CÓ MỘT PHẨM CHẤT NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA
Đỗ Hoàng
Đỗ Hoàng
Quảng đầu thập kỷ 80 thế kỷ trước, lúc tôi đang công tác ở Báo Đảng Bình Trị Thiên, Trần Văn Hải (nhà thơ Hải Kỳ sau này) bạn học thời cấp 3 Lệ Thủy, Quảng Bình lại cùng quê nội với tôi ở xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Hải đang học Đại học Sư phạm Huế rủ tôi về Sịa chơi. Sịa nằm ở phía Bắc, cách Huế độ 25 km. Nhất Huế nhì Sịa. Thị trấn Sịa sầm uất không thua kém kinh đô Huế.
Sịa tôi không quen biết ai, nhưng Hải thì có bố đẻ đang sinh sống ở đấy. Bố Hải và ba tôi đều đi lính Pháp trước Cách mạng tháng 8, sang Pháp đâu những năm 1937 – 1939. Bố Hải làm lính thợ. Ba tôi lính chiến đấu nên trong Đại chiến thứ 2, Ba tôi và các bác tôi đều bị phát xít Đức cầm tù. Bố Hải sau giải phóng miền Bắc năm 1954 thì chạy vào Nam, bố tôi chết trận. Vì thế nên tốt nghiệp cấp 3 năm 1968 tôi và Hải đều không được đi đại học, mặc dầu năm đó đại học không phải thi. Sau đó Hải được đi học sư phạm 2 tháng về dạy cấp 2, còn tôi thì phải về địa phương cải tạo không thời hạn. Lúc đó ai có bố đi lính Pháp, lính ngụy tức là có nợ máu với dân tộc thì con cái đều bị vạ hết. Tôi xin học lái máy cày phục vụ hợp tác xã địa phương vẫn không cho.
Thiếu tướng tuẫn tiết Nguyễn Khoa Nam
Về Sịa gặp gia đình bố Hải, ai cũng vui vẻ chào đón thân tình. Bố Hải lấy thêm bà vợ hai quê ở Sịa. Bà làm nghề hộ sinh, mở phòng đỡ đẻ tại nhà của mình. Mẹ kế (dì Hải) có đến năm sáu người con với bố Hải. Ngoài ra bà có đứa con riêng tuổi đã hai sáu hai bảy và có gia đình riêng ở gần mẹ đẻ. Anh ta là sỹ quan quân lực Việt Nam Công Hòa vừa đi cải tạo về đâu trên dưới một hai tháng. Anh ta người đậm. chắc khỏe, dáng can trường và bản lĩnh.
- Anh tuổi đang trẻ mà con nhiều thật – Tôi hỏi khi nhìn một đàn con có đến năm sáu đứa của anh.
Anh ta cười:
- Trong này khuyến khích sinh đẻ. Tôi sỹ quan cứ sinh thêm một đứa con là phụ cấp lường con bằng lương thiếu úy của tôi đó. Lương thiếu úy mua được mấy cái hông - đa chứ lỵ!
Người con riêng của dì Hải là con của một vị cán bộ quân đội ta chức vụ nghe đâu khá to cỡ cấp trung đoàn, sư đoàn thừa khả năng bảo lãnh cho con mình khỏi phải đi cải tạo.
Những lần trò chuyện với bố, Hải đều than tiếc:
- Ba đi lính Pháp lại chạy vào Nam nên họ không cho con đi Đại học, không cho con đi bộ đội, không cho con vào Đáng.
Bố Hải xoa xuýt hối lỗi:
- Cộng sản làm căng quá, bố làm con chịu, trong Nam này ai làm nấy chịu. Ba thật có lỗi với ba mẹ con con.
Nghe chuyện miền Bắc phân biệt thành phần lích lịch, anh con riêng của dì Hải hào hứng góp chuyện:
- Ông Diệm, ông Thiệu đều biết bố tôi là Việt cộng to nhưng tôi vẫn vào học sỹ quan, vẫn được thăng cấp đều đều. Hôm giải phóng bố tôi bảo sẽ bảo lãnh cho tôi không đi cải tạo nhưng tôi bảo với bố:
- Bố có lý tưởng của bố, con có lý tưởng của con. Bên con thua trận con chịu. Bao nhiêu binh lính của con phơi xương ngoài chiến địa, con như thế là may mắn lắm rồi. Con hưởng an nhàn riêng một mình là có tội với hương hồn nghĩa sỹ của con.
- Mày im đi – Bố tôi quát – Rồi ông bỏ đi luôn.
Tôi đi cải tạo vừa mới về các cán bộ ạ.
Tôi không nói gì nhưng rất khâm phục phẩm chất người lính trong anh ta!
Phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ thì ai cũng biết. Đa phần là trung dũng kiên cường, vì nhân dân quên mình. Tôi cũng là người lính Cụ Hồ nên tôi thấu hiểu việc này. Tất nhiên cũng có nhiều người đầu hàng chiêu hồi địch nhưng đó là số it. Và trong phe chính có kẻ ta, trong phe tà có kẻ chính. Đó là lần đầu tiến tôi thấy phẩm chất người lính việt Nam Cộng Hòa bằng xương, bằng thịt. Còn nghe qua đài báo, mạng thì rất nhiều như Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Thiếu tườngTư lệnh vùng III chiến thuật (không nhớ tên)… có 5 tướng ngụy tự sát đẻ toàn danh dự khi Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ.
Thiếu tướng tuẫn tiết Phạm Văn Phú
Người lính thứ 2 bên kia chiến tuyến mà tôi khâm phục phẩm chất lính trong anh đó là Triều Nguyên. Triều Nguyên là sỹ quan Việt Nam Cộng Hòa. Tôi hai lần về nhà riêng của anh ở Phú Bài, Hương Thủy chơi, anh đều đưa tập an bum có ảnh anh tốt nghiệp thủ khoa trường sỹ quan Đà Lạt được cầm cái cung to bắn mũi tên lên trời. Anh là một sỹ quan ham học, ham hiểu biết và đang thăng tiến trong đường binh nghiệp.
Thiếu úy Triều Nguyên
Nhưng giải phóng miền Nam năm 1975 anh bị đi học tập cải tạo. Anh Nguyên thừa năm để đi Mỹ theo diện HO. Nhưng anh không đi, anh ở lại với vợ con và quê hương.
Ở lại với quê hương, Anh học được thạc sỹ văn chương, anh viết văn. Thời còn tạp chí Văn nghệ Bình Trị Thiên, anh đã có truyện ngắn in.
Vừa rôi anh được giải thưởng văn học nghê thuật Nhà nước. Một giải thưởng rất danh giá.
Nhà văn Triều Nguyên lãnh giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật
Người thứ 3 mà tôi biết là anh Nguyễn Thái Hải.
Bác sỹ quân y Nguyễn Thái Hải (VNCH)
Anh Hải là sỹ quan quân y của quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Anh không xuất ngoại theo diện HO. Anh ở lại trong nước viết văn ký tên là Khôi Vũ. Nhà văn Khôi Vũ từng làm công tác quản lý văn nghệ, từng là Hội phó, Phó tống biên bập tờ Văn nghệ Đồng Nai.
Nhà văn Khôi Vũ ( Nguyễn Thái Hải)
Mấy năm trước anh được giải thưởng tiểu thuyết “ Lời nguyền hai trăm năm” của hội Nhà văn Việt Nam.
Năm 2006 tôi và anh là thành viên trong Đoàn Nhà văn Việt Nam đi học tập và nghiên cứu Văn học ở Trung Quốc.
Trong đám lính thất trận của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa cũng có một số người thể hiện phẩm chất bản lĩnh người lính của mình. Thật đáng trân trọng!
Hà Nội, ngày 6 tháng 9 năm 2013
Đ - H
Sịa tôi không quen biết ai, nhưng Hải thì có bố đẻ đang sinh sống ở đấy. Bố Hải và ba tôi đều đi lính Pháp trước Cách mạng tháng 8, sang Pháp đâu những năm 1937 – 1939. Bố Hải làm lính thợ. Ba tôi lính chiến đấu nên trong Đại chiến thứ 2, Ba tôi và các bác tôi đều bị phát xít Đức cầm tù. Bố Hải sau giải phóng miền Bắc năm 1954 thì chạy vào Nam, bố tôi chết trận. Vì thế nên tốt nghiệp cấp 3 năm 1968 tôi và Hải đều không được đi đại học, mặc dầu năm đó đại học không phải thi. Sau đó Hải được đi học sư phạm 2 tháng về dạy cấp 2, còn tôi thì phải về địa phương cải tạo không thời hạn. Lúc đó ai có bố đi lính Pháp, lính ngụy tức là có nợ máu với dân tộc thì con cái đều bị vạ hết. Tôi xin học lái máy cày phục vụ hợp tác xã địa phương vẫn không cho.
Thiếu tướng tuẫn tiết Nguyễn Khoa Nam
Về Sịa gặp gia đình bố Hải, ai cũng vui vẻ chào đón thân tình. Bố Hải lấy thêm bà vợ hai quê ở Sịa. Bà làm nghề hộ sinh, mở phòng đỡ đẻ tại nhà của mình. Mẹ kế (dì Hải) có đến năm sáu người con với bố Hải. Ngoài ra bà có đứa con riêng tuổi đã hai sáu hai bảy và có gia đình riêng ở gần mẹ đẻ. Anh ta là sỹ quan quân lực Việt Nam Công Hòa vừa đi cải tạo về đâu trên dưới một hai tháng. Anh ta người đậm. chắc khỏe, dáng can trường và bản lĩnh.
- Anh tuổi đang trẻ mà con nhiều thật – Tôi hỏi khi nhìn một đàn con có đến năm sáu đứa của anh.
Anh ta cười:
- Trong này khuyến khích sinh đẻ. Tôi sỹ quan cứ sinh thêm một đứa con là phụ cấp lường con bằng lương thiếu úy của tôi đó. Lương thiếu úy mua được mấy cái hông - đa chứ lỵ!
Người con riêng của dì Hải là con của một vị cán bộ quân đội ta chức vụ nghe đâu khá to cỡ cấp trung đoàn, sư đoàn thừa khả năng bảo lãnh cho con mình khỏi phải đi cải tạo.
Những lần trò chuyện với bố, Hải đều than tiếc:
- Ba đi lính Pháp lại chạy vào Nam nên họ không cho con đi Đại học, không cho con đi bộ đội, không cho con vào Đáng.
Bố Hải xoa xuýt hối lỗi:
- Cộng sản làm căng quá, bố làm con chịu, trong Nam này ai làm nấy chịu. Ba thật có lỗi với ba mẹ con con.
Nghe chuyện miền Bắc phân biệt thành phần lích lịch, anh con riêng của dì Hải hào hứng góp chuyện:
- Ông Diệm, ông Thiệu đều biết bố tôi là Việt cộng to nhưng tôi vẫn vào học sỹ quan, vẫn được thăng cấp đều đều. Hôm giải phóng bố tôi bảo sẽ bảo lãnh cho tôi không đi cải tạo nhưng tôi bảo với bố:
- Bố có lý tưởng của bố, con có lý tưởng của con. Bên con thua trận con chịu. Bao nhiêu binh lính của con phơi xương ngoài chiến địa, con như thế là may mắn lắm rồi. Con hưởng an nhàn riêng một mình là có tội với hương hồn nghĩa sỹ của con.
- Mày im đi – Bố tôi quát – Rồi ông bỏ đi luôn.
Tôi đi cải tạo vừa mới về các cán bộ ạ.
Tôi không nói gì nhưng rất khâm phục phẩm chất người lính trong anh ta!
Phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ thì ai cũng biết. Đa phần là trung dũng kiên cường, vì nhân dân quên mình. Tôi cũng là người lính Cụ Hồ nên tôi thấu hiểu việc này. Tất nhiên cũng có nhiều người đầu hàng chiêu hồi địch nhưng đó là số it. Và trong phe chính có kẻ ta, trong phe tà có kẻ chính. Đó là lần đầu tiến tôi thấy phẩm chất người lính việt Nam Cộng Hòa bằng xương, bằng thịt. Còn nghe qua đài báo, mạng thì rất nhiều như Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Thiếu tườngTư lệnh vùng III chiến thuật (không nhớ tên)… có 5 tướng ngụy tự sát đẻ toàn danh dự khi Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ.
Thiếu tướng tuẫn tiết Phạm Văn Phú
Người lính thứ 2 bên kia chiến tuyến mà tôi khâm phục phẩm chất lính trong anh đó là Triều Nguyên. Triều Nguyên là sỹ quan Việt Nam Cộng Hòa. Tôi hai lần về nhà riêng của anh ở Phú Bài, Hương Thủy chơi, anh đều đưa tập an bum có ảnh anh tốt nghiệp thủ khoa trường sỹ quan Đà Lạt được cầm cái cung to bắn mũi tên lên trời. Anh là một sỹ quan ham học, ham hiểu biết và đang thăng tiến trong đường binh nghiệp.
Thiếu úy Triều Nguyên
Nhưng giải phóng miền Nam năm 1975 anh bị đi học tập cải tạo. Anh Nguyên thừa năm để đi Mỹ theo diện HO. Nhưng anh không đi, anh ở lại với vợ con và quê hương.
Ở lại với quê hương, Anh học được thạc sỹ văn chương, anh viết văn. Thời còn tạp chí Văn nghệ Bình Trị Thiên, anh đã có truyện ngắn in.
Vừa rôi anh được giải thưởng văn học nghê thuật Nhà nước. Một giải thưởng rất danh giá.
Nhà văn Triều Nguyên lãnh giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật
Người thứ 3 mà tôi biết là anh Nguyễn Thái Hải.
Bác sỹ quân y Nguyễn Thái Hải (VNCH)
Anh Hải là sỹ quan quân y của quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Anh không xuất ngoại theo diện HO. Anh ở lại trong nước viết văn ký tên là Khôi Vũ. Nhà văn Khôi Vũ từng làm công tác quản lý văn nghệ, từng là Hội phó, Phó tống biên bập tờ Văn nghệ Đồng Nai.
Nhà văn Khôi Vũ ( Nguyễn Thái Hải)
Mấy năm trước anh được giải thưởng tiểu thuyết “ Lời nguyền hai trăm năm” của hội Nhà văn Việt Nam.
Năm 2006 tôi và anh là thành viên trong Đoàn Nhà văn Việt Nam đi học tập và nghiên cứu Văn học ở Trung Quốc.
Trong đám lính thất trận của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa cũng có một số người thể hiện phẩm chất bản lĩnh người lính của mình. Thật đáng trân trọng!
Hà Nội, ngày 6 tháng 9 năm 2013
Đ - H
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét