ĐẶNG TRẦN HIẾU
GỠ RA LIỆU CÓ BUỘC VÀO ?...
Khoảng vài tháng gần đây những người yêu văn chương và ít nhiều quan tâm đến Hội Nhà văn Việt Nam đều khá ngỡ ngàng cái tin lãnh đạo Hội đã
quyết định xóa xổ Tạp chí Nhà văn .Từ tháng 1.2013 sẽ không còn ấn phẩm
được khảng định thương hiệu đã tồn tại hơn 40 năm này nữa . Nhiều hội viên nhà văn, nhiều bạn đọc buồn, nuối tiếc một cách “im hơi lặng tiếng” nhưng cũng khá nhiều người thẳng thắn phát biểu quan điểm không đồng tình trên báo mạng hoặc gọi điện thoại cho nhau, cho lãnh đạo Hội để phản đối .Trong số có các nhà văn “gạo cội “ như Nguyễn Trọng Tạo, Trương Vĩnh Tuấn, Trần Mạnh Hảo, Đỗ Hoàng…trên các trang mạng :Vanchuong+,vannghecuoc song , nguyentrongtao, lethieunhon, tranmygiong …
Tôi có cùng quan điểm như nhiều người, nhiều lí do trong đó chủ yếu là kinh phí – cũng như tất cả các lĩnh vực khác – Hội Nhà văn đang rất khó khăn, việc cơ cấu lại các ấn phẩm và các cơ quan cấp hai của Hội là cần thiết .Thế nhưng rút gọn gì thì một cơ quan ngang Bộ như Hội nhà văn cũng cần phải giữ tiếng nói hồn cốt Có thể bớt đi hoặc sáp nhập những ấn phẩm như Văn nghệ trẻ , Văn học nước ngoài , Tạp chí Thơ …còn Tạp chí Nhà văn và Báo Văn nghệ - một của bài vở chuyên sâu , một của bài vở cập nhật phải giữ lấy thương hiệu. Nhiều ý kiến cho rằng Tạp chí Nhà văn gần đây chất lượng kém không đáp ứng yêu cầu. Nếu thế Hội phải quan tâm giúp đỡ , chỉ đạo mọi mặt hơn kể cả thay Tổng Biên tập nếu cần thiết ?
Quanh chủ đề này chúng tôi còn được biết ban đầu lãnh đạo Hội cũng có ý định bên cạnh Báo Văn nghệ tồn tại là sáp nhập Tạp chí Nhà văn, Văn học nước ngoài , Tạp chí Thơ làm một. Phương án này hiện tại có phần hợp lí hơn .Hội viên cả bốn chuyên ngành khó điều ra tiêng vào . Thế nhưng gần đây nhất vẫn cho Tạp chí Thơ mới ra đời mấy năm nay vẫn được tồn tại . Nghe nói bởi Tạp chí Thơ có vài phao cứu sau :
1.Nhiều người bảo có ngày thơ Việt Nam mươi năm nay thì phải có Tạp chí Thơ ?
2. Ông Ngô Thế Oanh đang cầm tờ này là bạn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nên lãnh đạo Hội không dám “ đụng đến lông chân “ ?
Hai lí do trên với chúng tôi là rất cạn nghĩ . Hiểu ngày thơ Việt Nam chỉ của riêng thơ thì khác nào bảo những ông văn xuôi , lý luận phê bình , văn học dịch ngày Nguyên tiêu rằm tháng giêng đừng đến Văn Miếu Quốc Tử Giám nữa ? Còn lí do thứ hai thì chỉ tiếc cho nhà văn Nguyễn Văn Dân (Tổng biên tập tạp chí Văn học nước ngoài ) và nhà văn Võ Thị Xuân Hà (Tổng biên tập tạp chí Nhà văn ) không quen ai ở “tứ trụ triều đình “ hoặc có quen nà chưa nói ra nên lãnh đao Hội chưa biết mà “nương tay “ ?
Tóm lại , bởi yêu văn chương nên mạo muội nói vậy mong báo cáo lãnh đạo Hội nghe ngóng chứ “gái góa lo việc triều đình “ biêt đâu những “gỡ ra liệu có buộc vào là chi “ ?...
Đ – Tr - H
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét