Nguyễn Văn Bạo - Bầm dập một kiếp người
Thứ ba - 30/06/2015 02:54
Đỗ Hoàng
NGUYỄN VĂN BẠO – BẦM DẬP MỘT KIẾP NGƯỜI
Kỹ sư Thương Mai Nguyễn Văn Bạo
Nước ta có hai trường Đại học danh tiếng là trường Đại học Tổng hợp Văn (nay là Đại học khoa học Xã hội – Nhân văn) và trường Đại học Thương nghiệp (nay là trường Đại học Thương Mai), nơi ấy có nhiều người trở thành nhà văn, nhà thơ tên tuổi, chính khách hàng đầu, nhà kinh tế tài năng, nhà quản lý năng động…nhưng cũng có người tuy tốt nghiệp đại học ở các trường ấy rồi nhưng cuộc đời cũng bầm dập chìm nổi không khác gì thảo dân!
Tôi có dịp viết bài giới thiệu khóa học Đại học Tổng hợp Văn năm 1964-1967 trên báo Giáo & Thời đại nên biết khóa này có người làm nên phụ quốc (cha nước) như Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, có người là nông dân chân lấm tay bùn như Trần Văn Kiểm. Còn khóa học Đại học Thương nghiệp năm 1968-1972 tôi biết đến là vì nhiều bạn cùng quê, cùng học phổ thông với tôi vào học trường này như Ngô Minh Khôi (nhà thơ Ngô Minh), Võ Thị Minh Diệt, Phạm Thị Liên, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Như Khai, Nguyễn Văn Bạo…
Theo tôi, trường Đại học Thương Mại nổi tiếng vinh dự với bà Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nước, Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo đã đành, nhưng nổi tiếng nhất là một trường kinh tế chính thống mà lại có một nhà thơ tài danh là Ngô Minh (Ngô Minh Khôi). Thật là một vinh dự “đặc cách” cho trường!
Trường Đại học Thương Mai có người làm nên Mẫu quốc (mẹ nước) như Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nước, thì có người như Nguyễn Văn Bạo làm dân thường cùng đinh, cơ cực, một cựu sinh viên tốt nghiệp đại học – bộ đội chống Mỹ, sỹ quan điều khiển tên lửa có một phận đời bầm dập vô cùng bi thương còn hơn Trần Văn Kiểm bên trường Đại học Tổng Văn, đó là Nguyễn Văn Bạo!
Bạo học dở năm thứ ba thì nhập ngũ. Anh vào bộ đội tên lửa đi chiến trường A, B (miền Bắc, miền Nam), sau đó về học lại ở hai ba khóa sau. Tốt nghiệp Đại học Thương Mại, anh về Bình Trị Thiên công tác một thời gian thì vướng vào một thương vụ, mắc tội lao lý bốn năm năm mới thoát vòng. Cuộc đời anh từ đó trôi nổi phận bèo bầm dập của một kẻ cùng đinh.
Tôi và Bạo cùng huyên Lệ Thủy. Bạo ở xã Ngư Thủy (xã cũ). Xã Bạo còn có Ngô Minh Khôi (nhà thơ Ngô Minh), Ngô Văn Vựng cùng học chung một lớp từ lớp 9 đến tốt nghiệp lớp 10 niên khóa 1967-1968
Bạo, Khôi, Vựng đều quê biển nên họ mang tính cách phóng khoáng, thẳng thắn cương trực ăn sóng nói gió. Tính cách hình thành từ tuổi thơ cho đến trọn đời. Về học lực, Khôi trội hơn, Khôi giỏi cả văn lẫn cả toán, Bạo, Vựng khiêm nhường hơn. Bù lại, Bạo rất nhiều tài vặt, cắt tóc, đóng sổ sách, làm bếp làm tượng…
Bạo, Khôi đều vào Đại học Thương nghiệp, học cùng khoa, ở cùng phòng. Bạo học năm thứ ba thì nhập ngũ. Khôi năm thứ tư mới nhập ngũ. Bạo vào đơn vị bộ đội tên lửa. Đầu thập kỷ 70 đơn vị tôi và đơn vị Bạo đều ra chiến trường, hai anh em gặp nhau ở tuyến dường 20, biên giới Việt – Lào. Vui lắm, mừng lắm. Đơn vị tôi pháo vác (cối 60) nhìn đơn vị tên lửa của Bạo nể lắm, thấy sang lắm. Bạo đi đứng mạnh mẽ, tác phong con nhà lính.
Khi chiến tranh kết thúc, sau giải phóng miền Nam 1975 độ bốn dăm năm, tôi về làm phóng viên báo Dân (cơ quan của tỉnh Đảng bộ Bình Trị Thiên) thì nghe tin Bạo vướng vào một thương vụ phải ra pháp đình và thân buộc vào lao lý.
Năm 1982 khi mình xử tử Mười Vân, trưởng ty công an Đồng Nai, công an Bình Trị Thiên mời một số nhà báo, văn nghệ sỹ đi thăm các nhà tù giam giữ các đối tượng trong tỉnh nhằm tuyên truyền chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước đối với tù nhân.
Sau khi thăm trại Bình Điền (Thừa Thiên), Hoàn Cát (Quảng Trị), chúng tôi được mới ra trại Đồng Sơn (Quảng Bình). Trại Đồng Sơn chỉ giam giữ đối tượng tù kinh tế. Ở Trại Đồng Sơn tôi gặp hai nhân vật thật là “đặc biêt”. Một là gặp một học sinh cũ đang chịu án tù, hai là gặp Bạo trong nhóm tù lao động cải tạo đang bơi trên hồ thủy điện Đồng Sơn kéo gỗ về dựng lán ở.
Người học sinh cũ gặp tôi lễ phép chào thầy. Tôi động viên em cải tạo tốt để sớm ra tù. Anh em nhà báo, văn nghệ sỹ đùa tôi:
- Thầy thế này thì học sinh đi tù là phải rồi!
Còn Bạo không còn oai phong chàng sỹ quan tên lửa ngày xưa nữa mà là một người tù đúng nghĩa đen. Cái mặt vuông, cằm bạnh gồ lên, da đỏ nâu bóng trông rõ là một hảo hán phong trần. Tôi chỉ biết nói những điều cảm thông chía sẻ.
Bạo cười bất cần:
- Ai cũng mơ ô tô nhà lầu bạn ạ! Hôm nay phát động toàn trại đi rừng, chứ công việc chính của mình là cắt tóc cho trại. Nếu làm như thế này mình chết lâu rồi.
*
Hai ba năm sau, đang đêm ở khu tập thể Báo Dân số 2 – Phùng Hưng – Huế, khi vợ con tôi đã ngủ yên thì có tiếng gõ cửa. Tôi nhẹ nhàng ra mở cửa. Và không tin được trước mặt là Bạo. Bạo nói: - Tau vừa mới ra tù thăm vợ chồng mi một tí để tau đi!
Không để tôi nói điều gì, Bạo quay gót biến vào đêm tối. Huế lúc đó mùa đông nên lạnh rét lắm: “ Mưa Huế đã từng làm ướt áo/ Nỗi buồn bao kiếp thi nhân/ Tầng lá trong đêm gào ảo nảo/ Không manh áo mỏng bạn còn đi!...”
Rất may là độ hơn tháng sau, Bạo quay trở lại và bạn bè cùng học mới có điều kiện chia ngọt sẻ bùi với Bạo.
Tôi viết bài thơ: BẠN MỚI RA TÙ tặng Bạo
“Bây giờ mày về đây
Thế là mừng cái đã
Tù tội từng đọa đày
Mày vẫn trơ như đá
Da dẻ mày sạm lại
Mắt tóe lửa xiềng gông
Gặp nhau run lời nói,
Nước mắt đỏ hoe tròng.
Nào những thằng 9c
Có còn gì cho nó
Dù là cái mũ mê
Dù là quần áo cũ.
Đừng đắn đo gì nữa
Đời đè lên cổ mày
Giờ đã cất gánh nặng
Thì sống cùng tốp say.
Thằng Khôi vẫn như xưa
Làm thơ và làm việc
Thằng Hải vẫn như xưa
Học học và viết
Thằng Ty thì quên chết
Yêu đến là si mê
Sống mở lòng bè bạn
Nó chẳng cần thiết gì.
Thế là gắng mà sống
Cần quái gì nữa đâu
Rượu chia nhau vài chén
Bạn có đứa bạc đầu!
Huế 1982
*
Hồi ấy cán bộ công nhân viên chức ở tù về đang còn nặng nề lắm. Xin lại vào Nhà nước là một việc nan giải. Nhưng Bạo may mắn có Khôi đang là cán bộ tổ chức Ty Thương nghiệp Bình Trị Thiên, Khôi lại là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Khôi sống quảng giao, hào hiệp cởi mở, không màng chức quyền ham thơ phú nên ngay trong phòng Tổ chức của Ty Thương nghiệp tỉnh tiếng nói của Khôi cũng có trọng lượng. Sau một thời gian dư luận lắng xuống, Khôi đã bố trí cho Bạo làm cán bộ tổ chức ở phòng Thương nghiệp huyện Hương Phú (cạnh Huế). Thế là đời Bạo lên hương!. Ai cũng nghĩ thế. Vì thời ấy, thương nghiệp là chỗ hái ra vàng, giống như bây giờ Viettel, Dầu khí…
Độ một vài năm gì đó, Bạo bỏ về quê đánh cá. Khôi bào với bọn tôi, Bạo con đông, làm công chức lương không đủ sống. Bạo thích làm tiền tấn. Thế là Bạo thuộc bài “Ông lão đánh cá và con cá vàng”. Bạo trở về với biển cả của mình. Bạo chạy bơ (thuyền nan nhỏ) câu mực, đánh cá ven bờ nuôi vợ, nuôi con làm một ngư dân thực thụ.
Giữa năm 1986 đang học năm nhất Đại học Viêt văn Nguyễn Du, tôi bị cơ quan cũ cử người ra trường triệu về kỷ luật cách tuột luột mọi thứ, đuổi về địa phương vì tội làm hồ sơ giả.
Cùng quẩn, tôi lang thang ra quê Bạo tìm cách vượt biên. Hai đứa đã tính con nước, luồng lạch, thời tiết, thời điểm, lương thực nước nôi quảng đường đi đến đảo Hải Nam… và liều chết tìm đường sống.
Nhưng rủi cho tôi, tôi ra biển đến làng Bạo thì Bạo đi câu mực ngoài khơi xa. Đành quay về Huế và viết bài thơ RƯỢU BIỂN tặng Bạo.
“Rượu biển ngâm rắn biển
Một mình uống với đêm
Hai năm rồi mới đến
Không gặp bạn hàn huyên.
Bạn đang ngoài con sóng
Tảo tần cánh hải âu
Tôi nhận ra dáng bạn
Đốm lửa cuối trời sâu!
Quê mình vẫn như thế
Mỗi ngày chỉ hột cơm
Ra gặp lúc động bể
Khoai ăn chấm muôi không.
Đêm tôi nằm nghe sóng
Đập hoài như tiếng tim
Thương đời tôi đời bạn
Gãy cánh một đời chim.
Tấm lòng ta vẫn thế
Rượu đầy như biển đây
Bạn đến mặc sức uống
Đêm cùng sóng biển say!
1986
*
Sau đó cuộc sống ở làng biển cũng vô cùng đói khổ, Bạo phải vào Nam làm cửu vạn kiếm sống. Sau này nghe Bạo kể làm cửu vạn một phần sống chín phần chết. Dân cửu vạn tranh nhau việc làm, vác một bao tải mà có khi đánh nhau lõa máu đầu, có kẻ bị đánh chết. Bạo cũng bị đổ máu nhiều lần vì tranh bốc vác hàng trên bến tàu. Tấm bằng tốt nghiệp Đại học Thương nghiệp quý như vậy mà Bạo để cho nó nhàu nát lổ loang máu. Đến nỗi ngày hội trường, anh Đô Lương bạn học đại học buôn bán ở Ba Lan về nước dự hội trường nói với Bạo: “Tấm băng của mi để như mảnh giấy lau chảo”, tấm bằng tau, tau cất như cất vàng!
Bạo ra đi không ai biết, không ai hỏi. Xơ xác, tiêu điều, cô đơn tận cùnag. Nghe tin tôi rất xúc động,cảm thương, viết bài thơ CHIA LY tặng Bạo:
“Vợ con đành vứt bỏ
Mẹ già đi ăn mày
Một đứa con của biển
Không còn có từ nay.
Mày đi như là hết
Chiều buông nắng rợn người
Có con thuyền nằm chết
Không còn ngày ra khơi.
Ai lê chân trên cát?
Mẹ giá tấm thân gầy
Nước mắt người rơi xuống
Nhiều như nước biển này.
Chia ly không tiếng khóc
Trời xanh biển cứ xanh
Có con còng phơi xác
Bên mép sóng vô tình!
Ngày thường lên mỗi sáng
Đời thường vẫn miết trôi
Có ai người biết đến
Đứa con biển mất rồi!
Huế 1986
*
Hai năm trước, Bạo ra hội trường nhân kỷ niêm ba bốn mươi năm thành lập trường Đại học Thương Mai. Ngô Minh ốm không đi được, còn Võ Thị Minh Diệt, Phạm Thị Liên, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Như Khai, không hiểu lý do gì mà không về dự hội trường. Bạo có hai nhóm bạn, bạn cùng khoa cùng trường học năm 1968 như :Ngô Minh, Võ Thị Minh Diệt, Nguyễn Thị Doan, Nguyễn Bách Khoa, Đô Lương, chị Chắt… bạn cùng lớp sau khi đi bộ đội về học lại năm 1975 như anh Tạo, anh Định…Các bạn học của Bạo đều khá giả. Dân thương mại có khác. Anh Tạo ở khu biệt thự Linh Đàm gần nhà tôi, nhà cỡ triệu đô. Anh nói anh mua lại của Nguyễn Thị Doan cùng trường (Bà Doan, Phó Chủ tịch nước). Anh Đô Lương nhà ở đường Bạch Đằng và có nhà bên Ba Lan nữa. Ai cũng có ô tô biệt thự!
Các bạn cùng học cũ đều thông cảm chia sẻ nỗi mất mát của Bạo. Bạo được anh em quyên góp cho một ít tiền về quê mua thuyền, mua bơ để đánh cá. Cái quan trọng nhất là anh Đô Lương và anh em nói với bạn học Hiệu trưởng Nguyễn Bách Khoa lúc đó chứng nhận cho cái giấy sinh viên của trường đi bộ đội để địa phương xã Hải Thuỷ cho Bạo một miếng đất nhỏ cắm dùi, làm nhà.
Bạo nhờ tôi đến Bộ Tư lệnh Phòng không – Không quân xin chứng nhận phục vụ ở tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn a,b,c để làm chế độ. Nhưng rất tiếc đơn vị đã chuyển vào Nam và có trả lời là tìm không thấy tên Nguyễn Văn Bạo. Không hiểu sao giấy tờ lưu của bộ đội lại mất?
- Mình sống đến tuổi gần 70 là quý lắm, đáng chết từ lâu. Mình nuôi một con gà mái, mỗi ngày đẻ cho mình một quả trứng là mình sống được Hoàng ạ! - Bạo chân tình nói với tôi như vậy khi chia tay!
- Cút rượu nữa chứ - Tôi đùa.
- Đúng! Đúng, cút rượu nữa! – Bạo cười khả khả.
Con người có cần gì nhiều đâu. Sao con người lại tranh giành sống, hành hạ nhau, và giết nhau đến như vậy?
Hà Nội 30- 6-2015
Đ - H
NGUYỄN VĂN BẠO – BẦM DẬP MỘT KIẾP NGƯỜI
Kỹ sư Thương Mai Nguyễn Văn Bạo
Nước ta có hai trường Đại học danh tiếng là trường Đại học Tổng hợp Văn (nay là Đại học khoa học Xã hội – Nhân văn) và trường Đại học Thương nghiệp (nay là trường Đại học Thương Mai), nơi ấy có nhiều người trở thành nhà văn, nhà thơ tên tuổi, chính khách hàng đầu, nhà kinh tế tài năng, nhà quản lý năng động…nhưng cũng có người tuy tốt nghiệp đại học ở các trường ấy rồi nhưng cuộc đời cũng bầm dập chìm nổi không khác gì thảo dân!
Tôi có dịp viết bài giới thiệu khóa học Đại học Tổng hợp Văn năm 1964-1967 trên báo Giáo & Thời đại nên biết khóa này có người làm nên phụ quốc (cha nước) như Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, có người là nông dân chân lấm tay bùn như Trần Văn Kiểm. Còn khóa học Đại học Thương nghiệp năm 1968-1972 tôi biết đến là vì nhiều bạn cùng quê, cùng học phổ thông với tôi vào học trường này như Ngô Minh Khôi (nhà thơ Ngô Minh), Võ Thị Minh Diệt, Phạm Thị Liên, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Như Khai, Nguyễn Văn Bạo…
Theo tôi, trường Đại học Thương Mại nổi tiếng vinh dự với bà Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nước, Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo đã đành, nhưng nổi tiếng nhất là một trường kinh tế chính thống mà lại có một nhà thơ tài danh là Ngô Minh (Ngô Minh Khôi). Thật là một vinh dự “đặc cách” cho trường!
Trường Đại học Thương Mai có người làm nên Mẫu quốc (mẹ nước) như Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nước, thì có người như Nguyễn Văn Bạo làm dân thường cùng đinh, cơ cực, một cựu sinh viên tốt nghiệp đại học – bộ đội chống Mỹ, sỹ quan điều khiển tên lửa có một phận đời bầm dập vô cùng bi thương còn hơn Trần Văn Kiểm bên trường Đại học Tổng Văn, đó là Nguyễn Văn Bạo!
Bạo học dở năm thứ ba thì nhập ngũ. Anh vào bộ đội tên lửa đi chiến trường A, B (miền Bắc, miền Nam), sau đó về học lại ở hai ba khóa sau. Tốt nghiệp Đại học Thương Mại, anh về Bình Trị Thiên công tác một thời gian thì vướng vào một thương vụ, mắc tội lao lý bốn năm năm mới thoát vòng. Cuộc đời anh từ đó trôi nổi phận bèo bầm dập của một kẻ cùng đinh.
Tôi và Bạo cùng huyên Lệ Thủy. Bạo ở xã Ngư Thủy (xã cũ). Xã Bạo còn có Ngô Minh Khôi (nhà thơ Ngô Minh), Ngô Văn Vựng cùng học chung một lớp từ lớp 9 đến tốt nghiệp lớp 10 niên khóa 1967-1968
Bạo, Khôi, Vựng đều quê biển nên họ mang tính cách phóng khoáng, thẳng thắn cương trực ăn sóng nói gió. Tính cách hình thành từ tuổi thơ cho đến trọn đời. Về học lực, Khôi trội hơn, Khôi giỏi cả văn lẫn cả toán, Bạo, Vựng khiêm nhường hơn. Bù lại, Bạo rất nhiều tài vặt, cắt tóc, đóng sổ sách, làm bếp làm tượng…
Bạo, Khôi đều vào Đại học Thương nghiệp, học cùng khoa, ở cùng phòng. Bạo học năm thứ ba thì nhập ngũ. Khôi năm thứ tư mới nhập ngũ. Bạo vào đơn vị bộ đội tên lửa. Đầu thập kỷ 70 đơn vị tôi và đơn vị Bạo đều ra chiến trường, hai anh em gặp nhau ở tuyến dường 20, biên giới Việt – Lào. Vui lắm, mừng lắm. Đơn vị tôi pháo vác (cối 60) nhìn đơn vị tên lửa của Bạo nể lắm, thấy sang lắm. Bạo đi đứng mạnh mẽ, tác phong con nhà lính.
Khi chiến tranh kết thúc, sau giải phóng miền Nam 1975 độ bốn dăm năm, tôi về làm phóng viên báo Dân (cơ quan của tỉnh Đảng bộ Bình Trị Thiên) thì nghe tin Bạo vướng vào một thương vụ phải ra pháp đình và thân buộc vào lao lý.
Năm 1982 khi mình xử tử Mười Vân, trưởng ty công an Đồng Nai, công an Bình Trị Thiên mời một số nhà báo, văn nghệ sỹ đi thăm các nhà tù giam giữ các đối tượng trong tỉnh nhằm tuyên truyền chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước đối với tù nhân.
Sau khi thăm trại Bình Điền (Thừa Thiên), Hoàn Cát (Quảng Trị), chúng tôi được mới ra trại Đồng Sơn (Quảng Bình). Trại Đồng Sơn chỉ giam giữ đối tượng tù kinh tế. Ở Trại Đồng Sơn tôi gặp hai nhân vật thật là “đặc biêt”. Một là gặp một học sinh cũ đang chịu án tù, hai là gặp Bạo trong nhóm tù lao động cải tạo đang bơi trên hồ thủy điện Đồng Sơn kéo gỗ về dựng lán ở.
Người học sinh cũ gặp tôi lễ phép chào thầy. Tôi động viên em cải tạo tốt để sớm ra tù. Anh em nhà báo, văn nghệ sỹ đùa tôi:
- Thầy thế này thì học sinh đi tù là phải rồi!
Còn Bạo không còn oai phong chàng sỹ quan tên lửa ngày xưa nữa mà là một người tù đúng nghĩa đen. Cái mặt vuông, cằm bạnh gồ lên, da đỏ nâu bóng trông rõ là một hảo hán phong trần. Tôi chỉ biết nói những điều cảm thông chía sẻ.
Bạo cười bất cần:
- Ai cũng mơ ô tô nhà lầu bạn ạ! Hôm nay phát động toàn trại đi rừng, chứ công việc chính của mình là cắt tóc cho trại. Nếu làm như thế này mình chết lâu rồi.
*
Hai ba năm sau, đang đêm ở khu tập thể Báo Dân số 2 – Phùng Hưng – Huế, khi vợ con tôi đã ngủ yên thì có tiếng gõ cửa. Tôi nhẹ nhàng ra mở cửa. Và không tin được trước mặt là Bạo. Bạo nói: - Tau vừa mới ra tù thăm vợ chồng mi một tí để tau đi!
Không để tôi nói điều gì, Bạo quay gót biến vào đêm tối. Huế lúc đó mùa đông nên lạnh rét lắm: “ Mưa Huế đã từng làm ướt áo/ Nỗi buồn bao kiếp thi nhân/ Tầng lá trong đêm gào ảo nảo/ Không manh áo mỏng bạn còn đi!...”
Rất may là độ hơn tháng sau, Bạo quay trở lại và bạn bè cùng học mới có điều kiện chia ngọt sẻ bùi với Bạo.
Tôi viết bài thơ: BẠN MỚI RA TÙ tặng Bạo
“Bây giờ mày về đây
Thế là mừng cái đã
Tù tội từng đọa đày
Mày vẫn trơ như đá
Da dẻ mày sạm lại
Mắt tóe lửa xiềng gông
Gặp nhau run lời nói,
Nước mắt đỏ hoe tròng.
Nào những thằng 9c
Có còn gì cho nó
Dù là cái mũ mê
Dù là quần áo cũ.
Đừng đắn đo gì nữa
Đời đè lên cổ mày
Giờ đã cất gánh nặng
Thì sống cùng tốp say.
Thằng Khôi vẫn như xưa
Làm thơ và làm việc
Thằng Hải vẫn như xưa
Học học và viết
Thằng Ty thì quên chết
Yêu đến là si mê
Sống mở lòng bè bạn
Nó chẳng cần thiết gì.
Thế là gắng mà sống
Cần quái gì nữa đâu
Rượu chia nhau vài chén
Bạn có đứa bạc đầu!
Huế 1982
*
Hồi ấy cán bộ công nhân viên chức ở tù về đang còn nặng nề lắm. Xin lại vào Nhà nước là một việc nan giải. Nhưng Bạo may mắn có Khôi đang là cán bộ tổ chức Ty Thương nghiệp Bình Trị Thiên, Khôi lại là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Khôi sống quảng giao, hào hiệp cởi mở, không màng chức quyền ham thơ phú nên ngay trong phòng Tổ chức của Ty Thương nghiệp tỉnh tiếng nói của Khôi cũng có trọng lượng. Sau một thời gian dư luận lắng xuống, Khôi đã bố trí cho Bạo làm cán bộ tổ chức ở phòng Thương nghiệp huyện Hương Phú (cạnh Huế). Thế là đời Bạo lên hương!. Ai cũng nghĩ thế. Vì thời ấy, thương nghiệp là chỗ hái ra vàng, giống như bây giờ Viettel, Dầu khí…
Độ một vài năm gì đó, Bạo bỏ về quê đánh cá. Khôi bào với bọn tôi, Bạo con đông, làm công chức lương không đủ sống. Bạo thích làm tiền tấn. Thế là Bạo thuộc bài “Ông lão đánh cá và con cá vàng”. Bạo trở về với biển cả của mình. Bạo chạy bơ (thuyền nan nhỏ) câu mực, đánh cá ven bờ nuôi vợ, nuôi con làm một ngư dân thực thụ.
Giữa năm 1986 đang học năm nhất Đại học Viêt văn Nguyễn Du, tôi bị cơ quan cũ cử người ra trường triệu về kỷ luật cách tuột luột mọi thứ, đuổi về địa phương vì tội làm hồ sơ giả.
Cùng quẩn, tôi lang thang ra quê Bạo tìm cách vượt biên. Hai đứa đã tính con nước, luồng lạch, thời tiết, thời điểm, lương thực nước nôi quảng đường đi đến đảo Hải Nam… và liều chết tìm đường sống.
Nhưng rủi cho tôi, tôi ra biển đến làng Bạo thì Bạo đi câu mực ngoài khơi xa. Đành quay về Huế và viết bài thơ RƯỢU BIỂN tặng Bạo.
“Rượu biển ngâm rắn biển
Một mình uống với đêm
Hai năm rồi mới đến
Không gặp bạn hàn huyên.
Bạn đang ngoài con sóng
Tảo tần cánh hải âu
Tôi nhận ra dáng bạn
Đốm lửa cuối trời sâu!
Quê mình vẫn như thế
Mỗi ngày chỉ hột cơm
Ra gặp lúc động bể
Khoai ăn chấm muôi không.
Đêm tôi nằm nghe sóng
Đập hoài như tiếng tim
Thương đời tôi đời bạn
Gãy cánh một đời chim.
Tấm lòng ta vẫn thế
Rượu đầy như biển đây
Bạn đến mặc sức uống
Đêm cùng sóng biển say!
1986
*
Sau đó cuộc sống ở làng biển cũng vô cùng đói khổ, Bạo phải vào Nam làm cửu vạn kiếm sống. Sau này nghe Bạo kể làm cửu vạn một phần sống chín phần chết. Dân cửu vạn tranh nhau việc làm, vác một bao tải mà có khi đánh nhau lõa máu đầu, có kẻ bị đánh chết. Bạo cũng bị đổ máu nhiều lần vì tranh bốc vác hàng trên bến tàu. Tấm bằng tốt nghiệp Đại học Thương nghiệp quý như vậy mà Bạo để cho nó nhàu nát lổ loang máu. Đến nỗi ngày hội trường, anh Đô Lương bạn học đại học buôn bán ở Ba Lan về nước dự hội trường nói với Bạo: “Tấm băng của mi để như mảnh giấy lau chảo”, tấm bằng tau, tau cất như cất vàng!
Bạo ra đi không ai biết, không ai hỏi. Xơ xác, tiêu điều, cô đơn tận cùnag. Nghe tin tôi rất xúc động,cảm thương, viết bài thơ CHIA LY tặng Bạo:
“Vợ con đành vứt bỏ
Mẹ già đi ăn mày
Một đứa con của biển
Không còn có từ nay.
Mày đi như là hết
Chiều buông nắng rợn người
Có con thuyền nằm chết
Không còn ngày ra khơi.
Ai lê chân trên cát?
Mẹ giá tấm thân gầy
Nước mắt người rơi xuống
Nhiều như nước biển này.
Chia ly không tiếng khóc
Trời xanh biển cứ xanh
Có con còng phơi xác
Bên mép sóng vô tình!
Ngày thường lên mỗi sáng
Đời thường vẫn miết trôi
Có ai người biết đến
Đứa con biển mất rồi!
Huế 1986
*
Hai năm trước, Bạo ra hội trường nhân kỷ niêm ba bốn mươi năm thành lập trường Đại học Thương Mai. Ngô Minh ốm không đi được, còn Võ Thị Minh Diệt, Phạm Thị Liên, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Như Khai, không hiểu lý do gì mà không về dự hội trường. Bạo có hai nhóm bạn, bạn cùng khoa cùng trường học năm 1968 như :Ngô Minh, Võ Thị Minh Diệt, Nguyễn Thị Doan, Nguyễn Bách Khoa, Đô Lương, chị Chắt… bạn cùng lớp sau khi đi bộ đội về học lại năm 1975 như anh Tạo, anh Định…Các bạn học của Bạo đều khá giả. Dân thương mại có khác. Anh Tạo ở khu biệt thự Linh Đàm gần nhà tôi, nhà cỡ triệu đô. Anh nói anh mua lại của Nguyễn Thị Doan cùng trường (Bà Doan, Phó Chủ tịch nước). Anh Đô Lương nhà ở đường Bạch Đằng và có nhà bên Ba Lan nữa. Ai cũng có ô tô biệt thự!
Các bạn cùng học cũ đều thông cảm chia sẻ nỗi mất mát của Bạo. Bạo được anh em quyên góp cho một ít tiền về quê mua thuyền, mua bơ để đánh cá. Cái quan trọng nhất là anh Đô Lương và anh em nói với bạn học Hiệu trưởng Nguyễn Bách Khoa lúc đó chứng nhận cho cái giấy sinh viên của trường đi bộ đội để địa phương xã Hải Thuỷ cho Bạo một miếng đất nhỏ cắm dùi, làm nhà.
Bạo nhờ tôi đến Bộ Tư lệnh Phòng không – Không quân xin chứng nhận phục vụ ở tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn a,b,c để làm chế độ. Nhưng rất tiếc đơn vị đã chuyển vào Nam và có trả lời là tìm không thấy tên Nguyễn Văn Bạo. Không hiểu sao giấy tờ lưu của bộ đội lại mất?
- Mình sống đến tuổi gần 70 là quý lắm, đáng chết từ lâu. Mình nuôi một con gà mái, mỗi ngày đẻ cho mình một quả trứng là mình sống được Hoàng ạ! - Bạo chân tình nói với tôi như vậy khi chia tay!
- Cút rượu nữa chứ - Tôi đùa.
- Đúng! Đúng, cút rượu nữa! – Bạo cười khả khả.
Con người có cần gì nhiều đâu. Sao con người lại tranh giành sống, hành hạ nhau, và giết nhau đến như vậy?
Hà Nội 30- 6-2015
Đ - H
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét