Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Phạm Đương ăn cắp hay không ăn cắp

PHẠM ĐƯƠNG ĂN CẮP HAY KHÔNG ĂN CẮP
Vũ Trường Giang
 
Hi ơi !
Giải thưởng thối inh,
Phạm Đương Thanh Thảo.
Mười năm công chạy chọt, trộm nước ngoài Giờ thứ 25,
Mt trn xét nhà văn, trải chiếu lạy chín ông giám khảo.

Nh Phạm Đương xưa
Chưa biết thơ văn,
Riêng lo báo d
ạo,
Chưa quen chủ tịch đâu biết chấp hành
Đổ vịt bưng bô cho hàng lãnh đạo;

Xin quảng cáo doanh nghiệp , tay vn làm quen;
Thấy thơ phú văn chương, tai lơ mắt láo.

Bài nào dở Thanh Thảo vò vứt cho, Phạm Đương vuốt phẳng lì trân trọng ký tên.
Răng lưỡi đã chai lì,  đâu phân biệt cháo khê cơm nhão
 
Kiếm chút danh giữa làng, mũi phổng lên như bong bóng trâu
Dọa nạt chốn chợ trời, mồm nổ vang như canông trọng pháo"


Đêm th
y Thanh Thảo đánh rắm ầm ào; Phạm Đương kêu thơm thơm
Ngày xem Chân đất nói gì, nịnh là đàn là sáo ..."
Tuy thương và thông cảm cho "bị can", và cũng không thích những từ ngữ "sốc" nhưng nghe anh em phổ biến trong cuộc nhậu bài trên đây, tôi lấy máy ra ghi, không có ý gì ngoài ý tìm hiểu dư luận quần chúng để góp tiếng nói làm trong sạch những gì chưa trong sạch, thậm chí đang nhơ nhuốc của xã hội. Trường hợp giải thưởng Hội Nhà văn 2012 mà anh chị em BCH phải đứng ra gánh dư luận cho thầy trò Thanh Thảo Phạm Đương, xét về mặt nào đấy tôi cũng thông cảm với cái Hội đầy tai tiếng này, vì nhiều kẻ miu sâu kế hiểm mà thường vụ cũng như chấp hành sợ, cứ tặc lưỡi chỉ cho tập thể bỏ phiếu để chạy tội. Trên blog Nguyễn Tường Thụy, một UVBCH đã viết: "Bác Hoàng Đức quá đểu. Bác Thanh Thảo dù gì cũng là thương binh, dù gì cũng là người làm thơ không gây hại cho cá nhân nào. Bác Thảo gìa rồi, nên lượng thức để cho bác ý hân hoan tý chút. Đành rằng thơ bác Thanh Thảo đọc lên ngang với tra tấn người nghe. Nó miên man, mù mờ, nó ngớ ngẩn và luôn làm ong ong cái đầu. Trong hoàn cảnh lãnh đạo cấp cao Hội Nhà văn nhà veo đến đích danh Hữu Thỉnh Hữu Ước còn lao vào, húc tung đống rác thối rồi hai mắt sưng húp, vì bựa của các loại sơn hảo hải vị bắn tung vào để Hữu Thỉnh Hữu Ước thổi ống đu  đủ, tung hô thơ được gọi là thiền của thằng cú vọ Hoàng Quang Thuận như thế thì việc chấm cho bác Thanh Thảo được giải là chuyện đương nhiên ở cái đám văn nô này. Trong cái chợ văn chương Việt nam hiện này, người ta đâu cần thơ hay? Người ta cần sự cấu kết, tự rên rỉ tự sướng của đám rồ dại tự nhận là nhà thơ kia. Bác Thanh Thảo có nhiều quan hệ nên thạo vấn đề này lắm lắm, Hữu Thỉnh không nịnh bác Thảo bằng cách cho bác ấy cái giải này thì Hữu Thỉnh ăn đòn với bác Thảo ngay. Bác Thảo mà chửi và ăn vạ thì bố thằng nào dám can gián bác ấy. Bác Thảo lỳ và kinh lắm đấy. Hữu Thỉnh biết rõ điều này. Vì vậy mới có cái giải nhất về thơ trường ca trao cho bác Thảo. Thực ra, đây là một cú phản đòn sát ván của Hữu Thỉnh khi Hữu Thỉnh muốn trị Thanh Thảo nhưng lại bất dũng, vô mưu không có cách nào làm được. Khi bác Hữu Thỉnh không dám và không đủ khả năng đối diện với bác Thanh Thảo thì gặp ngay có quân sự quạt mo, nghe đâu là Quang Thiều thì phải, có người lại nói đó là cậu thần đồng Trần Đăng Khoa rỉ vào tai bác Thỉnh là cho Thanh Thảo cái giải nhất, thiên hạ sẽ cắn xé Thanh Thảo, phơi bày cái nhàu nát cái thân hình xổm gốm và tâm hồn rách nát của Thanh Thảo ra để thiên hạ nhìn cho rõ ngay thôi. Ôi! Thương cho Thanh Thảo quá." Nhà báo Hữu Mơ bình luôn: "Chỉ riêng việc đưa cứt vào thơ trong một so sánh khá khập khiễng và vô duyên như thế trong trường thơ cũng đủ thấy bác Thanh Thảo,đại ca “làng thơ tuyên giáo” càng ngày càng bắt chước bác Chí Phèo rồi (Chí Phèo cũng là đại làng Vũ Đại đó ).Hữu Thỉnh phải trao giải mua chuộc thôi cho yên làng,yên xóm(mà giải đúp nữa đó)". Mặc dù có nhà văn Nguyễn Quang Lập từng đùa mà thật:"Tuy thế, Thanh Thảo thích thể thao, toàn tường thuật thể thao, thành thử từ tám tư thơ Thanh Thảo tịt từ từ, thật tiếc!"
Trên báo Dân Việt, nghe giới thiệu là báo nhà thân thiết của Phạm Đương, ông ta gân cổ tự bào chữa mình không phải là ăn cắp với cái tít đề to tướng "không thể cho là ăn cắp" kèm theo cái ảnh tác giả đỏ chói bên cờ đỏ sao vàng và cờ búa liềm như tuyên thệ "tôi không ăn cắp, xin thề, xin thề". Ôi, thật ê chề và bi thảm cho nhà thơ xứ An Nam ta về mặt ứng xử. Dùng diễn đàn để mang râu đội mũ lên thề không ăn cắp với thiên hạ, cứ như một anh tâm thần bị bắt vô nhà thương điên, hét vang phòng khám: "tôi không điên, tôi không điên". Theo bệnh án tâm thần, điên cũng từa tựa như say rượu, không ai đang say mà hô "tôi say rồi" cả. Anh thì "tôi không say, không say" quậy tưng bàn nhậu, anh thì "tôi không điên, không điên" loạn cả bệnh viện. Rồi anh ta ẩn danh đi cãi với từng cái comment độc giả. Khi độc giả nói: "Tôi thấy “nhà thơ” Đương trả lời trên báo rất ngụy biện, bảo Giang Nam và Đỗ Trung Quân đều có bài Quê hương, sao không nói. Phạm Đương lí luận kiểu này, chắc dọn đường cho việc đặt các tập tiếp theo của PĐ là “Chiến tranh và hòa bình”;”Những người khốn khổ”…hoặc “Thương lượng với thời gian”;”Chất vấn thói quen”;”Dấu về gió xóa”;”Cánh đồng bất tận”;”Thế kỷ bị mất”…Nhắc nhỏ cùng “nhà thơ”, nếu muốn dựa hơi, chỉ cần chẻ đôi ra thì được, ví dụ một tập đặt tên”Thương lượng”, tập sau đặt “Với thời gian”, tập nữa đặt “Chất vấn”, tập nữa đặt “Thói quen” thì xóa dấu vết. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã mượn tứ thơ “dối trá” của Phạm Đương để nhắc khéo “nhà thơ” PĐ đó. Nhà phê bình Nguyễn Hoàng Đức hơi ác bảo phải thu hồi. Có lẽ nên cho “nhà thơ đạo từ ngữ, ý tưởng” này nhận tiền để kiếm chút chi phí vì chắc “nhà thơ” cũng nghèo. Nhưng trước khi phát tiền xương máu của nhân dân, phải phê bình thẳng thắn để làm trong sạch “nhà thơ”. : " Phạm Đương liền ẩn danh Phạm Xuân trả lời: "Nói thế nào nhỉ. Phải chăng có sự cố chấp trong này không khi dựa vào cái tên để phán chùm thơ. Chỉ xin hỏi một điều thôi: Những bài thơ đó có xứng đáng được giải hay không? Tôi tin là XỨNG ĐÁNG! Cũng xin nói cho bạn hay Nhà báo Trần Đăng (hay Nhà thơ Phạm Đương) từng làm cho Báo Lao Động và nay làm cho Báo Thanh niên. Anh không nghèo đâu (vì lương cũng mấy chục triệu đồng/tháng đó). ". Bạn đọc biết rõ kiểu tác giả ẩn danh tự biện minh, liền đối thoại:" Xin thưa, chùm thơ trên đây quá dở bạn Phạm Xuân ạ, tôi thấy so với mặt bằng thơ Việt thì nó chìm lỉm, có dán thêm mác giải thưởng HNV sẽ càng bị nguyền rủa hơn… Tôi không cãi với Phạm Xuân vì bạn không phải là nhà thơ Phạm Đương mà dọa dẫm tôi rằng nhà thơ Phạm Đương mấy chục triệu/tháng… Ôi, xin vãi mấy chục triệu của nhà thơ! Giá như bạn xây ngôi nhà sang mà thó cái cửa của hàng xóm về ráp vào, bạn cứ bảo nhà tôi mấy chục triệu, cái cửa vài trăm bạc nghĩa lý gì, người ta đánh giá bạn ra sao. Còn Giờ thứ 25 là là nhan đề quá nổi tiếng. bạn ạ, ví như trên thế giới không thể có 2 nước tên Việt Nam, 2 nước tên Hoa Kỳ, 2 nước tên Pháp…Bạn có thể đặt tên tập thơ bạn là Đồng dao cho người lớn thì chỉ nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo la, nhưng nếu đoạt giải HNV, sẽ bị cả nước la.Trên thế giới này, không có Ban Giám khảo nào kỳ quặc và bất chấp dư luận như Hội NVVN. Còn có thể có Hà Đông Trung Quốc và Hà Đông Việt Nam, không bị kiện cáo gì, cùng lắm Trung Quốc nói Việt Nam chúng mày bị ảnh hưởng văn hóa của tao, nô dịch của tao! Chỉ nói vậy gì là đã nhục nhã rồi, bạn ạ". Phạm Đương tiếp tục cãi với ẩn danh SomeOne: " Ai đó đã nói rằng người ta thường thường thức vì họ nghe bảo nó hay/ nó dở chứ không thực sự nếm, ngửi được cái hay dở đó. Ví dụ ông nào đó PR bài thơ của bạn hoành tráng thì người đọc sẽ nghĩ là hay nhưng mình chưa hiểu, còn khi có vết đen thì thừa cơ hội để ném đá hơn là thưởng thức. Bên blog Dohoang còn có người bình luận là thơ không có vần, “Thơ ở các nước tây tàu mà tôi đọc được thấy luôn có vần…”. với trình độ hiểu biết thơ ca như này cộng với định kiến thì làm sao tiếp nhận tác phẩm được. Bây giờ các bạn thử lên google và search ” giờ thứ 25″ hoặc “25 giờ” xem có bao nhiêu tác phẩm có cùng tựa đề."Đến đây, tôi thấy nhà thơ Phạm Đương có vấn đề thực sự. Vì cái kiểu trả lời trên thì trẻ con cũng biết đó là "lạy ông, con ở bụi này". Sự việc này nó thu hút thêm độc giả, anh em Dung Quất nói không khác gì chuyện tiệm vàng Tín Huy vì muốn giật tiền của người ta, liền tự vẽ ra kịch bản chính mình bị cướp sạch, để lu loa với thiên hạ mình hết khả năng chi trả. Không ngờ, cái camera và nhận định khách quan tố giác ngược: "Sau khi vụ cướp ly kỳ xảy ra, cơ quan công an đã vào cuộc. Xem lại đoạn phim do camera của tiệm vàng quay lại cảnh “thôi miên” cướp tiền, vàng, các điều tra viên nhận định “thuật thôi miên” và kẻ cướp đều có vấn đề, nhất là  thời gian “thôi miên” quá ngắn, không đủ để bà Thúy đờ đẫn, ngu muội như lời khai."(http://nld.com.vn/20111024112137573p0c1019/vu-thoi-mien-cuop-tiem-vang-o-quang-ngai-dan-canh-de-xu-no.htm).
Như vậy, Phạm Đương từ cái tội đạo cái tên Giờ thứ 25, lại chuyển tội danh tự dàn cảnh để "ăn cắp" tư cách của chính mình!
Không ai khoe lương mình mấy chục triệu tháng để nói ta không vì tiền cả. Bọn tham nhũng dù biết có mấy tỉ một tháng mà không thể nào tự bỏ chuyện tham nhũng. Hơn nữa, người bình thường khoe giàu đã là chối tai rồi huống chi nhà thơ, cái lý luận ấy quá hạ đẳng! Rồi lại tự cho thơ mình xứng đáng! Thơ ông, ông hỏi người ta rằng hay hay dở, người ta bảo dở ông cho là ném đá! Hết biết! Vậy thì thơ ông để ông tự ngâm ngợi, tự ông cho là xứng đáng quất tế, việc gì ông phải hỏi người ta? Thôi thì dù sao cũng xin hạ màn, Nhà thơ Đương sẽ cãi các comment ấy không phải Phạm Đương là hết chuyện. Còn đây là của "chính chủ": " Có nhiều con đường để được "nổi tiếng" nhưng con-đường-chửi để "nổi tiếng" có lẽ chỉ tồn tại ở những người kém hiểu biết và thiếu tử tế. " Ông chửi người ta và vô tình ông chửi chính ông đấy, ông nhà thơ Đương ạ! Rồi ông dẫn lời nhà thơ khác cho bài phỏng vấn, xem như minh định cho chủ kiến của ông:"Tôi nhận thấy các nhà văn của Việt Nam bây giờ có cách ứng xử kém, thiếu văn hoá với nhau, hay mắc bệnh văn mình vợ người, lúc nào cũng chỉ thấy văn mình là nhất, con văn người khác không là gì”.Gậy ông đập lưng ông, tất nhiên, lời nhà thơ Trần Trương đúng nhất trong trường hợp Phạm Đương sờ sờ ra đó!
Một danh gia nói, vết thương lớn nhất là vết thương chữ nghĩa, ông nhà thơ Đương cầm dao tấn công người khác và tự ông gây ra vết thương cho chính ông! Nó chỉ ra dấu hiệu suy đồi về nhân cách của một người thừa cuồng vọng nhưng thiếu cả đạo đức lẫn tài năng.
Vấn đề chính của những cuộc đàm tíu bi hài trên báo lề phải lẫn lề trái về giải thưởng HNV lần này là buồn và thất vọng. Nhờ cuộc cãi vã trên mạng, tôi mới biết ông nhà thơ Đương là nhà báo Trần Đăng (cái bút danh này cũng "đạo" của nhà văn Trần Đăng). Nhân vào công tác miền Trung, tôi có dịp trò chuyện với anh em quê nhà thơ Đương, họ nói ông ở xa không biết chứ cả tỉnh này ai lạ gì cái chú "bán hàng đa cấp cho Thanh Thảo" này. Ở đất Quảng Ngãi, Thanh Thảo có nhiều đàn em nhưng đàn em Phạm Đương biết tận dụng triệt để thế mạnh này để tạo ra những kịch bản "thọc gậy bánh xe""ngậm máu phun người""vừa ăn cướp vừa la làng"...nhiều không sao kể xiết, đẩy những người làm ăn lương thiện vào tán gia bại sản, đưa những kẻ khen thơ Thanh Thảo và Phạm Đương dù hàng "thổi kèn đám ma" tôn lên chiếu "đệ nhất ò í e". Cái dàn "đệ nhất ò í e" này một hôm nhận ra có "thế lực thù địch phản động" tuyên truyền bài văn tế:
Hi ơi !
Giải thưởng thối inh,
Phạm Đương Thanh Thảo.
Mười năm công chạy chọt, trộm nước ngoài Giờ thứ 25,
Mt trn xét nhà văn, trải chiếu lạy chín ông giám khảo.

Nh Phạm Đương xưa
Chưa biết thơ văn,
Riêng lo báo d
ạo,
Chưa quen chủ tịch đâu biết chấp hành
Đổ vịt bưng bô cho hàng lãnh đạo;

Xin quảng cáo doanh nghiệp , tay vn làm quen;
Thấy thơ phú văn chương, tai lơ mắt láo.

Bài nào dở Thanh Thảo vò vứt cho, Phạm Đương vuốt phẳng lì trân trọng ký tên.
Răng lưỡi đã chai lì,  đâu phân biệt cháo khê cơm nhão
 
Kiếm chút danh giữa làng, mũi phổng lên như bong bóng trâu
Dọa nạt chốn chợ trời, mồm nổ vang như canông trọng pháo"

Đêm th
y Thanh Thảo đánh rắm cái ình; Phạm Đương kêu thơm thơm
Ngày xem Chân đất nói gì, nịnh là đàn là sáo ..."
Đội "đệ nhất ò í e" tức tốc chạy về báo cáo Thanh Thảo. Thanh Thảo khôn, bảo bọn mày im, không được kể lung tung, càng kể, càng tuyên truyền không công cho "các thế lực thù địch". Nhưng Thanh Thảo cũng khoái cái ý rằng mình làm thơ, bài nào được ký tên Thanh Thảo, bài nào dở vất bố thí công chú em Phạm Đương cúc cung tận tụy cho nó nếm chút danh trên văn đàn. Dân Quảng Ngãi rỉ tai Phạm Đương là phó bản Thanh Thảo, Thanh Thảo 2, á Thanh Thảo là từ giai thoại này mà ra!
Giải thưởng của Giờ thứ 25 và Chân đất là một chiến thắng trả bằng cái giá đắt, máu me ê chề, đặc biệt là nhà thơ Đương tả xung hữu đột như con vật thí thân, điều mà Thanh Thảo đã mường tượng khi kế hoạch chạy giải thưởng bắt đầu.
Việc dư luận vạch trần kế hoạch bỉ ổi này đã thêm một lần nhem nhuốc trên gương mặt vốn nhem nhuốc của đôi thầy trò dựng lên hơn một thập kỷ qua.
Điều đó, cùng với những tình huống khác, đã làm giảm tận đáy sự đáng tin của "nhà thơ giải thưởng" trong mắt bầu bạn. Mặc dù nhà thơ Đương gắng gượng viết bài tung hô Thanh Thảo là Tế Hanh chỉ là cái gạch nối giữa Bích Khê và Thanh Thảo thôi, không đáng gì(?)
Về tập thơ này, dù ông nhà triết học số 1 châu Á Nguyễn Hoàng Đức nói vậy chứ nói nữa, cũng không BCH nào truất phế Phạm Đương cả, cứ đổ cho "các thế lực thù địch" bôi xấu nền văn học vô sản là xong. Ban Tuyên giáo Trung ương đâu biết rằng, chính Phạm Đương trong cơn lảm nhảm chữ nghĩa, đã bôi bác cái xã hội nghị quyết lý thuyết, mất hạnh phúc thực tế của các ông như thế nào: "Sáng nay nghe một chuyện không vui không buồn- người đàn bà sáu mươi tuổi bất ngờ gặp lại người tình cũ- trong trại an dưỡng thương binh nặng-một gã du kích cách đây đã bốn mươi mốt năm-bà thì nhận ra ngay còn ông thì lơ đễnh như kẻ xa lạ-theo ký ức mù sương của bà thì họ đã một lần hôn nhau-nhưng không dám bước qua lằn ranh ám ảnh về những cuộc kiểm điểm liên miên thời chiến-quan hệ bất chính là cụm từ đã giết chết bao giấc mơ thiếu nữ-trong đáy thẳm gã du kích năm xưa-người ấy luôn luôn mười chín tuổi-trinh trắng hơn mọi sự trinh trắng nếu như nụ hôn không bị khép vào tội bất chính-làm sao quay ngược được kim đồng hồ thời gian-để xé tan tành những cuộc họp vô bổ-nhưng biết làm sao được những giọt nước mắt lặng lẽ chảy dọc theo chiều dài bốn mươi mốt năm-giấc mơ được thoải mái ôm nhau ngày hòa bình-đã vĩnh viễn gửi lại cánh rừng mười chín tuổi- đó là giấc mơ nặng nhọc nhất mà cả hai phải gồng gánh suốt chặng đường còn lại". Về mặt báo chí, phải nói đây là bài báo có ý tưởng, nhưng về mặt thơ là con số không tròn trĩnh. Ngoài chất liệu thô tháp của đời sống, thơ phải ở trạng thái thăng hoa chứ không thể đậm đặc tính nhật trình. Nhật trình cho phép đưa lên truyền thông một bộ xương, nhưng thơ đòi hỏi anh mang lên thi đàn một phụ nữ sống động!Đọc các bài thơ đinh của Phạm Đương trong Giờ thứ 25 đều vậy cả, khô khan, đơn điệu, một loại "á thơ" chứ chưa phải thơ! Đùa một chút, chứ không ai chụp mũ Phạm Đương phản động đâu, mà chỉ chỉ đích danh loại thơ chỉ nửa nạc nửa mỡ, nửa thơ nửa báo! Dân Quảng Ngãi kháo nhau, lúc nhà báo Đương viết báo thì nó na ná thơ, nhà thơ Đương làm thơ thì nó na ná báo! Bài giờ thứ 25 cũng chưa có da thịt. Nếu tâm sự với "em" thì "em gì đó"cũng chán ngấy như hít khói thuốc đàn ông thôi. Chả trách, nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã cảnh báo Hội Nhà văn Việt Nam hè nhau tiễn thi ca lên đoạn đầu đài. Cái tổ hợp thơ Thanh Thảo Phạm Đương mà đội "đệ nhất ò í e" tôn xưng là vua trường ca, thì nhà phê bình Nguyễn Hoàng Đức bảo "Thơ Thanh Thảo- chuyên gia nước ốc trường ca". Nếu kể trường ca Việt Nam, sao không tính vua Trần Mạnh Hảo với Mặt trời trong lòng đất, Đất nước hình tia chớp, Ba ngọn núi và một hòn núi lẻ...vang danh bốn cõi!
  Mời nhà thơ Đương đọc các bài sau đây để học tập thêm:
Nguyễn Thị Ánh Huỳnh
CON CHIM THỜI GIAN
Không phải chim ảo
con chim thời gian
để lại những dấu chân thật thà
gương mặt đàn bà
nhầu nhĩ
chim thời gian
như đại bàng cắp nàng trái đất
vừa bay vừa dẫm nát mặt người
rạn gương mặt Tây Thi
nứt gưong mặt Dương Quý Phi
con chim
ăn sắc đẹp đàn bà
anh có phải chim thời gian
đi qua đời em
để lại những dấu chân
biết khóc ?
tình yêu
thích lên trán em
dấu ấn chim muông
con cái
chạm trổ lên mặt em
vết hằn hoa móng rồng
em biết chạy về đâu
thời gian tứ phía
chim chim chim chim…
đánh lưới em rồi…
kìa bầu trời hạn hán
có tiếng chim
cười nứt nẻ mặt người…
cứu em với
con chim thời gian
bắt em làm tì thiếp
anh ơi !
N.T.A.H
Cát Du
THÍT CHẶT

Em thít chặt vào anh
Tưởng không gì lèn qua cho được
Vậy mà
Có một hạt cát đã lèn giữa chúng mình
Hạt cát lớn thành viên gạch
Viên gạch hóa thành bức tường
Bức tường hóa thành Vạn Lý
Cưú em!
Em không cách gì bíu anh cho được
Em rơi
Ngã phịch xuống chân tường...
C.D
Một bài thơ của nhà thơ Trần Mai Hường, cũng hay hơn Giờ thứ 25 của Phạm Đương rất nhiều:
Trần Mai Hường
 
VÀO LÚC 1 GIỜ 50 PHÚT hay GIỜ THỨ 25
 
Có phải lúc này em mới nhớ anh đâu!
Mà nỗi nhớ se sẽ đặt bước chân đầu khi hoàng hôn khép mắt
Không thể rẽ dòng cảm xúc
Em thả hoang tim mình
Mười một giờ...
Mười hai giờ... sóng lặng lẽ dâng
Giận - thương hai kẻ mộng du dìu nhau men bờ uẩn khúc
Cứ lóng cóng thì thầm giăng mắc
Xui em tìm đích cuối - miền anh
Đêm - một giờ
Đêm - một giờ năm mươi...
Con chữ nhông nhao điên cuồng thèm thoát xác
Tỉnh mê lẫn lạc
Thắp lửa dẫn nhau về
Lưng chừng bình yên...lưng chừng hạnh phúc...lưng chừng khuya
Anh có nghiêng xanh khát nhớ
Hãy mở toang chốt cửa
Lắng nghe sóng sánh thịt da đang nhưng nhức bật mầm
Sẽ hiểu những ứ đầy nơi nghẹn lại dòng sông!
T.M.H
Một bài khác trên cùng chủ đề của Trần Mai Hường nếu đem so với Phạm Đương:
Bài Phạm Đương: 
MỘT PHẦN TƯ NGÀY
luộc chín những ý nghĩ trong anh
bằng nửa chiều sót lại
ba phần tư ngày
ba phần tư thời gian xoay vần trong tù mù cơm áo
hy vọng nửa chiều sót lại
cứu rỗi những hố đen trên sao hỏa
khỏi bị khỏa lấp bằng sắt thép
em là phần nước ngầm đã đóng băng
từ hàng triệu năm trước
anh như con tàu thăm dò sắp hết nhiên liệu
một phần tư ngày chẳng cứu được gì
ngoài vòm đen ngòm của họng súng
em có biết
anh đang chờ một tiếng nổ
P.Đ
Bài trên chờ tiếng nổ nhưng không nổ nổi. Bài dưới đây của Trần Mai Hường mới ăm ắp chất thơ:
Những ngày không
Không email
Không điện thoại
Em chìm sâu công việc
Ơi ngoan
Mỗi ngày 24 giờ
Đồng hồ ngơ ngẩn vòng quay
Thời gian nhọc nhằn thở dốc
Bàn phím buồn
Trơ vơ em
Xanh xao đêm
Để không nghĩ đến anh thật khó
Có nút thắt đời định mệnh
Có khúc quanh đời không định hướng
Ví dụ anh
Như phù sa muộn
Như ga lẻ cuối rừng
Ví dụ anh
Như phù thủy với chiếc đũa thần
Thôi miên
Em đã gồng mình
Cảnh giác…
Lý trí bất lực
Khi cố đi ngược lộ trình trái tim.
T.M.H
Hội Nhà văn hơn bất cứ lĩnh vực nào, nói về trọng người tài, nhưng chuyện chạy giải dù không mấy người dám công khai nhưng ai cũng ngầm hiểu.
Chúng ta nói về liêm khiết và chính trực, nhưng tình trạng bè phái câu kết, maphia danh tiếng len lỏi đến cả những hoạt động thường ngày như đi khám bệnh.
Chúng ta tuyên bố đề cao giá trị tinh thần, nhưng thực tế cuộc sống lại trơ trụi như một cô người mẫu nổi tiếng từng phát biểu, "không có tiền thì cạp đất mà ăn".
Đứng trước những mâu thuẫn đó, thật khó để thuyết phục nhà văn trẻ tin theo lời của "người lớn" về giá trị sống. Giới trẻ như bị kẹt giữa hai "làn đạn", như người đang đi trên dây giữa một bên là di sản niềm tin cũ đang mong manh, một bên là những tư tưởng dẫn đường mới chưa hình thành.
Không thể nói mở cửa cho người viết, đặc biệt là người trẻ thể hiện tài năng, trong khi "đường vào" các danh vị  giải thưởng của Hội vẫn muôn trùng cửa ải đối với những người không thuộc diện "hậu duệ, quan hệ, tiền tệ". Tưởng cái này là chuyện ở lĩnh vực khác, ai ngờ nó minh chứng bằng giải thưởng Hội Nhà văn qua Trường ca chân đất và Giờ thứ 25! 
Đó là những điều nhà thơ Thanh Thảo quá biết, và Á Thanh Thảo, tức nhà thơ Đương chắc không đủ tư cách phủ nhận.
Một nhà thơ vườn Quảng Ngãi (giấu tên) nói rằng: Phạm Đương cũng giống Ngọc Trinh "chân dài óc ngắn". Như chuyện trên báo: "Là gái bán dâm ‘chuyên nghiệp’, T cho biết, nếu ‘cạnh tranh’ đàng hoàng, cô chẳng kém gì Ngọc Trinh, thậm chí còn hơn Trinh về độ ‘hot’. Tuy nhiên, mỗi người một số phận, T không thể là Trinh, mà Trinh không phải là T, nên T đành ngậm ngùi chấp nhận làm cái nghề chẳng lấy gì là cao quý để có tiền lo cho bố mẹ nghèo ở quê, để hoàn thành mơ ước xây cho mẹ cái nhà tử tế, để có tiền làm vốn, sau này giải nghệ sẽ kinh doanh cái gì đó, cô dự định mở thẩm mỹ viện giống Ngọc Trinh"(http://www.nguoiduatin.vn/gai-ban-dam-em-chang-kem-gi-ngoc-trinh-a66554.html)
Thôi thì thế mỗi người có một số. Thơ nhà thơ Đương kém hơn nhà thơ Quảng Ngãi nọ, nhưng số nhà thơ Đương được "bao". Chỉ có điều, thơ không phải kết quả của một tiến độ tính toan quan hệ để chạy giải mà thành thi sĩ. Thơ phải tự lòng mình. Càng xa cách chốn "hè nhau tiễn thơ ca lên đoạn đầu đài" (nói theo cách nhà thơ Trần Mạnh Hảo), cô đơn với trang viết, thiên hạ mai kia biết đâu còn nhớ một câu một bài của nhà thơ Đương. Còn cái kiểu dối trá không biết đỏ mặt, tự phá cửa câu kết gây sức ép như giải vừa rồi, cái được của nhà thơ Đương là gặt hái một mớ dư luận quá ê chề! Nó lại chứng minh Thanh Thảo Phạm Đương chỉ biết coi trọng quyền lợi chính họ và xem thường uy tín của BCH Hội Nhà văn, cố sống chết ép họ vào kịch bản "miu ma chước quỷ", không có đường đỡ! Nhà thơ Đương nên gắng công học tập, từ bỏ cuồng vọng ích kỷ, tự mình làm thơ cho ra thơ, ấy là điều độc giả mong đợi!
VTG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét