Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Nhà thơ Hữu Thỉnh và Tọa đàm khoa học 70 năm NHật ký trong tù - Nhận định không chính xác...

Nhà thơ Hữu Thỉnh và Tọa đàm khoa 70 năm Nhật ký trong tù nhận định không chính xác...

Thứ ba - 24/09/2013 15:17
       NHÀ THƠ HỮU THỈNH  VÀ TỌA ĐÀM KHOA HỌC 70 NẮM
          tác phẩm “Nhật ký trong tù”


               NHẬN ĐỊNH KHÔNG ĐẦY ĐỦ, KHÔNG CHÍNH XÁC. (*)
 
    Đỗ Hoàng
   
 Mở đầu bài viết, nhà thơ Hữu Thỉnh viết: “ Tính nhân văn cũng là chất thép” đã biết không ổn. Nếu nhận định về nhà thơ tình Xuân Diệu thì còn được, chứ nhận định về Hồ Chí Minh thì nó thừa ra. Với Hồ Chí Minh tính nhân văn là chất thép chứ không phải cũng là “chất thép”. Điều đó đã được khẳng định chứ không phải phó khẳng định như nhà thơ Hữu Thỉnh nhận định. Nhận định ấy chưa xác đáng với thơ Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh đã viết:
Hiện đại thi trung ưng hữu thiết
Thi gia dã yếu hội xung phong
(Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xông lên…)
(Đỗ Hoàng dịch)
 Nhà thơ Hữu Thỉnh viết tiếp: “Một nhân danh nói: Thơ hay khiến cho người ta đọc xong thì quên thơ đi, chỉ còn thấy tình người.” Danh nhân nào nói, nói trong hoàn cảnh nào? Cổ nhân có nói: “Thơ hay người ta thuộc lòng cả hồn lẩn xác”. Nói thế để khen thơ hay thì người thuộc lòng cả chữ nghĩa diễn tả, cả tình người. Thơ là linh hồn là cao cả, thơ trên cả Chúa. Làm sao lại quên thơ đi được?

   Nhà thơ Hữu Thỉnh lại viết tiếp: “ Tại cuộc tọa đàm nhân kỷ niệm 70 năm ra đời “Nhật ký trong tù”, chúng ta cũng đã thống nhất nhận định: “Nhật ký trong tù” là hình thức  “viết cho mình”, chỉ cho mình, không nhằm quảng bá giáo huấn điều gì…”`
  Đó là một nhận định không đúng của nhà thơ Hữu Thỉnh và của các nhà văn, nhà khoa học trong cuộc tọa đàm khoa học 70 năm tác phẩm “ Nhật ký trong tù”.
  Còn người là một tiểu vũ trụ, mọi biểu hiện của con người là của vũ trụ. Cho nên viết cho mình, viết cho mọi người đều là của vũ trụ. Con người hay muôn loài ngay trong bào thai đã có tính quảng bá và giáo huấn. Đứa trẻ vừa chào đời đã cất tiếng khóc để cho mọi người  biết là có sinh linh mới của vũ trụ. Một nhà thơ, một nhà cách mạng chuyên nghiệp như Hồ Chí Minh thì lại càng muốn quảng bá và giáo huấn hơn nữa. Không chỉ Hồ Chí Minh mà các lãnh tụ cách mạng từ cổ chí kim đều mang tính này. Thuở trước khi thông tin chưa phát triển, Lê Lợi và Nguyễn Trãi muốn quảng bá và giáo huấn dân đen đã lên rừng đem mỡ viết mấy chữ Lê Lợi làm vua, Nguyễn Trãi làm tôi để dân tin và đi theo.
  Sau này các lãnh tụ cách mạng nhất là các lãnh tụ cộng sản rất chú trọng quảng bá và giáo huấn.
  Lê nin lập tờ báo Tia lửa. dạy học trong tù, viết bài đả kích Causki, Plekhanops…Mao Trạch Đông mở báo Dân cày, tranh luận với Hồ Thích…Hồ Chí Minh viết Bản án chế độ thực dân Pháp, kịch Con rồng tre…
mở báo Thanh niên, thành lập Việt Nam thanh niên đồng chí hội, viết ca dao, hò vè , thơ để quảng bá, giáo huấn đồng bào:
Dân ta phải biết sử ta

Đẹp non nước Ninh Bình
Nhìn xem phong cảnh xinh xinh thật là

Tay cầm khẩu súng dài
Ngắm đi ngăm lại bắn ai thế này…
  Quay lại với “Nhật ký trong tù” là tập thơ đầy tính quảng bá và giáo huấn
Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng ngồi trong ngục biết làm chi đây
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.
Hay:
Nhãn quang ưng đại, tâm ưng tế
Kiên quyết thời thời yếu tấn công
Thác lộ song xa dã một dụng
Phùng thời nhất tốt khả thành công
(Học dịch kỳ)
Mắt nhìn cho rộng suy cho kỹ
Kiên quyết không ngừng thế tấn công
Lạch nước hai xe đành bỏ phí
Gặp thời một tốt cũng thành công…
( Nam Trân dịch)
Hay:
Oa…oa…oa cha trốn đi lính nước nhà
Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi
Phải theo mẹ đến ở nhà pha
Hay:
Phu đường vất vả lắm ai ơi.
Ngựa xe hành khách thường qua lại
Biết cảm ơn anh được mấy người.
(Phu đường)
  Nhật ký trong tù ngoài phần nhỏ viết riêng cho mình thì đại phần lớn Hồ Chí Minh viết cho dân tộc, cho nhân loại. Người muốn quảng bá rộng khắp, giáo huấn rộng khắp cho nhân quần lao khổ đứng lên làm cách mạng đem lại cơm no áo ấm cho mọi người.
  Có điều khi Nhật ký trong tù , Hồ Chí Minh phải sống lưu vong, lẩn khuất ngoài vòng pháp luật của quân thù nên tác phẩm không có điều kiện quảng bá rộng rãi và giáo huấn rộng rãi.
  Còn đánh giá nhận định như nhà thơ Hữu Thỉnh và  “Tọa đàm khoa học 70 năm tác phẩm Nhật ký trong tù”  trên là không đúng với tinh thần Nhật ký trong tù.
Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2013
                                                     Đ - H

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét