Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Thanh Tâm Tuyên - "Ông tổ" thơ Vô lối Việt Nam ?


THANH TÂM TUYỀN – “ ÔNG TỔ” THƠ VÔ LỐI VIỆT NAM ?


Thanh Tâm Tuyền tên thật là Dư Văn Tâm, sinh năm 1936 ở Nghệ An, chết năm 2006 tại Mỹ, di cư vào Nam năm 1954, di cư sang Mỹ theo diện sỹ quan HO sau năm 1975. Dư Văn Tâm  đi lính ngụy Sài Gòn lên đến cấp đại úy Tâm lý chiến. Ông có tập thơ Tôi không cố độc, được coi là thơ tự do đầu tiên ở miền Nam thời tạm bị chiếm. Đó là loại Vô  lối không có gì mới nhưng được hai phía Nam, Bắc Việt Nam tung hê. Ngay năm 2006, tạp chí Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam (phe Cộng sản) đã giới thiệu một chùm thơ của Thanh Tâm Tuyền.
Bài thơ Liên những bài thơ tình thời chia cách trích sau đây ở trong chùm ấy.
 Bài Vô lối này toàn là những câu nói dở hơn câu nói thường và câu văn xuôi. Ví dụ: anh trở dậy đọc thơ Nguyễn Du/ em làm con tin ở một thế giới/ mỗi bậc thềm cửa đóng/em đi không nón không áo choàng…
Những câu vô nghĩa:  không thể được/ nổi loạn…
Đặt tựa đề Liên những bài thơ tình thời chia cách dài như văn Tây, viết câu Sự em có mặt cần thiết như những sớm mai dài như câu văn Tây mà theo tiếng Việt thì thừa chữ, thừa lời, thừa ý.
Sử dụng âm Hán Việt một cách sống sượng thiếu chọn lọc: Sự em có mặt cần thiết như những sớm mai/ Sự vắng mặt của em và bãi biển mùa đông…
 Chữ  “sự” đã được Việt hóa. Nguyên chữ Hán nó có 3 nghĩa 1 – việc 2 – việc làm 3 – thờ (tử sự phụ mẫu – con thờ cha mẹ). Sự em có mặt nghe rất chối tai. Tại sao không viết: Việc em có mặt?
  Đây là  một trong những loại bài Vô lối rất vô lối của Thanh Tâm Tuyền. Nó thực sự phi thơ ca.

 
    THANH TÂM TUYỀN



LIÊN NHỮNG BÀI THƠ TÌNH THỜI CHIA CÁCH (1)

I

Sự em có mặt cần thiết như những sớm mai
(nếu đời không có những sớm mai)
Anh trở dậy đọc thơ Nguyễn Du
những câu lục bát buồn rưng rưng cuối đường của một ngày
chợt anh muốn viết tặng em
không thể được
em làm con tin ở một thế giới
mà lòng sầu héo là một trọng tội
anh muốn viết lời thơ thật tự nhiên
như câu chuyện buổi còn gặp gỡ
như khoảng trời đơn sơ sau cửa sổ
anh gọi thầm một mình
trong giấc mơ phủ làn tóc biếc
anh biêt anh gọi thầm một mình

II

Sự vắng mặt của em và bãi biển mùa đông
thành phố đau từ mỗi cột đèn
mỗi bậc thềm cửa đóng
em đi không nón không áo choàng
mưa tầm tả
những cửa sổ đêm muốn hé ra
nổi loạn
và mắt em mặt trời cỏ hoa với môi anh đằm thắm
và rực rỡ nhớ thương

(1) Bài in trên Tạp chí Thơ năm 2006

 Đỗ Hoàng 

DỊCH:

THƠ CHIA XA

I
Có em như những sớm mai,
Cho anh trở dậy đọc tài Nguyễn Du.
Những câu lục bát buồn ru,
Anh muốn viết tặng nhường như khó làm
Em con tin một địa đàng,
Mà lòng sầu héo đã mang tội đồ.
Anh cố viết những lời thơ
Như câu chuyện cổ bất ngờ gặp nhau.
Khoảng trời cửa sổ nhạt màu,
Một mình anh gọi mơ đau tóc thề!

II

Em đi mùa lạnh biển mê,
Cột đèn, thềm phố tái tê nỗi buồn.
Em đi không nón áo buông,
Mưa tầm tả cửa, đêm tuồng hé ra.
Mắt em trời thắm cỏ hoa,
Môi anh nồng cháy vỡ oà nhớ thương!

Hà Nội ngày 25 - 9 – 2006
Đ - H

Tạp chí Nhà văn & Tác phẩm - Cải lão hoàn già khú

Tác phẩm và Nhà văn cải lão hoàn già khụ

Thứ hai - 30/09/2013 13:40

 TÁC PHẨM VÀ NHÀ VĂN CẢI LÃO HOÀN GIÀ KHÚ


                      Nguyễn Hoàng Đức

 
Tạp chí Nhà văn & Tác phẩm số một vừa ra, như vậy từ tháng 5 năm 1969 đến nay nó đã 5 lần thay tên với 4 cái tên: Tác phẩm mới, Tác phẩm văn học, trở lại Tác phẩm mới, rồi Nhà Văn, và mới đây 2013 là Nhà văn và Tác phẩm.
 
Điều đó nói lên cái gì? Rõ ràng, nội hàm của tạp chí là muốn trưng tác phẩm mới ra, vậy tại sao nó cứ loay hoay thay xoành xoạch tên gọi? Ai chẳng biết “Danh chính thì ngôn thuận” hay như người phương Tây nói “đá lăn không xanh rêu”, các giá trị của vũ trụ và con người được đo bằng thời gian, vì thế người ta mới coi rẻ loại phù du vừa sinh đã tử, cũng như các loại thơ ngắn chưa có khả năng triển khai đã vong. Người Việt có câu “Ngựa hay phải chạy đường dài”, ngựa hay mà chạy trong sân, nhà thơ mà làm vài câu ngắn tũn thì chỉ có ở các nước nhược thiểu mặc dù to đùng chiếm gần ¼ loài người như Trung Quốc nhưng khi triết gia Hegel nói “Dân tộc không có sử thi như Trung Quốc thì chẳng thể là dân tộc lớn”, chính vì mặc cảm to xác bé tâm hồn mà mấy chục năm qua các cơ quan văn hóa Trung Quốc đi tìm sử thi khắp các hang cùng ngõ hẻm mà không thấy. Tùng bách mà mọc trong chậu cảnh bé tẹo như đồ chơi trẻ con thì tính làm gì?

Minh ho
ạ bôi bac
Nhà văn Khuất Quang Thuỵ thành con ngáo ộp


Vạn vạn bài thơ vụn dù xuất sắc thời Đường, được các chuyên gia hiện đại Tàu gọi là “những mảnh vụn lấp lánh”, đấy là đồ chơi tức cảnh sinh tình kiểu trẻ con bứt lá chơi đồ hàng chứ ai gọi là tác phẩm có kiến trúc về văn học. Hơn sáu mươi năm qua, người Trung Quốc đã bỏ thơ mà bắt tay vào tiểu thuyết, giờ họ đã có 2 giải Nobel là Cao Hành Kiện và Mạc Ngôn. Thử hỏi họ cứ say sưa đua nhau làm thơ vài câu “thổn thức vặt” thì đến mùa quít nào mới có giải Nobel. Người Việt hãy nhìn vào đấy, chẳng là tấm gương sao, thơ Việt lần bước theo thơ Tàu từ Nguyễn Du trở đi đến những bài “nhỏ như lá đánh rơi” đừng có hy vọng ảo tưởng ba thứ văn học bỏ túi khú khí khen nhỏ gọn. Một anh du kích trong thời chiến nhỏ gọn để luồn sâu người ta còn thông cảm. Nhà giầu đi nghỉ mát mà đồ đạc ít không bõ người ta khinh. Tại sao? Vì giá trị tài sản cũng là cái phản ánh giá trị con người. Một giàn hỏa tiễn vượt đại dương sao có thể có bệ phóng bé tí như chuồng gà?! Vì thế hỡi mấy anh hủ nho đồ gàn đừng có chúi đầu tự tôn vào mấy vần thơ còi trong túi. Phi trong sân không thể là ngựa mà chỉ là mấy con vịt bầu! Hãy chắc chắn điều đó! Và không thể cãi được điều đó đâu!

Chúng ta đang bàn về phương ngôn chắc chắc nhất của nhân loại. Đó là “Nhìn đường trường biết sức ngựa. Nhìn thời gian biết giá trị vạn vật”. Người phương Tây tóm tắt trong một câu “Thành La Mã không xây trong một ngày”. Một chiếc huy chương chạm khắc tinh xảo nhất khoát đòi nhiều thời gian. Tác phẩm bằng đá tạc cả năm nhất khoát hơn tác phẩm đắp tuyết trong 15 phút. Một bản giao hưởng với tài năng phát triển và biến tấu phải hơn bài thơ đoản ca có độ dài của con phù du. Vậy trong hơn 50 năm tạp chí Tác phẩm mới phải đổi tên 5 lần là cớ làm sao? Đó có phải chính là phương châm làm ăn ma cà chớp của cửa hàng mậu dịch? Tất cả mọi công ty tư nhân, người ta đều tìm cách có thương hiệu, xây dựng thương hiệu, gìn giữ thương hiệu, bảo vệ thương hiệu, rồi nâng cao thương hiệu… Đó mới là làm ăn chân chính. Sự chân chính đó bắt nguồn từ vốn tư nhân, đồng tiền người ta đổ mồ hôi sôi nước mắt, nên người ta biết quí trọng nó. Nhưng còn tiền nhà nước, như người Việt nói “cha chung không ai khóc” thì cứ tiêu vô tội vạ, tiêu làm sao càng rót ăn chia nhiều vào túi cán bộ càng tốt. Rồi văn thơ đăng cho đồng chí, đồng hương, bồ bịch của mình, nó xuống cấp giảm giá trị thì đành thay tên để mong mồi chài một danh dự mới.
      

Mịnh hoạ ăn cắp ở Diễn đàn Văn nghệ Vi ệt  Nam v à báo V ăn nghệ.   
   
Tạp chí Nhà Văn và Tác phẩm ra lò nhằm mục đích gì? Tất nhiên để cải lão hoàn đồng. Nhưng nhìn một cái thấy ngay những khuôn mặt “cúng cụ”, hay nói theo ngôn ngữ của chính dân văn chương “những bộ hài cốt quốc doanh”  lại chềnh hềnh duyệt binh trên thảm đỏ trải sẵn cho mình. Những khuôn mặt chỉ còn là bã của cái “biết rồi khổ lắm nói mãi”. Nhìn vào đây, nhân sự kiện này, tôi muốn đưa ra một suy tư về thói quen già cả lẩm cẩm của một nền văn học không chịu về hưu của các cán bộ văn học nghiệp dư.

Trước hết như người Tàu nói “Dùng đồ thì phải dùng đồ mới, dùng người thì phải dùng người cũ, bởi vì đồ mới thì tốt, còn người cũ thì biết việc”. Lãnh đạo trên toàn thế giới nói chung thuộc về tay những người già (đây là số liệu và nhận định chắc chắn), nhưng đó chỉ là lãnh đạo quản lý thôi, chứ còn lao động sáng tạo không bao giờ thuộc về những người già cả.
     


Minh hoạ xấu như bãi phân trâu  bôi lên trang báo
 

Thi hào Goethe nói “Sự cấp tiến ở tuổi già là biểu hiện cao nhất của mọi sự điên rồ”. Đúng vậy, người già có thể dùng kinh nghiệm lâu năm để làm lãnh đạo, nhưng sáng tạo là phạm trù của cái mới đòi tươi rói tinh khôi, càng nhiều kinh nghiệm thì càng hỏng, giống như ái tình run rẩy hồi hộp khám phá của tân nương với tân lang. Vợ chồng già “con ong đã tỏ đường đi lối về” thì còn gì rạo rực nữa.

Các chuyên gia xã hội học nhất khoát: tuổi già là tương lai đã ở phía sau. Với tuổi già làm gì còn khát vọng hay dự án?! Ông bà già đi vệ sinh mà con cháu không phải giúp đỡ đã oai lắm rồi. Tuổi già là sống ngày nào hay ngày đó, theo kiểu “già được bát canh”. Nhà thơ Lê Đạt lúc sống có viết: Chữ bầu lên nhà thơ, không có chữ nữa thì thôi là nhà thơ. Thôi là nhà thơ lâu quá thì nhà thơ đã chết, họ phải được chôn cất để giữ vệ sinh cho cộng đồng.

Văn hào Dostoievski còn viết cực đoan hơn: Sống quá bốn mươi tuổi là bẩn thỉu, đê tiện và vô nhân cách. Riêng tôi đã sống qua bốn mươi tuổi tôi vẫn nói thế. Ý của văn hào là: tuổi càng cao nhiệt huyết của người ta giảm, sự ươn hèn gia tăng, cái đẹp giảm. Và con người nên lưu ý việc này!

Vậy thì người già cần phải được nghỉ hưu. Quả nho chín, nó lên men thành rượu nhưng nếu để nó chín nẫu sẽ sinh vi khuẩn mốc làm hại cả thùng rượu. Sáng tạo của những người già không chịu về hưu là thứ nho không lên men nữa. Việc này không chỉ thể hiện qua tạp chí mà còn thể hiện trong đời sống của Hội Nhà Văn. Tất cả hội nghị, mấy ông già lên nói trước chẳng có gì mới đã thế câu giờ không còn thời gian cho ai nữa. Đã thế lên nói là khoe chữ nào Ấn tượng, nào Hậu hiện đại… nhưng than ôi người già như thế chưa làm được câu nào hiện đại cũng làm sao cách tân ở cái tuổi chín mõm được. Nhưng các ông vẫn nói theo kiểu “xuất” được nói “được ăn, được nói, được gói mang về”. Có ông lên còn ngang nhiên nói sai chủ đề mong quảng cáo cho công ty nào đó.

Văn vẻ “biết rồi khổ lắm” của các cán bộ già hấp dẫn thế nào? Có một câu chuyện thật: Vua Tây Ban nha kia hay ngoại tình lắm. Mà làm vua muốn ngoại tình thì dễ như người ta thò tay vào túi, quyền ư ông sẵn là vua lại chẳng có quyền à, tiền ư ông sẵn ngân khố quốc gia lại thiếu ư, ông hấp dẫn ư chẳng phải những lời ton hót đã có mẫu ghi sẵn… Hoàng hậu tức lắm than với vị giám mục. Vị Giám mục cứ gặp nhà vua là khuyên bảo dai như chão. Nhà vua liền mời vị Giám mục ở lại ăn cơm với gà quay. Hôm sau cũng ăn gà quay. Vị Giám mục xuýt xoa khen ngon. Nhà vua mời cả tháng ăn gà quay liền. Đến lúc vị Giám mục la “Lúc nào cũng ăn gà quay làm sao chịu được!” Nhà vua bảo: “Đấy, gà quay ngon nhưng ăn mãi còn ngấy. Hoàng hậu dù đẹp như gà quay, ăn mãi làm sao không ngấy?!”

Đấy là món gà quay được ví với hoàng hậu. Còn văn chương của mấy bác già bám trụ tem phiếu nhà ta chỉ là đậu phụ hay rau cỏ thôi, ăn mãi rát ruột và héo hon lắm. Người Việt có câu: trong mọi ngành nghệ thuật chỉ có ngành múa là các lãnh đạo già nua không xí chỗ được của diễn viên. Tại sao? Vì diễn viên thì phải trẻ, và ăn mặc hở hang không thể úm ba la che dấu được. Vì thế mũ cao áo dài đòi trà trộn lộ ngay!

Người Việt nói “tre già măng mọc”, “trẻ cậy cha già cậy con” , rồi “con chị nó đi con gì nó lớn”, tạp chí Hội nhà văn sao có tương lai nếu chưa từng biết nhường cho lớp trẻ, già cả, sức vóc có hạn, học vấn cao nhất là tráng men cấp cứu ở trường Nguyễn Du do nhà nước ban ơn cho “chẳng nhẽ đi rừng rú bưng biền mãi về lại tay trắng văn hóa và chữ viết”. chính thế mà tạp chí không có sức sống phải đổi tên liên tục, tưởng “cãi lão hoàn đồng nhưng cũng chỉ hoàn già khú thôi”.

Để trẻ hóa, về sinh vật học cho đến nay người ta chỉ tìm cách tác động vào bộ phận sinh dục. Vì văn hóa thấp, tri thức ít, tư tưởng lại để quên nơi chân trời, nên các nhà văn Việt chủ yếu viết xoay quanh tình dục, cũng là vốn tự có trời cho. Máu trong cơ thể, một là bơm lên não sẽ sinh trí tuệ và tư tưởng, hai là bơm xuống thận sẽ sinh dục vọng quanh quẩn màn the. Người Việt nói “khôn đâu đến trẻ khỏe đâu đến già”, cũng là cách nói, trí tuệ thuộc về người già, còn sinh lý thuộc về giới trẻ. Tuổi đã già các bác nhà văn cứ tìm cách tác động vào bộ phận sinh dục làm gì? Nên nhớ càng tác động mạnh vào bộ phận sinh dục càng dễ lăn quay. Chớ nên làm gì trái tự nhiên! Tự nhiên là tuổi đã già cũng nên được nghỉ ngơi về hưu. Chớ thấy bở mà đào mãi. Người Tàu có phương ngôn “Lúc già mà không đem cái mình biết mà dạy thì khi chết chẳng ai thương”. “Tiến vi quan, thoái vi sư” già rồi không nên chạy đua lên những trang nhất của văn học nữa, nên biết trèo lên tháp để dạy đời thì hơn. Lộc bất tận hưởng, đừng ăn uống cạn kiệt cả cặn trong bát canh tem phiếu nữa. Đây là những lời “trung ngôn nghịch nhĩ” của tôi. Và không có một lời nào sai sự thật cả. Mong các bác già chia sẻ.

NHĐ 30/09/2013

 

Quả lừa Quốc tế - Hoàng Quang Thuận

Hình ảnh quả lừa Quốc tế

Thứ hai - 30/09/2013 13:57

CHAO ÔI ! NHỤC NHÃ QUÁ ! LẠI MỘT QUẢ LỪA TẦM CỠ QUỐC TẾ NỮA 

“Nhà thơ thần” Hoàng Quang Thuận, Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, các nhà nghiên cứu và các cựu lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam đã bị Đại học Kỷ lục  Thế giới lừa?
T.K.L 
Mấy ngày qua, báo chí trong nước đưa tin sự kiện  trường Đại học Kỷ lục Thế giới trao tặng “bằng tôn vinh giá trị nội dung kỷ lục” cho cuốn sách Thi vân Yên Tử của “nhà thơ thần” Hoàng Quang  Thuận, tại Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử. 
Nghe tên trường “Đại  học Kỷ lục Thế giới” hơi lạ, nên mình quyết tìm hiểu xem trường này ở  đâu và các hoạt động của nó như thế nào. Search tìm trên mạng khá lâu,  nhưng không thấy có bài báo bằng tiếng Anh nào ở nước ngoài nói về  trường này, chỉ có vài bài nói về trường này đều có nguồn gốc từ các  trang web ở Việt Nam. 
Mình đã tìm được website của trường tại đây: http://worldrecordsuniversity.co.uk/
Vào website trường thì thấy có link của 75 nước, từ Âu sang Á, từ Đông  sang Tây, nhưng bấm vào tất cả các link đó, đều dẫn tới một trang duy  nhất là “about us”, tức là thông tin của trường. Đọc nội dung trang này  thì thấy thông tin rất mơ hồ, không phải trường đại học gì cả. Thông tin trong trang này ghi “trường Đại học Kỷ lục Thế giới là một trường đại  học tự quản, được thành lập bởi sự kết nối giữa các cuốn sách kỷ lục  khắp thế giới”. Và những cuốn sách kỷ lục mà họ đã kết nối gồm tên của 6 nhóm sách kỷ lục, trong đó có Việt Nam: Asia Book of Records, Vietnam  Book of Records, Indo-China Book of Records, India Book of Records,  Nepal Book of Records and International Council of Holistic Health. 
Wesite này còn cho biết, đây là trường đại học duy nhất trao tặng bằng  tiến sĩ danh dự cho những người giữ kỷ lục của cộng đồng. Bất cứ người  nào đang giữ sách được cho là kỷ lục cũng có thể làm hồ sơ nộp cho họ,  kèm theo lệ phí $1.000 để họ xem xét, nếu đủ điều kiện thì sẽ trao tặng  bằng tiến sĩ danh dự cho người giữ sách đó. Người nào được trao tặng  bằng tiến sĩ danh dự, có thể sử dụng cụm từ “tiến sĩ” trước cái tên của  mình vì đã được trường này công nhận.
Ngoài ra, website này còn quảng cáo chương trình đào tạo tiến sĩ Khoa học Tự nhiên và Tiến sĩ Y  khoa, qua chương trình đào tạo từ xa. Các ứng viên theo học sẽ có bằng  tiến sĩ cho một khóa học qua mạng kéo dài… 6 tháng. Những người có thể  tham gia học chương trình tiến sĩ là những người đã tốt nghiệp bất kỳ  khóa học nào (Eligibility: Graduation degree in any stream), không cần  phải có cử nhân hay hay thạc sĩ gì cả: http://worldrecordsuniversity.co.uk/intl/phd-in-nature-science-and-medicine/
Thấy chuyện có được danh hiệu tiến sĩ và bằng tiến sĩ quá dễ dàng, nên  mình nghi ngờ và cố tìm kiếm thêm thông tin của trường này. Vào trang  “liên lạc” ghi trên website của trường thì thấy có ghi 2 địa chỉ: ở Anh  và Mỹ. Địa chỉ ở Mỹ là: 3050 Fite Cir, Suite 211, Rancho Cordova,  California, 95827: http://worldrecordsuniversity.co.uk/intl/contact-us/
Nhưng kiểm tra lại thì thấy địa chỉ này là “địa chỉ ma” vì ở Mỹ không  có địa chỉ nào như thế trong TP Rancho Cordova. Ở TP Rancho Cordova  không có mã bưu điện (zip code) 95827. TP Rancho Cordova chỉ có 3 mã bưu  điện là: 95670, 95741, 95742. 
Tìm thêm thì thấy mã 95827 nằm  trong TP Sacramento, thủ phủ bang California. Nghĩ rằng website của  trường ghi lộn tên thành phố, nên mình thử tìm địa chỉ này ở TP  Sacramento: 3050 Fite Circle Suite 211 Sacramento, CA 95827, thì thấy  đây là văn phòng của công ty địa ốc 5th Avenue Real Estate Services,  không phải của trường ĐH Kỷ lục Thế giới:http://hoamanagement.com/association-management-company/5th-avenue-real-estate-services/
Có quá nhiều dữ kiện để mình nghi ngờ rằng trường Đại học Kỷ lục Thế  giới là một “trường đại học lừa”. Nếu đúng như vậy, cuốn sách Thi vân  Yên Tử của “nhà thơ thần” Hoàng Quang Thuận đã được trao “bằng tôn vinh  giá trị nội dung kỷ lục” hôm 22/9 chỉ là bằng ảo và các cựu lãnh đạo  đảng và nhà nước Việt Nam đã đến dự buổi lễ hôm đó như ông Trương Quang  Được, cựu Phó Chủ tịch Quốc hội, ông Phạm Gia Khiêm, cựu Phó Thủ tướng  kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cùng lãnh đạo các bộ, ngành, đơn vị Trung  ương đã đến dự buổi lễ tại Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, đều bị trường ĐH  Kỷ lục Quốc tế lừa.
Nếu trường Đại học Kỷ lục Thế giới là  “trường đại học lừa”, thì những người đã từng được trường này trao bằng  tiến sĩ danh dự hôm 21/9 tại Khách sạn Rex, Sài Gòn, đã nhận được những  bằng ảo: nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần, võ sư Phạm Đình Phong, nhà soạn  nhạc Lê Văn Tuấn, nhà sáng chế Hoàng Đức Thảo, nhà nhiếp ảnh Võ Văn  Tường, đạo diễn NSƯT Nguyễn Văn Lượng.
PS: Mình đang liên lạc  với trường ĐH Cornell ở Mỹ để hỏi thêm thông tin về trường ĐH Kỷ lục Thế  giới, vì thấy có một chỗ trong website của ĐHKLTG nhắc tới trường ĐH  Cornell. Do bây giờ là cuối tuần nên trường Cornell đã đóng cửa, khi nào có thêm thông tin, sẽ cho bà con biết. 
——— Mời xem thêm:
Trao tặng bằng tôn vinh giá trị nội dung kỉ lục thế giới của “Thi Vân Yên Tử” cho thiền viện Trúc lâm Yên Tử: http://www.cand.com.vn/vi-VN/toiphama-z/2013/3/209884.cand
Thơ thiền núi thiêng Yên Tử lay động ĐH Kỷ lục Thế giới: http://www.gdtd.vn/channel/2776/201309/tho-thien-nui-thieng-yen-tu-lay-dong-dh-ky-luc-the-gioi-1973025/
6 kỷ lục gia Việt nhận bằng tiến sĩ danh dự: http://vtc.vn/538-443508/giao-duc/6-ky-luc-gia-viet-nhan-bang-tien-si-danh-du.htm
Trao 11 bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Kỷ lục gia thế giới: http://petrotimes.vn/news/vn/xa-hoi/trao-11-bang-tien-si-danh-du-cua-dai-hoc-ky-luc-gia-the-gioi.html
Xem thêm bài trên báo SaigonTimes “Đại học Kỷ lục Thế giới vinh danh 6  tiến sĩ trong nước” – World Records University honors six local doctors: http://english.thesaigontimes.vn/Home/travel/aroundcountry/31137/World-Records-University-honors-six-local-doctors.html
Nguồn: Tin Không lề
 
 
Ông Thomas Bains, Hiệu trưởng Trường  Đại học kỉ lục thế giới, GS.TS Hoàng Quang Thuận, Trung tướng – Nhà văn  Hữu Ước tại buổi lễ. 
 
Thượng tọa
Thượng tọa Thích Tuệ Phúc nhận Bằng tôn vinh giá trị nội dung kỷ lục  do ông Thomas Bains trao tặng
 
6 kỷ lục gia Việt nhận bằng tiến sĩ danh dự
Ông Thomas Bains – Hiệu trưởng Đại học Kỷ lục Thế giới đã trao bằng Tiến sĩ  danh dự cho các kỷ lục gia Việt Nam và kỷ lục gia Ấn Độ.
 
Ông Thomas Bains  trao bằng TS danh dự cho các kỷ lục gia Việt Nam (Ảnh: T.Thanh)
 
Ông Thomas Bains trao bằng TS danh dự cho các kỷ lục gia Ấn Độ (Ảnh: T.Thanh)
 
 
Họa sĩ Trương Hán Minh tặng ông Thomas Bains bức tranh thủy mặc (Ảnh: T.Thanh)
Xem thêm bài viết về “Nhà thơ thần” Hoàng Quang Thuận tại đây: 
http://xuandienhannom.blogspot.com/2012/08/moi-au-tuan-thoi-um-ca-van-len-roi.html
 
 Bảo Chân Trịnh  trinhbaochan@gmail.com  goi den VO NGA
 
 15 nhận xét:NGA
  • Cảm ơn bạn Tin Không Lề! Tôi cũng đã thắc mắc không biết trường Đại học Kỷ lục Thế giới là trường như thế nào, và nếu có thì hoặc là trường đó  bị lừa, hoặc trường đó là “trường đại học lừa” thì mới trao tặng “bằng  tôn vinh giá trị nội dung kỷ lục” cho cuốn sách Thi vân Yên Tử của “nhà  thơ lừa” Hoàng Quang Thuận thôi.
    Cảm ơn Ts Nguyễn Xuân Diện đăng bài để được rộng đường dư luận.
     
  • Ko phải bị lừa đâu TS Diện à. Bọn chúng biết tỏng tòng tong cái trường này là dỏm, ngặt nỗi vì muốn lòe bịp thiên hạ vì mớ danh xưng tiến sĩ, giáo sư, kỷ lục này nọ…nên mới tự nguyện được lừa đó.
     
  • Cái trường này  theo tôi  hình như nó  là  chi nhánh của công ty chế biến rác ở Đức  năm nào đó mà.
    sao nhiều người cứ ” thích bị lừa ” thế nhỉ  , bả vinh hoa thích được  vinh danh đã ngấm vào máu Hoàng quang thuận và nhiều người từ bao giờ  vậy .cần vạch mặt để chặn đứng những  trò bỉ ổi này ngay  kẻo chúng lây  lan sang con cháu chúng ta .
    Để gió cuốn đi
     
     
  • Mới sáng mở mắt ra đã thấy chuyện lừa đảo , hay HQT bỏ ra 1000us đẻ làm trò này , rẻ cho một danh hiệu cỡ ” Cuốc tế ” nhưng đắt  cho một danh dự  con người  , thật  tởm mặt thằng cha này .
     
     
  • Lừa ngoạn mục nhỉ mà sao im de ko thấy phô ra kakaka
     
     
  • Hãy  để một tờ báo Rác bên Đức tôn vinh cấp bằng một thể, muốn nổ thế nào  cũng được, kể cả lăng xê lên tận mây xanh tài ba nhất thế giới…
     
     
  • Không chỉ có một mình nhà thơ(tâm)thần Hoàng Quang Thuận mà nhiều người khác  cũng bị dính quả lừa.Mạt cưa mướp đắng một lũ với nhau cả sao nỡ làm thế  với nhau thế các đồng chí.Thật chẳng ra gì!
     
  • Đây đúng là một đám “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”
     
     
  • Lão HQT mặt dày đứng ở chỗ nào trong tấm ảnh trên nhỉ , bà con chỉ giúp tôi cái , để tôi lên vả vỡ mồm lão này cái – bức xúc quá , lừa đảo mãi  à……hả ?
     
     
  • Thứ  nhất háo danh,thứ nhì là dối trá quen rồi nên biết dối trá vẫn cho là  sự thật giống như tẩu hoả nhập ma vậy…giống như vụ Vịnh hạ long   đó,đến đứa bé vài tháng tuổi cũng biết nhắn tin bầu chọn cho Vịnh Hạ  long. Mà không phải bây giờ mới hính thành tư tưởng này đâu mà đã có từ  lâu rồi khi ‘tiếng gọi đầu lòng con gọi stalin..”
     
  1. TÔI MUỒN CÓ BẰNG TIẾN SĨ CỦA ĐẠI HỌC KỶ LỤC THẾ GIỚI ! VÀ MUỐN ĐƯỢC BẰNG  TÔN VINH GIÁ TRỊ NỘI DUNG KỶ LỤC CHO LUẬN VĂN TIẾN SĨ CỦA MÌNH. ý TƯỞNG  CỦA TÔI LÀ: TRƯỜNG ĐÀO TẠO TIẾN SĨ DÀI NHỮNG 06 THÁNG, TÔI MUỐN TRƯỜNG  ĐÀO TẠO TRONG 06 NGÀY-ĐẠT KỶ LỤC VỀ THỜI GIAN. các bạn thấy thế nào ?  nhất định “đạt” chứ lị !
    12. Hoàng Sấm nói:

    Chuyện “nhà thơ” thiền xảo trá Hoàng Quang Thuận hai nhà “thơ cứt  đái””thơ đạo văn””thơ gãi háng” chạy giải Phạm Đương và Thanh Thảo ở  Quảng Ngãi giờ đã đi vào lịch sử văn học Việt Nam như một vết ô nhục mà  Hội Nhà văn không biết tốn bao nhiêu nước để rửa nổi! Đó là những con cá chỉ xứng làm vệ sinh cho hồ nước, đột nhiên tung hỏa mù bằng chất thải  của chính mình làm BGK rối trí bỏ phiếu bằng bàn tay bẩn. Kính mong các bác tiếp tục  vạch trần chân dung bọn văn chương nhơ nhớp, để cứu vãn gương mặt văn  hóa đương đại đang bị biến dạng vì những thứ ô uế như thơ Hoàng Quang  Thuận, Thanh Thảo, Phạm Đương… Dân vỉa hè trà lá than thở “Cứt đái như  thơ Thanh Thảo, ba xạo như thơ Phạm Đương, tào lao chi khương như thơ  Hoàng Quang Thuận…”
     “CHAO ÔI ! NHỤC NHÃ QUÁ ! LẠI MỘT QUẢ LỪA TẦM CỠ QUỐC TẾ NỮA –
     
    1. Đất nước có bao giờ nhục thế này chăng? Phạm Đình Phong viết mấy trang cóp nhặt về võ cũng chạy được bằng tiến sĩ 6 tháng? Hoàng Quang Thuận thì” thơ thì là thơ của thánh thần; địa điểm giao nhận “hàng” thì là núi thiêng Yên Tử; tập thơ này lại đang được tác giả “chạy” để dự giải Nô Ben (chắc nhầm, dự giải Lang Ben thì phải hơn!). Gớm chửa! Kinh hoàng! Rồi cả cái tạp chí gì to lắm của Hội trung ương hẳn hoi đã làm hẳn cả một cuộc hội thảo về cái tập thơ vớ vẩn ấy. Người điều khiển hội thảo này toàn các đấng bậc, tai to mặt lớn cả! Mấy chục ông bà chổng mông chổng tỹ, phùng mồm trợn mắt thổi kèn khen lấy khen đểThanh Thảo, Phạm Đương thì kẻ cứ làm thơ cứt đái, người chạy giải thâm niên, nghe đâu vợ con chúng cũng khinh, hàng xóm lên án, Quảng Ngãi phỉ nhổ mà chúng cứ vác mặc đi kiếm chút cơm thừa canh cặn thiên hạ bằng cách uốn gối khom lưng bợ đỡ các cấp chức quyền, các đại gia để kiếm chút danh lợi.
      Thơ Thanh Thảo, Phạm Đương, Hoàng Quang Thuận được Hội NV thổi ống đu đủ, chẳng ngờ bể bong bóng lợn chất xú uế xịt ra tùm lum. Giờ tới đoạn Phạm Đình Phong và chú Thuận chạy giải “quốc tế”dỏm!Quá nhục!
      Đúng là:
      Thuở trời đất nổi cơn chạy giải
      Thanh Thảo luôn gãi dái Năm Trì
      Phạm Đương đi Ru má ni
      Nghề thì trộm đạo, giờ thì 25
      Hoàng Quang Thuận Phạm Đình Phong
      mua tiến sĩ giấy về mong khoe tài
      Một lũ ăn bẩn đái khai
      lương tri bán kẻ ngoại lai hết rồi!