Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

Chuyện nhặt 1 - Đỗ Hoàng

Chuyện nhặt

Chủ nhật - 14/06/2015 02:41
CHUYỆN NHẶT

  Nhà thơ Đỗ Hoàng nhớ lại những chuyện vui buồn trong cuộc đời, làng quê, đất nước của mình. Ông chép những mẩu ngắn đề là “Chuyện nhặt”. Có chuyện vui, có chuyện buồn, có chuyện cười ra nước mắt, có chuyện đau thắt lòng. Chuyện nào cũng thật trăm phần trăm. Tất nhiên tên người có khi ông phải đổi để tránh gây hiểu lầm và phiền hà. Xin giới thiệu cùng bạn đọc!
  vannghecuocsong.com
 
Đỗ Hoàng và Trần Quang Đạo

Đỗ Hoàng

1- ĐỤ LẮT (Đéo bậy)

    Ở miền Bắc XHCN thời thập kỷ 60 thế kỷ trước) khi Tổ đổi công chuyển lên thành Hợp tác xã, lúc đầu dân háo hức lắm, nhưng HTX càng làm càng tệ, nhất là này sinh ra một loại cán bộ HTX dốt nát, làm ăn kém, lại dâm dật tột độ.
“Xã viên làm việc bằng hai
Để cho Chủ nhiệm mua đài, mua xa”
Hạy:
“Xã viên làm việc bằng ba
Để cho Chủ nhiệm xây nhà, xây sân”
    Làng tôi có ông Ao (nhân vật có thật, tôi đã xây dựng thành Phó Chủ nhiệm HTX Ao trong tiểu thuyết Phí một thời trai). Thời Ao làm Bí thư Đoàn thôn, Ao đã nổi tiếng đụ lăt (đéo bậy). Ả Thon lấy anh con cô ruột của tôi về nhà chồng rôi mà vẫn đeo Ao, có với Ao hai đứa con trai đầu rồi mới trở về với chồng.
 Sau đó Ao lên Phó Chủ nhiệm HTX, Ao đụ lắt mụ Địu vợ ông cán bộ Huyện đặc trách công tác miền núi thường gọi là huyện Mão! Ao đụ mụ Địu có chửa bắt huyện Mão nuôi bao cô, sao sáo nuôi con o ho! Huyện Mão sợ Ao không dám kiện!
 Ao bị cách chức về lại xã viên thường. Ao phấn đấu lên lại hàng lãnh đạo xã. Năm 1968, Ao làm Xã đội trưởng hét ra lửa. Ả Êm to gần tạ có chồng hy sinh ngoài chiến trường bán cừa hàng mua bán xã vô cùng hấp dẫn đám quan làng. Đứa nào cũng thích nhưng Ao chiến thắng. Ả đẻ cho Ao một thằng con trai. Sau khi Ao nghỉ làm cán bộ xã, Ao đưa ả ra mắt dòng họ. Cả con vợ chính, cả con đụ lắt, Ao có đến gần chục đứa con trai. Một kỷ lục đụ lắt thời HTX!
Thời mà: “ Bấy chừ hợp tác, hợp te
      Nỏ có méng (*)  vải mà che cấy (**) lồn!”
(*) Miếng                                                                                                          
(**) Cái
  Nhà thơ Hữu Loan nói đúng:
 “Sau hòa bình năm 1954 về nông thôn viết gương điển hình nông nghiệp, chăng thấy gương đâu, chỉ thấy một bầy tham ô, trục lợi, hủ hóa dâm đạt vô tội vạ!”

Hà Nội 8-6-2015
Đ-H

Đỗ Hoàng

VÀI KỶ NIỆM TỪ XA VỚI NHẠC SỸ TRẦN HOÀN

Nhạc sỹ Trần Hoàn là người cao ráo đẹp trai, tài hoa tính lành ôn hõa vui vẻ cởi mở… là một cán bộ mẫn cán, nhà quản lý năng động. Ông có một hai bài hát để đời: Sơn nữ ca, Lời người ra đi…
  Tôi biết và gặp anh lúc anh là Giám độc sở Văn hóa Bình Trị Thiên. 25 tuổi làm Trưởng ty Văn hóa Hải Phòng đi B (kháng chiến) viết nhạc ký tên Hồ Thuận An nổi tiếng hơn 10 năm về Huế làm Trưởng ty Văn hóa thì đường hoạn lộ dẫm chân tại chỗ. Giám đốc sở Văn hóa là một giám đốc cờ đèn kèn trống nên thường bị lườm nguýt cho là “xướng ca vô loài". Nhưng Trần Hoàn không nản. Thêu bức trướng kỷ niệm 10 năm giải phóng Huế, Trần Hoàn phải tự đi xe hon da cả đếm đến xưởng thêu đặt hàng, kiểm tra và mang về. Ông Bí thư tỉnh ủy trưởng tỉnh cũng phải bật lời khen!

QUẢ HẾT HỒN TRẦN HOÀN CHO NGÂM THƠ TỐ HỮU.

  Sau giải phóng miền Nam độ bốn năm năm, Huế vẫn giữ phong trào thơ nhạc xuống đường. Vườn hoa đầu cầu Tràng Tiền hay diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ..Đích thân Trần Hoàn, Trưởng Ban tổ chức cũng lên ôm ghi ta khi solo, khi hòa tấu với anh em. Không khí rất vui nhộn.
  Một lần có các quan đầu tỉnh và Trung ương ngồi dự. Một nữ ca sỹ ngâm vè Mẹ Suốt của Tố Hữu đến đoạn:
“Tám lần đẻ, chin lần sa tội tình…”
 Ông đầu tỉnh cau có:
- Thơ cái chi mà đẻ đái nhiều rứa! Cắt ngay!
Trần Hoàn mặt không chít ra tí máu ngồi quỳ bên cạnh hà lon thì thỏn:
- Thơ đồng chi Tố Hữu đó Bí thư  ạ !
-  Thiệt khôông giạc (*) sỹ? – Ông đầu tỉnh hạ giọng.
- Thiệt trăm phần trăm, em chịu trách giệm (**). – Trần Hoàn phấn khởi nói.
- Thơ Tố Hữu, rứa thì hay, hay quá, hát tiếp đi!- Ông đầu tỉnh bảo Trần Hoàn cho tiết mục tiếp tục.
 Trần Hoàn mừng quá hô to:
- Nổi trống lên!

Hà Nội 11-6-2015
Đ - H

(*) Nhạc sỹ
(**) Nhiệm vụ

TRẦN HOÀN BIẾT CHUNG CHUNG

Tôi ở BÁO ĐẢNG bên Tỉnh ủy nên theo đóm ăn tàn thói thường Chúa Trịnh lườm vua Lê! Mấy eng ả bên Ủy ban tinh là vạn ban giai hạ phẩm. Trần Hoàn là giám đốc cờ đèn kèn trống nữa nên cũng có ý xem thường.
  Là phòng viên BÁO ĐẢNG (báo của Tỉnh ủy) nên cũng coi trời bằng chai, với lại chưa hiểu hết cơ quan quyền lực, những nhân vật nắm sinh mạng chính trị của mình. Đó là Ban Tuyên huấn (sau này nhiều lần đổi tên như: Ban Tư tưởng - Văn hóa, Ban Tuyên giáo…). Bầu bán thế nào Trần Hoàn trúng Thường vụ Tinh ủy làm Trưởng Ban Tuyên huấn. Ban Tuyên huấn chỉ đạo BÁO ĐẢNG.
  Tôi hay họp trong Tam tòa (cơ quan Tỉnh ủy đóng) nhưng chán nghe các ông ăn ốc vặn giảng nguyên lý chủ nghĩa Mác nên ra ngồi với anh em ngoài hành lang phéc lác . Nói chuyện gì đó rồi quay về Trần Hoàn. Tay lái xe con Trần Hoàn khen Trần Hoàn nức nở. Chó khen chủ mà. Tôi ngứa mồm nói thẳng ruột ngựa:
-          Anh Trần Hoàn chung chung bỏ mẹ, có biết việc báo chí đâu mà chỉ đạo.
 Tay lái xe con cho Trần Hoàn về tâu lại.
Trần Hoàn quạc Báo Đảng. Tôi bị Báo Đảng dằn mặt.
  Về cơ quan tôi bị quạt ngay.
Phạm Xuân Thích, Tổng biên tập trách tôi:
-          Anh vuốt mặt mà không nể mũi!


                         ĐẤT NƯỚC RUN LÊN NHƯ CƠN SÓT

Tôi đi dự mấy phiên tòa xử bọn phản loạn và ăn cắp của công. Có phiên tòa xử đám trẻ con học sinh lớp 12 viết văn làm thơ chưởi chế độ. Một em gái bị tù một năm bầy giờ là cán bộ giảng dạy tiếng Nhật tại Đại học Huế - Nguyễn Thanh Song Cầm. Tôi về làm bài thơ “ Kẻ đứng trước vành mòng ngựa – in ngày trên Báo Đảng – Báo Dân.
“Chúng nó đứng lạnh lùng
Những bóng ma trên đất
Hình hài kẻ ăn cắp.
Từng cướp mất sự sống con người…

Tháng năm qua
Bao biến động cuộc đời
Tai họa chúng gieo làm sao lường hết được
Đất nước run lên như cơn sốt
Đói nghèo, giặc giã xâm lăng!

Người ta nhìn nhau
Ánh mắt lặng yên
Còn lũ chúng chúng gặm mòn đất nước

Ôi còn bao nhiêu con sâu còn ẩn sâu trong mặt lá
Bộn bề đời thực hôm nay
Trước những kẻ xích xiềng đã khóa chặt vòng tay
Nhắc ta đừng quên loài đang ẩn náu!

Huế 1982

Bài thơ chỉ có câu “Đất nước run lên như cơn sốt” mà Trần Hoàn chỉ đạo Ban Tuyên huấn cho Báo Đảng kiểm điểm tác giả và sửa ngày câu thơ.
  Tôi cải phăng không nhận khuyết điểm gì cả, chỉ chấp nhận sửa lại câu thơ trên thành” “Đất nước nóng bừng cơn sốt”.
 Nhắc lại thật là buồn cười!

Hà Nội 11-6-2015
Đ – H

KỶ NIỆM 50 QUỐC KHÁNH ĐỘC LẬP NƯỚC
… Quảng năm 1994, tôi từ báo tuần Lao đông – Xã hội lên làm ở Tạp chí Lao đông – xã hội với mong muốn nảo vệ luận án Phó tiến sỹ kinh tế Thành công của Doanh nghiệp nhỏ và vừa”
   Quốc khánh mồng 2 tháng 9 năm 1995, cơ quan cử tôi ở trong đoàn của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội đi diễu hành qua lề đài Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mừng 50 năm quốc khảnh lập nước. Mỗi người đi được thù lao 50 000 đồng (tiền lúc chưa mất giá).
   Nhạc sỹ Trần Hoàn cũng đã ra công tác Hà Nội. Lúc đầu ông làm Trưởng ban Tuyên huấn Thành ủy Hà Nội. Thời điểm đó ông là Bộ trưởng Bộ văn hóa – Thông tin, Trưởng ban tổ chức đại lễ Quốc khánh. Theo cách nhìn chúa Trịnh - vua Lê thì Trần Hoàn vẫn là bộ cờ đèn kèn trống. Trần Hoàn và Hồ Tế - bộ trưởng Bộ Tài chính cũng bị quốc vương quở mắng nhiều lần. Một người thì hò hát hò hát đi cho rồi, hò hát mà cứ gái góa bàn việc triều đình; một người đếm tiền không xong.
  Mình đi diễu hành mừng Quốc khánh 50 năm cũng là vinh dự bù đắp cho công lạo của mẹ mình cả một thời trẻ trung dẫn du kích tự vệ về cướp chính quyền huyện lỵ quê nhà, ba mình bỏ tâm sức dạy cho nông dân, du kích, bộ đội mình biết lăn lê, bò toài đánh giặc. Đáng ra mình phải ở vị trí Trần Hoàn, nếu như hai người chồng của mẹ mình không kình địch nhau, một đại đội trưởng, một chính trị viên đồng tâm hiệp lực chỉ huy đơn vị đánh giặc, mình không bị mang án oan cả đời có bố phản bội Cách mạng!
  Anh em đi diễu hành ở lại trụ sở Bộ Lao đông – Thương binh và Xã hội. Ba giờ sáng lên tập trung đường Quan Thánh để chuan bị đi ra đại lộ Hùng Vương, qua lăng Bác, qua quảng trường Ba Đình.
  Không khí đại lễ vô cùng sôi động, náo nức lạ thường. Khi diều hành đi ngang qua lễ đài, tôi từ xa thấy Trần Hoàn đang đọc diễn văn đại lễ Quốc Khánh.
  Đời một Bộ trưởng Văn hóa – Thông tin được tổ chức buổi Đại lễ như thế cũng là vinh dự một đời. Và khó có lần lặp lại.
Chúc mừng nhạc sỹ Trần Hoàn. Vinh dự này dành cho anh!

Hà Nội 12-6-2015
Đ - H

(còn nữa)

CHUYỆN NHẶT

Đỗ Hoàng

THẰNG CHA TOẸN LẠM LUN (Loạn luân)

Mẹ tôi nói: - Thằng cha Toẹn mắc tội lạm lun.
 Lúc bé tôi không biết lạm lun là gì nên chỉ hóng hớt chuyện người lớn vậy thôi. Sau này lớn lên mới biết tội lạm lun là tôi loạn luân. Một trọng tôi mà làng xã ngày xưa cấm kỵ!
  Toẹn dân cày người thấp đậm, mặt hơi quàu quạu. Trong nhà Toẹn đông anh em: Toẻn, Toẹn Veo, Vâu, Vau, Vu, Vêu…
  Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Toẹn và cậu ruột Đông của tôi cực quá đăng lính Pháp.  Hai người đi tuyển mãi đều bị trượt. Sau đó họ đến Ba tôi xin áo quần linh bên Pháp đưa về. Cậu ruột tôi có áo quần lính Pháp tuyển được, còn Toẹn vẫn bi loại. Toẹn khóc hu hu!
  Sau này khi Toẹn làm Bí thư Chi bộ xã bị dân làng tôi mè nheo mãi vì chuyện trật đi lính Pháp mà khóc!
  Xui xẻo thế nào chi Hiên con cậu Đông lại lấy em ruột Toẹn là Vau. Chị Hiên là nhân vật chị Cả phụ trách đội thiếu niên trong tiểu thuyết “Tuổi thơ lầm lũi” của tôi. Chị được tôi hư cấu lên nhiều lần. Đời thực của chị thì tội nghiệp hơn nhiều.
  Năm trước về giỗ mẹ tôi gặp chị trong buổi cúng. Chị già đi nhiều, người sồ sề bủng beo. Chỉ cười còn tươi và vui khi tôi nhắc lại thành tích xưa của chị.
-  Chị đoạt được mấy cái kiện tướng chị nhỉ - Tôi hỏi
 Chị Hiên cười khỏa khỏa: - Nhiều lắm: kiện tưởng thủy lợi, kiện tướng đào hầm tránh máy bay, kiện tương bốc vác, kiện tướng gánh đất, kiện tướng làm phân xanh… toàn là kiện cơ bắp. Hồi ấy phấn đấu vào Đảng làm quên chết cậu ạ! Bây chừ xương cốt nó rạc ra đau đủ thứ bệnh.
  Thế mà chị có vào được Đảng đâu! Ba chị đi lính Pháp rôi lại đi Nam. Đất nước chia giới tuyến thì con cái có bố đi lính Pháp và đi Nam thì đến đời củ chuối cũng không vào được Đảng. Mãi về già chị mới biết thành phần mình không được kết nạp Đảng, lúc trẻ không biết cứ phấn đấu, phấn đấu!
  Toẹn Bí thư Chi bộ xung phong xâu chổi bồi dưỡng cô em dâu luôn. Toẹn lại được Chi bộ khen là chịu khó bồi dưỡng đối tượng khó kết nạp Đảng! Nhiều cha bồi dưỡng các chị em để vào Đảng đều cho các chị vài đứa con. Thế là hết Đảng!  Các chị lại chân bùn tay lấm và mang tiếng đời. Các lão được mấy quả sướng, sau đó đi cày đi cuốc gì cũng được. Không khác gì Ao đụ lắt làng tôi!
  Toẹn cũng vậy.
  Chị Hiên lấy Vau được vài tháng thì Vau đi bộ đội vào Công an giới tuyến Vĩnh Linh- Bến Hải. Thời ấy Công an giới tuyến sang lắm.
  Chị Hiên về nhà mẹ đẻ ở nhưng Toẹn bảo phải ở nhà chồng cho đúng tục lệ. Hơn nữa để tiện cho việc bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng mà Toẹn đã nhận với Chị bộ.
   Toẹn vợ chết đã lâu chắc khoản đòi hỏi như lửa cháy. Làng thời ấy trong sáng không có karaoke, không có đĩ điếm mấy cha đàn ông chỉ còn cách quờ quạng các bà và chùng lén vậy thôi.
  Cô em dâu vừa về nhà chồng, trẻ đẹp, trắng trẻo, khỏe mạnh lại còn mơ vào Đảng nữa chứ! Thật như miếng mỡ treo trước miệng mèo.
 Lên rừng bứt tranh, chặt gỗ làm nhà, làm hầm gì gì, Toẹn đều kéo cô em dâu đi theo. Ở trong nhà dân hàng tháng trời, họ cứ tưởng là vợ chồng nên chẳng ai để ý. Toẹn tha hồ cơm no bò cưỡi. Nhiều hôm đụ chị Hiên quá sức, Toẹn không vác nỗi gỗ nằm liệt ở lán. Bụng cô em dâu ngày càng to! Rồi đến ngày sinh nở. Con loạn luân hay con đụ lắt đều thường giống bố. Con chị Hiên giống Toẹn trăm phần trăm!
   Mẹ Toẹn, anh em Toẹn đều biết nhưng người nhà đóng cửa bảo nhau, không để lộ ra ngoài. Con Toẹn, con Vau đều là con cháu họ cả, của ai ngoài mà sợ.
 Chỉ cái vỡ lỡ là khi Vau từ giới tuyến về phép ngủ với vợ, Toẹn không chịu nổi đánh lộn với Vau thế cả làng mới biết.
  Mẹ tôi chưởi Toẹn hết lời: - Thằng cha Toẹn lạm lun! Thằng cha Toẹn lạm lun!
 Vau bỏ chị Hiên. Chị Hiên ôm con về nhà mẹ đẻ. Sau đó chị bị chú Đinh, chú họ của tôi làm đội trưởng văn nghệ thôn đụ cho mấy trận tơi bời, khói lửa, may không để lại hậu quả nào.
  Khổ thấn đời chị Hiên vì lý lịch xấu!

Hà Nội ngày 12-6-2015
Đ – H

Đỗ Hoàng

GIAN ƠI BUỒN LẮM!
- HÊN ĐỤ LẮT (Đéo bậy)

  Hên là anh ruột của Ao. Gia đình Ao là gia đình cố nông, thành phần đại cơ bản nên ai cũng vào được Đảng. Hên là Đảng viên nhưng gần như mù chữ nên chỉ làm suốt đời Đội trưởng sản xuất. Tuy không có con đụ lắt nhiều như Ao nhưng Hên cũng đụ lắt được mấy mụ trong đội sản xuất của Hên lãnh đạo!
  - Đụ lắt có nòi – Mẹ tôi bảo với tôi vậy.
  Rồi mẹ tôi kể chuyện mụ Múng là mẹ đẻ của Hên và Ao, chồng vừa chết khăn tang còn trên đầu mà đã thả Hên, Ao mũi dãi thò lò khóc khản cả cổ họng để chạy theo ông Vọ  làm khoán đồng (coi lúa ngoài đồng cho làng), Múng chơi Vọ không khoái, mụ  đi chài  mấy đứa rèo trâu (chăn trâu) bằng tuổi em út mình nhưng cặc to. Không biết xấu hổ!
  Thời chiến tranh trai tráng ra chiến trường hết, ở lại hậu phương như Ao, Hên là của quý!
  Tôi cũng không hiểu vì sao lực lưỡng, cao to như Hên, Ao mà lại không đi bộ đội?
  Từ khi hợp tác thành lập đến khi nó rã đám tôi vần thầy Hên làm Đội trưởng sản xuất của HTX; một Đội trưởng sản xuất của Hợp tác xã rất thâm niên.
  Hên đụ lắt nhiều các chị,các bà trong Đội Hên lãnh đạo nhưng con rơi, con vãi không bằng Ao. Hai đứa như photocopy bị lộ là con của Hên với chị Nen và con của Hên với chị Gian. Hai chị này cũng là Đảng viên qua tay Hên theo dõi, bồi dưỡng.
  Con chị Nen với Hên bị chết  năm 1967 trong vụ máy ba Mỹ bắn cháy nhà ở làng. Còn con chị Gian thì đã lấy vợ có con rồi. Tuy con Hên nhưng Hên không thể nào nhận về dòng họ của mình được. Nó vẫn mang họ Đỗ chồng chị Gian..
  Hên đụ lắt các mụ kia chắc dễ dàng, nhưng đụ lắt chị Gian là một kỳ tích. Hên tự hào lắm.
  Chị Gian là con cậu ruột thứ hai của tôi (tôi có ba cậu ruột). Cậu tôi lấy vợ con nhà giàu lại đẹp nữa nên chị Gian cũng là loại sắc nước hương trời ở làng. Người thon thả, béo tốt, trắng hồng, mắt tình tứ rất hấp dẫn. Mỗi lần tắm sông lấy áo vấn mông thay quần để lộ đôi đùi trắng như thạch cao, trai làng không dám bỏ đi!
  Chị Gian lấy anh Sư cùng trong họ với Đỗ tôi. Anh Sư cũng rất đẹp trai. Họ quả là đẹp đôi! Chị có hai đứa con thì anh Sư thoát ly làm cán bộ tổ chức nông trường rôi lên dần ănMấy ông bộ đội đóng quân trong làng tối nào cũng kéo đến sân nhà chị đán hát. Có ông tiểu đoàn trưởng định lấy chị về nuôi không, không cần chị phải làm lụng. Hên thích chị Gian lắm nhưng suốt bao nhiệm kỳ làm đội trưởng mà vẫn không xơ múi gì.
  Hên cố tìm cách chinh phục người đẹp. Hên đổi đất về làm nhà gần nhà chị Gian, vận động chị Gian vào Đảng. Rồi thóc lúa, khoai sắn của của Đội, Hên cho không chị Gian. Hên dùng kế sách lấy của làng ve gái!
 Hên không viết được chữ, Hên nhờ chú bộ đội đóng quân trong nhà viết thư cho chị Gian. Thư chỉ mấy chữ:  “Gian ơi, buồn lắm!”. Thế mà người đẹp xiêu lòng.
  Thế rồi cái gì đến nó phải đến. Bụng chi Gian phình to. Vẫn chưa ai biết. Làng nghĩ. dòng họ nghĩ là anh Sư về phép.
    Khi chị sinh đứa thứ ba, con trai, trong làng có tiếng đồn thổổ thì chị Gian nnói thằng bé giống cậu ruột nó. Lúc ấy tôi còn nhỏ lắm nhưng chị vẫn nói với tôi: - “Cụ (*) thấy nó giống cụ Cổn (**) không?”       
  Tôi gật đầu. Chị Gian vui lắm!
  Tôi đi học cấp 3 về thì thấy thằng bé đã đi chăn bò. Nó có khuôn mặt bầu bầu, tai to không vẻ gì thấy giống Hên.
Mẹ tôi lại rủa: - Con gái họ Hoàng chỉ giỏi nằm ngửa cho trai nó đụ!
  Hôm giỗ đầu mẹ tôi, tôi về làng đến thăm thằng Đeng – bạn thuở chăn bò vẫn sống ở làng. Vào nhà Đeng thì gặp ông Hên. Ông Hên với Đeng đang nhắc chuyện quá khứ. Đeng nói với tôi rồi chỉ vào Hên: - “Đây là Gian ơi buồn lắm !” và tiếp:
- Nghe nói bác đụ mụ Gian một phát sau bụi chuối mà mụ có chửa phải không?
Hên xì một tiếng mặt vênh kiêu kỳ: - Đụ đến khi tắt kinh mới hết đụ!
    Tôi không nói ra nhưng quá căm ghét thằng cuỗm chị con cô cậu của mình.Thằng con Hên với chị Gian khi bé không giống Hên lắm, nhưng càng lớn nó càng giống như tạc. Đến nỗi tôi suýt nhầm khi nó đứng đánh trống đám tang mẹ tôi.
  Só là thế này. Tôi từ rrại viết văn Sơn La do Hội Nhà văn Việt Nam mở về quê chịu tang mẹ. Vừa bước vào nhà thấy một thành niên đứng đánh trống đám ma, tôi tưởng là con của Hên. Định nói thì người thanh niên lên tiếng: - Cụ Hoàng đi lâu quên cháu rồi à?
  Chị Gian từ dưới bếp bước lên nhanh nhảu:
-          Thằng Sử con của chị, em thằng Sạnh đó cụ ạ!
Tôi đổi làm vui nói: - Chào cháu!
Suýt nữa tôi làm mất lòng người chị cô cậu của mình.
*
Đeng nhìn thẳng vào Hên truy:
-          Noi dóc! Tay bộ đội tiểu đoàn trưởng cho hết lương khô, gạo, bột cá mà chưa sờ chéo áo, bác nông dân mần được phát làm may tổ ba đời.
-          Mần một phát mà có con với Gian thì cũng đã đời trai!
Hên cười sung sướng. Hắn là thằng đàn ông chiến thắng!. Hắn đã bắt người tình đẻ cho hắn đứa con!


 (*) Cậu

 (**) Em trai ruột của chị Gian
 Hà Nội 13-6-2015
Đ - H

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét