Nhà thơ Nguyễn Trần Thái
CHINH PHỤ NGÂM CỦA ĐẶNG TRẦN CÔN - ĐỖ HOÀNG DỊCH THƠ – THỬ BÚT
Nhà thơ Nguyễn Trần Thái
Cách đây vài năm, Nhà thơ Đỗ Hoàng đã xuất bản tập tiểu thuyết thơ có tên Kiều Thơ, dịch và phóng tác từ nguyên bản Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (bên Tàu) với hơn 6 000 câu thơ lục bát, gây không ít xôn xao trong giới văn đàn nước Việt. Khen có, chê có, song khen phần nhiều…
Lại đùng một cái, quý II năm 2012 , Đỗ Hoàng cho ra mắt ấn phẩm mới, dịch thơ Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn nguyên tác bằng chữ Hán viết vào khoảng năm 1710 – 1742 ra thơ Việt với tên gọi Khúc ngâm vợ lính.
Chinh phụ ngâm là bài diễn ca khúc ngâm chinh phụ bằng Hán văn của Đặng Trần Côn vào đời Cảnh Hưng (Lê Hiển Tông) lấy sự tích bên Tàu thời xưa. Nhưng bối cảnh, sự việc thì giống như thơi đại Đặng Trần Côn sống. Thời Lê Cảnh Hưng loạn binh nổi dậy, giặc dã khắp nơi quấy phá, người bị bắt đi lính đánh dẹp phải lìa nhà. Đặng Trần Côn cảm thời thế mà làm ra khúc bi ai này! (Phan Huy Chú – Lịch triều Hiến chương loại chí)
*
* *
Chinh phụ ngâm được sáng tác vào thời kỳ rối ren bậc nhất trong lịch sử nước ta. Bản Hán văn gồm 480 câu thơ dài ngắn xen nhau theo thể thơ tự do, không bị gò bó số câu, số chữ với cách gieo vần niêm luật khá chặt chẽ. Đặng Trần Côn đã vận dụng sáng tạo các thể thơ cổ phong, Nhạc phủ, Đường thi để làm nên kiệt tác này. Ngoài ra ông còn sử dụng nhiều văn liệu, điển cố liên quan đến việc chinh chiến, liên quan đến cảnh ngộ của người chinh phu ở ngoài chốn chiến trường và người chinh phụ ở trong buồng the, ông đã tinh chọn để đưa vào khúc ngâm một cách linh hoạt. Thỉnh thoảng ông lại thêm vài tiếng chuyển ý có nhạc điệu, nhạc tính dồi dào, phong phú luôn luôn thay vần, đổi nhịp, phối thanh tùy theo từng trạng thái, tình cảm của nhân vật khiến cho khúc ngâm lời ý lâm ly, khác lạ và khoái trá miệng người ta. (Theo học giả Nguyễn Thạch Giang trích dẫn Phan Huy Chú)
Hồng Hà nữ sỹ Đoàn Thị Điểm cùng thời với Đặng Trần Côn là người đầu tiên diễn âm theo thể cổ phong song thất lục bát. Bài diễn ca của nữ sỹ được phổ cập rộng rãi trong dân chúng. Nguyên bản chữ Hán của Đặng Trần Côn là 480 câu, bà Điểm dịch thu ngắn lại còn 408 câu. Đây là tài năng của người dịch. Với những điệp từ luyến láy, chải chuốt, thanh tao đã đi vào lòng người gần 3 thế kỷ…
Nhà thơ Đỗ Hoàng đã dày công nghiên cứu và dịch ra Việt văn từ nguyên tác của Đặng Trần Côn. Đỗ Hoàng đã chạm phải “lầu ngọc” của bà Điểm với những áng văn nổi tiếng và có lẽ mãi mãi không phai mờ trong tâm trí các thế hệ yêu thơ Việt.
Nhưng đấy lại là một chuyện khác!
Đỗ Hoàng vẫn theo mạch cổ phong song thật lục bát của ông cha, thể thơ mà các nhà thơ “đương đại” quay lưng…
Không so sánh, không cân đo đong đếm dù kẻ “tám lạng, người nửa cân”. Bởi vậy khi mở đầu bản dịch Chinh phụ ngâm của mình, Đỗ Hoàng đã bộc bệch:
“Tôi dịch Chinh phụ ngâm xong từ tháng 11 – 2011, định không công bố bản dịch của mình, vì bản dịch của Đoàn Thị Điểm hoặc của Phan Huy Ích là bản dịch quá tuyệt vời. Bản dịch vừa sát nghĩa, vừa tài hoa đã Việt hóa một cách tài tình mà có thể khó có bản dịch nào vượt nổi. Nhưng rồi nghĩ lại, mình dịch để mình hiểu thêm về vẻ đẹp tiếng Việt, rèn luyện vần điệu khi sáng tác thơ, cung cấp thêm thông tin cho bạn đọc… Điều này tôi nghĩ chắng có gì là qua mặt tiền nhân!”
Nói vậy là khiêm tốn, khiêm nhường. Thực ra suốt bản dịch 460 câu thơ, không thể phủ nhận thành công của người dịch:
Cõi đất trời quay cuồng bụi gió,
Phận má hường thương khó bao phiên
Hoặc:
Trống Trường Thành đánh trăng náo động
Lửa Cam Tuyền cháy bỏng mây xanh…
Câu dịch đã kéo người đọc hôm nay về với ngôn từ giản dị, dễ hiểu. Khoảng cách gần 3 thế kỷ gần lại. Ngôn ngữ người xưa và ngôn ngữ người nay đồng điệu.
Gần 2 000 năm về trước, nhà thơ Lý Bạch (Trung Quốc) đời Đường có viết:
Cổ nhân bất kiến kim thời nguyệt
Kim nguyệt tằng kinh chiếu cổ nhân!
Dịch nghĩa là:
Người xưa không nhìn thấy vầng trăng ngày hôm nay
Song vầng trăng ngày hôm nay đã từng chiếu vào gương mặt người xưa rồi!
Vầng trăng là bất biến, là mãi mãi. Chỉ có con người dưới vầng trăng ấy thay đổi qua bao thời đại, bao biến đổi của lịch sử. Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn cũng giống như vầng trăng kía. Gần 300 năm ấy biết bao thăng trầm thay đổi…
Người dịch hôm nay, Đỗ Hoàng đã đi qua cuộc chiến tranh chống Mỹ, anh là người lính chiến từng màn trời, chiếu đất, nằm hầm, nằm hố; ngủ ở trảng cỏ hay đóng quân ở nơi thâm sơn cùng cốc đêm lạnh thấu xương, ngày nắng cháy mặt cháy lưng:
Xưa nay chinh chiến trận đồ
Tấm thân muôn dặm nấm mồ táng đâu
Gió thổi rát thêm sầu mặt lạnh
Dòng nước sâu ngựa tránh chân xiêu
Kê yên, gối trống sớm chiều
Màn trời chiếu đất trải nhiểu đắng cay!...
Ngựa tránh chân xiêu – dịch thế là tài tình! Ai đã từng băng qua đèo cao suối sâu mới hiểu nỗi gian truân của người lính!
Chiến tranh muôn thuở ác độc, gieo rắc bao đau thương, chết chóc. Bao cuộc chia ly đầm đìa nước mắt. Người ở nhà dõi theo người chiến trận, người chiến trận thương nhớ cha mẹ, vợ con. Trong cuộc chiến tranh vừa đi qua, nhà thơ Đỗ Hoàng là một nhân chứng, thấu hiểu mọi nỗi niềm đau thương, chia ly, anh dịch như anh sáng tác. Đây là cảnh biệt ly giữa người đi, kẻ ở da diết thê lương:
Buồn tênh cái lúc chia ly
Chiến tranh kẻ ở người đi sao đành
…
Chốn Hàm Dương trăm bề chàng nhớ
Nơi Tiêu Tương thiếp cố vời theo
Hàm Dương cây cỏ vắng teo
Tiêu Tương mây khói suối đèo buồn bơ!...
Trong Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn sử dụng rất nhiều hư từ như hề. Ông đã bộc lộ sự tài hoa, uyển chuyển gợi câu thơ thêm meenh mông mà sâu lắng. Câu thơ từ mô tả mà ra hướng nội
Cung tiễn hề tại yêu
Thê noa hề biệt khuyết
(Cung tiễn đã sẵn sàng bên thắt lưng thì vợ con giờ là xa vắng)
Đỗ Hoàng đã dịch:
Thân dũng sỹ cung tên mang vác
Buổi lên đường phó thác vợ con
Là vừa bám sát câu chữ, vừa sáng tạo mới và Việt hóa câu thơ Hán!
Đặng Trần Côn viết Chinh phụ ngâm mượn sử kiện nước ngoài, trong bối cảnh xã hội rối ren, chinh chiến liên miên, chia ly tao loạn, đời sống nhân dân lầm than cơ cực; Đoàn Thị Điểm dịch Chinh phụ ngâm là người cùng thời với Đặng Trần Côn. Bản dịch cách đây đã gần 300 năm. Nhà thơ Đỗ Hoàng sinh cũng gặp thời loạn lạc với hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đi qua. Cuộc chiến tranh nào cũng để lại đau thương mất mát, Đỗ Hoàng trực tiếp cầm súng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ rất thấu hiểu điều đó! Nhà thơ đã đi nhiều nơi, từng trải, anh mượn bản Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn để dãi bày chính kiến cũng như thử bút lực của mình. Anh mượn cớ đó để tố cáo chiến tranh, đồng thời cũng ca ngợi một thế hệ thật hào hùng, oanh liệt; tỏ rõ chí trai khi Tổ quốc lâm nguy, sẵn sàng “ dặm nghìn da ngựa bọc thây”, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc:
Trai anh hùng nấm mồ da ngựa
Coi chết chóc nhẹ tựa tơ hồng!
Hay:
Gấm vua ban tình thâm một thuở
Gian nan càng rạng rỡ tài trai
Bao mền viễn xứ ruổi dài
Hết Hàm Dương lại ngược đài Tiêu Quan!
Đỗ Hoàng đã từng thử bút, khi “dũng cảm” dịch hơn 6 000 câu thơ lục bát “Kiều Thơ” từ nguyên bản của Thanh Tâm Tài Nhân, nay Đỗ Hoàng lại thử bút dịchChinh phụ ngâm từ nguyên bản Hán văn của Đặng Trần Côn, tuy lời thơ có phần mộc mạc, giản dị, song không thể nói là không thành công!
Tôi vẫn có sự chủ quan cố hữu, biết đâu vài thập niên sau, thế hệ hậu chúng tôi nếu còn yêu mến văn phong cổ, họ sẽ đọc các tác giả dịch Chinh phụ ngâm. Liệu họ có bị lẫn một đôi câu nào đó giữa bản dịch của Đoàn Thị Điểm thế kỷ thứ 18 với bản dịch của Đỗ Hoàng thế kỷ 21 không?
Nếu vậy thì mạch văn chương xuyên suốt gần 3 thế kỷ vẫn còn có điều gì đó đồng điệu và rằng tiếng Việt ta thật là phong phú mãi mãi theo thời gian mà vun đắp, mà trường tồn…
Hà Nội ngày 11- 11 – 2012
Ng . Tr . Th
Cách đây vài năm, Nhà thơ Đỗ Hoàng đã xuất bản tập tiểu thuyết thơ có tên Kiều Thơ, dịch và phóng tác từ nguyên bản Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (bên Tàu) với hơn 6 000 câu thơ lục bát, gây không ít xôn xao trong giới văn đàn nước Việt. Khen có, chê có, song khen phần nhiều…
Lại đùng một cái, quý II năm 2012 , Đỗ Hoàng cho ra mắt ấn phẩm mới, dịch thơ Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn nguyên tác bằng chữ Hán viết vào khoảng năm 1710 – 1742 ra thơ Việt với tên gọi Khúc ngâm vợ lính.
Chinh phụ ngâm là bài diễn ca khúc ngâm chinh phụ bằng Hán văn của Đặng Trần Côn vào đời Cảnh Hưng (Lê Hiển Tông) lấy sự tích bên Tàu thời xưa. Nhưng bối cảnh, sự việc thì giống như thơi đại Đặng Trần Côn sống. Thời Lê Cảnh Hưng loạn binh nổi dậy, giặc dã khắp nơi quấy phá, người bị bắt đi lính đánh dẹp phải lìa nhà. Đặng Trần Côn cảm thời thế mà làm ra khúc bi ai này! (Phan Huy Chú – Lịch triều Hiến chương loại chí)
*
* *
Chinh phụ ngâm được sáng tác vào thời kỳ rối ren bậc nhất trong lịch sử nước ta. Bản Hán văn gồm 480 câu thơ dài ngắn xen nhau theo thể thơ tự do, không bị gò bó số câu, số chữ với cách gieo vần niêm luật khá chặt chẽ. Đặng Trần Côn đã vận dụng sáng tạo các thể thơ cổ phong, Nhạc phủ, Đường thi để làm nên kiệt tác này. Ngoài ra ông còn sử dụng nhiều văn liệu, điển cố liên quan đến việc chinh chiến, liên quan đến cảnh ngộ của người chinh phu ở ngoài chốn chiến trường và người chinh phụ ở trong buồng the, ông đã tinh chọn để đưa vào khúc ngâm một cách linh hoạt. Thỉnh thoảng ông lại thêm vài tiếng chuyển ý có nhạc điệu, nhạc tính dồi dào, phong phú luôn luôn thay vần, đổi nhịp, phối thanh tùy theo từng trạng thái, tình cảm của nhân vật khiến cho khúc ngâm lời ý lâm ly, khác lạ và khoái trá miệng người ta. (Theo học giả Nguyễn Thạch Giang trích dẫn Phan Huy Chú)
Hồng Hà nữ sỹ Đoàn Thị Điểm cùng thời với Đặng Trần Côn là người đầu tiên diễn âm theo thể cổ phong song thất lục bát. Bài diễn ca của nữ sỹ được phổ cập rộng rãi trong dân chúng. Nguyên bản chữ Hán của Đặng Trần Côn là 480 câu, bà Điểm dịch thu ngắn lại còn 408 câu. Đây là tài năng của người dịch. Với những điệp từ luyến láy, chải chuốt, thanh tao đã đi vào lòng người gần 3 thế kỷ…
Nhà thơ Đỗ Hoàng đã dày công nghiên cứu và dịch ra Việt văn từ nguyên tác của Đặng Trần Côn. Đỗ Hoàng đã chạm phải “lầu ngọc” của bà Điểm với những áng văn nổi tiếng và có lẽ mãi mãi không phai mờ trong tâm trí các thế hệ yêu thơ Việt.
Nhưng đấy lại là một chuyện khác!
Đỗ Hoàng vẫn theo mạch cổ phong song thật lục bát của ông cha, thể thơ mà các nhà thơ “đương đại” quay lưng…
Không so sánh, không cân đo đong đếm dù kẻ “tám lạng, người nửa cân”. Bởi vậy khi mở đầu bản dịch Chinh phụ ngâm của mình, Đỗ Hoàng đã bộc bệch:
“Tôi dịch Chinh phụ ngâm xong từ tháng 11 – 2011, định không công bố bản dịch của mình, vì bản dịch của Đoàn Thị Điểm hoặc của Phan Huy Ích là bản dịch quá tuyệt vời. Bản dịch vừa sát nghĩa, vừa tài hoa đã Việt hóa một cách tài tình mà có thể khó có bản dịch nào vượt nổi. Nhưng rồi nghĩ lại, mình dịch để mình hiểu thêm về vẻ đẹp tiếng Việt, rèn luyện vần điệu khi sáng tác thơ, cung cấp thêm thông tin cho bạn đọc… Điều này tôi nghĩ chắng có gì là qua mặt tiền nhân!”
Nói vậy là khiêm tốn, khiêm nhường. Thực ra suốt bản dịch 460 câu thơ, không thể phủ nhận thành công của người dịch:
Cõi đất trời quay cuồng bụi gió,
Phận má hường thương khó bao phiên
Hoặc:
Trống Trường Thành đánh trăng náo động
Lửa Cam Tuyền cháy bỏng mây xanh…
Câu dịch đã kéo người đọc hôm nay về với ngôn từ giản dị, dễ hiểu. Khoảng cách gần 3 thế kỷ gần lại. Ngôn ngữ người xưa và ngôn ngữ người nay đồng điệu.
Gần 2 000 năm về trước, nhà thơ Lý Bạch (Trung Quốc) đời Đường có viết:
Cổ nhân bất kiến kim thời nguyệt
Kim nguyệt tằng kinh chiếu cổ nhân!
Dịch nghĩa là:
Người xưa không nhìn thấy vầng trăng ngày hôm nay
Song vầng trăng ngày hôm nay đã từng chiếu vào gương mặt người xưa rồi!
Vầng trăng là bất biến, là mãi mãi. Chỉ có con người dưới vầng trăng ấy thay đổi qua bao thời đại, bao biến đổi của lịch sử. Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn cũng giống như vầng trăng kía. Gần 300 năm ấy biết bao thăng trầm thay đổi…
Người dịch hôm nay, Đỗ Hoàng đã đi qua cuộc chiến tranh chống Mỹ, anh là người lính chiến từng màn trời, chiếu đất, nằm hầm, nằm hố; ngủ ở trảng cỏ hay đóng quân ở nơi thâm sơn cùng cốc đêm lạnh thấu xương, ngày nắng cháy mặt cháy lưng:
Xưa nay chinh chiến trận đồ
Tấm thân muôn dặm nấm mồ táng đâu
Gió thổi rát thêm sầu mặt lạnh
Dòng nước sâu ngựa tránh chân xiêu
Kê yên, gối trống sớm chiều
Màn trời chiếu đất trải nhiểu đắng cay!...
Ngựa tránh chân xiêu – dịch thế là tài tình! Ai đã từng băng qua đèo cao suối sâu mới hiểu nỗi gian truân của người lính!
Chiến tranh muôn thuở ác độc, gieo rắc bao đau thương, chết chóc. Bao cuộc chia ly đầm đìa nước mắt. Người ở nhà dõi theo người chiến trận, người chiến trận thương nhớ cha mẹ, vợ con. Trong cuộc chiến tranh vừa đi qua, nhà thơ Đỗ Hoàng là một nhân chứng, thấu hiểu mọi nỗi niềm đau thương, chia ly, anh dịch như anh sáng tác. Đây là cảnh biệt ly giữa người đi, kẻ ở da diết thê lương:
Buồn tênh cái lúc chia ly
Chiến tranh kẻ ở người đi sao đành
…
Chốn Hàm Dương trăm bề chàng nhớ
Nơi Tiêu Tương thiếp cố vời theo
Hàm Dương cây cỏ vắng teo
Tiêu Tương mây khói suối đèo buồn bơ!...
Trong Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn sử dụng rất nhiều hư từ như hề. Ông đã bộc lộ sự tài hoa, uyển chuyển gợi câu thơ thêm meenh mông mà sâu lắng. Câu thơ từ mô tả mà ra hướng nội
Cung tiễn hề tại yêu
Thê noa hề biệt khuyết
(Cung tiễn đã sẵn sàng bên thắt lưng thì vợ con giờ là xa vắng)
Đỗ Hoàng đã dịch:
Thân dũng sỹ cung tên mang vác
Buổi lên đường phó thác vợ con
Là vừa bám sát câu chữ, vừa sáng tạo mới và Việt hóa câu thơ Hán!
Đặng Trần Côn viết Chinh phụ ngâm mượn sử kiện nước ngoài, trong bối cảnh xã hội rối ren, chinh chiến liên miên, chia ly tao loạn, đời sống nhân dân lầm than cơ cực; Đoàn Thị Điểm dịch Chinh phụ ngâm là người cùng thời với Đặng Trần Côn. Bản dịch cách đây đã gần 300 năm. Nhà thơ Đỗ Hoàng sinh cũng gặp thời loạn lạc với hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đi qua. Cuộc chiến tranh nào cũng để lại đau thương mất mát, Đỗ Hoàng trực tiếp cầm súng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ rất thấu hiểu điều đó! Nhà thơ đã đi nhiều nơi, từng trải, anh mượn bản Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn để dãi bày chính kiến cũng như thử bút lực của mình. Anh mượn cớ đó để tố cáo chiến tranh, đồng thời cũng ca ngợi một thế hệ thật hào hùng, oanh liệt; tỏ rõ chí trai khi Tổ quốc lâm nguy, sẵn sàng “ dặm nghìn da ngựa bọc thây”, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc:
Trai anh hùng nấm mồ da ngựa
Coi chết chóc nhẹ tựa tơ hồng!
Hay:
Gấm vua ban tình thâm một thuở
Gian nan càng rạng rỡ tài trai
Bao mền viễn xứ ruổi dài
Hết Hàm Dương lại ngược đài Tiêu Quan!
Đỗ Hoàng đã từng thử bút, khi “dũng cảm” dịch hơn 6 000 câu thơ lục bát “Kiều Thơ” từ nguyên bản của Thanh Tâm Tài Nhân, nay Đỗ Hoàng lại thử bút dịchChinh phụ ngâm từ nguyên bản Hán văn của Đặng Trần Côn, tuy lời thơ có phần mộc mạc, giản dị, song không thể nói là không thành công!
Tôi vẫn có sự chủ quan cố hữu, biết đâu vài thập niên sau, thế hệ hậu chúng tôi nếu còn yêu mến văn phong cổ, họ sẽ đọc các tác giả dịch Chinh phụ ngâm. Liệu họ có bị lẫn một đôi câu nào đó giữa bản dịch của Đoàn Thị Điểm thế kỷ thứ 18 với bản dịch của Đỗ Hoàng thế kỷ 21 không?
Nếu vậy thì mạch văn chương xuyên suốt gần 3 thế kỷ vẫn còn có điều gì đó đồng điệu và rằng tiếng Việt ta thật là phong phú mãi mãi theo thời gian mà vun đắp, mà trường tồn…
Hà Nội ngày 11- 11 – 2012
Ng . Tr . Th
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét