Chuyện nhặt (tiếp theo 3)
Thứ sáu - 19/06/2015 03:18
CHUYỆN NHẶT
Nhà thơ Đỗ Hoàng nhớ lại những chuyện vui buồn trong cuộc đời, làng quê, đất nước của mình. Ông chép những mẩu ngắn đề là “Chuyện nhặt”. Có chuyện vui, có chuyện buồn, có chuyện cười ra nước mắt, có chuyện đau thắt lòng. Chuyện nào cũng thật trăm phần trăm. Tất nhiên tên người có khi ông phải đổi để tránh gây hiểu lầm và phiền hà. Xin giới thiệu cùng bạn đọc!
vannghecuocsong.com
Đỗ Hoàng
THẰNG CHA TOẸN LẠM LUN (Loạn luân)
Mẹ tôi nói: - Thằng cha Toẹn mắc tội lạm lun.
Lúc bé tôi không biết lạm lun là gì nên chỉ hóng hớt chuyện người lớn vậy thôi. Sau này lớn lên mới biết tội lạm lun là tôi loạn luân. Một trọng tôi mà làng xã ngày xưa cấm kỵ!
Toẹn dân cày người thấp đậm, mặt hơi quàu quạu. Trong nhà Toẹn đông anh em: Toẻn, Toẹn Veo, Vâu, Vau, Vu, Vêu…
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Toẹn và cậu ruột Đông của tôi cực quá đăng lính Pháp. Hai người đi tuyển mãi đều bị trượt. Sau đó họ đến Ba tôi xin áo quần linh bên Pháp đưa về. Cậu ruột tôi có áo quần lính Pháp tuyển được, còn Toẹn vẫn bi loại. Toẹn khóc hu hu!
Sau này khi Toẹn làm Bí thư Chi bộ xã bị dân làng tôi mè nheo mãi vì chuyện trật đi lính Pháp mà khóc!
Xui xẻo thế nào chi Hiên con cậu Đông lại lấy em ruột Toẹn là Vau. Chị Hiên là nhân vật chị Cả phụ trách đội thiếu niên trong tiểu thuyết “Tuổi thơ lầm lũi” của tôi. Chị được tôi hư cấu lên nhiều lần. Đời thực của chị thì tội nghiệp hơn nhiều.
Năm trước về giỗ mẹ tôi gặp chị trong buổi cúng. Chị già đi nhiều, người sồ sề bủng beo. Chỉ cười còn tươi và vui khi tôi nhắc lại thành tích xưa của chị.
- Chị đoạt được mấy cái kiện tướng chị nhỉ - Tôi hỏi
Chị Hiên cười khỏa khỏa: - Nhiều lắm: kiện tưởng thủy lợi, kiện tướng đào hầm tránh máy bay, kiện tương bốc vác, kiện tướng gánh đất, kiện tướng làm phân xanh… toàn là kiện cơ bắp. Hồi ấy phấn đấu vào Đảng làm quên chết cậu ạ! Bây chừ xương cốt nó rạc ra đau đủ thứ bệnh.
Thế mà chị có vào được Đảng đâu! Ba chị đi lính Pháp rôi lại đi Nam. Đất nước chia giới tuyến thì con cái có bố đi lính Pháp và đi Nam thì đến đời củ chuối cũng không vào được Đảng. Mãi về già chị mới biết thành phần mình không được kết nạp Đảng, lúc trẻ không biết cứ phấn đấu, phấn đấu!
Toẹn Bí thư Chi bộ xung phong xâu chổi bồi dưỡng cô em dâu luôn. Toẹn lại được Chi bộ khen là chịu khó bồi dưỡng đối tượng khó kết nạp Đảng! Nhiều cha bồi dưỡng các chị em để vào Đảng đều cho các chị vài đứa con. Thế là hết Đảng! Các chị lại chân bùn tay lấm và mang tiếng đời. Các lão được mấy quả sướng, sau đó đi cày đi cuốc gì cũng được. Không khác gì Ao đụ lắt làng tôi!
Toẹn cũng vậy.
Chị Hiên lấy Vau được vài tháng thì Vau đi bộ đội vào Công an giới tuyến Vĩnh Linh- Bến Hải. Thời ấy Công an giới tuyến sang lắm.
Chị Hiên về nhà mẹ đẻ ở nhưng Toẹn bảo phải ở nhà chồng cho đúng tục lệ. Hơn nữa để tiện cho việc bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng mà Toẹn đã nhận với Chị bộ.
Toẹn vợ chết đã lâu chắc khoản đòi hỏi như lửa cháy. Làng thời ấy trong sáng không có karaoke, không có đĩ điếm mấy cha đàn ông chỉ còn cách quờ quạng các bà và chùng lén vậy thôi.
Cô em dâu vừa về nhà chồng, trẻ đẹp, trắng trẻo, khỏe mạnh lại còn mơ vào Đảng nữa chứ! Thật như miếng mỡ treo trước miệng mèo.
Lên rừng bứt tranh, chặt gỗ làm nhà, làm hầm gì gì, Toẹn đều kéo cô em dâu đi theo. Ở trong nhà dân hàng tháng trời, họ cứ tưởng là vợ chồng nên chẳng ai để ý. Toẹn tha hồ cơm no bò cưỡi. Nhiều hôm đụ chị Hiên quá sức, Toẹn không vác nỗi gỗ nằm liệt ở lán. Bụng cô em dâu ngày càng to! Rồi đến ngày sinh nở. Con loạn luân hay con đụ lắt đều thường giống bố. Con chị Hiên giống Toẹn trăm phần trăm!
Mẹ Toẹn, anh em Toẹn đều biết nhưng người nhà đóng cửa bảo nhau, không để lộ ra ngoài. Con Toẹn, con Vau đều là con cháu họ cả, của ai ngoài mà sợ.
Chỉ cái vỡ lỡ là khi Vau từ giới tuyến về phép ngủ với vợ, Toẹn không chịu nổi đánh lộn với Vau thế cả làng mới biết.
Mẹ tôi chưởi Toẹn hết lời: - Thằng cha Toẹn lạm lun! Thằng cha Toẹn lạm lun!
Vau bỏ chị Hiên. Chị Hiên ôm con về nhà mẹ đẻ. Sau đó chị bị chú Đinh, chú họ của tôi làm đội trưởng văn nghệ thôn đụ cho mấy trận tơi bời, khói lửa, may không để lại hậu quả nào.
Khổ thấn đời chị Hiên vì lý lịch xấu!
Hà Nội ngày 12-6-2015
Đ – H
Đỗ Hoàng
GIAN ƠI BUỒN LẮM!
- HÊN ĐỤ LẮT (Đéo bậy)
Hên là anh ruột của Ao. Gia đình Ao là gia đình cố nông, thành phần đại cơ bản nên ai cũng vào được Đảng. Hên là Đảng viên nhưng gần như mù chữ nên chỉ làm suốt đời Đội trưởng sản xuất. Tuy không có con đụ lắt nhiều như Ao nhưng Hên cũng đụ lắt được mấy mụ trong đội sản xuất của Hên lãnh đạo!
- Đụ lắt có nòi – Mẹ tôi bảo với tôi vậy.
Rồi mẹ tôi kể chuyện mụ Múng là mẹ đẻ của Hên và Ao, chồng vừa chết khăn tang còn trên đầu mà đã thả Hên, Ao mũi dãi thò lò khóc khản cả cổ họng để chạy theo ông Vọ làm khoán đồng (coi lúa ngoài đồng cho làng), Múng chơi Vọ không khoái, mụ đi chài mấy đứa rèo trâu (chăn trâu) bằng tuổi em út mình nhưng cặc to. Không biết xấu hổ!
Thời chiến tranh trai tráng ra chiến trường hết, ở lại hậu phương như Ao, Hên là của quý!
Tôi cũng không hiểu vì sao lực lưỡng, cao to như Hên, Ao mà lại không đi bộ đội?
Từ khi hợp tác thành lập đến khi nó rã đám tôi vần thầy Hên làm Đội trưởng sản xuất của HTX; một Đội trưởng sản xuất của Hợp tác xã rất thâm niên.
Hên đụ lắt nhiều các chị, các bà trong Đội Hên lãnh đạo nhưng con rơi, con vãi không bằng Ao. Hai đứa như photocopy bị lộ là con của Hên với chị Nen và con của Hên với chị Gian. Hai chị này cũng là Đảng viên qua tay Hên theo dõi, bồi dưỡng.
Con chị Nen với Hên bị chết năm 1967 trong vụ máy bay Mỹ bắn cháy nhà ở làng. Còn con chị Gian thì đã lấy vợ có con rồi. Tuy con Hên nhưng Hên không thể nào nhận về dòng họ của mình được. Nó vẫn mang họ Đỗ chồng chị Gian..
Hên đụ lắt các mụ kia chắc dễ dàng, nhưng đụ lắt chị Gian là một kỳ tích. Hên tự hào lắm.
Chị Gian là con cậu ruột thứ hai của tôi (tôi có ba cậu ruột). Cậu tôi lấy vợ con nhà giàu lại đẹp nữa nên chị Gian cũng là loại sắc nước hương trời ở làng. Người thon thả, béo tốt, trắng hồng, mắt tình tứ rất hấp dẫn. Mỗi lần tắm sông lấy áo vấn mông thay quần để lộ đôi đùi trắng như thạch cao, trai làng không dám bỏ đi!
Chị Gian lấy anh Sư cùng trong họ với Đỗ tôi. Anh Sư cũng rất đẹp trai. Họ quả là đẹp đôi! Chị có hai đứa con thì anh Sư thoát ly làm cán bộ tổ chức nông trường rôi lên dần giám đóc. Anh Sư ít về nhà.
Mấy ông bộ đội đóng quân trong làng tối nào cũng kéo đến sân nhà chị Gian đàn hát. Có ông tiểu đoàn trưởng định lấy chị về nuôi không, không cần chị phải làm lụng. Hên thích chị Gian lắm nhưng suốt bao nhiệm kỳ làm đội trưởng mà vẫn không xơ múi gì.
Hên cố tìm cách chinh phục người đẹp. Hên đổi đất về làm nhà gần nhà chị Gian, vận động chị Gian vào Đảng. Rồi thóc lúa, khoai sắn của của Đội, Hên cho không chị Gian. Hên dùng kế sách lấy của làng ve gái!
Hên không viết được chữ, Hên nhờ chú bộ đội đóng quân trong nhà viết thư cho chị Gian. Thư chỉ mấy chữ: “Gian ơi, buồn lắm!”. Thế mà người đẹp xiêu lòng.
Thế rồi cái gì đến nó phải đến. Bụng chi Gian phình to. Vẫn chưa ai biết. Làng nghĩ. dòng họ nghĩ là anh Sư về phép.
Khi chị sinh đứa thứ ba, con trai, trong làng có tiếng đồn thổi thì chị Gian nói thằng bé giống cậu ruột nó. Lúc ấy tôi còn nhỏ lắm nhưng chị vẫn nói với tôi: - “Cụ (*) thấy nó giống cụ Cổn (**) không?”
Tôi gật đầu. Chị Gian vui lắm!
Tôi đi học cấp 3 về thì thấy thằng bé đã đi chăn bò. Nó có khuôn mặt bầu bầu, tai to không vẻ gì thấy giống Hên.
Mẹ tôi lại rủa: - Con gái họ Hoàng chỉ giỏi nằm ngửa cho trai nó đụ!
Hôm giỗ đầu mẹ tôi, tôi về làng đến thăm thằng Đeng – bạn thuở chăn bò vẫn sống ở làng. Vào nhà Đeng thì gặp ông Hên. Ông Hên với Đeng đang nhắc chuyện quá khứ. Đeng nói với tôi rồi chỉ vào Hên: - “Đây là Gian ơi buồn lắm !” và tiếp:
- Nghe nói bác đụ mụ Gian một phát sau bụi chuối mà mụ có chửa phải không?
Hên xì một tiếng mặt vênh kiêu kỳ: - Đụ đến khi tắt kinh mới hết đụ!
Tôi không nói ra nhưng quá căm ghét thằng cuỗm chị con cô cậu của mình.Thằng con Hên với chị Gian khi bé không giống Hên lắm, nhưng càng lớn nó càng giống như tạc. Đến nỗi tôi suýt nhầm khi nó đứng đánh trống đám tang mẹ tôi.
Só là thế này. Tôi từ rrại viết văn Sơn La do Hội Nhà văn Việt Nam mở về quê chịu tang mẹ. Vừa bước vào nhà thấy một thanh niên đứng đánh trống đám ma, tôi tưởng là con của Hên. Định nói thì người thanh niên lên tiếng: - Cụ Hoàng đi lâu quên cháu rồi à?
Chị Gian từ dưới bếp bước lên nhanh nhảu:
- Thằng Sử con của chị, em thằng Sạnh đó cụ ạ!
Tôi đổi làm vui nói: - Chào cháu!
Suýt nữa tôi làm mất lòng người chị cô cậu của mình.
*
Đeng nhìn thẳng vào Hên truy:
- Noi dóc! Tay bộ đội tiểu đoàn trưởng cho hết lương khô, gạo, bột cá mà chưa sờ chéo áo, bác nông dân mần được phát làm may tổ ba đời.
- Mần một phát mà có con với Gian thì cũng đã đời trai!
Hên cười sung sướng. Hắn là thằng đàn ông chiến thắng!. Hắn đã bắt người tình đẻ cho hắn đứa con!
(*) Cậu
(**) Em trai ruột của chị Gian
Hà Nội 13-6-2015
Đ – H
Chuyện nhặt (tiếp theo 2)
Đỗ Hoàng
KỶ LUẬT KẺ BỒI DƯỠNG ĐỐI TƯỢNG ĐẢNG RỒI LÀM CHO NGƯỜI TA CÓ CHỬA
Bây giờ ít thấy có vụ kỷ luật kẻ bồi dưỡng người vào Đảng rồi làm cho họ có chửa. Có hai cái đỡ ra, một là com dom (bao su) nhiều, hai là họ cho là chuyện sinh lý thuận mua vừa bán và đổ cho chồng nếu nữ đối tượng xin vào Đảng đã lập gia đình.. Chứ ngày trước ngay cả ngành giáo dục kẻ bồi dưỡng đối tượng nữ vào Đảng mà làm cho họ có chửa sẽ bị trừng trị nghiêm khắc. Đầu thập kỷ 70, và đầu thập kỷ 80 thế kỷ trước, tôi chứng hai trường hợp: một là trường hợp ông Song nguyên hiệu trưởng cấp hai, hai là ông Phơng, nguyên hiệu trưởng cấp một.
Một lần nghỉ tuần, tôi về nhà tôi ở là khu tập thể giáo viên cấp 1+2 Mai Thủy, Lệ Ninh, Quảng Bình, là nơi bà xã tôi dạy học.
Vừa vào cổng trường thì thấy ông Song mở cổng. Tôi ngạc nhiên hỏi:
- Anh làm hộ cho trực trường à?
Ông Song mặt buồn buồn đáp:
- Tôi trực trường chứ làm cho ai nữa.
Tế nhị, tôi không hỏi gì thêm.
*
Ông Song là giáo viên dạy khá ở huyện Lệ Ninh, nổi tiếng trong đồng nghiệp. Ông tiến nhanh trong công tác, được đề bạt hiệu trưởng lại kiêm Bí thư Chi bộ Đảng của trường lúc tuổi chưa quá ba mươi!
Vài năm tiếp ông có thể là trưởng phòng giáo dục hoặc đi du học nước ngoài như chơi. Tạt qua ngạch chính trị có khi ông làm đến chủ tịch tỉnh, biết đâu. Ở trường học giữ chức hiệu trưởng, làm cả bí thư chi bộ là oách lắm! Nối khối người nghe, đe khối người sợ. Nhất là các giáo sinh mới ra trường thì chịu oai một phép. Bắt bò thì bò, bắt đứng thì đứng. Chi bộ các trường thời đó mỗi năm cũng phát triển một vài đảng viên. Ai mà chẳng muốn vào Đảng! Các ông được phân công bồi dưỡng đối tượng vào Đảng, chin ông thì hết mười ông thích bồi dưỡng đối tượng nữ.
Trong trường ông có một nữ giáo viên mới ra trường xinh như mộng, Bí thư chi bộ Song vận động người đẹp vào Đảng và nhận luôn trách nhiệm theo dõi, bồi dưỡng đối tượng Đảng.hứa cuối năm sẽ kết nạp Đảng, kế sách không khác gì ông Toẹn làng tôi.
Ai ngờ cuối năm, cô giáo viên sinh ra một thằng cu tí giống Song như lột! Nữ giáo viên may mắn là con nhà Cách mạng, bố đi B (chiến trường trong miền Nam) nên Phòng giáo dục cho về giữ trẻ vẫn giữ biên chế; còn Song bị cách chức truột luột, khai trừ khỏi Đảng cho về làm phụ động (hợp đồng ngắn hạn) trực trường đánh kẻng.
*
Cũng như ông Song, ông Phơng vừa hiệu trưởng, vừa bí thư chi bộ. Thời thập kỷ 80, giáo viên ở trong Huế ra dạy Quảng Bình rất nhiều. Người thành phố đa phần đẹp hơn, sang hơn người vùng quê chúng tôi. Nhất là nữ giáo viên. Họ là những nàng tiên thật sự! Giáo viên là trí thức nên cũng rất nhạy cảm chính trị. Muốn tiến thân họ biết là vào Đảng thì thuận lợi hơn nhiều. Vì vậy, các chi bộ trưừng học rất ủng hộ nguyện vọng của họ. Có một nữ giáo viên dáng chim sa cá lặn làm cho Phơng ngây ngất. Cái khoản gái gù Phơng đã nổi tiếng khắp Phòng Giáo dục huyện rồi. Phơng đã có một vợ chính thức ba đứa con và một vợ hờ hai đứa con. Bây giờ thời cơ có một không hai, Phơng không hoãn sự sung sướng lại nữa và giành phần bồi dưỡng người đẹp vào Đảng cho mình. Ai mà dám chống Hiệu trưởng, Bí thư?
Khồn nỗi nữ giáo viên đẹp như hoa hoa hậu Tây Thi này có bố là sỹ quan ác ôn của ngụy quân Sài Gòn! Phơng thừa biết là không cách gì kết nạp cô ta vào Đảng được. Nhưng không có miếng mồi vào Đảng thì làm sao hạ gục người đẹp? Phơng để ngoài tai sự góp ý của các đảng viên khác. Năm học sau cô ta đẻ cho Phơng đứa con.trai. Phơng bị cấp trên kỷ luật khai trừ Đảng, đưa ra khỏi biên chế, đi cày đúng nghĩa đen.
*
Khi vợ tôi về Huế dạy học, tôi bất ngờ gặp Phơng lúc Phơng cùng các thầy cô đến thăm tết nhà tôi. Vợ tôi tưởng tôi không biết Phơng,nên giới thiệu Phơng làm cai trường chỗ vợ tôi dạy học .
Phơng lấy được cô gái mà mình bồi dưỡng vào Đảng thời đó, cô là vợ ba của Phơng. Gái Huế quan niệm, trai dăm thê, bày thiếp, gái chính chuyên một chồng. Nên Phơng mười vợ cũng không sao.
Phong để hai vợ ở quê còn mình theo vợ ba vào Huế sống và xin được chân cai trường (trực trưởng)!
Hà Nội 15- 6-2015
Đ – H
Chuyện nhặt (tiếp theo 3)
Đỗ Hoàng
BỘ ĐỘI KHÔNG SAO, ĐỒNG BÀO KHÔNG HỎI
Thời chống Pháp và ngay cả thời chống Mỹ nữa, bộ đội (quân đội nhân dân Việt Nam – quen gọi là bộ đội Cụ Hồ) và nhân dân có một tình cảm đặc biệt, đúng là tình quân dân như cá với nước. Tôi đã nói nhiều lần là hiếm có quân đội nào trên thế gới có được tình cảm như thế! Bộ đội là những người hy sinh xương máu cho cuộc sống yên bình của nhân dân được nhân dân ghi nhận. Trong các lực lượng góp công cho kháng chiến ái quôc không có lực lượng nào được vinh dự này !
Không chỉ Mỹ Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình quê tôi mà, khu Bốn và cả nước đều sản sinh ra những thành ngữ trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm rất hay. Như: “xe chưa qua, nhà không tiếc” “tiếng hát át tiếng bom” “nhà tan cả nát cũng ừ/ quyết tâm đánh Mỹ cực chừ sướng sau”… Và câu “bộ đội không sao, đồng bào không hỏi” bà con muốn nói lên tấm lòng quí trọng bộ đội của mình!
Vì trong chống Pháp, chống Mỹ không chỉ có bộ đội đánh giặc mà còn nhiều lực lương khác như dân công hỏa tuyến, công nhân làm đường, thanh niên xung phong…
Bộ đội thì “đi dân nhớ, ở dân thương”, các lực lượng kháng chiến khác không được như vậy.
Dù họ cũng mặc quân phục. Nhưng để phân biệt với bộ đội, mũ của TNXP không cài sao vàng năm cánh, để mũ không sao!
Trong chống Mỹ các lực lượng kháng chến khác cũng có nhiều người sau này trở thành cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nsm như: Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước – TNXP, Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức T W – TNXP….
Hà Nội 16-6-2015
Đ – H
Chuyện nhặt (tiếp heo 4)
Đỗ Hoàng
HỢP TÁC, HỢP TE
Thời hợp tác xã trên miền Bắc XHCN (thế kỷ trước) sinh ra nhiều foncơlo, văn chương truyền miệng nhiều đến nỗi ghi không hết. Hợp tác xã làm ăn nát bét, lãn công bậc nhất lịch sử. Dân tình đói nghèo xiêu riêu. Chỉ một số ít cán bộ lãnh đạo HTX giàu có. Nhưng Đảng và Nhà nước Cách mạng thì luôn luôn tô son trát phấn cho nó, vẽ nó thành vị cứu tinh cho nông dân lầm than.
Tố Hữu là nhà thơ của Đảng Cộng sản Việt Nam quan liêu xa rời thực tế, ngồi trên mây xanh vẽ rồng đất:
“Năm năm mới bấy nhiêu ngày
Mà trông trời đất đổi thay đã nhiều
Dân có ruộng dập dìu hợp tác
Lúa mượt đồng ấm áp làng quê
Chiêm mùa cờ đỏ ven đê
Sớm hôm tiếng trống đi về nông thôn”
(Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Sự thật bi thương như thế mà không ai dám nói. Mà không được nói, không được viết. Ai nói ra sự thật là nói xấu HTX, nói xấu HTX là nói xấu Đảng, nói xấu Đảng là phản quốc, mặc tội tày đình!
Từ âm nhạc, văn chương, báo chí một loạt loại văn nô nghệ nô, ca tụng hết lời cho giới cầm quyền.
Thôi thì cứ văn chương truyền miệng vậy.
Làng tôi có mụ Sính. Mụ giỏi bắt miệng (xuất khẩu thành thơ). Không chỉ mụ Sính mà các mụ già đều có tài như vậy. Mẹ tôi cũng là tay bắt miệng rất cừ trong hò khoan giã gạo. Mẹ tôi chê mấy ông đi Thái, đi Lào về mà vẫn nghèo khổ, phải đi buôn chè lá kiếm sống:
“Đã từng Lào, Thái , Ta Hè
Về quê cũng phải đi chè nuôi thân”
Mụ Sính ghét cay, ghét đăng kiểu làm ăn HTX để đói nghèo, bần hàn cho xã viên, tệ tàn nhất là người phụ nữ. Mụ chưởi thẳng:
Bây chừ hợp tác, hợp te
Nỏ có mẻng vài mà che cấy lồn”
Cha Ngụ chủ tịch xã ở cùng làng căm mụ lắm. Gã tìm cách trả thù mà chưa trả thù được. Một là gã mù chữ, hai là mụ Sinh có bằng Yêu lược thời Pháp (tốt nghiệp tiểu học) ba là gia đình Liệt sỹ Cách mạng, có ba con đi bộ đội. Nếu gia đình dính dáng ngụy quân, ngụy quyền, gia đình địa chủ phú nông thì gã thịt lâu rồi. Gã Ngụ nói trước toàn thể xã viên: “ Gia đình Cách mạng gì thì Cách mạng nhưng nói xấu HTX đều bị tù!”. Nhân một lần miền Nam thả biệt kích và rải truyền đơn kêu gọi dân miền Bắc chống Cộng sản, gã Ngụ mới nhiều đối tượng nghi vấn trong đó có mụ Sính lên trụ sở Ủy ban xã dằn mặt.
Các đôi tượng khác là cái cớ, gã Ngụ cho về trước, chỉ giữ mụ Sính lại để bắt khai ép tội.
Ngụ dằn từng tiếng như dùi cui đấm thớt:
- Mụ phản động, mần thơ nói xấu hợp tác, nói xấu Đảng. Tội đi tù!
Mụ Sính tỉnh bơ:
- Tui ca ngợi hợp tác hết lời, đời nào lại đi nói xấu!
- Ngoan cố như địa chủ! – Ngụ đập bàn quát to.
- Tui có chi mà ngoan cố - Mụ Sính trả lời từ tốn.
- Nói xấu hợp tác, nói xấu Đảng rôi còn chối đây đẩy! Không ngoan cố à? – Ngụ vẫn sừng sộ.
- Tui nói xấu chi, eng nói ra – Mụ Sính vặn lại.
Nói thế ni mà không nói xấu hợp tác, nói xấu Đảng hả! - Gã Ngụ sừng sộ và đoc:
- Bây chừ hợp tác, hợp te
Nó có mẻng (1) vẩi mà che cấy (2) lồn”
Tang chứng, vật chứng chưa. Bắt được tay vày được céng (3) rồi, còn chối nữa không?
- Ôi chu cha! – Mụ Sính kêu lên rồi cười sằng sặc – Lần đâu tiên tui nghe Chủ tịch xã nói xấu HTX. Chủ tịch còn đổ hô (4) cho ai nữa không. Chính tui đã bắt được tay vày được céng Chú tịch xã . Chủ tịch xã.mà đi nói xâu HTX, nói xấu Đảng!
Mụ Sính lồng lên chỉ tay vào mặt Ngụ. Tui sẽ lao cho bà con làng trên xóm dươi biết. Còn tui ca ngợi HTX tử tế hết lời nghe:
“Bây chừ hợp tác, hợp te
Đi bộ thì ít, đi xe thì giểu (5)
Đó, đó, tui mần vè như rứa đó!
Gã Ngụ lui vào tường đất ú ớ:
- Mụ phản động, phản động…
Mụ Sính phủi quần, cắp nón, quảy đít bỏ về. Ngụ trô hố hai con mắt đứng nhìn bất động
.Ra khỏi cổng Ủy ban xã, mụ Sính lại chưởi:
- Mã cha chúng nó, mần ăn như cứt,
Bấy chừ hợp tác, hợp te
Nỏ có mẻng vải mà che cấy lồn”
Hà Nội 18-6-2015
Đ - H
(1) Miếng
(2) Cái
(3) Cánh
(4) Nói thừa
(5) Nhiều
Nhà thơ Đỗ Hoàng nhớ lại những chuyện vui buồn trong cuộc đời, làng quê, đất nước của mình. Ông chép những mẩu ngắn đề là “Chuyện nhặt”. Có chuyện vui, có chuyện buồn, có chuyện cười ra nước mắt, có chuyện đau thắt lòng. Chuyện nào cũng thật trăm phần trăm. Tất nhiên tên người có khi ông phải đổi để tránh gây hiểu lầm và phiền hà. Xin giới thiệu cùng bạn đọc!
vannghecuocsong.com
Đỗ Hoàng
THẰNG CHA TOẸN LẠM LUN (Loạn luân)
Mẹ tôi nói: - Thằng cha Toẹn mắc tội lạm lun.
Lúc bé tôi không biết lạm lun là gì nên chỉ hóng hớt chuyện người lớn vậy thôi. Sau này lớn lên mới biết tội lạm lun là tôi loạn luân. Một trọng tôi mà làng xã ngày xưa cấm kỵ!
Toẹn dân cày người thấp đậm, mặt hơi quàu quạu. Trong nhà Toẹn đông anh em: Toẻn, Toẹn Veo, Vâu, Vau, Vu, Vêu…
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Toẹn và cậu ruột Đông của tôi cực quá đăng lính Pháp. Hai người đi tuyển mãi đều bị trượt. Sau đó họ đến Ba tôi xin áo quần linh bên Pháp đưa về. Cậu ruột tôi có áo quần lính Pháp tuyển được, còn Toẹn vẫn bi loại. Toẹn khóc hu hu!
Sau này khi Toẹn làm Bí thư Chi bộ xã bị dân làng tôi mè nheo mãi vì chuyện trật đi lính Pháp mà khóc!
Xui xẻo thế nào chi Hiên con cậu Đông lại lấy em ruột Toẹn là Vau. Chị Hiên là nhân vật chị Cả phụ trách đội thiếu niên trong tiểu thuyết “Tuổi thơ lầm lũi” của tôi. Chị được tôi hư cấu lên nhiều lần. Đời thực của chị thì tội nghiệp hơn nhiều.
Năm trước về giỗ mẹ tôi gặp chị trong buổi cúng. Chị già đi nhiều, người sồ sề bủng beo. Chỉ cười còn tươi và vui khi tôi nhắc lại thành tích xưa của chị.
- Chị đoạt được mấy cái kiện tướng chị nhỉ - Tôi hỏi
Chị Hiên cười khỏa khỏa: - Nhiều lắm: kiện tưởng thủy lợi, kiện tướng đào hầm tránh máy bay, kiện tương bốc vác, kiện tướng gánh đất, kiện tướng làm phân xanh… toàn là kiện cơ bắp. Hồi ấy phấn đấu vào Đảng làm quên chết cậu ạ! Bây chừ xương cốt nó rạc ra đau đủ thứ bệnh.
Thế mà chị có vào được Đảng đâu! Ba chị đi lính Pháp rôi lại đi Nam. Đất nước chia giới tuyến thì con cái có bố đi lính Pháp và đi Nam thì đến đời củ chuối cũng không vào được Đảng. Mãi về già chị mới biết thành phần mình không được kết nạp Đảng, lúc trẻ không biết cứ phấn đấu, phấn đấu!
Toẹn Bí thư Chi bộ xung phong xâu chổi bồi dưỡng cô em dâu luôn. Toẹn lại được Chi bộ khen là chịu khó bồi dưỡng đối tượng khó kết nạp Đảng! Nhiều cha bồi dưỡng các chị em để vào Đảng đều cho các chị vài đứa con. Thế là hết Đảng! Các chị lại chân bùn tay lấm và mang tiếng đời. Các lão được mấy quả sướng, sau đó đi cày đi cuốc gì cũng được. Không khác gì Ao đụ lắt làng tôi!
Toẹn cũng vậy.
Chị Hiên lấy Vau được vài tháng thì Vau đi bộ đội vào Công an giới tuyến Vĩnh Linh- Bến Hải. Thời ấy Công an giới tuyến sang lắm.
Chị Hiên về nhà mẹ đẻ ở nhưng Toẹn bảo phải ở nhà chồng cho đúng tục lệ. Hơn nữa để tiện cho việc bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng mà Toẹn đã nhận với Chị bộ.
Toẹn vợ chết đã lâu chắc khoản đòi hỏi như lửa cháy. Làng thời ấy trong sáng không có karaoke, không có đĩ điếm mấy cha đàn ông chỉ còn cách quờ quạng các bà và chùng lén vậy thôi.
Cô em dâu vừa về nhà chồng, trẻ đẹp, trắng trẻo, khỏe mạnh lại còn mơ vào Đảng nữa chứ! Thật như miếng mỡ treo trước miệng mèo.
Lên rừng bứt tranh, chặt gỗ làm nhà, làm hầm gì gì, Toẹn đều kéo cô em dâu đi theo. Ở trong nhà dân hàng tháng trời, họ cứ tưởng là vợ chồng nên chẳng ai để ý. Toẹn tha hồ cơm no bò cưỡi. Nhiều hôm đụ chị Hiên quá sức, Toẹn không vác nỗi gỗ nằm liệt ở lán. Bụng cô em dâu ngày càng to! Rồi đến ngày sinh nở. Con loạn luân hay con đụ lắt đều thường giống bố. Con chị Hiên giống Toẹn trăm phần trăm!
Mẹ Toẹn, anh em Toẹn đều biết nhưng người nhà đóng cửa bảo nhau, không để lộ ra ngoài. Con Toẹn, con Vau đều là con cháu họ cả, của ai ngoài mà sợ.
Chỉ cái vỡ lỡ là khi Vau từ giới tuyến về phép ngủ với vợ, Toẹn không chịu nổi đánh lộn với Vau thế cả làng mới biết.
Mẹ tôi chưởi Toẹn hết lời: - Thằng cha Toẹn lạm lun! Thằng cha Toẹn lạm lun!
Vau bỏ chị Hiên. Chị Hiên ôm con về nhà mẹ đẻ. Sau đó chị bị chú Đinh, chú họ của tôi làm đội trưởng văn nghệ thôn đụ cho mấy trận tơi bời, khói lửa, may không để lại hậu quả nào.
Khổ thấn đời chị Hiên vì lý lịch xấu!
Hà Nội ngày 12-6-2015
Đ – H
Đỗ Hoàng
GIAN ƠI BUỒN LẮM!
- HÊN ĐỤ LẮT (Đéo bậy)
Hên là anh ruột của Ao. Gia đình Ao là gia đình cố nông, thành phần đại cơ bản nên ai cũng vào được Đảng. Hên là Đảng viên nhưng gần như mù chữ nên chỉ làm suốt đời Đội trưởng sản xuất. Tuy không có con đụ lắt nhiều như Ao nhưng Hên cũng đụ lắt được mấy mụ trong đội sản xuất của Hên lãnh đạo!
- Đụ lắt có nòi – Mẹ tôi bảo với tôi vậy.
Rồi mẹ tôi kể chuyện mụ Múng là mẹ đẻ của Hên và Ao, chồng vừa chết khăn tang còn trên đầu mà đã thả Hên, Ao mũi dãi thò lò khóc khản cả cổ họng để chạy theo ông Vọ làm khoán đồng (coi lúa ngoài đồng cho làng), Múng chơi Vọ không khoái, mụ đi chài mấy đứa rèo trâu (chăn trâu) bằng tuổi em út mình nhưng cặc to. Không biết xấu hổ!
Thời chiến tranh trai tráng ra chiến trường hết, ở lại hậu phương như Ao, Hên là của quý!
Tôi cũng không hiểu vì sao lực lưỡng, cao to như Hên, Ao mà lại không đi bộ đội?
Từ khi hợp tác thành lập đến khi nó rã đám tôi vần thầy Hên làm Đội trưởng sản xuất của HTX; một Đội trưởng sản xuất của Hợp tác xã rất thâm niên.
Hên đụ lắt nhiều các chị, các bà trong Đội Hên lãnh đạo nhưng con rơi, con vãi không bằng Ao. Hai đứa như photocopy bị lộ là con của Hên với chị Nen và con của Hên với chị Gian. Hai chị này cũng là Đảng viên qua tay Hên theo dõi, bồi dưỡng.
Con chị Nen với Hên bị chết năm 1967 trong vụ máy bay Mỹ bắn cháy nhà ở làng. Còn con chị Gian thì đã lấy vợ có con rồi. Tuy con Hên nhưng Hên không thể nào nhận về dòng họ của mình được. Nó vẫn mang họ Đỗ chồng chị Gian..
Hên đụ lắt các mụ kia chắc dễ dàng, nhưng đụ lắt chị Gian là một kỳ tích. Hên tự hào lắm.
Chị Gian là con cậu ruột thứ hai của tôi (tôi có ba cậu ruột). Cậu tôi lấy vợ con nhà giàu lại đẹp nữa nên chị Gian cũng là loại sắc nước hương trời ở làng. Người thon thả, béo tốt, trắng hồng, mắt tình tứ rất hấp dẫn. Mỗi lần tắm sông lấy áo vấn mông thay quần để lộ đôi đùi trắng như thạch cao, trai làng không dám bỏ đi!
Chị Gian lấy anh Sư cùng trong họ với Đỗ tôi. Anh Sư cũng rất đẹp trai. Họ quả là đẹp đôi! Chị có hai đứa con thì anh Sư thoát ly làm cán bộ tổ chức nông trường rôi lên dần giám đóc. Anh Sư ít về nhà.
Mấy ông bộ đội đóng quân trong làng tối nào cũng kéo đến sân nhà chị Gian đàn hát. Có ông tiểu đoàn trưởng định lấy chị về nuôi không, không cần chị phải làm lụng. Hên thích chị Gian lắm nhưng suốt bao nhiệm kỳ làm đội trưởng mà vẫn không xơ múi gì.
Hên cố tìm cách chinh phục người đẹp. Hên đổi đất về làm nhà gần nhà chị Gian, vận động chị Gian vào Đảng. Rồi thóc lúa, khoai sắn của của Đội, Hên cho không chị Gian. Hên dùng kế sách lấy của làng ve gái!
Hên không viết được chữ, Hên nhờ chú bộ đội đóng quân trong nhà viết thư cho chị Gian. Thư chỉ mấy chữ: “Gian ơi, buồn lắm!”. Thế mà người đẹp xiêu lòng.
Thế rồi cái gì đến nó phải đến. Bụng chi Gian phình to. Vẫn chưa ai biết. Làng nghĩ. dòng họ nghĩ là anh Sư về phép.
Khi chị sinh đứa thứ ba, con trai, trong làng có tiếng đồn thổi thì chị Gian nói thằng bé giống cậu ruột nó. Lúc ấy tôi còn nhỏ lắm nhưng chị vẫn nói với tôi: - “Cụ (*) thấy nó giống cụ Cổn (**) không?”
Tôi gật đầu. Chị Gian vui lắm!
Tôi đi học cấp 3 về thì thấy thằng bé đã đi chăn bò. Nó có khuôn mặt bầu bầu, tai to không vẻ gì thấy giống Hên.
Mẹ tôi lại rủa: - Con gái họ Hoàng chỉ giỏi nằm ngửa cho trai nó đụ!
Hôm giỗ đầu mẹ tôi, tôi về làng đến thăm thằng Đeng – bạn thuở chăn bò vẫn sống ở làng. Vào nhà Đeng thì gặp ông Hên. Ông Hên với Đeng đang nhắc chuyện quá khứ. Đeng nói với tôi rồi chỉ vào Hên: - “Đây là Gian ơi buồn lắm !” và tiếp:
- Nghe nói bác đụ mụ Gian một phát sau bụi chuối mà mụ có chửa phải không?
Hên xì một tiếng mặt vênh kiêu kỳ: - Đụ đến khi tắt kinh mới hết đụ!
Tôi không nói ra nhưng quá căm ghét thằng cuỗm chị con cô cậu của mình.Thằng con Hên với chị Gian khi bé không giống Hên lắm, nhưng càng lớn nó càng giống như tạc. Đến nỗi tôi suýt nhầm khi nó đứng đánh trống đám tang mẹ tôi.
Só là thế này. Tôi từ rrại viết văn Sơn La do Hội Nhà văn Việt Nam mở về quê chịu tang mẹ. Vừa bước vào nhà thấy một thanh niên đứng đánh trống đám ma, tôi tưởng là con của Hên. Định nói thì người thanh niên lên tiếng: - Cụ Hoàng đi lâu quên cháu rồi à?
Chị Gian từ dưới bếp bước lên nhanh nhảu:
- Thằng Sử con của chị, em thằng Sạnh đó cụ ạ!
Tôi đổi làm vui nói: - Chào cháu!
Suýt nữa tôi làm mất lòng người chị cô cậu của mình.
*
Đeng nhìn thẳng vào Hên truy:
- Noi dóc! Tay bộ đội tiểu đoàn trưởng cho hết lương khô, gạo, bột cá mà chưa sờ chéo áo, bác nông dân mần được phát làm may tổ ba đời.
- Mần một phát mà có con với Gian thì cũng đã đời trai!
Hên cười sung sướng. Hắn là thằng đàn ông chiến thắng!. Hắn đã bắt người tình đẻ cho hắn đứa con!
(*) Cậu
(**) Em trai ruột của chị Gian
Hà Nội 13-6-2015
Đ – H
Chuyện nhặt (tiếp theo 2)
Đỗ Hoàng
KỶ LUẬT KẺ BỒI DƯỠNG ĐỐI TƯỢNG ĐẢNG RỒI LÀM CHO NGƯỜI TA CÓ CHỬA
Bây giờ ít thấy có vụ kỷ luật kẻ bồi dưỡng người vào Đảng rồi làm cho họ có chửa. Có hai cái đỡ ra, một là com dom (bao su) nhiều, hai là họ cho là chuyện sinh lý thuận mua vừa bán và đổ cho chồng nếu nữ đối tượng xin vào Đảng đã lập gia đình.. Chứ ngày trước ngay cả ngành giáo dục kẻ bồi dưỡng đối tượng nữ vào Đảng mà làm cho họ có chửa sẽ bị trừng trị nghiêm khắc. Đầu thập kỷ 70, và đầu thập kỷ 80 thế kỷ trước, tôi chứng hai trường hợp: một là trường hợp ông Song nguyên hiệu trưởng cấp hai, hai là ông Phơng, nguyên hiệu trưởng cấp một.
Một lần nghỉ tuần, tôi về nhà tôi ở là khu tập thể giáo viên cấp 1+2 Mai Thủy, Lệ Ninh, Quảng Bình, là nơi bà xã tôi dạy học.
Vừa vào cổng trường thì thấy ông Song mở cổng. Tôi ngạc nhiên hỏi:
- Anh làm hộ cho trực trường à?
Ông Song mặt buồn buồn đáp:
- Tôi trực trường chứ làm cho ai nữa.
Tế nhị, tôi không hỏi gì thêm.
*
Ông Song là giáo viên dạy khá ở huyện Lệ Ninh, nổi tiếng trong đồng nghiệp. Ông tiến nhanh trong công tác, được đề bạt hiệu trưởng lại kiêm Bí thư Chi bộ Đảng của trường lúc tuổi chưa quá ba mươi!
Vài năm tiếp ông có thể là trưởng phòng giáo dục hoặc đi du học nước ngoài như chơi. Tạt qua ngạch chính trị có khi ông làm đến chủ tịch tỉnh, biết đâu. Ở trường học giữ chức hiệu trưởng, làm cả bí thư chi bộ là oách lắm! Nối khối người nghe, đe khối người sợ. Nhất là các giáo sinh mới ra trường thì chịu oai một phép. Bắt bò thì bò, bắt đứng thì đứng. Chi bộ các trường thời đó mỗi năm cũng phát triển một vài đảng viên. Ai mà chẳng muốn vào Đảng! Các ông được phân công bồi dưỡng đối tượng vào Đảng, chin ông thì hết mười ông thích bồi dưỡng đối tượng nữ.
Trong trường ông có một nữ giáo viên mới ra trường xinh như mộng, Bí thư chi bộ Song vận động người đẹp vào Đảng và nhận luôn trách nhiệm theo dõi, bồi dưỡng đối tượng Đảng.hứa cuối năm sẽ kết nạp Đảng, kế sách không khác gì ông Toẹn làng tôi.
Ai ngờ cuối năm, cô giáo viên sinh ra một thằng cu tí giống Song như lột! Nữ giáo viên may mắn là con nhà Cách mạng, bố đi B (chiến trường trong miền Nam) nên Phòng giáo dục cho về giữ trẻ vẫn giữ biên chế; còn Song bị cách chức truột luột, khai trừ khỏi Đảng cho về làm phụ động (hợp đồng ngắn hạn) trực trường đánh kẻng.
*
Cũng như ông Song, ông Phơng vừa hiệu trưởng, vừa bí thư chi bộ. Thời thập kỷ 80, giáo viên ở trong Huế ra dạy Quảng Bình rất nhiều. Người thành phố đa phần đẹp hơn, sang hơn người vùng quê chúng tôi. Nhất là nữ giáo viên. Họ là những nàng tiên thật sự! Giáo viên là trí thức nên cũng rất nhạy cảm chính trị. Muốn tiến thân họ biết là vào Đảng thì thuận lợi hơn nhiều. Vì vậy, các chi bộ trưừng học rất ủng hộ nguyện vọng của họ. Có một nữ giáo viên dáng chim sa cá lặn làm cho Phơng ngây ngất. Cái khoản gái gù Phơng đã nổi tiếng khắp Phòng Giáo dục huyện rồi. Phơng đã có một vợ chính thức ba đứa con và một vợ hờ hai đứa con. Bây giờ thời cơ có một không hai, Phơng không hoãn sự sung sướng lại nữa và giành phần bồi dưỡng người đẹp vào Đảng cho mình. Ai mà dám chống Hiệu trưởng, Bí thư?
Khồn nỗi nữ giáo viên đẹp như hoa hoa hậu Tây Thi này có bố là sỹ quan ác ôn của ngụy quân Sài Gòn! Phơng thừa biết là không cách gì kết nạp cô ta vào Đảng được. Nhưng không có miếng mồi vào Đảng thì làm sao hạ gục người đẹp? Phơng để ngoài tai sự góp ý của các đảng viên khác. Năm học sau cô ta đẻ cho Phơng đứa con.trai. Phơng bị cấp trên kỷ luật khai trừ Đảng, đưa ra khỏi biên chế, đi cày đúng nghĩa đen.
*
Khi vợ tôi về Huế dạy học, tôi bất ngờ gặp Phơng lúc Phơng cùng các thầy cô đến thăm tết nhà tôi. Vợ tôi tưởng tôi không biết Phơng,nên giới thiệu Phơng làm cai trường chỗ vợ tôi dạy học .
Phơng lấy được cô gái mà mình bồi dưỡng vào Đảng thời đó, cô là vợ ba của Phơng. Gái Huế quan niệm, trai dăm thê, bày thiếp, gái chính chuyên một chồng. Nên Phơng mười vợ cũng không sao.
Phong để hai vợ ở quê còn mình theo vợ ba vào Huế sống và xin được chân cai trường (trực trưởng)!
Hà Nội 15- 6-2015
Đ – H
Chuyện nhặt (tiếp theo 3)
Đỗ Hoàng
BỘ ĐỘI KHÔNG SAO, ĐỒNG BÀO KHÔNG HỎI
Thời chống Pháp và ngay cả thời chống Mỹ nữa, bộ đội (quân đội nhân dân Việt Nam – quen gọi là bộ đội Cụ Hồ) và nhân dân có một tình cảm đặc biệt, đúng là tình quân dân như cá với nước. Tôi đã nói nhiều lần là hiếm có quân đội nào trên thế gới có được tình cảm như thế! Bộ đội là những người hy sinh xương máu cho cuộc sống yên bình của nhân dân được nhân dân ghi nhận. Trong các lực lượng góp công cho kháng chiến ái quôc không có lực lượng nào được vinh dự này !
Không chỉ Mỹ Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình quê tôi mà, khu Bốn và cả nước đều sản sinh ra những thành ngữ trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm rất hay. Như: “xe chưa qua, nhà không tiếc” “tiếng hát át tiếng bom” “nhà tan cả nát cũng ừ/ quyết tâm đánh Mỹ cực chừ sướng sau”… Và câu “bộ đội không sao, đồng bào không hỏi” bà con muốn nói lên tấm lòng quí trọng bộ đội của mình!
Vì trong chống Pháp, chống Mỹ không chỉ có bộ đội đánh giặc mà còn nhiều lực lương khác như dân công hỏa tuyến, công nhân làm đường, thanh niên xung phong…
Bộ đội thì “đi dân nhớ, ở dân thương”, các lực lượng kháng chiến khác không được như vậy.
Dù họ cũng mặc quân phục. Nhưng để phân biệt với bộ đội, mũ của TNXP không cài sao vàng năm cánh, để mũ không sao!
Trong chống Mỹ các lực lượng kháng chến khác cũng có nhiều người sau này trở thành cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nsm như: Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước – TNXP, Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức T W – TNXP….
Hà Nội 16-6-2015
Đ – H
Chuyện nhặt (tiếp heo 4)
Đỗ Hoàng
HỢP TÁC, HỢP TE
Thời hợp tác xã trên miền Bắc XHCN (thế kỷ trước) sinh ra nhiều foncơlo, văn chương truyền miệng nhiều đến nỗi ghi không hết. Hợp tác xã làm ăn nát bét, lãn công bậc nhất lịch sử. Dân tình đói nghèo xiêu riêu. Chỉ một số ít cán bộ lãnh đạo HTX giàu có. Nhưng Đảng và Nhà nước Cách mạng thì luôn luôn tô son trát phấn cho nó, vẽ nó thành vị cứu tinh cho nông dân lầm than.
Tố Hữu là nhà thơ của Đảng Cộng sản Việt Nam quan liêu xa rời thực tế, ngồi trên mây xanh vẽ rồng đất:
“Năm năm mới bấy nhiêu ngày
Mà trông trời đất đổi thay đã nhiều
Dân có ruộng dập dìu hợp tác
Lúa mượt đồng ấm áp làng quê
Chiêm mùa cờ đỏ ven đê
Sớm hôm tiếng trống đi về nông thôn”
(Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Sự thật bi thương như thế mà không ai dám nói. Mà không được nói, không được viết. Ai nói ra sự thật là nói xấu HTX, nói xấu HTX là nói xấu Đảng, nói xấu Đảng là phản quốc, mặc tội tày đình!
Từ âm nhạc, văn chương, báo chí một loạt loại văn nô nghệ nô, ca tụng hết lời cho giới cầm quyền.
Thôi thì cứ văn chương truyền miệng vậy.
Làng tôi có mụ Sính. Mụ giỏi bắt miệng (xuất khẩu thành thơ). Không chỉ mụ Sính mà các mụ già đều có tài như vậy. Mẹ tôi cũng là tay bắt miệng rất cừ trong hò khoan giã gạo. Mẹ tôi chê mấy ông đi Thái, đi Lào về mà vẫn nghèo khổ, phải đi buôn chè lá kiếm sống:
“Đã từng Lào, Thái , Ta Hè
Về quê cũng phải đi chè nuôi thân”
Mụ Sính ghét cay, ghét đăng kiểu làm ăn HTX để đói nghèo, bần hàn cho xã viên, tệ tàn nhất là người phụ nữ. Mụ chưởi thẳng:
Bây chừ hợp tác, hợp te
Nỏ có mẻng vài mà che cấy lồn”
Cha Ngụ chủ tịch xã ở cùng làng căm mụ lắm. Gã tìm cách trả thù mà chưa trả thù được. Một là gã mù chữ, hai là mụ Sinh có bằng Yêu lược thời Pháp (tốt nghiệp tiểu học) ba là gia đình Liệt sỹ Cách mạng, có ba con đi bộ đội. Nếu gia đình dính dáng ngụy quân, ngụy quyền, gia đình địa chủ phú nông thì gã thịt lâu rồi. Gã Ngụ nói trước toàn thể xã viên: “ Gia đình Cách mạng gì thì Cách mạng nhưng nói xấu HTX đều bị tù!”. Nhân một lần miền Nam thả biệt kích và rải truyền đơn kêu gọi dân miền Bắc chống Cộng sản, gã Ngụ mới nhiều đối tượng nghi vấn trong đó có mụ Sính lên trụ sở Ủy ban xã dằn mặt.
Các đôi tượng khác là cái cớ, gã Ngụ cho về trước, chỉ giữ mụ Sính lại để bắt khai ép tội.
Ngụ dằn từng tiếng như dùi cui đấm thớt:
- Mụ phản động, mần thơ nói xấu hợp tác, nói xấu Đảng. Tội đi tù!
Mụ Sính tỉnh bơ:
- Tui ca ngợi hợp tác hết lời, đời nào lại đi nói xấu!
- Ngoan cố như địa chủ! – Ngụ đập bàn quát to.
- Tui có chi mà ngoan cố - Mụ Sính trả lời từ tốn.
- Nói xấu hợp tác, nói xấu Đảng rôi còn chối đây đẩy! Không ngoan cố à? – Ngụ vẫn sừng sộ.
- Tui nói xấu chi, eng nói ra – Mụ Sính vặn lại.
Nói thế ni mà không nói xấu hợp tác, nói xấu Đảng hả! - Gã Ngụ sừng sộ và đoc:
- Bây chừ hợp tác, hợp te
Nó có mẻng (1) vẩi mà che cấy (2) lồn”
Tang chứng, vật chứng chưa. Bắt được tay vày được céng (3) rồi, còn chối nữa không?
- Ôi chu cha! – Mụ Sính kêu lên rồi cười sằng sặc – Lần đâu tiên tui nghe Chủ tịch xã nói xấu HTX. Chủ tịch còn đổ hô (4) cho ai nữa không. Chính tui đã bắt được tay vày được céng Chú tịch xã . Chủ tịch xã.mà đi nói xâu HTX, nói xấu Đảng!
Mụ Sính lồng lên chỉ tay vào mặt Ngụ. Tui sẽ lao cho bà con làng trên xóm dươi biết. Còn tui ca ngợi HTX tử tế hết lời nghe:
“Bây chừ hợp tác, hợp te
Đi bộ thì ít, đi xe thì giểu (5)
Đó, đó, tui mần vè như rứa đó!
Gã Ngụ lui vào tường đất ú ớ:
- Mụ phản động, phản động…
Mụ Sính phủi quần, cắp nón, quảy đít bỏ về. Ngụ trô hố hai con mắt đứng nhìn bất động
.Ra khỏi cổng Ủy ban xã, mụ Sính lại chưởi:
- Mã cha chúng nó, mần ăn như cứt,
Bấy chừ hợp tác, hợp te
Nỏ có mẻng vải mà che cấy lồn”
Hà Nội 18-6-2015
Đ - H
(1) Miếng
(2) Cái
(3) Cánh
(4) Nói thừa
(5) Nhiều
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét