Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường xứng đáng giải No ben (tiếp)
Thứ sáu - 14/12/2012 09:37NHÀ VĂN HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG XỨNG ĐÁNG GIẢI NOBEN (tiếp)
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường dòng dõi trâm anh thế phiệt, con nhà nòi (Tổ là Hoàng Hữu Xướng, Tuần phủ Hà Nội), bản chất thông minh, dĩnh ngộ (giải thưởng học sinh giỏi tốt nghệp cấp 3 – PTTH nay, của Ngô Tổng thống), hưởng thụ nền giáo dục tiên tiến bậc nhất khu vực (Việt Nam Cộng Hoà) kết hợp với thực tiễn cuộc kháng chiến ái quốc chống Mỹ cứu nước,
Hoàng Phủ Ngọc Tường trở thành nhà văn, nhà thơ tài hoa hàng đầu cõi Việt với bút lực dồi dào, trác việt ở sự từng trải uyên thâm hiếm có: Bút ký Rất nhiều ánh lửa, Ai đã đặt tên dòng sông, Hoa trái quanh tôi, Hoa hồi xứ Lạng, Hỏi non mượn đá để ngồi, Người ham chơi (Nhàn đàm)..., xứng đáng giải Nô- ben văn chương!
Đỗ Hoàng sưu tầm và giới thiệu
NHẬT KÝ ANNE FRANK
Tôi đã đọc Nhật ký Anne Frank đâu quãng năm 60, trong sách Livre De Poche và cũng hồi đó đã xem cuốn phim mang cùng tên; mấy chục năm qua tưởng như cũng gặp lại Anne trong những phút nản lòng. Và cũng không ngờ, bây giờ tôi đến tận căn gác này của Anne ở số 263 phố Prinsengracht – Amstenrdam nơi Anne đã ẩn náu suốt hai năm trước nạn khủng bố của bọn phát xít chiếm đóng, và đã hoàn tất trên giấy vở học trò cuốn nhật ký nổi tiếng của một cô bé 14 tuổi.
Tháng 7 – 1942, khi nạn truy sát người Do Thái trở nên hét sức căng thẳng, ông Otto Frank quyết định đưa vợ và hai con gái (Magorrgot và Anne) rút vào sống bí mật trong phần sau của ngôi nhà này, được ngăn cách quầy hàng phía ngoài bằng một kệ sách dùng để nguỵ trang lối đi vào bên trong. Trên tường nơi căn buồng dành cho những người lớn vẫn còn lưu lại tấm bảm đồ vùng Normandie mà ông Otto dùng để theo dõi cuộc tiến quân của quân Đồng minh sau ngày D, cùng những vạch kẻ ghi dấu chiều cao của hai cô bé. Buồng của Anne ở ngay cạnh, trang trí bằng những tấm hình tài tử màn bạc dán trên tường, cùng với chiếc bàn nhỏ Anne vẫn ngồi viết nhật ký. Một thang gồ dẫn lên buồng dành cho gia đình Van Dean, có cái bếp lò dùng chung cho mọi người, ở đó người ta nấu nướng, ăn học, đọc sách và tập thể dục. Anne đã viết về gian buồng này: “Lên khỏi thang gác người ta ngạc nhiên thấy thật nhiều không gian và nhiều ánh sáng trong ngôi nhà cũ kỹ đứng bên một dòng kênh”. Kế bên là buồng của Peter (nhà Van Dean), buổi tối có thể mở hé cửa để được thoáng chút khí. Trên cùng là phòng xép sát mái nhà, với cái vựa cất thực phẩm dự trữ cho tất cả những người đang sống bí mật. Anne rất thích trèo lên nằm thu mình ở gác xép này, đăm đăm nhìn con gà trống trên quả cầu vàng trên nóc nhà thơ thành phố; vào ngày nắng nó luôn hiện trachói lọi trên nền trời. Đây là mảnh đất duy nhất của thế giới bên ngoài mà cô bé có thể nhìn thấy, suốt hai năm nằm nép mình chờ chết trong bóng tối mái nhà. Do sự phản bội của một người giúp việc, cuối cùng cái ổ Do Thái tội nghiệp kia bị khám phá và hốt đưa vào trại tập trung. Ông cụ Otto Frank là người duy nhất sống sót sau chiến tranh. Cả Anne và Margot đều đã chết trong trại Bergen – Belsen chỉ vài tuần lễ trước ngày quân Đồng Minh đến giải phóng khu trại. Già Otto trở về lang thang trên những đống ngỗn ngang của ngôi nhà ncũ, nhặt lên cuốn vở bìa màu xanh lá cây, chính là cuốn nhật ký của Anne để lại.
Nhật ký trải dqì hai năm sống bí mật, tả lại sinh hoạt hàng ngày của một gia đình Do Thái trong căn buồng làm chỗ ẩn trốn, nỗi cô đơn của một cô bé bị mất hết quan hệ với thế giới và nỗi lo sợ bị người Đức khám phá. Điều cao quý đã tạo nên giảtị nhân bản hiếm có của cuốn nhật ký, ấy là dù sống mấp mé bên cõi chết, trong tình cảm và ý nghĩ của Anne Frank tuyệt nhiên không hề gợn lên chút thù hận; mà ngược lại, trên từng trang toả sáng một tâm hồn nhân hậu, với hy vọng, yêu thương và nguyện cầu.
Ở Viện Bảo tàng lịch sử Amsterrdam, tôi chạm phải pho tượng đồ sộ của Goliath, vết sự thờ phụng người khổng lồ những dân tộc Bắc Âu. Ừ nhỉ, từ lúc nào con người thôi sùng bái những người khổng lồ? Với tôi, ấy là vào mùa thu năm 12942 giữa thời bạo liệt nhất của cuộc Thế chiên, một cô bé mảnh khảnh đã tìm tới căn gác mờ tối này, một mình đương đầu với chủ nghĩa phát xít bằng trái tim dịu dàng của mình. Trong tình yêu cỏ non dành cho Peter, cô chỉ vừa trao cho chàng nụ hôn đầu thì tiếng gót giày của Hitler đã sầm sập kéo tới trước cửa. Anne Frank gắng viết vội dòng chữ cuốí cùng của thiên nhật ký, như một thông điệp của Niềm tin gửi lại cho tuổi trẻ của nhân loại:
“Dù bao lâu chăng nữa, dù vật đổi sao dời, em vẫn tin rằng con người sẽ hoàn thiện”.
Tư liệu để lại từ một nhân chứng sống sót trở về, nói rằng ông đã từng gặp Anne trong đoàn người tả tơi đi qua trước sân trại Bgergen – Belsen giữa mùa đông, đôi mắt cô bé xanh biếc lạ lùng trong tuyết.
Nhật ký của Anne Frank bằng tiếng Hà Lan được công bố lần đầu tiên năm 1947, nay đã in qua hơn 55 ngôn ngữ của loài người (tôi rất buồn không thgấy bản dịch tiếng Việt ở đấy, dù in đã khá lâu). Nó được dựng thành phim năm 1959 bởi đạo diễn G. Stevens (tôi đã xem ở rạp Tân Dân, Huế thờiđó), diễn viên chính là Shelley Winters (vai Anne Frank) được trao giải Oscar. Đến nay, hàng năm vẫncó nửa triệu người từ khắp Trái đất đến thăm ngôi nhà cũ này, im lặng, thành kính như đi vào một giáo đường.
Sài gòn, 27 – 10 – 1997
H – P – N – T
- Tr ích trong Người ham chơi - Nhàn đàm – NXB Thuận Hoá năm 1998
Tháng 7 – 1942, khi nạn truy sát người Do Thái trở nên hét sức căng thẳng, ông Otto Frank quyết định đưa vợ và hai con gái (Magorrgot và Anne) rút vào sống bí mật trong phần sau của ngôi nhà này, được ngăn cách quầy hàng phía ngoài bằng một kệ sách dùng để nguỵ trang lối đi vào bên trong. Trên tường nơi căn buồng dành cho những người lớn vẫn còn lưu lại tấm bảm đồ vùng Normandie mà ông Otto dùng để theo dõi cuộc tiến quân của quân Đồng minh sau ngày D, cùng những vạch kẻ ghi dấu chiều cao của hai cô bé. Buồng của Anne ở ngay cạnh, trang trí bằng những tấm hình tài tử màn bạc dán trên tường, cùng với chiếc bàn nhỏ Anne vẫn ngồi viết nhật ký. Một thang gồ dẫn lên buồng dành cho gia đình Van Dean, có cái bếp lò dùng chung cho mọi người, ở đó người ta nấu nướng, ăn học, đọc sách và tập thể dục. Anne đã viết về gian buồng này: “Lên khỏi thang gác người ta ngạc nhiên thấy thật nhiều không gian và nhiều ánh sáng trong ngôi nhà cũ kỹ đứng bên một dòng kênh”. Kế bên là buồng của Peter (nhà Van Dean), buổi tối có thể mở hé cửa để được thoáng chút khí. Trên cùng là phòng xép sát mái nhà, với cái vựa cất thực phẩm dự trữ cho tất cả những người đang sống bí mật. Anne rất thích trèo lên nằm thu mình ở gác xép này, đăm đăm nhìn con gà trống trên quả cầu vàng trên nóc nhà thơ thành phố; vào ngày nắng nó luôn hiện trachói lọi trên nền trời. Đây là mảnh đất duy nhất của thế giới bên ngoài mà cô bé có thể nhìn thấy, suốt hai năm nằm nép mình chờ chết trong bóng tối mái nhà. Do sự phản bội của một người giúp việc, cuối cùng cái ổ Do Thái tội nghiệp kia bị khám phá và hốt đưa vào trại tập trung. Ông cụ Otto Frank là người duy nhất sống sót sau chiến tranh. Cả Anne và Margot đều đã chết trong trại Bergen – Belsen chỉ vài tuần lễ trước ngày quân Đồng Minh đến giải phóng khu trại. Già Otto trở về lang thang trên những đống ngỗn ngang của ngôi nhà ncũ, nhặt lên cuốn vở bìa màu xanh lá cây, chính là cuốn nhật ký của Anne để lại.
Nhật ký trải dqì hai năm sống bí mật, tả lại sinh hoạt hàng ngày của một gia đình Do Thái trong căn buồng làm chỗ ẩn trốn, nỗi cô đơn của một cô bé bị mất hết quan hệ với thế giới và nỗi lo sợ bị người Đức khám phá. Điều cao quý đã tạo nên giảtị nhân bản hiếm có của cuốn nhật ký, ấy là dù sống mấp mé bên cõi chết, trong tình cảm và ý nghĩ của Anne Frank tuyệt nhiên không hề gợn lên chút thù hận; mà ngược lại, trên từng trang toả sáng một tâm hồn nhân hậu, với hy vọng, yêu thương và nguyện cầu.
Ở Viện Bảo tàng lịch sử Amsterrdam, tôi chạm phải pho tượng đồ sộ của Goliath, vết sự thờ phụng người khổng lồ những dân tộc Bắc Âu. Ừ nhỉ, từ lúc nào con người thôi sùng bái những người khổng lồ? Với tôi, ấy là vào mùa thu năm 12942 giữa thời bạo liệt nhất của cuộc Thế chiên, một cô bé mảnh khảnh đã tìm tới căn gác mờ tối này, một mình đương đầu với chủ nghĩa phát xít bằng trái tim dịu dàng của mình. Trong tình yêu cỏ non dành cho Peter, cô chỉ vừa trao cho chàng nụ hôn đầu thì tiếng gót giày của Hitler đã sầm sập kéo tới trước cửa. Anne Frank gắng viết vội dòng chữ cuốí cùng của thiên nhật ký, như một thông điệp của Niềm tin gửi lại cho tuổi trẻ của nhân loại:
“Dù bao lâu chăng nữa, dù vật đổi sao dời, em vẫn tin rằng con người sẽ hoàn thiện”.
Tư liệu để lại từ một nhân chứng sống sót trở về, nói rằng ông đã từng gặp Anne trong đoàn người tả tơi đi qua trước sân trại Bgergen – Belsen giữa mùa đông, đôi mắt cô bé xanh biếc lạ lùng trong tuyết.
Nhật ký của Anne Frank bằng tiếng Hà Lan được công bố lần đầu tiên năm 1947, nay đã in qua hơn 55 ngôn ngữ của loài người (tôi rất buồn không thgấy bản dịch tiếng Việt ở đấy, dù in đã khá lâu). Nó được dựng thành phim năm 1959 bởi đạo diễn G. Stevens (tôi đã xem ở rạp Tân Dân, Huế thờiđó), diễn viên chính là Shelley Winters (vai Anne Frank) được trao giải Oscar. Đến nay, hàng năm vẫncó nửa triệu người từ khắp Trái đất đến thăm ngôi nhà cũ này, im lặng, thành kính như đi vào một giáo đường.
Sài gòn, 27 – 10 – 1997
H – P – N – T
- Tr ích trong Người ham chơi - Nhàn đàm – NXB Thuận Hoá năm 1998
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét