Khổng tử nhà tư tưởng, nhà giáo dục vỹ đại và Khổng từ viện...(tiếp theo kỳ trước)
Thứ sáu - 13/02/2015 12:27
KHÔNG TỬ NHÀ TƯ TƯỞNG, NHÀ GIÁO DỤC VỸ ĐẠI CỦA TRUNG HOA
Nguyên bản Hán văn - Đỗ Hoàng
KHỔNG TỬ VÀ KHỔNG TỬ VIỆN (Tiếp theo)
Khổng Tử
Đỗ Hoàng
Nguyên bản Hán văn - Đỗ Hoàng
KHỔNG TỬ VÀ KHỔNG TỬ VIỆN (Tiếp theo)
Khổng Tử
Đỗ Hoàng
(Chuyển ngữ)
Khổng tử nói: Cương trực, nghiêm nghị, chất phác là gần dân; “xảo ngôn lịnh sắc tiển hỹ nhân” – nói khéo và sửa nét mặt cùng hình dáng bề ngoài là ít có nhân vậy!
Quân tử trong khoảng bữa ăn cũng không trái nhân, vội vàng cũng phải theo nhân, khó khăn trắc trở cũng phải theo nhân. Nếu bậc thánh và bậc nhân ta (Khổng tử) ta sao dám thất lễ.
Người chí sỹ bậc đạo nhân không ai cầu sống mà hại đạo nhân! Chỉ có kẻ giết mình mà làm cho thành đạo nhân.
Thầy Tăng Tử nói rằng: - Người đi học phải nên có lòng kiên nhẫn, việc thì nặng mà đường thì xa, lấy đạo nhân làm việc phải làm của mình thì có phải là việc nặng không? Theo làm đạo nhân cho đến chết mới thôi, thì có phải là xa không?
THIÊN MỆNH
Thiên mệnh hay là đế mệnh.
Không biết mệnh trời thì không lấy gì làm quân tử! Người quân tử cứ an mà làm điều lành, điều phải dẫu thế nào cũng ó cái mệnh của trời, không nên oán trời và giận người. Trên không oán trời, dưới không trách người, cứ bình dị mà đợi mệnh.
Tri mệnh: Ngũ thập tri thiên mệnh – Năm mươi tuổi ta mới biết được mệnh trời, mệnh mình! Việc hành động của trời rất mạnh, người quân tử phải theo mà tự cường không nghỉ.
Trời sinh ra muôn vật, nhân cái tài lực của từng vật mà đôn đốc thêm vào , cho nên vật nào có thể vun đắp được thì vun đắp vào cho tốt lên, vật nào nghiêng lệch thì làm cho đổ nát đi.
Quỷ thần: Quỷ thần là cái khí thiêng liêng trong trời đất, tuy mắt ta không trông thấy, tai ta không nghe thấy nhưng vẫn thể được cả muôn vật, không sót một vật nào, đâu đâu cũng như ở trên đầu ta, ở bên phải, bên trái.
Ta đã cầu nguyện lâu rồi!
Nếu ai là người bất nhân, bất nghĩa làm những điều trái đạo phải tội vớí trời thì dẫu có cầu nguyện quanh năm cũng chẳng ich gì.
Người có nghĩa vụ làm việc nghĩa của người, còn quỷ thần thì kính mà xa ra!
Kính và thành: Khổng tử tin là có trời và có quỷ thần. Trời không thân với ai, chỉ thân với người hay kính. Trời không đứng về phe nào, trời chỉ đứng về phúa cái thiện!
Kinh thư viết: Quỷ thần không thường chứng giám cho ai, chỉ chứng giám cho kẻ hay thành. Vậy chỉ có kính và thành mới động đến trời và quỷ thần.
Người quân tử sợ mệnh trời, lấy kính mà sửa mình. Kính, thành là cái gốc luân lý của Nho giáo.
Sự sinh tử: Người ta sinh ra có khí, có hồn, có phách. Khí, hồn, phách hội lại gọi là sinh. Người ta ở đời có mệnh, có có tính, có sống, có chết. Chia một phần trong đạo tự nhiên của trời đất ra gọi là mệnh; rõ hình ra ở cái lý nhất quán ai cũng như ai, gọi là tính, biến hóa ở âm dương mà thành ra có tượng có hình gọi là sinh, hóa đến cùng, sổ hết gọi là tử. Cho nên mệnh là cái bắt đầu của tính, tử là cái cuối cùng của sinh. Có cái bắt đầu thì tất nhiên phải có cái cuối cùng. Vậy chết không phải là đã hết, chỉ hết cái hình hài mà thôi, còn cái khí tinh anh, tức là tinh thần thì lại về chỗ sáng rõ ở trong vũ trụ. `
Cổ nhân nói: Ba vua ở trên trời. Vua Văn vương nghiêng xuống bên các tả hữu bàn chuyện thánh thần, ma quỷ đẻ quảng bá cho thần dân được rõ..
Cho nên nói người chết là mất hẳn, không biết gì nữa là điều bất nhân, không nên theo; cho người chết là còn biết như lúc sống là bất trí, không nên theo. Ta đừng nên thờ cũng bậy bạ, nếu không phải bậc minh chính đáng thờ, đáng cúng thì không thờ cúng. Không phải cha mẹ, tổ tiên mình mà thờ cúng gọi là siểm (nịnh hót, ton hót)
Thành thực là đạo Trời, giữ cho được thành thực là đạo Người! Bới thế tánh nhân dạy người ta: vui theo đạo Trời và biết mệnh Trời cho nên không lo, tùy chỗ mà an, mà đôn đốc điều nhân cho nên có lòng yêu mến muôn loài, vạn vật!
ĐẠO CỦA KHỔNG TỬ
Cố nhân nói: Đức Trọng Ni tổ thuật đạo từ vua Nghiêu, vua Thuấn, bắt chước phép vua Văn, vua Võ, trên theo Trời mà quyền biến, dưới tùy thủy thổ mà an vui! Ở trong đạo ấy muôn vật đều hóa dục mà không hại lẫn nhau, các đạo đều thi hành mà không trái nhau. Đức nhỏ thì phân minh như nước sông chảy; đức lớn thì đôn hậu mà sinh hóa vô cùng.
Đạo của Ngài khoan hoằng quảng đại như thế mà lại theo cái tông chỉ chí công, chí chính, chủ ở sự làm điều lành điều phải, bao giờ cũng dễ dàng ung dung, không cố chấp điều gì. Dẫu đối với đạo khác Ngài cũng không công kích.
Không tử nói: Công kích đạo khác là chỉ hại mà thôi!
Đạo của Không tử, tuy nhận có quỷ thần, công nhận sự sống chết nhưng không lấy việc quỷ thần mà đặt ra những điều mê tín, không lấy sự sống chết mà huyền hoặc lòng người. Ngài chỉ cốt lấy nhân, nghĩa, lễ, trí, hiếu đễ trung tín làm đạo thường. Ba cái cương lĩnh: minh minh đức, thân nhân, chỉ ư, chí thiện là cái quan niệm sự học trong đạo Khổng! Đạo của Không tử lấy hai chữ CHÍ THIỆN làm cực điểm.Từ đầu chí cuối chỉ có một mối, chủ lấy tthieen lý làm gốc, dùng hiếu đễ, lễ nhạc mà khiến người ta tiến lên đến ậc nhân.
Không tử nói: Đạo ta suốt từ đầu chí cuối chỉ có một mà thôi!
Trời phú cho gọi là tính,theo tính gọi là đạo, sửa đạo gọi là giáo. Đã là đạo thì không giây phút nào xa lìa được. Nếu xa lìa ra được thì không gọi là Đạo nữa!
Đạo không xa bản tính của người ta, nếu theo đạo để cho xa bản tính người ta thì không phải là đạo.
Thầy Tử Tư nói: Đạo của người quân tử rộng rãi, dễ hiểu mà có phần tinh vi, ẩn khuất không tyheer biết hết được. Đứa thất phu, thất phụ cũng có tể biết được, nhưng biết cho đến cùng cực, thì tuy thánh nhân cũng có điều không biết được. Đứa thất phu, thất phụ không có tài năng gì cũng có thể làm được, nhưng làm cho đến cùng cực gì tuy thánh nhân thì cũng có điều không làm được. Đạo người quân tử lập mối đầu ở những điều nhỏ mọn tầm thường của những kẻ thất phu, thất phụ biết được làm được mà lên đến cùng cực thì xét rõ việc trời đất.
Khổng tử nói: Đạo ta theo đến cùng chí thiện, chí mỹ, trong đạo có cái vui thú vô cùng, ai nghe một lần thì dẫu chết thì cũng không uống một đời. Buổi sáng nghe mà ểu được đạo, buổi tối chết cũng vừa lòng! Ta không nhận cái gì là nhất định, không có chấp điều gì cả. Không có bốn điều là: không có riêng tư, không đoán phỏng chắc trước, không cố chấp, không vị mình.
Sinh hoạt vui: Người quân tử gặp cái gì cảm đến thì ứng thuận ngay, tự mình không có vui thú. Cách sửa việc làm của người quân tử là chưa đạt được cái chí thì vui ở cái ý muốn của mình, lúc đã đạt được rồi thì vui ở chỗ được. Cả đời lúc nào cũng vui, không có một ngày nào buồn. Kẻ tiểu nhân thì không thế. Khi chưa được thì lo không được, khi đã làm được rồi thì lo sợ mất cái đã được. Bởi thế chỉ lo suốt đời, không có một ngày nào vui cả.
Khổng tử khen thấy Nhan Hồi: Hiền vậy thay Nhan Hồi, một giỏ cơm, một bầu nước ở chỗ nhỏ hẹp, người khác thì lo buồn không chụi được thế mà Nhan Hồi không bao giờ đổi cái vui của mình. Hiền vây thay Nhan Hồi!
Khổng tử tự bạch: Ta làm người, có việc gì chưa nghĩ ra thì nghĩ đên quên ăn, quên ngủ; nghĩ ra rồi thì vui quên mất cái lo, không biết cái già sắp đến!
QUÂN TỬ VÀ TIỂU NHÂN
Lúc đầu chữ quân tử chỉ những người có địa vị tôn quý, tiểu nhân chỉ dân thường, không có địa vị gì trong xã hội. Không tử nói: Quân tử học đạo thì yêu người, tiểu nhân học đạo thì dễ khiến. Quân tử chuộng nghĩa dũng, Quân tử có dũng mà không có nghĩa thì làm loạn; tiểu nhân có dũng mà không có nghĩa thì đứa ăn trộm.
Về sau nghĩa quân tử và tiểu nhân mở rộng ra. Quân tử là người có đức hạnh tôn quý và gọi tiểu nhân là người có chí khí hèn hạ. Vậy quân tử theo nghĩa rộng thì dẫu bần hàn cùng khổ cũng là quân tử, tiểu nhân dù có quyền cao chức trọng vẫn là tiểu nhân. Người làm quân tử không làm nho tiểu nhân!
Quân tử hiểu rõ chưng nghĩa, tiểu nhân hiểu rõ chưng lợi.
Quân tử thì trung dung, tiểu nhân thì trái trung dung
Quân tử cầu ở mình, tiểu nhân cầu ở người.
Quân tử thư thái mà không kiêu căng, tiểu nhân kiêu căng mà không thư thái.
Quân tử hòa với mọi người mà không hùa với ai, tiểu nhân thì hùa với mọi người mà không hòa với ai!
Quân tử không đảng phái.
Quân tử chung khắp mọi người mà không tây vị, tiểu nhân tây vị mà không chung.
Quân tử bao giờ trong bụng cũng phẳng lồng lộng, tiểu nhân bao giờ trong bụng cũng lo ngay ngáy.
Quân tử cố giữ lúc khốn cùng, tiểu nhân lúc khốn cùng thì làm bậy.
Quân tử có thể không biết được cái nhỏ nhưng nhận bết được cái lớn; tiểu nhân không có thể chịu được cái lớn mà có thể biết được cái nhỏ.
Quân tử làm điều hay cho mọi người không làm cái ác cho người; tiểu nhân không như vậy.
Quân tử dễ thờ mà khó làm đẹp lòng kịp đến dùng người thì tùy tài mà dùng; tiểu nhân khó thờ mà dễ làm đẹp lòng, vì không lấy đạo làm cho đẹp lòng kịp đến dùng người thì cầu toàn ích kỷ.
Quân tử thì không thể bất nhân, chưa có tiểu nhân mà có người có nhân đấy.
Khổng tử chia nhân loại ra làm hai hạng người như vậy.
Quân tử chủ ở sự theo thiên lý để làm những điều công chính; tiểu nhân chủ ở sự theo tư dục để làm những điều tà khúc. Một đường thì làm để tôn phẩm giá mình lên, một đằng thì hạ phẩm giá mình xuống. Ai muốn theo đường nào thì cũng tùy cái chí của mìnhử
Người quân tử làm gì cũng theo đạo lý, tự xét mình thành tâm thì còn lo lắng điều gì nữa.
Người quân tử lấy sự học đạo làm gốc cho nên chỉ lo không đạt tới đạo chớ không lo lợi lộc hay không có lợi lộc.
Quân tử làm việc gì cũng được, chứ không chỉ một tài một nghề mà thôi.
Quân tử nghiêm trang mà không tranh với ai, hợp quần với mọi người mà không bè đảng.
Quân tử không tranh gì cả mà có tranh nữa thì chỉ có việc bắn thì mà thôi!
Quân tử nói chậm mà làm thì nhanh.
Quân tử giữ bền cái chí theo lẽ minh chính không bao giờ thay đổi.
Quân tử giao lưu với mọi người, trên thì không nịnh, dưới không khinh rẻ, vị tha.
Quân tử xem cơ trời mà suy xét.
Quân tử chủ ở sự kính để giữa tâm tính thăng bằng, giữ điều nghĩa để các việc ở ngoài cho có khuôn phép.
Quân tử lấy nghĩa làm cốt, lấy để mà làm, lấy khiêm tốn mà thi thố ra, lấy lòng tín mà thành tựu.
Quân tử cử động có thể đời đời làm đạo cho thiên hạ, hành vi có thể đời đời làm khuôn cho thiên hạ, nói năng có thể đời đời làm chuẩn mực cho thiên hạ; người ở xa thì trông mong, người ở gần thì không nhàm chán.
Đạo của quân tử nhạt mà không chán, giản dị mà có văn vẻ, ôn hòa mà hợp lý.
Quân tử không hậu trọng thì không uy nghiêm, học không kiên cố, chủ ở sự trung tín, không bạn với những người không làm việc nhân đức như mình.
Quân tử luôn luôn cầu thị, như người tập bắn bia nếu không trúng đích thì tự xét lại mình.
Quân tử thấy điều thiện thì phải làm, thấy điều ác thì phải sợ hãi như thò tay vào nước sôi, cương quyết chống lại.
Quân tử cái gì biết thì cho là biết, cái gì không biết thì nói là không biết, đấy chính là sự biết.
Quân tử làm văn - chất hơn văn thì quê mùa,văn hơn chất thì kém lòng thành thực, văn chất đều nhau nhiên hậu mới là quân tử.
Làm quân tử rất khó. Quân tử thấy lợi thì nghĩ đến nghĩa, thấy sự nguy cấp thì trao mệnh mình mà chống lại, lời giao ước lâu năm mà không quên.
Đức hạnh của bậc thánh nhân là đạt cái lý của tình tinh, suốt cái kiến của vật loại, biết cái cớ của u minh, rõ cái nguồn của hồn phách sống chết,
SỰ HỌC VẤN CỦA QUÂN TỬ
Người xưa nói: Ngọc không mài dũa không thành ngọc đẹp, người không học không biết đạo nghĩa!
Thầy Tử Lộ nói: Người quân tử học để hiểu rõ đạo nghĩa. Người ta học dể hiểu đạo nghĩa biết cách sống tốt đẹp, để có phẩm giá đạo đức hơn người!
Không tử nói: Quân tử tiến đức tu nghiệp. Trung tín là để tiến đức, tu tỉnh ngôn từ, lập cái thành thực của minh là để giữ vững cái nghiệp mình theo. Biết chỗ đến mà đến chỗ ấy tức là đến gần cái đức, biết chỗ cuối cùng mà suốt đời giữ vững là có thể gĩ cho tròn cái nghĩa.
Người đi học vào thì hiếu ra thì đễ, cần mà tin, yêu mến mọi người mà than cận ngời có nân, làm được những điều ấy rồi thừa sức mới học văn!
Người muốn có nhân mà không học thì bị cái ngu che mờ, muôn có tri thức mà không học thì bị cái cao vọng che mờ, muốn tín mà không muốn học thì bị ngu ngĩa che mờ, muốn liêm trực mà không học thì bị cái ngang ngạnh che mờ, muốn dũng mà không học thì bị cái loạn che mờ, muốn cương mà không muốn học thì bị cái táo bạo kinh suất che mờ.
Nhân, trí, đức, tín, dũng, cương đều là đức tốt. Muốn có những đức ấy thì phải rèn luyện và phải học.
Khổng tử là người chuyên cần vê việc học. Ông nói: Ta suốt ngày không ăn, suốt đêm không ngủ để suy nghĩ, vô ích, không bằng học. Học mà không suy nghĩ chẳng hiểu gì thì mờ tối; nghĩ mà không học thì khó nhọc mất công không. Học cho rộng, hói cho kỹ, nghĩ cho cẩn thận, phản biện cho sáng rõ sắc sảo làm cho hết sức. Có điều không học nhưng đã học thì học cho đến nơi đến chốn; có điều không hỏi nhưng đã hỏi thì phải hỏi cho rõ; có điều không nghĩ nhưng đã nghĩ thì phải nghĩ cho hết lý; có điều không phản biện nhưng đã phản biện thì phải minh bạch thấu tình đạt lý. Người ta dụng công một, ta phải dụng công mười. Ta dụng công mười mà không đạt thì phải cố gắng gấp nghìn lần để đến thành công thì thôi.
Nếu quyết tâm theo đạo ấy, thì tuy ngu rồi cũng thành ra sáng,
Yếu đuối cũng thành ra khỏe mạnh.
Có thể bắt được mãnh tướng trong đám ba quân, mà không thể cướp được cái chí của đứa thất phu.
Người quân tử ăn không cầu no, ở không câu yên, làm công việc thì mau mắn, nói điều gì thì cẩn thận, tìm người có đạo mà học để làm phong phú ngôn ngữ và hành vi của mình.
Học mà không nghĩ đến cầu danh cầu lợi thì mới là cái học của người quân tử.
Tu thân: Muốn sửa mình cho thành người, có đức hạnh hoàn toàn thì trước hết phải giữ cái tâm mình cho chính nghĩa, cái ý của mình cho ngay trực thì mới cách vật trí tri được.
Tâm đã chính, ý đã thành thì tự nhiên cái lương tri, lương năng của mình, tức là cái minh đức của mình thành ra mẫn nhuệ, xem xét điều gifd cũng hiểu rõ chỗ sâu xa mà làm điều gì cũng hay, đối phó cảnh huống nào cũng tốt, đắc kỳ trung,có điều hòa có bình hành rất hợp với đạo lý!
Thầy Tăng Tử nói: Giàu thì hiện ra ở nhà, có đức thì hiện ra ở người, trong bụng quảng đãng thì than thể ung dung, vẻ mặt thư thái. Bởi thế người quân tử phải giữ cái ý của mình cho thành thực.
Huế năm 1976 – 1977
Đỗ Hoàng
(còn nữa)
Khổng tử nói: Cương trực, nghiêm nghị, chất phác là gần dân; “xảo ngôn lịnh sắc tiển hỹ nhân” – nói khéo và sửa nét mặt cùng hình dáng bề ngoài là ít có nhân vậy!
Quân tử trong khoảng bữa ăn cũng không trái nhân, vội vàng cũng phải theo nhân, khó khăn trắc trở cũng phải theo nhân. Nếu bậc thánh và bậc nhân ta (Khổng tử) ta sao dám thất lễ.
Người chí sỹ bậc đạo nhân không ai cầu sống mà hại đạo nhân! Chỉ có kẻ giết mình mà làm cho thành đạo nhân.
Thầy Tăng Tử nói rằng: - Người đi học phải nên có lòng kiên nhẫn, việc thì nặng mà đường thì xa, lấy đạo nhân làm việc phải làm của mình thì có phải là việc nặng không? Theo làm đạo nhân cho đến chết mới thôi, thì có phải là xa không?
THIÊN MỆNH
Thiên mệnh hay là đế mệnh.
Không biết mệnh trời thì không lấy gì làm quân tử! Người quân tử cứ an mà làm điều lành, điều phải dẫu thế nào cũng ó cái mệnh của trời, không nên oán trời và giận người. Trên không oán trời, dưới không trách người, cứ bình dị mà đợi mệnh.
Tri mệnh: Ngũ thập tri thiên mệnh – Năm mươi tuổi ta mới biết được mệnh trời, mệnh mình! Việc hành động của trời rất mạnh, người quân tử phải theo mà tự cường không nghỉ.
Trời sinh ra muôn vật, nhân cái tài lực của từng vật mà đôn đốc thêm vào , cho nên vật nào có thể vun đắp được thì vun đắp vào cho tốt lên, vật nào nghiêng lệch thì làm cho đổ nát đi.
Quỷ thần: Quỷ thần là cái khí thiêng liêng trong trời đất, tuy mắt ta không trông thấy, tai ta không nghe thấy nhưng vẫn thể được cả muôn vật, không sót một vật nào, đâu đâu cũng như ở trên đầu ta, ở bên phải, bên trái.
Ta đã cầu nguyện lâu rồi!
Nếu ai là người bất nhân, bất nghĩa làm những điều trái đạo phải tội vớí trời thì dẫu có cầu nguyện quanh năm cũng chẳng ich gì.
Người có nghĩa vụ làm việc nghĩa của người, còn quỷ thần thì kính mà xa ra!
Kính và thành: Khổng tử tin là có trời và có quỷ thần. Trời không thân với ai, chỉ thân với người hay kính. Trời không đứng về phe nào, trời chỉ đứng về phúa cái thiện!
Kinh thư viết: Quỷ thần không thường chứng giám cho ai, chỉ chứng giám cho kẻ hay thành. Vậy chỉ có kính và thành mới động đến trời và quỷ thần.
Người quân tử sợ mệnh trời, lấy kính mà sửa mình. Kính, thành là cái gốc luân lý của Nho giáo.
Sự sinh tử: Người ta sinh ra có khí, có hồn, có phách. Khí, hồn, phách hội lại gọi là sinh. Người ta ở đời có mệnh, có có tính, có sống, có chết. Chia một phần trong đạo tự nhiên của trời đất ra gọi là mệnh; rõ hình ra ở cái lý nhất quán ai cũng như ai, gọi là tính, biến hóa ở âm dương mà thành ra có tượng có hình gọi là sinh, hóa đến cùng, sổ hết gọi là tử. Cho nên mệnh là cái bắt đầu của tính, tử là cái cuối cùng của sinh. Có cái bắt đầu thì tất nhiên phải có cái cuối cùng. Vậy chết không phải là đã hết, chỉ hết cái hình hài mà thôi, còn cái khí tinh anh, tức là tinh thần thì lại về chỗ sáng rõ ở trong vũ trụ. `
Cổ nhân nói: Ba vua ở trên trời. Vua Văn vương nghiêng xuống bên các tả hữu bàn chuyện thánh thần, ma quỷ đẻ quảng bá cho thần dân được rõ..
Cho nên nói người chết là mất hẳn, không biết gì nữa là điều bất nhân, không nên theo; cho người chết là còn biết như lúc sống là bất trí, không nên theo. Ta đừng nên thờ cũng bậy bạ, nếu không phải bậc minh chính đáng thờ, đáng cúng thì không thờ cúng. Không phải cha mẹ, tổ tiên mình mà thờ cúng gọi là siểm (nịnh hót, ton hót)
Thành thực là đạo Trời, giữ cho được thành thực là đạo Người! Bới thế tánh nhân dạy người ta: vui theo đạo Trời và biết mệnh Trời cho nên không lo, tùy chỗ mà an, mà đôn đốc điều nhân cho nên có lòng yêu mến muôn loài, vạn vật!
ĐẠO CỦA KHỔNG TỬ
Cố nhân nói: Đức Trọng Ni tổ thuật đạo từ vua Nghiêu, vua Thuấn, bắt chước phép vua Văn, vua Võ, trên theo Trời mà quyền biến, dưới tùy thủy thổ mà an vui! Ở trong đạo ấy muôn vật đều hóa dục mà không hại lẫn nhau, các đạo đều thi hành mà không trái nhau. Đức nhỏ thì phân minh như nước sông chảy; đức lớn thì đôn hậu mà sinh hóa vô cùng.
Đạo của Ngài khoan hoằng quảng đại như thế mà lại theo cái tông chỉ chí công, chí chính, chủ ở sự làm điều lành điều phải, bao giờ cũng dễ dàng ung dung, không cố chấp điều gì. Dẫu đối với đạo khác Ngài cũng không công kích.
Không tử nói: Công kích đạo khác là chỉ hại mà thôi!
Đạo của Không tử, tuy nhận có quỷ thần, công nhận sự sống chết nhưng không lấy việc quỷ thần mà đặt ra những điều mê tín, không lấy sự sống chết mà huyền hoặc lòng người. Ngài chỉ cốt lấy nhân, nghĩa, lễ, trí, hiếu đễ trung tín làm đạo thường. Ba cái cương lĩnh: minh minh đức, thân nhân, chỉ ư, chí thiện là cái quan niệm sự học trong đạo Khổng! Đạo của Không tử lấy hai chữ CHÍ THIỆN làm cực điểm.Từ đầu chí cuối chỉ có một mối, chủ lấy tthieen lý làm gốc, dùng hiếu đễ, lễ nhạc mà khiến người ta tiến lên đến ậc nhân.
Không tử nói: Đạo ta suốt từ đầu chí cuối chỉ có một mà thôi!
Trời phú cho gọi là tính,theo tính gọi là đạo, sửa đạo gọi là giáo. Đã là đạo thì không giây phút nào xa lìa được. Nếu xa lìa ra được thì không gọi là Đạo nữa!
Đạo không xa bản tính của người ta, nếu theo đạo để cho xa bản tính người ta thì không phải là đạo.
Thầy Tử Tư nói: Đạo của người quân tử rộng rãi, dễ hiểu mà có phần tinh vi, ẩn khuất không tyheer biết hết được. Đứa thất phu, thất phụ cũng có tể biết được, nhưng biết cho đến cùng cực, thì tuy thánh nhân cũng có điều không biết được. Đứa thất phu, thất phụ không có tài năng gì cũng có thể làm được, nhưng làm cho đến cùng cực gì tuy thánh nhân thì cũng có điều không làm được. Đạo người quân tử lập mối đầu ở những điều nhỏ mọn tầm thường của những kẻ thất phu, thất phụ biết được làm được mà lên đến cùng cực thì xét rõ việc trời đất.
Khổng tử nói: Đạo ta theo đến cùng chí thiện, chí mỹ, trong đạo có cái vui thú vô cùng, ai nghe một lần thì dẫu chết thì cũng không uống một đời. Buổi sáng nghe mà ểu được đạo, buổi tối chết cũng vừa lòng! Ta không nhận cái gì là nhất định, không có chấp điều gì cả. Không có bốn điều là: không có riêng tư, không đoán phỏng chắc trước, không cố chấp, không vị mình.
Sinh hoạt vui: Người quân tử gặp cái gì cảm đến thì ứng thuận ngay, tự mình không có vui thú. Cách sửa việc làm của người quân tử là chưa đạt được cái chí thì vui ở cái ý muốn của mình, lúc đã đạt được rồi thì vui ở chỗ được. Cả đời lúc nào cũng vui, không có một ngày nào buồn. Kẻ tiểu nhân thì không thế. Khi chưa được thì lo không được, khi đã làm được rồi thì lo sợ mất cái đã được. Bởi thế chỉ lo suốt đời, không có một ngày nào vui cả.
Khổng tử khen thấy Nhan Hồi: Hiền vậy thay Nhan Hồi, một giỏ cơm, một bầu nước ở chỗ nhỏ hẹp, người khác thì lo buồn không chụi được thế mà Nhan Hồi không bao giờ đổi cái vui của mình. Hiền vây thay Nhan Hồi!
Khổng tử tự bạch: Ta làm người, có việc gì chưa nghĩ ra thì nghĩ đên quên ăn, quên ngủ; nghĩ ra rồi thì vui quên mất cái lo, không biết cái già sắp đến!
QUÂN TỬ VÀ TIỂU NHÂN
Lúc đầu chữ quân tử chỉ những người có địa vị tôn quý, tiểu nhân chỉ dân thường, không có địa vị gì trong xã hội. Không tử nói: Quân tử học đạo thì yêu người, tiểu nhân học đạo thì dễ khiến. Quân tử chuộng nghĩa dũng, Quân tử có dũng mà không có nghĩa thì làm loạn; tiểu nhân có dũng mà không có nghĩa thì đứa ăn trộm.
Về sau nghĩa quân tử và tiểu nhân mở rộng ra. Quân tử là người có đức hạnh tôn quý và gọi tiểu nhân là người có chí khí hèn hạ. Vậy quân tử theo nghĩa rộng thì dẫu bần hàn cùng khổ cũng là quân tử, tiểu nhân dù có quyền cao chức trọng vẫn là tiểu nhân. Người làm quân tử không làm nho tiểu nhân!
Quân tử hiểu rõ chưng nghĩa, tiểu nhân hiểu rõ chưng lợi.
Quân tử thì trung dung, tiểu nhân thì trái trung dung
Quân tử cầu ở mình, tiểu nhân cầu ở người.
Quân tử thư thái mà không kiêu căng, tiểu nhân kiêu căng mà không thư thái.
Quân tử hòa với mọi người mà không hùa với ai, tiểu nhân thì hùa với mọi người mà không hòa với ai!
Quân tử không đảng phái.
Quân tử chung khắp mọi người mà không tây vị, tiểu nhân tây vị mà không chung.
Quân tử bao giờ trong bụng cũng phẳng lồng lộng, tiểu nhân bao giờ trong bụng cũng lo ngay ngáy.
Quân tử cố giữ lúc khốn cùng, tiểu nhân lúc khốn cùng thì làm bậy.
Quân tử có thể không biết được cái nhỏ nhưng nhận bết được cái lớn; tiểu nhân không có thể chịu được cái lớn mà có thể biết được cái nhỏ.
Quân tử làm điều hay cho mọi người không làm cái ác cho người; tiểu nhân không như vậy.
Quân tử dễ thờ mà khó làm đẹp lòng kịp đến dùng người thì tùy tài mà dùng; tiểu nhân khó thờ mà dễ làm đẹp lòng, vì không lấy đạo làm cho đẹp lòng kịp đến dùng người thì cầu toàn ích kỷ.
Quân tử thì không thể bất nhân, chưa có tiểu nhân mà có người có nhân đấy.
Khổng tử chia nhân loại ra làm hai hạng người như vậy.
Quân tử chủ ở sự theo thiên lý để làm những điều công chính; tiểu nhân chủ ở sự theo tư dục để làm những điều tà khúc. Một đường thì làm để tôn phẩm giá mình lên, một đằng thì hạ phẩm giá mình xuống. Ai muốn theo đường nào thì cũng tùy cái chí của mìnhử
Người quân tử làm gì cũng theo đạo lý, tự xét mình thành tâm thì còn lo lắng điều gì nữa.
Người quân tử lấy sự học đạo làm gốc cho nên chỉ lo không đạt tới đạo chớ không lo lợi lộc hay không có lợi lộc.
Quân tử làm việc gì cũng được, chứ không chỉ một tài một nghề mà thôi.
Quân tử nghiêm trang mà không tranh với ai, hợp quần với mọi người mà không bè đảng.
Quân tử không tranh gì cả mà có tranh nữa thì chỉ có việc bắn thì mà thôi!
Quân tử nói chậm mà làm thì nhanh.
Quân tử giữ bền cái chí theo lẽ minh chính không bao giờ thay đổi.
Quân tử giao lưu với mọi người, trên thì không nịnh, dưới không khinh rẻ, vị tha.
Quân tử xem cơ trời mà suy xét.
Quân tử chủ ở sự kính để giữa tâm tính thăng bằng, giữ điều nghĩa để các việc ở ngoài cho có khuôn phép.
Quân tử lấy nghĩa làm cốt, lấy để mà làm, lấy khiêm tốn mà thi thố ra, lấy lòng tín mà thành tựu.
Quân tử cử động có thể đời đời làm đạo cho thiên hạ, hành vi có thể đời đời làm khuôn cho thiên hạ, nói năng có thể đời đời làm chuẩn mực cho thiên hạ; người ở xa thì trông mong, người ở gần thì không nhàm chán.
Đạo của quân tử nhạt mà không chán, giản dị mà có văn vẻ, ôn hòa mà hợp lý.
Quân tử không hậu trọng thì không uy nghiêm, học không kiên cố, chủ ở sự trung tín, không bạn với những người không làm việc nhân đức như mình.
Quân tử luôn luôn cầu thị, như người tập bắn bia nếu không trúng đích thì tự xét lại mình.
Quân tử thấy điều thiện thì phải làm, thấy điều ác thì phải sợ hãi như thò tay vào nước sôi, cương quyết chống lại.
Quân tử cái gì biết thì cho là biết, cái gì không biết thì nói là không biết, đấy chính là sự biết.
Quân tử làm văn - chất hơn văn thì quê mùa,văn hơn chất thì kém lòng thành thực, văn chất đều nhau nhiên hậu mới là quân tử.
Làm quân tử rất khó. Quân tử thấy lợi thì nghĩ đến nghĩa, thấy sự nguy cấp thì trao mệnh mình mà chống lại, lời giao ước lâu năm mà không quên.
Đức hạnh của bậc thánh nhân là đạt cái lý của tình tinh, suốt cái kiến của vật loại, biết cái cớ của u minh, rõ cái nguồn của hồn phách sống chết,
SỰ HỌC VẤN CỦA QUÂN TỬ
Người xưa nói: Ngọc không mài dũa không thành ngọc đẹp, người không học không biết đạo nghĩa!
Thầy Tử Lộ nói: Người quân tử học để hiểu rõ đạo nghĩa. Người ta học dể hiểu đạo nghĩa biết cách sống tốt đẹp, để có phẩm giá đạo đức hơn người!
Không tử nói: Quân tử tiến đức tu nghiệp. Trung tín là để tiến đức, tu tỉnh ngôn từ, lập cái thành thực của minh là để giữ vững cái nghiệp mình theo. Biết chỗ đến mà đến chỗ ấy tức là đến gần cái đức, biết chỗ cuối cùng mà suốt đời giữ vững là có thể gĩ cho tròn cái nghĩa.
Người đi học vào thì hiếu ra thì đễ, cần mà tin, yêu mến mọi người mà than cận ngời có nân, làm được những điều ấy rồi thừa sức mới học văn!
Người muốn có nhân mà không học thì bị cái ngu che mờ, muôn có tri thức mà không học thì bị cái cao vọng che mờ, muốn tín mà không muốn học thì bị ngu ngĩa che mờ, muốn liêm trực mà không học thì bị cái ngang ngạnh che mờ, muốn dũng mà không học thì bị cái loạn che mờ, muốn cương mà không muốn học thì bị cái táo bạo kinh suất che mờ.
Nhân, trí, đức, tín, dũng, cương đều là đức tốt. Muốn có những đức ấy thì phải rèn luyện và phải học.
Khổng tử là người chuyên cần vê việc học. Ông nói: Ta suốt ngày không ăn, suốt đêm không ngủ để suy nghĩ, vô ích, không bằng học. Học mà không suy nghĩ chẳng hiểu gì thì mờ tối; nghĩ mà không học thì khó nhọc mất công không. Học cho rộng, hói cho kỹ, nghĩ cho cẩn thận, phản biện cho sáng rõ sắc sảo làm cho hết sức. Có điều không học nhưng đã học thì học cho đến nơi đến chốn; có điều không hỏi nhưng đã hỏi thì phải hỏi cho rõ; có điều không nghĩ nhưng đã nghĩ thì phải nghĩ cho hết lý; có điều không phản biện nhưng đã phản biện thì phải minh bạch thấu tình đạt lý. Người ta dụng công một, ta phải dụng công mười. Ta dụng công mười mà không đạt thì phải cố gắng gấp nghìn lần để đến thành công thì thôi.
Nếu quyết tâm theo đạo ấy, thì tuy ngu rồi cũng thành ra sáng,
Yếu đuối cũng thành ra khỏe mạnh.
Có thể bắt được mãnh tướng trong đám ba quân, mà không thể cướp được cái chí của đứa thất phu.
Người quân tử ăn không cầu no, ở không câu yên, làm công việc thì mau mắn, nói điều gì thì cẩn thận, tìm người có đạo mà học để làm phong phú ngôn ngữ và hành vi của mình.
Học mà không nghĩ đến cầu danh cầu lợi thì mới là cái học của người quân tử.
Tu thân: Muốn sửa mình cho thành người, có đức hạnh hoàn toàn thì trước hết phải giữ cái tâm mình cho chính nghĩa, cái ý của mình cho ngay trực thì mới cách vật trí tri được.
Tâm đã chính, ý đã thành thì tự nhiên cái lương tri, lương năng của mình, tức là cái minh đức của mình thành ra mẫn nhuệ, xem xét điều gifd cũng hiểu rõ chỗ sâu xa mà làm điều gì cũng hay, đối phó cảnh huống nào cũng tốt, đắc kỳ trung,có điều hòa có bình hành rất hợp với đạo lý!
Thầy Tăng Tử nói: Giàu thì hiện ra ở nhà, có đức thì hiện ra ở người, trong bụng quảng đãng thì than thể ung dung, vẻ mặt thư thái. Bởi thế người quân tử phải giữ cái ý của mình cho thành thực.
Huế năm 1976 – 1977
Đỗ Hoàng
(còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét