Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

Thơ Quảng Bình -Một lứa bên trời

Thơ Quảng Bình -Một lứa bên trời

Thứ tư - 30/04/2014 14:22
ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆTNAM PH ỎNG VẤN NHÀ THƠ ĐỖ HOÀNG
Kính gửi nhà thơ Đỗ Hoàng
Em là Tuyết Mai công tác tại Phòng Văn nghệ của Đài TNVN, muốn mời anh tham gia trong chương trình Thơ và cuộc sống với chủ đề “Thơ Quảng Bình qua những gương mặt tiêu biểu”. Em muốn giới hạn phạm vi thơ của các nhà thơ Quảng Bình xuất hiện và trưởng thành từ thời chống Mỹ (là những nhà thơ cùng thế hệ với anh, những bạn bè đồng nghiệp thân thiết), vì e nếu nói cả thơ Quảng Bình hiện nay thì rộng quá. Anh có nhất trí về điều này không?  Sau đây em xin gửi anh một vài câu hỏi để anh dễ hình dung
1 2   3     4  5    6       7 

Th ứ t ự 1- Nhà thơ Trần Nhật Thu 2 - Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ  3 -Nhà thơ Lê Thị Mây  4 - Nhà thơ Hải Kỳ 5 – Nhà thơ Vĩnh Nguyên  6 - Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật  7 - Nhà thơ Đỗ Hoàng


1/ Nói đến một thế hệ nhà thơ Quảng Bình (như …Lâm Thị Mỹ Dạ, Lê Thị Mây, Hoàng Vũ Thuật, Hải Kỳ, Nguyễn Đình Ty) nhiều người gọi là một lứa bên trời.  Nhắcđến những tên tuổi này dễ mang đến cho độc giả sự ngạc nhiên, vì họ chỉ chênh nhau một hai tuổi đều sinh ra tại đất Lệ Thủy Quảng Bình, đều là nhà thơ thành danh có tên tuổi trong thi đàn Việt Nam. Ông có thể lý giải gì về điều này không
Xin bổ sung thêm có một nhà thơ hàng đầu trong thế hệ ấy là nhà thơ Trần Nhật Thu. Ông đoạt giải ba cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969 – 1970 và xuất bản tập thơ NƠI GIÁP MẶT -  in chung ba tác giả là Trần Nhật Thu, Cảnh Trà, Quang Huy trong năm 1970 do nhà xuất bản Văn học ấn hành,
    Ông như là bà đỡ cho các nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, Lê Thị Mây, Đỗ Hoàng, Hải Kỳ, Hoàng Vũ Thuật...Sau Nhà thơ Trần Nhật Thu nên kê thêm nhà thơ Vĩnh Nguyên, Hồng Thế và tôi - Đỗ Hoàng.. Họ là thế hệ nhà thơ thứ hai ở Quảng Bình sau thế hệ Xuân Hoàng, Dương Tử Giang, Hà Nhật, Nguyễn Văn Dinh…Họ sống , viết, và trưởng thành ngày trên quê hương Quảng Bình. Họ có mặt thời chống Mỹ trên đất lửa Quảng Binh   từ thời ấy có tên trong tuyển thơ Quảng Bình 1964 – 1974, tuyển thơ Quảng Bình 1972!
Còn các nhà thơ quê Quảng Bình sống và viết các miền khác thì rất nhiều.
Chúng tôi lớn lên trong lửa đạn sống với quê hương :
Xe chưa qua nhà không tiêc
Tiếng hát át ti ng bom
(Sinh ra tại quê tôi và Võ Ninh)

Nhà tan cửa nát cũng ừ
Quyết tâm đánh Mỹ cực chừ, sướng sau
là những câu ca thời chúng tôi.
.
Họ đều cùng thế hệ lớn lên gặp cuộc kháng chiến chống Mỹ. Họ thực hiện trọn vẹn nghĩa vụ công nhân và trách nhiệm thi sỹ. Quảng Bình và Vĩnh Linh được mệnh danh là tuyến lửa. Nhân dân tuyên lửa làm thơ- Tên một tuyển tập thơ. Nhà thơ Chế Lan Viên Viên đã viết bài tựa giới thiệu tuyển tập thơ này.
  Nghĩa vụ Tổ quốc, trách nhiệm công dân, tất cả là một nên thơ họ viết ra đồng lòng, đồng ý với quảng đại công chúng.
2/ Tiếp cận các sáng tác của họ ông có nhận ra những điểm chung của thế hệ các nhà thơ Quảng Bình này khi sáng tác là gì không? Có phải họ đều viết rất hay về chiến tranh, về quê hương,  về cát, về biể , đặc biệt là về mẹ.
Đúng vậy. Họ viết hay về chiến tranh yêu nước và về quê hương mình.
Lê Thị Mây, Lâm Thị Mỹ Dạ… có nhiều bài hay về làng quê mình:

3/ Nhắc về điều này chúng ta có thể minh họa bằng một số những bài thơ tiêu biểu  nào của các tác giả
Bức tường vỡ đôi của Trần Nhật Thu, Khoảng trời hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ…

Lâm Thị Mỹ Dạ

KHOẢNG TRỜÌ HỐ BOM

Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Ðể cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Ðánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom...

Ðơn vị tôi hành quân qua con đường mòn
Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái
Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá
Tình yêu thương bồi đắp cao lên...

Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em
Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ
Ðất nước mình nhân hậu
Có nước trời xoa dịu vết thương đau

Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất
Ðêm đêm, tâm hồn em tỏa sáng
Những vì sao ngời chói, lung linh
Có phải thịt da em mềm mại, trắng trong
Ðã hóa thành những làn mây trắng?
Và ban ngày khoảng trời ngập nắng
Ði qua khoảng trời em
- Vầng dương thao thức
Hỡi mặt trời, hay chính trái tim em trong ngực
Soi cho tôi
Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài?

Tên con đường là tên em gửi lại
Cái chết em xanh khoảng-trời-con-gái
Tôi soi lòng mình trong cuộc sống của em

Gương mặt em, bạn bè tôi không biết
Nên mỗi người có gương mặt em riêng!

(1972)
(Khoảng trời hố bom)

Trần Nhật Thu
Gió thế này…

            "Có bao giờ hết nỗi buồn vô duyên"
                        HÀN MẶC TỬ

Gió thế này đò có chèo không em?
Hay đang đợi bên bờ sông lạnh
Chiều thứ bảy anh mong trời hửng nắng
Dù biết nỗi mong này là vô duyên

Gió thổi bốn bề, anh ngồi sao yên
Khi biết em phải qua một dòng sông lạnh
Trời đổ mưa, chắc là ba đang bận
Có ai về đón em lên không?

Thương em như lửa đốt trong lòng
Anh ngước nhìn buổi chiều mây đen vần vụ
Ước làm sao trời thôi mưa, thôi gió
Để con đò em qua sông bình yên.

Mưa, mưa hoài có ướt áo em không?
Đường đi trơn, nhớ bấm chân, kẻo ngã
Em búi tóc gọn lên, đừng để bay như thế
Đừng để bay, như thế. Nỗi buồn ơi!

Hết trông mây anh lại nhìn trời
Đoán hướng gió và mong trời hửng nắng
Ơi cái bóng nhỏ nhoi bên bờ sông lạnh
Hun hút gió mưa này. Đò có chèo không em?
(Trần Nhật Thu)

T ình Yêu
Thế nào là tình yêu
Em cũng không biết nữa

Từ bao giờ anh đến
Cát mềm không dấu chân
Chỉ khí trời và lửa
Và mây trôi tần ngần

Chỉ có anh và em
Như trăng vùi trong cỏ
Vừng ánh sáng lăn qua
Giọt nước mắt và gió

Sao rắc đầy lên mặt
Cây vặn dáng lưng thon
Chỉ khí trời và lửa
Và vòng tay ôm tròn

Cái vòng tay như quả
Mỗi ban mai nảy mầm
Và trái đất lại trẻ
Như em và như anh

Mỗi ban mai nảy lá
Nở sinh hai con người
Và trái đất lại trẻ
Trong tình yêu muôn đời
Lê Thị Mây


4/ Chúng ta vừa nói đến những điểm chung trong thơ của họ. Còn những nét riêng, nét độc đáo tạo bản sắc cho từng cây bút thì sao?
Trần Nhật Thu nghiêng về trí tuệ, Lâm Thị Mỹ Dạ trữ tình, Lê Thị Mây triết lý, Hải Kỳ đắm thắm, sâu lắng...
5/Trong số các nhà thơ này, theo ông nhà thơ nào tài hoa nhất,
Tài hoa nhất có lẽ là Lâm Thị Mỹ Dạ. Chị viết hay cả về chiến tranh và cả riêng tư.
Những lúc anh khen
Mặt em trẻ đẹp
Là lúc em buồn
Và em thấy ghét...

Một nỗi lo âu
Buốt trong ngực trẻ
Lời anh ngọt ngào
Lòng em đau xé

"Em tôi xinh đẹp"
Xin anh đừng khen
Tình yêu không ở
Trên gương mặt em

Năm tháng cuốn trôi
Một thời con gái
Trên gương mặt em
Nét buồn đọng lại
Em thôi xinh đẹp
Anh còn yêu ai ?
(Em sợ)
6/ Nhà thơ nào viết về quê hương Quảng Bình hay nhất
Trần Nhật Thu - Đồng Hới lại về.
7/ Bài thơ nào ( tác giả nào ) chạm đến nỗi niềm thân phận nhiều nhất, thơ của họ buồn nhất -
Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, Lê Thi Mây:
Em đau đớn dụi tàn hết lửa
Cái nhìn anh thôi nhen nhóm lòng em
Lệ thôi chảy nhoè anh lần nữa

Phải lần nữa em không đánh mất
Số phận mình vào tay áo anh
Vết son chết bơ vơ trăng mật
(Cô độc)
Đi qua tôi nỗi buồn
Như một lần tôi nghe còn run rẩy
Chim vừa bay mận chín áo mùa đông

Đi qua tôi tình yêu
Như một lần không kịp hái ngẩn ngơ
Chợt ngoái lại hoa nở cho ngày khác
(Đi qua)
        
        
Bây giờ chỉ một mình ta
Một mình ta với bao la một mình
Bây giờ chỉ một trái tim
Một mình tung hứng, một mình vết thương
Khóc ta hạt bụi vô thường
Mai kia tìm chốn cội nguồn nghỉ ngơi
Cười ta cũng một kiếp người
Cây sầu đông lá ngoài tươi trong vàng
Ai tìm ai giữa mênh mang
Chỉ còn mây trắng giăng hàng khuất che
Một mình lắng, một mình nghe
ơ kìa cái cõi - đi - về gang tay!
Một mình cho hết đêm nay
Ta ngồi với chúa ôm đầy nhân gian.
(Một mình)
8/ Tác giả nào có cách viết truyền thống nhất,
Nhà thơ Hải Kỳ.
Lục bát thế nào anh?
Câu thơ sao nữa những thanh trắc bằng...
9/Nhà thơ nào có cách viết hiện đại và có những dấu hiệu cách tân nhiều nhất, Đứng nhất là nhà thơ Trần Nhật Thu. Ông không viết được lục bát. Sau đó là
Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật. Hoàng Vũ Thuật đi quá thành tặc ty, bí hiểm...( Sự khẳng định hãy đợi chờ)
10/Trong số các nhà thơ kể trên có hai nhà thơ nữ. Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ và nhà thơ Lê Thị Mây. Họ đều trưởng thành trong chiến tranh, đều từng là những thanh niên xung phong, đều viết về chiến tranh rất hay. Sự khác biệt và đồng điệu ở hai nhà thơ nữ này là ở chỗ nào vậy ?
Chỉ Lê Thị Mây là thanh niên xung phong hay là đi dân công hỏa tuyến? Lâm Thị Mỹ Dạ tốt nghiệp cấp 3  về công tác tại Hội văn nghệ Quảng Bình cho đến giải phòng miền Nam.
Khác biệt là thơ Mây đầy suy tư thân phận phụ nữ, mất mát; thơ Dạ nặng về tình cảm, trữ tình như đã nói ở trên.
11/ Từ những sáng tác của các nhà thơ Quảng Bình ông có sự so sánh đối chiếu để tìm ra nét khu biệt của thơ Quảng Bình so với những vùng thơ lân cận như Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, hay Huế...
Nên so với Nghệ Tĩnh và Thanh Hóa. Thơ Quảng Bình có nét tương đồng với hai vùng quê trên, nhưng có nét khác biệt là các nhà thơ Quảng Bình vì ở ngay tuyến lửa nên nói sâu hơn nỗi đau của quê hương con người trong cuộc chiến (Bức tường vỡ đôi - Trần Nhật Thu)
P/v: Xin anh nói thêm một chút về anh?
Thời ấy tôi đang là học sinh, làm thơ trên ghế nhà trường. Nhưng chúng tôi cũng đặt cái chung lên trên cái riêng lẻ loi, cô đơn. Tôi viết không nổi lắm!
Tôi nhớ một đoạn bài thơ làm trong năm lớp 8 (đang học cấp 3):
Quân Mỹ chúng bay lũ cuồng ngông
Bay cứ leo thang, cứ vào tròng
Hai trăm quạ sắt phơi xác chết
Quảng Bình anh dũng lửa phòng không!...
(Viết nhân lúc Quảng Bình băn rơi 200 máy bay Mỹ khoảng năm 1967)

Hay bài thơ NGÀY MÙA VUI

Đồng Đại Phong tròn như chiếc nong
Mà cái cặp nong là bờ tre xanh cườm mây trắng
Trong sân ngoài vườn ngập tràn ánh nắng
Phơi lúa vàng giữa trời trưa mênh mông!

Thường xáo động là màu xanh dòng song
Nơi dập dềnh là màu xanh bến nước
Vàng bát ngát là cánh đồng hợp tác
Vui rộn ràng chở lúa giữa đò đông.

Trai gái đùa nhau khoát nước giữa dòng
Cười ra rả chèo đua vui như hội
Công việc xong rồi người quên mệt mỏi
Niềm vui nào cứ mãi lâng lâng!

Mười lăm ngày sao mà qua nhanh
Biết chưa hết tên
Quen chưa hết mặt
Hỏa tuyến lên đường
Mùa còn đang gặt
Chia rồi xao xuyến cả lòng song

P/v : Xin cám ơn anh!

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét