xáo động là màu xanh dòng song
Nơi dập dềnh là màu xanh bến nước
Vàng bát ngát là cánh đồng hợp tác
Vui rộn ràng chở lúa giữa đò đông.

Trai gái đùa nhau khoát nước giữa dòng
Cười ra rả chèo đua vui như hội
Công việc xong rồi người quên mệt mỏi
Niềm vui nào cứ mãi lâng lâng!

Mười lăm ngày sao mà qua nhanh
Biết chưa hết tên
Quen chưa hết mặt
Hỏa tuyến lên đường
Mùa còn đang gặt
Chia rồi xao xuyến cả lòng song

P/v : Xin cám ơn anh!


 

Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

Dịch thơ Việt ra thơ Việt (tiếp theo) - Vô lối Nguyễn Khoa Điềm

DịchThơ Việt ra Thơ Việt (tiếp theo) - Dịch Vô lối Nguyễn Khoa Điềm (tiếp theo)
 
        Nguyễn Khoa Điềm

MỘT CON NGƯỜI (1)

 
Kính tặng đồng chí Võ Văn Kiệt
 

`Nguyên bản:
Một người giúp ta trở nên can đảm.
Trong mỗi dự định, hoài bão
Một người giục ta làm lại mình
Cả khi ta cạn kiệt
Ông yêu mọi cái
Có lẽ, trừ cái chết
Ông dám thách thức bạo ngược bằng nụ cười
Khi không còn gì để tin tưởng, ông tin tưởng chỗ mình đứng.
Ông đến với nhân dân không phải một cách tạo dựng
Chỉ vì nhân dân cho ông ánh sáng
Chỉ vì ông không muốn mình là một kẻ côi cút, già nua
Ông sống với dòng chảy lớn.
Ở ông, cái chết không phải là sự kết thúc
Ông là một của những gì vô hạn
Một con người, một đồng lúa, một rừng cây.
(1)   Bài in trên Tạp chí Thơ số 1 &2/ năm 2012

 Bài này nếu đề kinh tặng đồng chí Phạm Văn Đông, đồng chí Phạm Hùng, đồng chí Phan Văn Khải  (nguyên Thủ tướng Chính phủ) và các đồng chí từ Bí thư Tỉnh ủy đến Bí thư Xã ủy, Xóm ủy của Đảng cộng sản Việt Nam đều được.

Nếu viết thế này có thể ra Thủ tướng Võ Văn Kiệt yêu thể thao:

Một con người mê bóng ban
Vẫn làm Thủ tướng Việt Nam anh hung
Cũng như khắc họa Putin - Tổng thống Nga:
Một con người mê ju đô
Sẽ làm Tổng thổng Liên Xô anh hùng!

Dịch ra thơ Việt:

        Đỗ Hoàng dịch:


 MỘT CON NGƯỜI

Kính tặng đồng chí Võ Văn Kiệt

Một người giúp ta nên can đảm
Trong hoài bão, dự án thần tình
Người giúp ta làm lại mình
Cả khi ta kẹt điêu linh giữa trời

Ông yêu hết trên đời hiện hữu
Cõ lẽ trừ chết yểu  - không yêu.
Nụ cười ông – Thách quạ diều
Chỗ ông đứng chính là điều ông tin.

Với nhân dân chẳng tìm lách ghế
Ánh sáng dân muôn thế trao ông
Tránh già, côi cút đám đông.
Sống hiên ngang với dòng chảy to.

Ở ông chết, không lo kết thúc
Người ghét ông đừng chực điều này.
Ông là vô hạn từ đây.
Một đồng lúa, một rừng cây, một người.

Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2014
Đ - H
 

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

Mã Giang Lân hai lần dùng vé giả đi tàu Thơ

Mã Giang Lân hai lần dùng vé giả đi Tàu Thơ

Thứ bảy - 05/04/2014 15:30
MÃ GIANG LÂN DÙNG VÉ GIẢ ĐI TÀU THƠ

               Đỗ Hoàng


Lts: Nhóm rượu chúng tôi gồm có  tôi, Nhà văn Lê Sơn, nhà văn Vũ Nho, nhà thơ Trần Hậu, nhà văn Lã Thanh Tùng…thường hay kéo ra quán Bà Tình ở đường Đại Cồ Việt gần trụ sở bộ Giáo Dục, hay quán đậu phụ mắm tôm đường Triệu Việt Vương, các quán có rượu có lòng lợn nhâm nhi.
 Hôm vừa qua đến lượt nhà văn Vũ Nho chịu chi. Vũ Nho vừa viết cho bạn mình đồng tiến sỹ Ấn tượng Mã Giang Lân in trên báo mạng và in cả tạp chí Thơ. Tôi nói vui: - Mà Giang Lân hai lần dùng vé giả đi tàu thơ. Vũ Nho cười hết cỡ, tiếp: - Không phải, anh ta đi lậu vé.
  Đi lậu vé cũng rất hay. Không phải chi Mã Giang Lân mà rất nhiều người đi lậu vé. 
 Tôi gật đầu đồng ý và giữ lý mình: - Lậu vé cũng ông nội, ông cố vé giả.

   
Nhà thơ Mã Giang Lân (phải) \

Thơ Mã Giang Lân từ lâu mọi người quên khuấy rồi, không mấy ai biết đến ông, dù cả trong văn giới. Vừa r
i Hội Nhà văn Việt Nam tặng giải cho cuốn Những lớp sóng ngôn từ nên mới xôm trò. Người ta lại tìm Mã Giang Lân để đọc.
   Hơn 40 năm trước, Mã Giang Lân được giải ba báo Văn Nghệ năm 1969 – 1970 vơi bài thơ Trụ cầu Hàm Rồng. Đó là bài thơ thuộc dòng tuyên truyên cổ động viên trong thời chiến chống Mỹ, nó thấp thơ cổ động viên của Phạm Tiến Duật tới vạn lần.- Phạm Tiến Duật đoạt giải nhất năm đó. Phạm Tiến Duật tuy nằm ở hậu phương nhưng vẫn có mác bộ đội Trường Sơn. Còn Mã Giang Lân là anh sơvin chay, như nhiều người khác ở trong hầm, ngủ trên giường, ngoài hậu phương hô hào đánh giặc.
Bài Trụ cầu Hàm Rồng là một bài rất kém thi pháp – nghệ thuật thơ, nó còn thua xa bài về Rau má phá đường tàu Thanh Hóa. Bài vè Rau má còn được các nhà giáo dạy ở trường Nguyễn Ái Quốc trước đây (nay là học viện Hồ Chí Minh) làm dẫn chứng cho bài học Logic học hoặc các phép quy nạp, diễn dịch…
Cái cầu con gọi là cầu bố
Mấy cây lô nhố mà gọi là rừng…
Bài Trụ cầu Hàm Rồng ca ngợi một chiều, nói lấy được.

Tru cầu Hàm Rồng
 
Đạn hai mươi ly bắn thủng xi măng
Bom tấn ép bẻ cong cột sắt
Tên lửa nổ thép già thành nước
Trụ cầu Hàm Rồng chỉ làm bằng cốt sắt xi măng

Tinh mơ giặc ném bom
Tên lửa tầm xa phóng vội
Không ngày nào bọn cướp trời không tới
Không đêm nào bình yên

Cứ thế suốt bốn năm
Trụ cầu Hàm Rồng chỉ làm bằng cốt sắt xi măng

In xuống dòng sông
Là màu đỏ lá cờ
Như mặt trời mới mọc
Là lửa hàn nở trên từng thanh sắt
Những nụ cười công nhân
Những khẩu pháo phòng không
Một niềm đợi giặc
Các chiến sĩ cất cao tiếng hát
Mênh mông

In xuống dòng sông
Là những đoàn tàu vận tải
Những đoàn xe chuyên cần nhẫn nại
Cứ thế suốt bốn năm
Trụ cầu Hàm Rồng chỉ làm bằng cốt sắt xi măng

Trụ cầu ung dung đứng đó
Bọn giặc lái bị bắt qua đây cúi đầu run sợ
Cứ thế suốt bốn năm
Trụ cầu Hàm Rồng chỉ làm bằng cốt sắt xi măng


1969
Bài thơ trên đã được nhận giải ba cuộc thi thơ báo Văn nghệ (1969-1970)
Nguồn: Về một cây cầu, NXB Hội nhà văn, 2010.
 

 Mã Giang Lân là giáo sư văn học mà không hề học cách nói của ông cha về nghệ thuật thơ ca – nói một hay mười:
Ước gì sông rộng tày gang
Bắc cầu giải yếm cho chàng sang chơi
(Ca dao)

M
ã Giang Lân (ngoài trái)
   Trụ cầu Hàm Rồng vừa giả tứ, giả tình, vừa tuyên truyền nặng nề, ca ngợi khập khiễng. Nó là một thứ thơ gượng, giả, sến, sơ sài…nở rộ trong chiến tranh chống Mỹ.
  Mã Giang Lân đã cầm cái vé giả này lên tàu Thơ và ngồi yên ôn ba bốn chục năm nay.
  Trụ cầu bằng sắt thép xí măng thì bom Mỹ không phá được là lẽ đương nhiên, việc không cần phải bàn.Trụ cầu dải yếm, trụ cầu quần lót, trụ cầu rau má Mỹ không phá nỗi Thanh Hóa, Việt Nam mới là thần thánh!
Nếu Trụ cầu Hàm Rồng có thể viết như thế này thì dễ thuyết phục hơn:
Hàm Rồng con gái đảm đang
Trụ cầu dải yếm trói chàng Giôn xơn
Hàm Rồng con gái căm hờn
Trụ cầu quần lót mồ chôn Huê Kỳ
Hàm Rồng phụ nữ gan lỳ
Trụ cầu Rau Má mãi ghi sử vàng!
  Sau đó Mà Giang Lân viết nhiều về quê mình nhưng đều là cách viết của người đứng ngoài cuộc nhìn vào với cái nhìn cũng không ra tình cảm, cũng không ra nhạt nhẽo với nhiều kiểu viết không thuyết phục, có thể là nhiều người không tin được:
Tôi thao thức trong ngôi nhà đang thao thức
Cánh đồng vụ gặt
Bàn tay tôi còn đậm hơi bùn
(Mùa trăng trong tập Một tình yêu như thế)
 Chưa nói đến những câu trên kia không phải thơ, những câu nói quá bình thường, không nói là tầm thường. Mà cách nói vống lên không ai tin được.
Anh có thao thức thật không? Bằng chứng nào cho biết anh thao thức thật?
 Bàn tay anh còn đậm hơi bùn thật không? Bằng chứng đâu? Ảnh hoặc dầu vân tay?
  Một ông Mỹ ở bên Mỹ có thể viết những câu như thế. Một người học tiếng Anh 5 tiết có thể viết như thế.
 Sau khi viết những câu thơ mà người nước ngoài học một tiết tiếng Việt làm thơ Việt thì Mã Giang Lân lại viết những câu dài ngoằng, dài ngoẳng (câu trên dưới 14 từ) như cái lúc lắc của con trâu đi lỉa gỗ mấy ngày trong rừng cứ tè ra không dứt.
Bội thu những trận mưa tầm tã đêm qua
Bội thu những ngày chói chang không một làn mây không một ngọn gió
Bội thu những cánh đồng khô cằn đòng đòng lấp lóa
Bội thu những tiếng cười héo hắt chiều hôm
(Gọi mùa màng)
 Bội thu người ta thường dung chi cánh đồng lúa được mùa, quá nữa thì bội thu tiếng cười, bội thu niềm vui, chứ ai lại đi viết bội thu những trận mưa tầm tã, bội thu tiếng cười héo hắt chiều hôm. Viết đã không có tí gì gọi là chất thơ, lại rất phản cảm, vừa vô tình hỡi ai, vừa lạnh nhạt, vừa không đúng văn chương, văn cảnh chút nào.
  Mà Giang Lân cố viết mới không ra mới, cố hiện đại không ra hiện đại và khi viết cũ thì eo ôi cũ như hoang mạc trái đất:
mới sớm ra chợt giật mình
chợt mây, chợt gió, chợt thình lình thu
(Thu năm 2013) – In trên tạp chí Thơ số 1&2 năm 2014
  Trong viết lục bát duùg từ láy là một nghệ thuật, gieo vần chữ đầu từ láy cũng nâng lên một bước nghệ thuật. Dùng lưu lượng vừa phải thì hay, dùng nhiều thì nó thành xiếc chữ. Việc này không mới. Trong Sơ kinh tân trang của Phạm Thái và trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du, hai cụ đều dùng nhưng dùng rất ít:
Buồng không lặng ngắt như tờ
Dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh
(Đoạn trường tân thanh – Nguyễn Du)
3254 câu lục bát mà Nguyễn Du chỉ dùng độ một hai lần.
 Bài Thu của Mã Giang Lân chỉ 16 câu lục bát mà dùng đến gần hết lượt:
bây giờ đăm đắm một điều
còn bao thu nữa có nhiều nhặn không…
(Thơ đã dẫn)
 
*

  Tôi gặp nhà thơ Mã Giang Lân hai lần, một lần tham dự cuộc bào về luận án tiến sỹ của một nghiên cứu sinh. Ông ngồi trên ghế người chấm điếm. Tôi nhớ trên ghế ấy có Hà Minh Đức, Phương Lưu nữa . Một luận án tiến sỹ không phải Giấy mà là Tiến sỹ Bò đúng nghĩa. Các giáo sư lừng danh đều cho điểm 9 và 10 giống như các giám khảo cho điểm Bước nhảy Hoàn vũ hôm nay vậy(!)
  Thời ấy giáo viên, giáo sư gì cũng khó khăn, thôi thì một cách làm thêm không đến nỗi tội tàn. Nhưng thật tội tàn là cái anh Tiến sỹ Bò ầy được cất nhắc nhờ có tầm vế giả Tiến sỹ ấy vào cơ quan lãnh đạo Văn học. Không nói thì cũng biết rồi! Cũng như bên thơ, có nhiều kẻ làm phi thơ ca đoạt được giải thơ được bổ sung vào cơ quan quản lý văn nghệ thì nguy hại không thua các tiến sỹ bò bên thầy Lân!
 Lần thư hai tôi gặp Giáo sư Mã Giang Lân ở một cuộc hội thảo văn học nào đó. Ông nói với tôi và một vài nhà thơ đứng quanh:
   - Mình làm mảng thơ hiện đại, các anh có thơ gửi cho mình kẻo mình không tìm đọc hết được.
  Tôi rất cảm kích lời nói của ông.
Và tôi quan sát ông trong khoảng đứng rất gần. Giáo sư Lân vóc người gọn nhỏ, hơi mảnh khảnh. Gương mặt hiền lành, có tâm. Ở ông toát lên sự đức độ, khiêm nhường của một nhà thơ và một người làm nghiên cứu khoa học giáo dục. Nhiều người dạy học lâu năm hoặc ở ngành giáo dục đều có dáng dấp này!
                     
  Tôi quên khuấy đi không gửi thơ cho ông. Sau đó đọc trên tạp chí Thơ của Hội Nhà văn thấy ông khen nhiều người nhưng tôi không thích ông khen một câu thơ không ra thơ, tế không ra tế, phú chẳng là phú của một tác giả nữ. Thôi khen chê thi muôn vẻ, thích thì khen, không thích thì chê, nhưng phải đúng. Câu thơ không phải thơ mà khen thì nguy hại vô cùng.
  Ông khen như vậy nên ông mới viết Những lớp sóng ngôn từ như vậy.
 Tập thơ của ông không thể gọi là thơ, nó là một loại Vô lối  - phi thơ ca đang thịnh hành chúng ta nên bỏ quên trên văn đàn và trong trí nhớ. Mã Giang Lân đã vô tình hoặc không vô tình hai lần dùng vé giả đi tàu Thơ.

                                         Hà Nội, ngày 5 -4 -2014
                                                 
       Đ -H

Đám hiếu Văn Linh

Đám hiếu Văn Linh

Chủ nhật - 06/04/2014 13:48
       
ĐÁM HIẾU VĂN LINH

          Đỗ Hoàng
  Tháng trước, anh Hữu Phương, Chủ tịch Chi Hội Nhà văn Việt Nam tại Quảng Bình điện cho tôi nhờ tôi làm Trưởng Đoàn Nhà văn Quảng Bình đi viếng đám tang nhà văn Văn Linh. Anh có nói là có nhờ nhiều nhà văn Quảng Bình khác nhưng họ bận công tác nên mới nhờ tôi. Tôi nhận lời ngay. Anh nói thêm đến chô này chỗ kia lấy tiếng phúng viếng. Tôi bào không cần. Nhằm nhò gì  hai ba trăm tiền mua vòng hoa và tiến phúng mà phiến đến anh em ở quê. Mặc dầu tôi ở 30 năm Hà Nội chỉ chơi thân với anh em Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa. Giờ an hem nhà văn quê hương mà lại thối thác!
 Tôi biết nhà văn Văn Linh quê ở Hà Tĩnh nhưng anh sống và viết, lấy vợ Quảng Bình nên Quảng Bình coi anh là đồng hương. Hơn nữa tôi chơi thân với con trai anh, chàng tên là Trần Hoài Linh hay Trần Tùng Linh gì đó. Tôi cứ hay gọi là Linh.
 Tôi phải gọi thêm mấy anh chị em là học viên lớp viết văn bồi dường kỹ năng sáng tác mà tôi dạy để cho đông người kẻo mình tôi đơn chiếc quá!
  Đám tang Văn Linh tổ chức ở Bệnh viên 354 Quân đội. Sắp vào lễ chỉ lưa thưa vài người. Nhiều anh em ở Nghệ Tĩnh đến viếng. Tôi gặp các cụ bát tuần đang đàm đạo ngoài sân.
   Một vị nói: - Văn Linh viết chương nào Mùa hoa dẻ đều đưa tôi đọc, vì tôi lúc đó là Bí thư Chi bộ Đại đội. Chương nào tôi cũng khen. Sau đó nghe Tô Hoài khen nên tôi tin là tôi khen đúng. Nhưng không hiểu sao trên lại cấm. Thời ấy mà, mình không hiểu sao.
  
     Trung t
ướng Nguyễn Quốc Thước
    Người kể việc ấy là Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4 lừng danh. Ông ra ở Hà Nội với con cái và đi đưa tang Văn Linh.
 Và cái án Mùa hoa dẻ tuy không nặng nề như Nhân văn – Giai phẩm nhưng đời thực và đời văn của Văn Linh cũng vô cùng lao đao. Đau nhất là sau này anh Văn Linh viết rất nhiều, rất dày nhưng không có cuốn nào bằng Mùa hoa dẻ và Quân đội ta nuôi cả một đội ngũ đầy cấp tướng, cấp tá cũng đầy bỗng lộc nhưng cũng không ai viết được cuốn nào như Mùa hoa dẻ. Những Mặt trận trên cao, Vào lửa của Nguyễn Đình Thi, Vùng trời của Hữu Mai, Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu và sau này …đều là những tác phẩm cấp thấp không hơn một bài báo phóng sự người tốt việc tốt. Tiếc l
m thay. Mặcdầu M ùa hoa dẻ mới vỡ vạc tiểu thuyết người lính mà đã bị bóp chết.
  Tôi vừa ra khỏi nhà tang lễ gặp nhà văn Đào Thắng đang đứng co ro trước cổng, tôi nói ;
       -  Vắng quá tiên sinh ạ.
Anh Thắng cười đau khổ:
-         Họ sợ ma Mùa hoa dẻ.
 Đến bây giờ mà còn sợ Mùa hoa dẻ nữa thì nước này đừng có làm văn chương tốn tiền dân! – Tôi nghĩ thế!

                                                                                             Hà Nôi, ngày 6 – 4 -2014
                                                                     

Thơ Nghệ sỹ Ưu tú Kim Chi

Thơ của Nghệ sỹ Ưu tú Kim Chi

Thứ bảy - 05/04/2014 15:47
  
Nghệ s ỹ Ưu t ú Kim Chi sáng tác nhi ều thơ. Th ơ ch ị đ ầy n ỗi ni ềm b ăn kho ăn tr ă tr ở tr ước nh ững b ức xúc c ủa x ã hội. Nhi ều gi á tr ị tinh th ần, v ật ch ất c ần xem l ại, nhi ều ph ẩm h ạnh c ần b àn ti ếp. Xin gi ới thi ệu b ài th ơ m ới c ủa ch ị

THƠ KIM CHI
Kim Chi
 

   ĐẦY TỚ NHÂN DÂN

M ình l à đầy tớ nhân dân
H ết lòng ph ục v ụ có cần chi đ âu
V ậy m à h ọ gọi mình sâu
Nói mình tham nh ũng ôi đau qu á tr ời
V ì d ân cống hi ến m ột đ ời
L ấy m ư ời ng àn t ỷ l ãi l ời bao nhi êu
V ậy m à họ ch ẳng bi ết đi ều
Gi ận ghe nh ưng l ại triots y êu d ân r ồi
Gh ế tat a nh ất đ ịnh ng ồi
Đ ứa n ào n ói l áo ta th ời cho ti êu
Ta quan nh ất ph ẩm đ ầu tri ều
Vua c òn ph ải s ợ ai li ều  ch ống ta?

NSƯT Kim Chi đã k ý
Kính tặng Thầy Đỗ Hoàng