Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Thơ thập kỷ đói 80 thế kỷ trước

Thơ thập kỷ đói 80 thế kỷ trước

Thứ sáu - 21/11/2014 13:18


(tiếp theo **)
THƠ THẬP KỶ ĐOI
ĐÓI 80 THẾ KỶ TRƯỚC


Ltg: Vừa rồi, tháng 10 – 2014 nghe nhìn trên truyền thông đại chúng đưa tin có đôi vợ chồng dân tộc thiểu số đói quá phải ăn lá ngón tự tử để lại bốn đứa con thơ dại . Quả là hết sức đau xót cho dân chúng trong đời thường kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra. Từ sau hậu chiến đến nay con người bần hàn cứ đau khổ triền miên. Cảnh không khác gì năm đói thập kỷ 80, Đỗ Hoàng tôi in lại mấy bài thơ viết từ thời ấy.


TẾT BUỒN

Tết nhất tàu xe không đủ chỗ
Con về lại lối ngõ tre xưa
Tháng giêng mưa may rơi tầm tã
Lạnh giá chum lên tồi giao thữa.

Mẹ gần bảy mươi lưng còng xuống
Sương gió đời người tóc hóa vôi
Một túp lều tranh rêu mốc xám
Sương trắng rắc trên mọi kiếp người!

Năm nay thuế má cao hơn trước
Chợ búa chưa đông đã vãn tàn
Bến vắng đò ngang, đò vắng bước
Cây buonf mỗi độ có xuân sang!

Con đi khắp ngã bàcon nói
Bây giờ sinh kế khó khăn sao.
Công an thuế vụ như vương tướng
Nhân phẩm còn coi đáng giá nào.

Thỉnh thoảng trong làng nghe pháo đét
Mấy nà danh giá mới mừng xuân
Còn kẻ nghèo hèn đâu biết tết
Giao thừa không cháo cũng không cơm!

Con về với mẹ bàn tay trắng
Giận nỗi đời mình sống thừa ra.
Cứ để mẹ hiền thêm gánh nặng
Con đường nghèo đói hãy còn xa.

Và thương làng ta như thương mẹ
Bỏ tết ra đi luống ngậm ngùi
Em chớ trách anh buồn bã thế,
Giao thừa nghe pháo mây ai vui?

 Tết buồn tại làng quê nhà Thuận Trạch, Mỹ Thủy, Lệ Thủy , Quảng Bình năm 1982

                                 Đ – H

Lang thang chiều Huế

             tặng nhà thơ Hoàng Vũ Thuật

Chiều Huế, tôi Hoàng Vũ Thuật,
Hai người lang thang gặp nhau,
Lại quay ghi đông xe đạp,
Tìm bạn uống rượu giải sầu!

Huế nhỏ xinh như thế ấy,
Suốt chiều chẳng gặp ai quen,
Hết dọc ngang đường Lê Lợi,
Lại rẽ lên lối Ngô Quyền.

Tìm đến những nơi quen cũ,
Nhiều nhà cửa đóng im lìm,
Ta lại hùa theo ngọn gió,
Tạt về phía nhà Ngô Minh.

Ngô Minh ngày ba cuộc rượu,
Bè bạn thường hay đến chơi,
Ngồi nói dăm ba câu chuyện,
Bữa ăn rồi xin cáo lui.!

Lại về Bến Ngự góc xép.
Ông bà bán rượu đã già,
Tôi con bốn mươi đồng bạc,
Uống đi cho thỏa buồn ta!

Mình bạn từ ngày xưa ấy,
Qua bao thăng trầm rỉu may,
Đến giờ vẫn còn giữ lại,
Mối tình chung thủy xưa nay!

Anh buồn khác chi đời tôi,
Nhưng rồi mỗi người mỗi cách.
Tính tôi thì ưa phá phách.
Làm thơ bằng trực giác mình!

Anh thì có tỉnh táo hơn,
Chuyện đời lựa lời mà viết,
Đời thì ai mà chẳng buồn.
Đừng đem cái giả làm thật.

Đi chán không gặp bạn bè,
Anh kéo về nhà ăn tối.
Bữa ăn chẳng báo trước chi.
Hễ có thức gì ăn nấy.

Chị Tình dọn ra hai món (1)
Một chén ruốc ớt đỏ cay,
Một tô nước canh khuếc luộc,
Một dĩa cơm nguội chưa đầy.

Chị nói nghe mà khổ sở.
Ăn đơn giản cả tháng trường,
Làm đau bụng mấy đứa nhỏ,
Thằng Long chẳng lớn cao hơn (2)

Rồi chị mỉm cười ái ngại:
- Chú Hoàng thân thiết lâu rồi,
Bữa ăn khổ cũng muốn dấu,
Cũng không muốn biết ra ngoài.

Nhưng dấu làm sao dấu được?
Cái nghèo cũng như tình thuong
Đâu phải nă là cái ác
Nó nằm sâu trong tủy xuơng!

Anh em mình mời lẫn nhau,
Dĩa cơm đưa qua , đưa lại.
Tôi ăn , anh chẳng no đâu.
Làm khách thì đêm nay đói.

Anh là Nhà thơ - Nhà nước,
Có việc làm ăn hẳn hoi.
Thế mà đời thật cơ cực.
Thơ anh nén khóc để cười!

Còn tôi năm rồi mất việc
Khi giã từ truờng Nguyễn Du.
Hộ khẩu Huế không nhập được.
Khốn cùng của lúc sa cơ!

Tôi về sống nhờ vào vợ,
Sớm hôm buôn bán tảo tần,
Nuôi tôi như đeo cái khổ,
Mỗi ngày tàn tạ sắc xuân!

Tôi về ít bè, ít bạn,
Thường sang anh và Ngô Minh.
Trong khoảng không gian lánh tạm.
Sau cơn lửa đốt tội tình!

Nghèo thế vẫn còn chai rượu,
Uống vào thấm tận thịt da.
Tưởng như đời không còn khổ.
Chỉ còn tình anh em ta!
  
                  Huế 1986


                      Đ – H

LANG THANG BIÊN HÒA

Tặng Nguyễn Thái Sơn đồng học trường Đại học Nguyễn Du (khóa 3)

Hết lên xa lộ về quốc lộ
Tam Hiệp, Hố Nai, Thái Hiệp Thành
Xuân Lộc, Trảng Bom rồi Tân Phú
Dửng dưng trời lạ giữa ngày xanh.

Đã bao năm rồi mình như thế
Đi hết Tây Nguyên, hết Cửu Long
Đến cả rẫy nương buôn người Thượng
Vẫn kiếm không ra được việc làm!

Trưa nay ử giữa Biên Hòa nắng
Biết bạn tìm về thăm bạn đây
Gặp nhau giây lát mà im lặng
Ái ngại sao tôi lạc phía này!

Chao ôi cơ cảnh như nhau quá.
Chốn Huế phòng tôi cũng nửa gian
Con vợ chen nhau qua cửa chật
Một tháng người ta đuổi mấy lần.

Ở đây tền của tiêu như nước
Xe cộ người đi chật quá nêm
Bạn phải chạy ăn từng bữa một
Ba người chung suất lương giáo viên!

Nghe Vũ Xuân Hương còn cơ khổ
Vợ yếu con thơ ba đứa kia
Chắc hẳn làm choi mà thoát nợ
Chạy ăn từng bữa bạc tóc đi.

Ngồi nhắc kỷ niệm từ năm trước
Nhớ Hà Nội thế hối làm sao
Ngày xui còn có Trương Văn Ngọc
Khắc Thạch tiễn tôi buổi chạy vào.(*)

Giờ thì bỏ xứ đi lang bạt
Vợ con đành vất phó mặc trời
Trong buổi tha phương cầu thực ấy
Đói hèn sao khỏi cuộc đời ơi!

Ngày mai bạn nói ra Hà Nội
Định bán tủ giường bán sách đi
Chếnh choáng hơi men mắt đau nhói
Cảnh nhà đố có tìm têm chi.

Một đời học văn đầy mộng tưởng
Như người lính bét mơ tướng công
May rủi khác chi chơi xổ số
Nghìn đời còn lại mấy văn nhân!

Bạn say, tôi lại lên đường tiếp
Trời rộng ngoài kia định số rồi
Ai cũng muốn mình người nổi tiếng
Trách chi ảo mộng của đời tôi!

Biên Hòa 1987
(*) Bạn cùng học Viết văn khóa 3




                KHÁCH TRỌ

Chiều nay ta làm khách trọ
Thấy máu mình rớt xuống hoàng hôn
Chiều nay
Ta làm kiếp chó
Lang thang khắp nẻo cô hồn

Ta lạc giữa bầy đời vô nghĩa
Lãng du, gái điếm giết người
Lục súc tranh công, tục tằn trần thế
Chết sống xô nhau chém nát cuộc đời!

Không đạo đức
Không học hành
Không nghề
Không nghiệp
Không quê hương , bè bạn người thân
Nhuộm trái tim mình bằng hóa chất a xit
Khuôn mặt cuộc đời gậm nhấm ngày đêm.

Thân xác với linh hồn không gìn giữ
Khi ngược xuôi góc hẽm đô thành
Nỗi hoang trống nghèo hèn xa xứ
Ta bụi đời
Ta hạt cát bỏ quên!

Ta muốn tru
Muốn gào vài ba tiếng
Bớt trống tranh ngày lạnh mưa dầm
Muốn lưu lại tiếng của con chó chết
Đánh thức lòng bao lũ mù câm!

Chiều lẻ loi mưa tơi tả xuống
Ta là khách trọ quán đời
Bao kiếp sống con vờ ai biết đến
Gã bụi đời lang bạt ấy là tôi!

                   Sài Gòn năm 1988
                Đ - H
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét