Mười lăm ngày cùng Nhà thơ Vĩnh Nguyên (Huế), Nhà thơ Nguyễn Trần Thái (Hà Nội) lang thang chơi Huế. Huế mênh mông và thâm hậu vô cùng làm sao mà ghi ảnh ghi hình hết được, tạm đưa những ảnh trên đường chớp được để chia sẻ cùng bè bạn – Đỗ Hoàng
Cồn Hên một địa danh nổi tiếng của Huế
“Mốt mai mời bạn vô chơi Huế
Cồn Hến buồm giong ngược bến Tuần”
(Tố Hữu)
Hàn Mặc Tử:
ĐÂY THÔN VỸ
Sao anh không về chơi thôn Vỹ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mớí lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc.
Lá trúc che ngang mặt chữ điền!
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hóa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhìn không ra.
Ở đây sương khói mừ nhân ảnh.
Ai biết tình ai có đậm đà?
Nhà lưu niệm Bác Hồ ở 158 đường Mai Thúc Loan, nội thành Huế
Làng Phú Xuân là làng cổ có trước thời các chúa Nguyễn lên ngôi, từ thời Nguyễn Hoàng dời đô từ Ái Tử, Quảng Trị vào đây. Tiếp đó các chúa Nguyễn cho đến Nguyễn Huệ - Quang Trung, sau này là Gia Long đều chọn đất này làm đế đô. Duy tên làng và làng đều giữ lại cho đến hôm nay. Không như nhiều thể chế khác: “Chúng xáo trộn quê ta như xốc một ván bài/ Bao tên tỉnh, tên huyện, tên làng đều thay đổi (Chế Lan Viên). Làng Phú Xuân giờ thuộc phường Thuận Lộc, Huế. Đình làng vẫn được thờ cúng quanh năm!
Đình làng Phú Xuân nằm trên đường Thái Phiên trong Hoàng Thành Huế.
Mai năm nay nở sớm vì năm nhuận, bởi Huế thời tiết ít mưa, nóng ấm. Mai đẹp ở đầu Kim Long. Kim Long cũng rất nổi tiếng với câu thơ của vua Tự Đức:
“Kim Long có gái mỹ miều
Trẫm thương, trẫm nhớ, trẫm liều, trẫm đi!”
Cầu mới xây xong độ tháng trước bên cạnh cầu Bạch Hổ lừng danh.
Bên sông Hương là núi Ngự với hai câu thơ trác việt của Bùi Giáng:
“Dạ thưa xứ Huế bây chừ
Vẫn còn nuí Ngự bên bờ sông Hương”
. Sông Hương, núi Ngự còn có những câu thơ khác hơi tục nhưng cũng dí dỏm:
Ngự Bình hết cây, cu đậu đất,
Sông Hương vắng khách đĩ kêu trời
(Ưng Bình Thúc Dạ)
Trên Sông Hương:
“Lênh đêngh một chiếc thuyền nan,
Một cô đào hát, một quan đại thần...”
(Nguyễn Công Trứ)
Hay:
“Sông Hương nước chảy lờ đờ,
Dưới sông có đĩ, trên bờ có vua!”
(Ca dao)
Trường Tiểu học Tây Lộc - Trước đây là Khám Đường – nơi cầm giam tù bình và kẻ trọng tội với triều đình nhà Nguyễn. Nơi đây dã giam đầu lâu Nguyễn Huệ - Quang Trung nhiều thập kỷ. Dân Huế gọi là chỗ giam đầu Chúa Vò. Năm 1948, thầy giáo Trương Quang Hoài đã “khai sơn phá thạch” lập nên trường Tiểu học Xuân Lộc nay là trường tiểu học Tây Lộc – Huế. Sau giải phóng năm 1975, thầy có cô con gái là cô giáo Nguyệt dạy ở đây cho đến về hưu. Gia đình Đỗ Hoàng tôi có vợ dạy ở trường là cô giáo, nhà thơ Kim Yến đã ở đây trên 20 năm tại chái bếp của trường.
Các cửa vào nội thành Huế như cả Chính tây (Chính Tây môn, Chính nam môn (Cửa Hữu), Chính Bắc môn, Quảng Đức môn, Tương nhân môn, Vĩnh Nam môn ( Cửa Thượng Tứ), Đông Nam môn (Cửa Đông Ba), Cột cờ Đại Nội ...
Cửa Hòa Bình – đối diện với cửa Ngọ Môn – ở trong Đại Nội.
Kinh thành Huế, ngày 1 đến 15 - 12 - 2012
P/v: Đỗ Hoàng
Đình làng Phú Xuân nằm trên đường Thái Phiên trong Hoàng Thành Huế.
Mai năm nay nở sớm vì năm nhuận, bởi Huế thời tiết ít mưa, nóng ấm. Mai đẹp ở đầu Kim Long. Kim Long cũng rất nổi tiếng với câu thơ của vua Tự Đức:
“Kim Long có gái mỹ miều
Trẫm thương, trẫm nhớ, trẫm liều, trẫm đi!”
Cầu mới xây xong độ tháng trước bên cạnh cầu Bạch Hổ lừng danh.
Bên sông Hương là núi Ngự với hai câu thơ trác việt của Bùi Giáng:
“Dạ thưa xứ Huế bây chừ
Vẫn còn nuí Ngự bên bờ sông Hương”
. Sông Hương, núi Ngự còn có những câu thơ khác hơi tục nhưng cũng dí dỏm:
Ngự Bình hết cây, cu đậu đất,
Sông Hương vắng khách đĩ kêu trời
(Ưng Bình Thúc Dạ)
Trên Sông Hương:
“Lênh đêngh một chiếc thuyền nan,
Một cô đào hát, một quan đại thần...”
(Nguyễn Công Trứ)
Hay:
“Sông Hương nước chảy lờ đờ,
Dưới sông có đĩ, trên bờ có vua!”
(Ca dao)
Trường Tiểu học Tây Lộc - Trước đây là Khám Đường – nơi cầm giam tù bình và kẻ trọng tội với triều đình nhà Nguyễn. Nơi đây dã giam đầu lâu Nguyễn Huệ - Quang Trung nhiều thập kỷ. Dân Huế gọi là chỗ giam đầu Chúa Vò. Năm 1948, thầy giáo Trương Quang Hoài đã “khai sơn phá thạch” lập nên trường Tiểu học Xuân Lộc nay là trường tiểu học Tây Lộc – Huế. Sau giải phóng năm 1975, thầy có cô con gái là cô giáo Nguyệt dạy ở đây cho đến về hưu. Gia đình Đỗ Hoàng tôi có vợ dạy ở trường là cô giáo, nhà thơ Kim Yến đã ở đây trên 20 năm tại chái bếp của trường.
Các cửa vào nội thành Huế như cả Chính tây (Chính Tây môn, Chính nam môn (Cửa Hữu), Chính Bắc môn, Quảng Đức môn, Tương nhân môn, Vĩnh Nam môn ( Cửa Thượng Tứ), Đông Nam môn (Cửa Đông Ba), Cột cờ Đại Nội ...
Cửa Hòa Bình – đối diện với cửa Ngọ Môn – ở trong Đại Nội.
Kinh thành Huế, ngày 1 đến 15 - 12 - 2012
P/v: Đỗ Hoàng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét