Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Nếu trái đất không còn chảy máu - Tập thơ Đỗ Hoàng

            Ấn tượng giản dị, hàm súc (1)

                                              Nguyễn Thiết

                   Gần 200 trang in với hơn 100 bài thơ được cập nhật muôn mặt đời sống đương đại. Tất cả không gợn một chút tính thời sự nào. Bỡi chúng được viết với cảm xúc đầy, đủ nén vào một tư duy khúc triết của thơ ở một nhà thơ - Đỗ Hoàng.
      Ấn tượng của tập thơ là ở sự giản dị. Giản di từ cấu trúc thể loại diễn đạt đến ngôn ngữ, giọng điệu của thơ. Sự giản dị ấy làm nên vẽ đẹp khoẻ khoắn, vạm vỡ, thanh thoát và sức sống của bài thơ, câu thơ “Chàng trai biển trần truồng dõi cá/ Tay quạt nước và tay chém. gió/ Dây lưới quấn quanh mình làm biẻn cả gầm rung” (Chàng trai biển).
   Những tự sự trong thơ vừa mộc mạc, chân thành, gần gũi, chan chứa tình người và giàu chất thơ “Để chiều nay ngùi ngùi dáng mẹ/ Tấm lưng còng giữa thành quách hoang sơ” (Trên Vạn lý trường thành).
       Thơ trong “Nếu trái đất không còn chảy máu” vừa cụ thể, vừa sống động lại giàu sự liên tưởng, gợi mở và lung linh bởi cái xa mà gần đấy, gần đấy mà vời vợi xa “Cái xa, xa đã vô cùng/ Cái gần, gần cũng mịt mùng vậy thôi” (Hoang tưởng). Ngẫm ngợi và suy tư, đau đáu về con người, kiếp người. Đó là người thân, bạn bè, đồng đội, đồng nghiệp, đồng loại. Về quê hương đất nước và cả trái đất nơi nhân loại đang sống “Mơ vĩnh viễn bình yên vũ trụ” (trang 136).
   Thơ Đỗ Hoàng là sự trăn trở, đầy dự cảm, dự báo, cả nỗi xót xa và cơ sở là sự tin yêu ở con người, cuộc sống.  Vì vậy dung lượng chiếm nhiều nhất chính là những bài thơ, câu thơ anh viết về quê hương, người mẹ dưới nhiều cung bậc cảm xúc, nhiều góc độ quan sát và sự tư duy thơ khác nhau. Vì thế mà tạo ra những bài thơ lạ lẫm với vẻ riêng biệt, không lẫn đã làm nên những hiệu quả khác nhau.
     Với quê hương đất nước là tình cảm, tình yêu nơi sâu thẳm, có cội nguồn rất linh thiêng “Khởi thuỷ đất trời nối cỏ cây/ Cội nguồn tiên tổ có từ đây/ Những chùm quả mọng sinh trên đá/ Cho phía đồng quê cánh lúa đầy” (Cảm xúc Phong Nha).
     Sự trường tồn của quê hương, đất nước có bởi những tháng năm cả dân tộc đã đứng lên chiến đấu và vượt qua mọi đau thương một cách quả cảm “Nôĩ đau đất đai này chẳng tính nổi đâu/ Cổ thành có viên gạch nào lành lặn” (Ghi ở thành cổ Quảng Trị). Và rồi “Tôi bồi hồi trước mầm non lớn lên/ Biết dệt lại màu xanh cho xứ sở/ Những cao ốc dựng trên nền bom đổ/ Mỗi mạch ngầm nghe tiếng gọi sinh sôi” (Đồng Hới – Hoa hồng tình yêu).
    Với người mẹ tình mẫu tử, anh viết: “Tay mẹ bồng, mẹ dắt bầy con qua cơn đói/ Suốt một đời cuốc bẩm, cày sâu” (Với mẹ) và “Lưng ai còng cả đồi xa/ Tưởng như là dáng mẹ già sớm hôm”(Nhớ quê).
        Câu khác: “Tấm lưng mẹ còng như lưng biển/ Tay sần chai trồng cây trái cho con/ Bảy mươi tuổi tóc lẫn vào sóng trắng/ Mắt mờ đi, cánh hoa rụng quay vòng…/ Mẹ bước qua bao đoạn đời cay đắng/ Lòng biển trời xa xót khôn nguôi? (Mẹ nhặt hoa).
   Trong thơ ta gặp cái phiêu diêu, lãng tử và có lẽ ngoài đời anh cũng đi nhiều thật. Trong sách có rất nhiều bài viết về người địa danh như Hà Nội, Sài Gòn, Nha Trang, Trường Sa, Quảng ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Quảng Tây, Bắc Kinh (Trung Quốc)... Đọc lên đều thấy thăm thắm, da diết đến cái sự nghèo nhưng sạch "Ra đường là gặp nhà nông/ Chân đất năm móng bấm trong bụi mờ/ Ra đường lặgp nhà thơ/ Hát câu lục bát bất ngờ với ai!" (Trang 70). Cả sự lận đận của đất và người:"Ta gặp đây rồi cả xưa sau/ Nguyên thuỷ trời xanh vẫn một màu/ Nước mắt đã khô thành tượng đá/ Phật hiền tâm thế dịu niềm đau" (Chùa Trầm).
   Còn với nhà thơ của chúng ta thì "Bao năm rồi tôi mỏi mòn lăn lóc/ Trên ba miền đất nước ngqược xuôi". Cuối cùng anh hạ một câu không thể hơn nữa về cái cảnh của người đi xin việc "Đường xin việc dài hơn đường đất nước". Thật là "hài" đấy mà "bi đấy". Câu thơ đọc xong cứ âm âm trong ta.
   Thơ Đỗ Hoàng "hài" trong cách nói, trong tiết tấu, nhưng lại buồn ở gia điệu: "Chiều trông mây dạt se lòng nhớ/ Đêm loãng tìm đâu tiếng gọi bờ" (Viễn xứ) và một cách khác "Người xinh sao nước mắt ròng/ Đây là bất diệt còn mong mộng gì" (Nơi vĩnh hằng). Buồn mà đẹp, đẹp mà buồn. Buồn viết được đến thế tthì thôi!
   Đỗ Hoàng đắm say trong cái đẹp nhưng cảm nhận được cái đẹp vốn mong manh ên nhà thơ luôn luôn lo lắng và dự cảm về sự dễ bị tàn phai, taqnf phá; "Em mười bảy. Vâng em mười bảy/ Con đường xa còn lắm thác ghềnh/ Phương trời lạ bao người hướngtới" (Em mười bảy). Vốn là người đa cảm, nặng lòng với những kiếp người, phận đời trắc trở khốnkhó mà thương lấy cả mình. Nên Đỗ Hoàng nghiêng về chữ tình hơn là thơ chính luận.
  Đọc “Nếu trái đất không còn chảy máu”, ta gặp ở đây một giọng thơ đắm say, nhiều ngẫm ngợi ở người thơ và cũng rất đổi thi sỹ “Trọn đời ai đã hiểu ra/ Hư vô là đoạn đường xa đợi mình” (Hư vô) hay: “Khi nào trời mở con đường/ Cho mùa hoa mới gửi hương bay về” (Mộng).
       Câu khác: “ Một mình chỉ một mình hay/ Sáng sờ sẩm sáng/ Chiều lay lắt chiều/ Xin đừng bỏ ghét sang yêu/ Hồn hoa trong mộng còn phiêu dạt hoài (Nét xưa) và “Giọt sương đọng ngọc lời yêu/ Giật mình lặng đắm những điều ước mong” (Chờn vờn).
    Chưa hết, ta còn gặp ở đây những bài thơ viết theo thể truyền thống như loại thơ 5 chữ, 7 chữ, sáu tám… cũng rất hay, khác chăng là ở giọng điệu, hơi thơ và góc cạnh trong ý tứ làm mới nét hiện đại cho thơ. Ta còn gặp một Đỗ Hoàng mạnh mẽ, bầm dập trong cái dịu dàng, đắm say mà tỉnh táo, buồn buồn trong cái thanh khiết. Tất cả làm nên một thi pháp không lẫn. Trên cả là tình yêu chân thành, cởi mở của anh với đời, với người, với quê hương, đất nước. Đó là sự lao động nhọc nhằn cho thơ như một sự dâng hiến của anh vậy. Bởi đây là tập thơ thứ 8 cùng 8 tiẻu thuyết đã xuất bản, minh chứng cho tình yêu, lòng đam mê sáng tạo và sức viết của Đỗ Hoàng.
 "Nếu trái đất không còn chảy máu", đó là lời cầu nguyện của nhà thơ một thời là anh bộ đội Cụ Hồ, một tinh thần hướng thiện cao cả, một thông điệp gửi đi toàn cầu: Đừng làm bất cứ điều gì, đừng vì lý do này hay  khác mà trái đất phải đổ máu đãu đổ máu chỉ ở một người. Đừng làm bẩn đất đãu một tấc. Đó láy thức nghệ sỹ và trách nhiệm công dân của nhà thơ.

N.T

(1)Nếu trái đất không còn chảy máu – Thơ Đỗ Hoàng, NXB Hội Nhà văn năm 2008


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét