Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

Mừng Nguyễn Hữu Đang sống dai



                                MỪNG NGUYỄN HƯU ĐANG  SỐNG DAI

     Quảng năm 1993, 1994 gì đó, anh Phùng Quán bảo tôi học xong thì lên anh mừng Nguyễn Hữu Đang sống dai. Tôi nghe tin tất thích. Vì ra Hà nội lâu rồi, gặp gần hết các bậc Nhân văn – Giai phẩm mà “chủ soái” Nguyễn Hữu Đang chưa gặp, nên tôi hào hứng lắm!
  Lều chõng ra thi Hà nội từ năm 1985 cho đến thập kỷ 90 thế kỷ trước, tôi hay lên nhà anh Phìng Quán chơi. Phùng Quán rách nát quá tổ đỉa đang ở nhờ cái chái một phòng học mà cũng của vợ nhưng lúc nào cũng có rượu. Cánh học viên Nguyễn Du thì rất thèm rượu nhưng không có tiền mua rượu, dù rượu chỉ 100 đồng một chén con (thời giá thập kỷ 80 thế kỷ trước) nên tôi hay lên Phùng Quán chơi để được uống rượu. Lên Phùng Quán còn gặp những hảo hán anh hùng “Lương Sơn Bạc” Nhân văn – Giai phẩm như như vừa kể trên.
  Nghe Phùng Quán nhắn tin, mừng quá bỏ học đi chơi luôn.
   Tôi lên thì thấy mọi người đến đông lắm.
  Lúc này Phùng Quán dựng được cái nhà gỗ hai tầng. Tầng trên, sân dưới đầy người. Tôi chăm hăm để muồn kiến diện được Nguyễn Hữu Đang “người hùng” Nhân văn – Giai phẩm.
  Trong trí tưởng tượng của tôi, Nguyễn Hữu Đang phải là một người nho nhã, lịch lãm, ít nhất thì như anh chàng ôm đàn accoóc đêong trong bức ảnh nổi tiếng mừng độc lập năm 1945 ở quảng trường Ba Đình.
  Tôi nhìn hết người vận com lê mày đến người vận com le khác. Hỏi ai cũng không phải Nguyễn Hữu Đang.
 Tôi nhảy lên gác hai tìm. Loanh quanh mãi cũng chẳng thấy ai là Nguyễn Hữu Đang như trí tưởng tượng của tôi.
  Chỉ lấy một ông lão duiy nhất mặc cái áo sơ mi chàm, quần gụ đang ngồi hi hoáy viết cái gì đó ở bàn viết Phùng Quán.
-         Anh Nguyễn Hữu Đang mô rồi? – Tôi hỏi bằng tiếng quê với Phùng Quán
-          Trên lầu – Phùng Quán vuốt râu cười tủm tỉm.
  Tôi lại lên lầu, tìm mãi chẳng thấy Nguyễn Hữu Đang, ngoài ông mặc áo chàm.
  Đang tìm kiếm thì có tiếng người gọi xuống để buổi “lễ” bắt đầu. Tôi lao nhanh xuống lầu cố tìm nhìn cho được Nguyễn Hữu Đang.
   Đang lơ láo đảo mắt tìm thì Phùng Quán lên tiếng:
-         Hôm nay chúng tôi tổ chức lễ mọn mừng sư huynh Nguyễn Hữu Đang sống dai, kính mời sư huynh cho vài nhời!
   Ông lão áo chàm xuống sau tôi đến trước bàn đằng hắng lên tiếng. Ông nói ngắn gọn, giọng sang sảng như giọng chuông vàng. Tôi không nhớ hết lời ông nói vì quá bất ngờ. Người tôi tìm Nguyễn Hữu Đang trí thức mho nho nhã lịch thiệp biến đi đâu. Trước mặt tôi là một ông nhà quê trăm phần trăm không có gì khác được. Tôi không tin người đang nói là Nguyễn Hữu Đang. Người mà Bác Hồ giao trọng trạch tổ chức lễ Độc lập đầu tiên của Đất nước. Người Bộ trưởng Tuyên truyền cũng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà!
  Nguyễn Hữu Đang lúc đó đã 80 tuổi, tóc trên đầu lốm đốm bạc. Tóc ông thuộc loại tóc rễ tre, bạc nhưng vẫn cứng quoè. Vài sợi đen chĩa ra ngang ngạnh. Tôi nhớ nhất câu nói của ông bằng tiếng Pháp :“Con người ta sinh ra đi hết từ sai lầm này đến sau lầm khác. Người tốt là người biết sửa chữa sai lầm của mình”. Mọi người vỗ tay nhiệt liệt.  Nhà văn có tí phẩm hàm duy nhất là Tô Hoài vừa kịp đến cũng vỗ tay như mọi người.
  Lúc đầu hoài nghi về hình mạo ông nông dân Nguyễn Hữu Đang. Khi nghe mấy câu tiếng Pháp của ông thì tôi vô cùng kính phục. Hèn chi Phùng Quán, Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm... kính ông như vậy!
  Anh Phùng Quán thường kể với tôi: - “Nguyễn Hữu Đang bị cầm cố và quản thúc là 34 năm. Người không biết Đất nước có cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Lúc bị quản thúc ở bổn quán Thái Bình trên cho ở nhờ cái chái giáo viên của một trường cấp hai như chái nhà Phùng Quán ở nhờ trường cấp 3 Chu Văn An. Nguyễn Hữu Đang phải ra ruộng mò cua bắt ốc, bắt nhái để độ nhật qua ngày. Muốn có cua, nhái, ếch ông phải đổi bao thuốc lá. Thái Bình làm gì có bao thuốc lá để đổi. Những lúc ấy Nguyễn Hữu Đang lên nhà anh Quán xin bao thuốc lá. Lúc đầu anh Quán eo xèo, nhưng sau biết sư huynh đổi để kiếm gạo, Phùng Quán đi tìm bao thuốc lá khắp Hà Nội để cho anh Đang dem về Thái bình đỏi gạo độ nhật qua ngày!.
  Mừng lễ sống dai của Nguyễn Hữu Đang  các đệ tử còn làm một việc nghĩa nữa là tìm cho Đại huynh một ý trung nhân.
  Một cô lúc ấy độ 50 tuổi, người còn sức sống và duyên dáng. Cô ấy đến lo cả buổi lễ.
 Đệ tử mong muốn cho Sư huynh Nguyễn Hữu Đang đừng quá cô đơn.
  Buổi mừng thọ Nguyễn Hữu Đang sống dai thể hiện tấm lòng đệ tử hết sức đáng trân trọng!

Đỗ Hoàng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét