Tạp chí Nhà văn& Tác phẩm số 1 - Nội dung hình thức chưa đạt như mong muốn
Thứ sáu - 27/09/2013 15:55
TẠP CHÍ NHÀ VĂN & TÁC PHẨM SỐ MỘT – NỘI DUNG & HÌNH THỨC CHƯA ĐẠT NHƯ MONG MUỐN
Đỗ Hoàng
Từ Tác phẩm mới in hai tháng một ký xuất bản tháng 5 năm 1969 rồi tiếp đếnTác phẩm Văn học, rồi trở lại Tác phẩm mới, rồi đổi tên Nhà văn đều thuộc Hội Nhà văn Việt Nam quản lý. Đến nay nó đã có 44 năm thâm niên. Nay nó đã bị xóa tên không còn kế thừa. Ấn phẩm mới hoàn toàn: Nhà văn & Tác phẩmra số 1 tháng 7+8/ năm 2013.
Cuộc thay đổi tên họ - măng sét này chỉ là việc vẽ rắn thêm chân. Các Ban của Đảng, Đoàn thể của Đảng tên nào, tạp chí nấy, như: Công đoàn có Tạp chí Công đoàn, Tuyên giáo có Tạp chí Tuyên giáo, Đoàn Thanh niên có Tạp chí Thanh niên, Đảng cộng sản có Tạp chí Cộng sản…
Tạp chí Nhà văn là một tên đã bao hàm ngoài ( từ toán học), tức là nó đã đầy đủ và gói gọn. Còn đặt thêm tên thì nó trở thành bao hàm trong (từ toán học), nhỏ hơn, hẹp hơn. Và có thể đặt thêm rất nhiều tạp chí khác. Ví dụ: Nhà văn & Tình ái, Nhà văn & Chợ trời, Nhà văn & Thuốc phiện, Nhà văn & Chính trị, Nhà văn & Nhà thầu, Nhà văn & ca ve… Cũng như: Công đoàn & quần chúng. Thanh niên & phụ lão, Cộng sản & trí thức…
Nhà văn & Tác phẩm số 1 vừa ra nhìn chung nó yếu kém toàn diện cả về nội dung và hình thức trình bày.
Lời mở của nhà thơ Hữu Thỉnh viết không rõ ràng, mù mờ, chung chung: Trong văn học, đối với nhà văn giải phóng tiềm năng sáng tạo mạnh mẽ bao nhiêu, thì đối với bạn đọc, nhu cầu kết tinh cá giá trị gay gắt bấy nhiêu. Mà hình như kết tinh mới là cái đích lớn, cái quan trọng nhất thì phải. (phải khẳng định là quan trọng chứ? Sao lại thì phải?). Nhà thơ Hữu Thỉnh đã quên Tạp chí Nhà văn tồn tại trên dưới 15 năm trong thời kỳ đối mới của Đảng. Ông quên tên Tạp chí Nhà văn mà chính ông cùng Ban biên tập trước đây đặt tên cho nó.
Xin trích tiếp: Nhưng đã đến lúc đòi hỏi nó phải đạt một trình độ mới cao hơn. Đấy là nhiệm vụ rất khó khăn, nhưng chúng ta đã có những tiền lệ rất đẹp. Đó là tạp chi Văn nghệ những năm kháng chiến chống Pháp và Tạp chí Tác phẩm mới những năm chống Mỹ. Những sáng tác chọn lọc, những bài nghiên cứu lý luận, phê bình văn học có chiều sâu và một diễn đàn cởi mở tiếp cận nhiều chiều của đời sống văn học trong và ngoài nước phải là ưu tiên hàng đầu của tạp chí ”.
Không một chữ nào nhắc đến Tạp chí Nhà văn đã tồn tại suốt các nhiệm kỳ Phó tổng Thư ký đến Chủ hội Nhà văn Việt Nam cùng nhà thơ Hữu Thỉnh.
Nội dung Nhà văn & Tác phẩm số 1 không có gì mới. Các chuyên mục còn ít hơn, không rõ ràng và lộn xộn hơn thời Tác phẩm mới, tạp chí Nhà văn.
Trong mục văn xuôi các nhà văn tiêu biểu được in tác phẩm là Đỗ Chu và Ma Văn Kháng là những nhà văn vừa được giải thưởng Hồ Chí Minh nhưng tác phẩm của họ lại quá thường thường không nói là dở. Tùy bút Đồ Chu Đi trên đường Hà Nội tủn mủn lan man kể lể vặt vãnh. chuyện nay chuyện năm xưa phá kho thóc của Nhật không có gì mới. Hình như Đỗ Chu đã cho in một vài đoạn ở đâu đó. Đỗ Chu thường nói: Tao nói thì nửa địch nửa ta nhưng tao viết thi ta nhiều hơn địch. Ông là người tụng ca đời mới thường né tránh những vấn đề đau thương muôn thuở của con người. Vì vậy văn xuôi Đỗ Chu nhàn nhạt, kheo khéo của Kinh Bắc:
Nhạt nhàn văn xuôi Đỗ Chu
Nhảy qua thơ phú làm hư thi đàn
(Ca dao mới)
Ma Văn Kháng được in liên tiếp 3 truyện ngắn: Thợ học việc, Nỗi nhớ mưa phùn, Lão Siển. Ba truyện được giới thiệu nhà văn mới viết nhưng đều rất cũ cả về nội, tư tưởng, kết cấu, tổ chức truyện ngắn, lạm phát sex.
Hai truyện Thợ học việc, Nỗi nhớ mưa phùn viết về vấn đề đương đại, Lão Siển viết thời trước Cách mạng xuyên đến hôm nay.
Ma Văn Kháng là nhà văn có tài trong các nhà văn ca ngợi chế độ. Nhưng ông biết xa xót trước nhưng thân phận con người trong xã hội nên văn ông có hồn hơn các cây bút tụng ca khác. Những truyện ngăn Tóc Huyền bạc trắn, Trăng soi sân nhỏ và tập truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ thể hiện sự tài hoa của ông.
Nhưng khi nổi tiếng ông được nhiều báo, nhiều chí đặt hàng nên ông viết nhanh viết vội nên phần nhiều truyện đặt hàng của ông không bằng truyện ông viết trước đây. Rất nhiều truyện dở. Ba truyện in trên Nhà văn & Tác phẩm cũng rất yếu. Có truyện còn phương hại đến các tổ chức khác như truyện Thợ học việc. Mắc gì nhà văn Ma Văn Kháng cho ông chủ thợ điện đi bộ đội để mè nheo tướng tá quân đội của ta. Lão Trạm bạo dâm và khổ dâm với cô y tá bé nhỏ trên Trường Sơn cũng là một sự thóa mạ bộ đội chống Mỹ.Trong kháng chiến chống Mỹ đâu đó cũng có xảy ra một vài trường hợp như thế, nhưng nó không phổ biến và không phải bản chất của anh bộ đội Cụ Hồ.
“ Nó cậy nó là con ông tướng. Tướng hai sao, hách lắm. Nhưng nói thật với tao lão là muỗi. Hề hề…Tướng cái đếch gì?...Được về phép, tao phóng xe nước mã hồi…mụ xán vào tao, sờ sịt đùi tao, thích quá kêu: Gì mà đã thượng tướng cả lên thế này (tướng 3 sao, quân đội Cách mạng hơn tướng hai sao – trung tướng). ( Trang 15 dòng 2 trân xuống – tạp chí đã dẫn)
Ngày xưa Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuấn Hương mới chỉ dám chưởi đám quan võ:
“Đầu đội nón loe vành chóp đỏ
Vai mang bị đạn,cố có râu
Không tai không mắt miệng trên
Chưa ra khỏi cửa mửa như trâu”
Bà chưa dám đả kích tướng soái. Bỡi: “ Sinh vi tướng, tử vi thần” ( Sinh làm tường chết làm thần). Tướng là người có công lớn với dân với nước, không được xúc phạm.
Truyện Lão Siểm tha hồ chưởi lào hiếp dâm, loạn luân vì thời trước không ai bắt bẻ nhưng Ma Văn Kháng dùng từ không chính xác và sai lỗi chính tả.
Ví dụ theo chữ Tàu nói động dục là đúng chứ nói dục động là đã ra nghĩa khác rồi. “Cái con người đã không biết nghĩa lý, đã rơi vào vòng tắm tối của cơn dục động lại trở thành điên khùng độc ác rồi! ( trang 32, cột 1,dòng4 trên xuống – Tạp chí đã dẫn). Ma Văn Kháng hiểu bệnh lý cũng không chính xác. “Chơi bời vô độ lão Siển mắc bệnh lậu, cục báu sưng to bằng ấm tích, phải nắm liệt.” (trang 36, cột 1 dòng 19 trên xuống). Bệnh lậu chí chảy mủ, không nằm liệt giường, kẻ mắc bệnh vẫn đi chơi gái khỏe để gieo bệnh cho người khác. Nhà văn Ma Văn Kháng chắc chưa măc bệnh lậu?
Phần thơ không có gì mới. Các nhà thơ Vũ Quần Phương, Phùng Khắc Bắc đã từng được giới thiệu là những tác giả cũ. Thơ của họ cũng đã cũ rồi. Vũ Quần Phương được giải thơ hay Tạp chí Nhà văn năm 2011
Do gu của người làm Tạp chí Nhà văn & Tác phẩm họ chọn và lăng xê thứ thơ Vô lối, một loại viết vô hồn, vô cảm, dây cà ra dây muống…đang thịnh hành. Điển hình là Lê Văn Ngăn. (Xin xem các bài dịch Vô lối của Lê Văn Ngăn sau). Phấn thơ của Tạp chí Nhà văn & Tác phẩm chắc không ngườì Việt nào hiểu nổi.
*
Hình thức trình bày Tạp chí Nhà văn & Tác phẩm rất kém, nó vừa cũ, vừa nhôm nhoam.
Ăn cắp minh họa bên Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam
Chữ dùng cũ và xấu còn thua tạp chí Văn nghệ in trong kháng chiến chống Pháp. Minh họa vi nhét minh họa thì gần như bê nguyên xi bên báo Văn nghệ, Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam sang.
Gần bê nguyên xi bãi phân trâu bên báo Văn nghệ sang
Minh họa là vẽ cho rõ cho sáng nội dung bài văn bài thơ, đằng này minh họa của Tạp chí Nhà văn & Tác phẩm số 1 đen ngòm ngòm không trông ra cái hình thù gì, chẳng khác gì bãi phân trâu bết lên trang báo.
Hao hao minh họa bên các sách báo khác...
Chân dung nhà văn nhìn vào như con ngáo ộp.
Nhà văn Khuất Quang Thụy (phải)
Nhất là chân dung nhà văn Khuất Quang Thụy, ngó cứ tưởng con hà mã lên hù dọa người lương thiện! Nhiều minh họa cóp hoàn toàn bên tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam. Không có một sáng tạo gì . Khổ tạp chí 20 X 28 là khổ nghị quyết, khổ báo liếp phát không, cho không, nó không phải khổ tạp chí trong kinh tế thị trương và trong cuộc sống,. Nhận tạp chí về không biết để nó vào đâu trên giả sách.
Qua những trận tranh đấu loại bỏ tranh giành với một người đàn bà chân yếu tay mềm, Hội Nhà văn đã đẻ ra Tạp chí Nhà văn & Tác phẩm số 1 thật sự vô cùng yếu kém toàn diện cả nội dung lẫn hình thức.
Thật là:
Hội Nhà văn nhổ lúa trồng đay
Đẩy lùi Văn nghệ về ngày hoang sơ!
Hà Nội, ngày 27 tháng 9 năm 2013
Đ - H
Phụ lục Dịch Vô lối Lê Văn Ngăn
DỊCH VÔ LỐI CỦA LÊ VĂN NGĂN
Đỗ Hoàng
Từ Tác phẩm mới in hai tháng một ký xuất bản tháng 5 năm 1969 rồi tiếp đếnTác phẩm Văn học, rồi trở lại Tác phẩm mới, rồi đổi tên Nhà văn đều thuộc Hội Nhà văn Việt Nam quản lý. Đến nay nó đã có 44 năm thâm niên. Nay nó đã bị xóa tên không còn kế thừa. Ấn phẩm mới hoàn toàn: Nhà văn & Tác phẩmra số 1 tháng 7+8/ năm 2013.
Cuộc thay đổi tên họ - măng sét này chỉ là việc vẽ rắn thêm chân. Các Ban của Đảng, Đoàn thể của Đảng tên nào, tạp chí nấy, như: Công đoàn có Tạp chí Công đoàn, Tuyên giáo có Tạp chí Tuyên giáo, Đoàn Thanh niên có Tạp chí Thanh niên, Đảng cộng sản có Tạp chí Cộng sản…
Tạp chí Nhà văn là một tên đã bao hàm ngoài ( từ toán học), tức là nó đã đầy đủ và gói gọn. Còn đặt thêm tên thì nó trở thành bao hàm trong (từ toán học), nhỏ hơn, hẹp hơn. Và có thể đặt thêm rất nhiều tạp chí khác. Ví dụ: Nhà văn & Tình ái, Nhà văn & Chợ trời, Nhà văn & Thuốc phiện, Nhà văn & Chính trị, Nhà văn & Nhà thầu, Nhà văn & ca ve… Cũng như: Công đoàn & quần chúng. Thanh niên & phụ lão, Cộng sản & trí thức…
Nhà văn & Tác phẩm số 1 vừa ra nhìn chung nó yếu kém toàn diện cả về nội dung và hình thức trình bày.
Lời mở của nhà thơ Hữu Thỉnh viết không rõ ràng, mù mờ, chung chung: Trong văn học, đối với nhà văn giải phóng tiềm năng sáng tạo mạnh mẽ bao nhiêu, thì đối với bạn đọc, nhu cầu kết tinh cá giá trị gay gắt bấy nhiêu. Mà hình như kết tinh mới là cái đích lớn, cái quan trọng nhất thì phải. (phải khẳng định là quan trọng chứ? Sao lại thì phải?). Nhà thơ Hữu Thỉnh đã quên Tạp chí Nhà văn tồn tại trên dưới 15 năm trong thời kỳ đối mới của Đảng. Ông quên tên Tạp chí Nhà văn mà chính ông cùng Ban biên tập trước đây đặt tên cho nó.
Xin trích tiếp: Nhưng đã đến lúc đòi hỏi nó phải đạt một trình độ mới cao hơn. Đấy là nhiệm vụ rất khó khăn, nhưng chúng ta đã có những tiền lệ rất đẹp. Đó là tạp chi Văn nghệ những năm kháng chiến chống Pháp và Tạp chí Tác phẩm mới những năm chống Mỹ. Những sáng tác chọn lọc, những bài nghiên cứu lý luận, phê bình văn học có chiều sâu và một diễn đàn cởi mở tiếp cận nhiều chiều của đời sống văn học trong và ngoài nước phải là ưu tiên hàng đầu của tạp chí ”.
Không một chữ nào nhắc đến Tạp chí Nhà văn đã tồn tại suốt các nhiệm kỳ Phó tổng Thư ký đến Chủ hội Nhà văn Việt Nam cùng nhà thơ Hữu Thỉnh.
Nội dung Nhà văn & Tác phẩm số 1 không có gì mới. Các chuyên mục còn ít hơn, không rõ ràng và lộn xộn hơn thời Tác phẩm mới, tạp chí Nhà văn.
Trong mục văn xuôi các nhà văn tiêu biểu được in tác phẩm là Đỗ Chu và Ma Văn Kháng là những nhà văn vừa được giải thưởng Hồ Chí Minh nhưng tác phẩm của họ lại quá thường thường không nói là dở. Tùy bút Đồ Chu Đi trên đường Hà Nội tủn mủn lan man kể lể vặt vãnh. chuyện nay chuyện năm xưa phá kho thóc của Nhật không có gì mới. Hình như Đỗ Chu đã cho in một vài đoạn ở đâu đó. Đỗ Chu thường nói: Tao nói thì nửa địch nửa ta nhưng tao viết thi ta nhiều hơn địch. Ông là người tụng ca đời mới thường né tránh những vấn đề đau thương muôn thuở của con người. Vì vậy văn xuôi Đỗ Chu nhàn nhạt, kheo khéo của Kinh Bắc:
Nhạt nhàn văn xuôi Đỗ Chu
Nhảy qua thơ phú làm hư thi đàn
(Ca dao mới)
Ma Văn Kháng được in liên tiếp 3 truyện ngắn: Thợ học việc, Nỗi nhớ mưa phùn, Lão Siển. Ba truyện được giới thiệu nhà văn mới viết nhưng đều rất cũ cả về nội, tư tưởng, kết cấu, tổ chức truyện ngắn, lạm phát sex.
Hai truyện Thợ học việc, Nỗi nhớ mưa phùn viết về vấn đề đương đại, Lão Siển viết thời trước Cách mạng xuyên đến hôm nay.
Ma Văn Kháng là nhà văn có tài trong các nhà văn ca ngợi chế độ. Nhưng ông biết xa xót trước nhưng thân phận con người trong xã hội nên văn ông có hồn hơn các cây bút tụng ca khác. Những truyện ngăn Tóc Huyền bạc trắn, Trăng soi sân nhỏ và tập truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ thể hiện sự tài hoa của ông.
Nhưng khi nổi tiếng ông được nhiều báo, nhiều chí đặt hàng nên ông viết nhanh viết vội nên phần nhiều truyện đặt hàng của ông không bằng truyện ông viết trước đây. Rất nhiều truyện dở. Ba truyện in trên Nhà văn & Tác phẩm cũng rất yếu. Có truyện còn phương hại đến các tổ chức khác như truyện Thợ học việc. Mắc gì nhà văn Ma Văn Kháng cho ông chủ thợ điện đi bộ đội để mè nheo tướng tá quân đội của ta. Lão Trạm bạo dâm và khổ dâm với cô y tá bé nhỏ trên Trường Sơn cũng là một sự thóa mạ bộ đội chống Mỹ.Trong kháng chiến chống Mỹ đâu đó cũng có xảy ra một vài trường hợp như thế, nhưng nó không phổ biến và không phải bản chất của anh bộ đội Cụ Hồ.
“ Nó cậy nó là con ông tướng. Tướng hai sao, hách lắm. Nhưng nói thật với tao lão là muỗi. Hề hề…Tướng cái đếch gì?...Được về phép, tao phóng xe nước mã hồi…mụ xán vào tao, sờ sịt đùi tao, thích quá kêu: Gì mà đã thượng tướng cả lên thế này (tướng 3 sao, quân đội Cách mạng hơn tướng hai sao – trung tướng). ( Trang 15 dòng 2 trân xuống – tạp chí đã dẫn)
Ngày xưa Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuấn Hương mới chỉ dám chưởi đám quan võ:
“Đầu đội nón loe vành chóp đỏ
Vai mang bị đạn,cố có râu
Không tai không mắt miệng trên
Chưa ra khỏi cửa mửa như trâu”
Bà chưa dám đả kích tướng soái. Bỡi: “ Sinh vi tướng, tử vi thần” ( Sinh làm tường chết làm thần). Tướng là người có công lớn với dân với nước, không được xúc phạm.
Truyện Lão Siểm tha hồ chưởi lào hiếp dâm, loạn luân vì thời trước không ai bắt bẻ nhưng Ma Văn Kháng dùng từ không chính xác và sai lỗi chính tả.
Ví dụ theo chữ Tàu nói động dục là đúng chứ nói dục động là đã ra nghĩa khác rồi. “Cái con người đã không biết nghĩa lý, đã rơi vào vòng tắm tối của cơn dục động lại trở thành điên khùng độc ác rồi! ( trang 32, cột 1,dòng4 trên xuống – Tạp chí đã dẫn). Ma Văn Kháng hiểu bệnh lý cũng không chính xác. “Chơi bời vô độ lão Siển mắc bệnh lậu, cục báu sưng to bằng ấm tích, phải nắm liệt.” (trang 36, cột 1 dòng 19 trên xuống). Bệnh lậu chí chảy mủ, không nằm liệt giường, kẻ mắc bệnh vẫn đi chơi gái khỏe để gieo bệnh cho người khác. Nhà văn Ma Văn Kháng chắc chưa măc bệnh lậu?
Phần thơ không có gì mới. Các nhà thơ Vũ Quần Phương, Phùng Khắc Bắc đã từng được giới thiệu là những tác giả cũ. Thơ của họ cũng đã cũ rồi. Vũ Quần Phương được giải thơ hay Tạp chí Nhà văn năm 2011
Do gu của người làm Tạp chí Nhà văn & Tác phẩm họ chọn và lăng xê thứ thơ Vô lối, một loại viết vô hồn, vô cảm, dây cà ra dây muống…đang thịnh hành. Điển hình là Lê Văn Ngăn. (Xin xem các bài dịch Vô lối của Lê Văn Ngăn sau). Phấn thơ của Tạp chí Nhà văn & Tác phẩm chắc không ngườì Việt nào hiểu nổi.
*
Hình thức trình bày Tạp chí Nhà văn & Tác phẩm rất kém, nó vừa cũ, vừa nhôm nhoam.
Ăn cắp minh họa bên Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam
Chữ dùng cũ và xấu còn thua tạp chí Văn nghệ in trong kháng chiến chống Pháp. Minh họa vi nhét minh họa thì gần như bê nguyên xi bên báo Văn nghệ, Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam sang.
Gần bê nguyên xi bãi phân trâu bên báo Văn nghệ sang
Minh họa là vẽ cho rõ cho sáng nội dung bài văn bài thơ, đằng này minh họa của Tạp chí Nhà văn & Tác phẩm số 1 đen ngòm ngòm không trông ra cái hình thù gì, chẳng khác gì bãi phân trâu bết lên trang báo.
Hao hao minh họa bên các sách báo khác...
Chân dung nhà văn nhìn vào như con ngáo ộp.
Nhà văn Khuất Quang Thụy (phải)
Nhất là chân dung nhà văn Khuất Quang Thụy, ngó cứ tưởng con hà mã lên hù dọa người lương thiện! Nhiều minh họa cóp hoàn toàn bên tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam. Không có một sáng tạo gì . Khổ tạp chí 20 X 28 là khổ nghị quyết, khổ báo liếp phát không, cho không, nó không phải khổ tạp chí trong kinh tế thị trương và trong cuộc sống,. Nhận tạp chí về không biết để nó vào đâu trên giả sách.
Qua những trận tranh đấu loại bỏ tranh giành với một người đàn bà chân yếu tay mềm, Hội Nhà văn đã đẻ ra Tạp chí Nhà văn & Tác phẩm số 1 thật sự vô cùng yếu kém toàn diện cả nội dung lẫn hình thức.
Thật là:
Hội Nhà văn nhổ lúa trồng đay
Đẩy lùi Văn nghệ về ngày hoang sơ!
Hà Nội, ngày 27 tháng 9 năm 2013
Đ - H
Phụ lục Dịch Vô lối Lê Văn Ngăn
DỊCH VÔ LỐI CỦA LÊ VĂN NGĂN
TRONG MƠ (nguyên bản)
Trong mơ, tôi thấy nàng trở về từ quá khứ
đôi mắt vẫn là đôi mắt dịu dàng của năm hai mươi tưổi nhưng chợt nhuốm nỗi buồn
nàng khẻ hỏi vì sao lòng trung thực nơi anh anh đã nguội lạnh
vì sao nỗi ham muốn quyền lực đồng tiền đang thay chỗ cho lòng quý trọng con người
Trong mơ,
tiếng khóc của nàng bắt đầu lẫn vào tiếng gió ngoài hiên nhà
Nàng đã bảo ngay cả tình em đã dành cho anh
giờ cũng chỉ còn lại vài cánh hoa tàn trên mặt bàn đêm khuya trống trải.
Thôi vậy từ đây
Hơi ấm sẽ không tạo ra lối về để chúng ta gặp lại.
Tôi nói không em ạ, chúng ta sẽ bắt đầu làm lại đời mình
Nhưng giấc mơ đã tan, nàng không còn ở bên tôi để chia xẻ niểm hy vọng
(1) Bài in trên Tạp chí Thơ số 10 - 2011
VIẾT LIỀN VĂN XUÔI
Trong mơ, tôi thấy nàng trở về từ quá khứ. Đôi mắt vẫn là đôi mắt dịu dàng của năm hai mươi tưổi nhưng chợt nhuốm nỗi buồn. Nàng khẻ hỏi vì sao lòng trung thực nơi anh anh đã nguội lạnh? Vì sao nỗi ham muốn quyền lực đồng tiền đang thay chỗ cho lòng quý trọng con người? Trong mơ, tiếng khóc của nàng bắt đầu lẫn vào tiếng gió ngoài hiên nhà. Nàng đã bảo ngay cả tình em đã dành cho anh giờ cũng chỉ còn lại vài cánh hoa tàn trên mặt bàn đêm khuya trống trải. Thôi vậy từ đây, hơi ấm sẽ không tạo ra lối về để chúng ta gặp lại Tôi nói không em ạ, chúng ta sẽ bắt đầu làm lại đời mình. Nhưng giấc mơ đã tan, nàng không còn ở bên tôi để chia xẻ niểm hy vọng
Cũ kỷ, mòn vẹt, nhàm chán, lủng ca, lủng củng, ngô không ra ngô, ngọng không ra ngọng mà cho là thơ thì không hiểu bây giờ tâm hồn nhạy cảm con người họ thưởng thức văn nghệ như thế nào? Thật thua một bức thư của một anh nông dân thời nay gửi cho người tình nơi luỹ tre xanh!
“Dịch” VÔ LỐI ra thơ Việt:
TRONG MƠ
Trong mơ, tôi thấy nàng về,
Dịu dàng ánh mắt hồn quê thuở nào.
Nhuốm buồn, phiền muộn xiết bao!
Chợt nàng khẻ hỏi vì sao anh hèn?
Vì sao ham muốm chức quyền,
Vì sao lại lấy đồng tiền thay tim!
Trong mơ, nàng khóc lặng im,
Lẫn vào tiếng gió lặn chìm ngoài sân.
Nàng rằng: - "Tất cả cho anh,
Tình yêu trong trắng em dành đôi ta!“
Giờ còn lại cánh tàn hoa,
Mặt bàn trống trải trơ ra đêm dày!
Vậy thôi, thôi vậy từ nay,
Ấm êm không có lối này về nhau!
Em ơi! Làm lại từ đầu!
Giấc mơ tan biến còn đâu trên đời!
Hà Nội ngày 19 – 11 - 2011
Đ - H
Thơ Vô lối Lê Văn Ngăn
Thứ bảy - 21/09/2013 16:01
Khi dịch bài Vô lối Chị Ba ở Phan Rang của Lê Văn Ngăn tôi những tưởng Lê Văn Ngăn trốn được lính ngụy. Nhưng khi đọc lại tiểu sử Báo điện tử Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh thì nói Lê Văn Ngăn từng là trung sỹ quân tiếp vụ quân đội Sài Gòn. Sau này Lê Văn Ngăn vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Lình ngụy hay bộ đội Cụ Hồ thì cũng là một thời đã qua. Cái đáng nói là Lê Văn Ngăn viết những thứ vô lối không phải văn chương, thơ ca. Đã không phải thì phải lên án những nơi lăng xê.
VÔ LỐI
VÔ LỐI
Lê Văn Ngăn
Nguyên bản:
THƠ TẶNG CHỊ BA Ở PHAN RANG (1)
Bác Hồ có viêt:
...Nói về văn nghệ, Bác thú thật có ít thì giờ xem các bài văn nghệ. Có lẽ vì thế mà có lúc xem đến thì thấy cách viết thường ba hoa, dây cà, dây muống; và hình như viết là để đếm dòng lấy tiền, có những bài nhạt nhẽo thế nào ấy.
Còn viết về chính trị thì khô khan và có hai cái tệ: một là rập khuôn, hai là dùng quá nhiều chữ nước ngoài. Cái bệnh dùng chữ, là phổ biến trong tất cả các ngành. Đáng lẽ báo chí phải chống lại cái bệnh đó, nhưng trái ngược lại báo chí lại tuyên truyền cho cái tệ đó. Cố nhiên, có những chữ không thể dịch được thì ta phải mượn chữ nước ngoài. Ví dụ: những chữ kinh tế, chính trị... thì ta phải dùng. Hoặc có những chữ nếu dịch ra nếu dịch ra thì mất cả ý nghĩa, như chữ “độc lập”. Nếu “Việt Nam độc lập” mà nói “Việt Nam đứng một” thì không thể nghe được.
Nhưng có những tiếng ta sẵn có, thì tại sao lại dùng chữ nước ngoài. Ví dụ: vì sao không nói “đường to” mà lại nói “đại lộ”, không nói “người bắn giỏi” mà lại nói “xạ thủ”, không nói “hát múa” mà lại nói “ca vũ”?... Những ví dụ như vậy nhiều lắm, nhiều lắm. Các báo Nhân dân, Thời mới, Quân đội nhân dân... đều dùng chữ nhiều lắm.
Tóm lại chúng ta dùng chữ nhiều quá, có khi lại còn dùng sai nữa. Mong rằng báo chí cố gắng sửa đổi cái tệ ấy đi. Tiếng nói là một thứ của rất quý báu của dân tộc, chúng ta phải hết sức giữ gìn lấy nó, chớ để bệnh nói chữ lấn át nó đi.
Khoa học ngày càng phát triển, có những chữ mới mà ta chưa có, thì ta phải mượn. Ví dụ: ta phải nói “kilô”, vì nếu nói chữ “cân”, thì không đúng nghĩa là 1.000 gram. Song những chữ dùng tiếng ta cũng đúng nghĩa thì cứ dùng tiếng ta hơn. Có những người hình như sợ nói tiếng ta thì nói xấu hổ thế nào ấy! Họ làm cho các cháu học sinh cũng bị lây bệnh nói chữ, như “phụ đạo”, “giáo cụ trực quan”... Thật là tai hại!
Trích bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ hai Hội nhà báo Việt Nam, 16-4-1959
Hồ Chí Minh toàn tập
Hồ Chí Minh toàn tập
Bài "Thơ tặng chị Ba ở Phan Rang" của Lê Văn Ngăn in trong chùm 6 bài trên báo Nghệ thuật mới, Phụ trương báo Người Hà Nội ra số 1 tháng 2 năm 2012. Lê Văn Ngăn được nhiều báo, nhiều tổ chức lăng xê và tự gọi cách viết của mình là thơ. Cá nhân tôi, tôi cho đó là một kiểu viết vô lối, vô cảm, dây cà, ra dây muống, nhạt nhẽo, cũ rích đang thịnh hành làm tổn hại đến thẫm mỹ của người đọc, đúng như Bác Hồ đã nhắc nhở cách viết của báo chi, văn nghệ sỹ hơn 50 năm trước đây.
Thêm đề dẫn này để cho người đọc rõ nguồn xuất xứ.
Đỗ Hoàng
VÔ LỐI Lê Văn Ngăn
Nguyên bản:
THƠ TẶNG CHỊ BA Ở PHAN RANG (1)
Phan Rang, những năm ấy, có lẽ chị Ba không nhớ nữa
nhưng tôi kẻ từng chịu ơn chị, tôi không thể nào quên quá khứ.
Năm ấy, tôi đến từ phương xa
không giấy tờ, không người quen, không nhà không cửa
và tương lai tôi
tương lai ở trong tay những kẻ bố ráp bắt người đi đánh thuê cho quân xâm lược
tương lai buồn tênh như con đường bụi khô ngoài quán cà phê chiều hôm gió cuốn.
Có thể tôi rơi vào bước đường cùng
nếu không tình cớ gặp chị
Dưới rặng me già bên chiếc xe những ổ bánh mì lặng im
chị ngồi trông khách đến
Và chiều hôm ấy
kẻ lỡ bước được chị mướn về nhà dạy kèm con cái chị học hành.
Từ ấy, tôi biết thế nào là hạnh phúc khi được sống dưới mái nhà
được chiếc bàn bên khoảng trời xanh khung cửa sổ
được ăn cơm mỗi ngày hai bữa
được uống vị dịu dàng trong đôi mắt chị dịu dàng.
Cuộc bố ráp và sự chết
Có thể đầy tung cánh cửa vào đây lúc nào
Nhưng trước thời khắc đó, tôi vẫn còn một ít ngày tháng êm đềm.
tâm hồn không lạnh lẽo
Bây giờ chị còn sống không chị Ba
Bao nhiêu năm, dù chưa trở lại mái nhà xưa
Tôi vẫn nhìn thấy chị mỗi ngày qua những người lao động bình thường
Những người lao động bình thường ấy
không bao giờ tầm thường trong đôi mắt nhìn đời.
Viết liền văn xuôi:
THƠ TẶNG CHỊ BA Ở PHAN RANG
Phan Rang, những năm ấy, có lẽ chị Ba không nhớ nữa, nhưng tôi kẻ từng chịu ơn chị, tôi không thể nào quên quá khứ. Năm ấy, tôi đến từ phương xa, không giấy tờ, không người quen, không nhà không cửa và tương lai tôi, tương lai ở trong tay những kẻ bố ráp bắt người đi đánh thuê cho quân xâm lược. Tương lai buồn tênh như con đường bụi khô ngoài quán cà phê chiều hôm gió cuốn.
Có thể tôi rơi vào bước đường cùng nếu không tình cờ gặp chị. Dưới rặng me già bên chiếc xe những ổ bánh mì lặng im, chị ngồi trông khách đến. Và chiều hôm ấy kẻ lỡ bước được chị mướn về nhà dạy kèm con cái chị học hành. Từ ấy, tôi biết thế nào là hạnh phúc khi được sống dưới mái nhà, được chiếc bàn bên khoảng trời xanh khung cửa sổ, được ăn cơm mỗi ngày hai bữa, được uống vị dịu dàng trong đôi mắt chị dịu dàng.
Cuộc bố ráp và sự chết có thể đầy tung cánh cửa vào đây lúc nào! Nhưng trước thời khắc đó, tôi vẫn còn một ít ngày tháng êm đềm.. Tâm hồn không lạnh lẽo!
Bây giờ chị còn sống không chị ba! Bao nhiêu năm, dù chưa trở lại mái nhà xưa., tôi vẫn nhìn thấy chị mỗi ngày qua những người lao động bình thường. Những người lao động bình thường ấy, không bao giờ tầm thường trong đôi mắt nhìn đời.
Nhận xét:
Về thơ ca cho điếm Zê rô
Không bàn!
Không bàn!
Một bức thư gửi người thân có chút chịu ơn hết sức bình thường của lúc trốn llính nguỵ mà người Việt nào ở miền Nam thời tạm bị chiếm cũng viết được, nếu biết đọc và biết viết.
Người có kỷ niệm và tâm hồn có thể viết hay hơn vì thật hơn, tình cảm hơn.
Đây là kiểu sám hối của nhiều trí thức công chức trong vùng miền Nam tạm chiếm. Khi Quân đôi nhân dân Việt Nam giải phóng miền Nam, hỏi ai cũng nói tôi bị bắt lính, tôi trốn lính. Điều đó có thật trong trong một số tầng lớp trí thức và thanh niên miền Nam vùng tạm chiếm trước đây, chứ không phải tất cả.
Miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa không có nhiều trường hợp này, nhưng miền Nam thì nhan nhản.
Bây giờ đất nước thống nhất lâu rồi, người đọc có thể chất vấn: “Thế miền Nam buông lỏng vậy sao? Ông chạy không giấy tờ, không căn cước mà vẫn được mời dạy học thì xứ sở đó là Thiên Đàng rồi!”
Ở miền Bắc ông gắn với Hợp tác xã, với tem, phiếu gạo, ông chạy đi đâu, giáo dục phổ thông, ai được dạy ngoài. Cụ Diệm quá "dân chủ"!
Chưa nói đến cái tệ nghĩa tình, tác giả ở Quy Nhơn vào Phan Rang mấy cây số mà không vào thăm ân nhân cứu mạng mình được - Giả dối hết sức, sến hết sức!
Ở miền Bắc hầu hết không ai trốn đi bộ đội, có người còn viết đơn bằng máu mình chích ra từ cổ tay. Anh hùng Lê Mã Lương là một ví dụ. (Bây giờ là Thiếu tướng quân đội nhân dân Việt Nam)
Cái bức thư của Lê Văn Ngăn mà ai đó gọi là thơ thì sỷ nhục cho nền văn chương nước nhà!
Đỗ Hoàng
Người có kỷ niệm và tâm hồn có thể viết hay hơn vì thật hơn, tình cảm hơn.
Đây là kiểu sám hối của nhiều trí thức công chức trong vùng miền Nam tạm chiếm. Khi Quân đôi nhân dân Việt Nam giải phóng miền Nam, hỏi ai cũng nói tôi bị bắt lính, tôi trốn lính. Điều đó có thật trong trong một số tầng lớp trí thức và thanh niên miền Nam vùng tạm chiếm trước đây, chứ không phải tất cả.
Miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa không có nhiều trường hợp này, nhưng miền Nam thì nhan nhản.
Bây giờ đất nước thống nhất lâu rồi, người đọc có thể chất vấn: “Thế miền Nam buông lỏng vậy sao? Ông chạy không giấy tờ, không căn cước mà vẫn được mời dạy học thì xứ sở đó là Thiên Đàng rồi!”
Ở miền Bắc ông gắn với Hợp tác xã, với tem, phiếu gạo, ông chạy đi đâu, giáo dục phổ thông, ai được dạy ngoài. Cụ Diệm quá "dân chủ"!
Chưa nói đến cái tệ nghĩa tình, tác giả ở Quy Nhơn vào Phan Rang mấy cây số mà không vào thăm ân nhân cứu mạng mình được - Giả dối hết sức, sến hết sức!
Ở miền Bắc hầu hết không ai trốn đi bộ đội, có người còn viết đơn bằng máu mình chích ra từ cổ tay. Anh hùng Lê Mã Lương là một ví dụ. (Bây giờ là Thiếu tướng quân đội nhân dân Việt Nam)
Cái bức thư của Lê Văn Ngăn mà ai đó gọi là thơ thì sỷ nhục cho nền văn chương nước nhà!
Đỗ Hoàng
Dịch ra thơ Việt
THƯ GỬI CHỊ BA Ở PHAN RANG
Phan Rang, năm ấy chị Ba!
Chị còn có nhớ hay là đã quên?
Em chịu ơn chị bề trên,
Một thời quá khứ đảo điên thế mà.
Thời em tơi tả phương xa,
Giấy tờ nỏ có, cửa nhà cũng không.
Tương lai quả thật phiêu bồng,
Tương lai ở kẻ tay không bắt người.
Những phường dạ thú đười ươi,
Tóm dân, đôn lính cho loài xâm lăng.
Tương lai buồn tẻ, lặng tăm,
Con đường bụi đỏ, quán tăng, gió nồng.
Số em đến bước đường cùng,
Nếu không gặp chị, tình chung đồng bào.
Mẹ già, xe nặng, bánh bao,
Chị ngồi trông có khách nào đến xơi,
Và chiều hôm ấy, ai ơi!
Cầm tay chị dẫn về nơi nhà mình.
Bảo kèm con cái học hành,
Hạnh phúc tôi có nên thành từ đây.
Chiếc bàn học, bên trời mây,
Được ăn uống thoả mỗi ngày hai ca,
Dịu dàng thấm thịt thơm da,
Trông đôi mắt chị như là trăng sao!
Dễ chết, bọn ráp ập vào,
Đẩy tung cánh cửa thế nào cũng xong.
Trước thời khắc của tồn vong,
Tôi còn dan díu trong vòng ấm êm!
Bây giờ, chị đâu? Chị hiền?
Bao năm chưa lại bên thềm nhà xưa.
Tôi nhìn sớm nắng, chiều mưa
Chị trong những kẻ cày bừa cần lao.
Bình thường, cam chịu, nhường bao
Đôi mắt nhân ái như sao siêu phàm!
Hà Nội ngày 28/ 2 2012
Đỗ Hoàng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét