Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Xuất hiện các trường phái dịch Thơ


Xuất hiện các trường phái dịch

Thứ tư - 19/06/2013 11:05
  
             Nhà văn Thúy Toàn

XUẤT HIỆN CÁC TRƯỜNG PHÁI DỊCH THƠ TRÊN VĂN ĐÀN NƯỚC TA(1)
Thúy Toàn


Trong thư gửi cho thi  hữi, nhà thơ họ Đoàn (Đoàn Văn Cừ) còn bôc lộ rõ quan điểm dịch của mình: “Dịch thơ cũng như làm thơ, lấy thơ, lấy thần là chính, thi tại ngôn ngoại, dắc ngoài sắc, vị ngoài vị. Dịch giả với tác giả là đôi bạn đồng hành, đồng tâm, đồng điệu, bổ sung, phát triển lẩn nhau….” Trong thồ gian qua, trên văn đàn nước ta việc dịch văn thơ nở rộ. Riêng về dịch thơ ca, liên tiếp xuất hiện hàng chục tuyển thơ dịch do nhiều người thực hiện, cũng như ccủa riêng người dịch này, dịch nọ. Về hình thức thể hiện cũng thật đa dạng phong phú. Ngoài loại hình dịch truyền thống, những dịch nghệ thuật, trực dịch, phỏng dịch… Xuất hiện tác dịch (Thaí Bá Tân), Ngẫu dịch (Trương Nam Phương), dịch Việt ra Việt (Đỗ Hoàng)…. Về thể thơ, gần đây xuất hiện khá nhiều bản dịch thơ Âu, Á chuyển sang thơ lục bát Việt Nam (Thơ Đường chuyển lụ bát Cao Bá Vũ (NXB Văn học 2002, 101 bài thơ tình nước Nga (lục bát) của Ngọc Châu (NXB Thế giới  2012)…
T - T

(1) Trích bài in trên Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam số 5 – 2013

 
DỊCH THƠ TIẾNG VIỆT RA TIẾNG VIỆT
Đăng ngày: 15:55 09-03-2010 

Thư mục: Tổng hợp 

     Hiện nay đang có một số nhà văn nhà thơ có nhiều hướng tìm tòi độc đáo, nhằm đổi mới mới hình thức thể hiện văn chương: cả trong thơ lẫn trong văn xuôi; Nguyễn Quang Thiều là một trong số tác giả thuộc nhóm sáng tạo tìm tòi này…

Để giúp bạn đọc hiểu được công sức, giá trị tìm tòi của những tác phẩm thuốc trào lưu sáng tạo mới này, nhà thơ Đỗ Hoàng có sáng kiến dịch lại những sáng tạo đó ra ngôn ngữ văn chương quen thuộc để giúp người đọc bình thường có thể lĩnh hội được…

Điều vui ở đây không phải là dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt mà là dịch từ tiếng Việt ra tiếng Việt… Sắp tới, có lẽ Hội Nhà văn Việt Nam nên tổ chức ra thêm một ban chuyên môn, tạm gọi tên: Ban dịch thơ văn tiếng Việt ra tiếng Việt…

Nếu quả thật có nhu cầu đó thì chắc chắc Đỗ Hoàng nên được bầu làm Chủ tịch cái Ban sang tạo mới mẻ này của Hội Nhà văn VN…
Chúng tôi xin giới thiệu một tác phẩm dịch của Đỗ Hoàng từ một thi phẩm của Nguyền Quang Thiều để bạn học thưởng thức và nếu có dịch giả nào yêu thích công việc dịch văn thơ tiếng Việt ra tiếng Việt này, xin gửi tác phẩm để Blog Phamvietdaonv vinh dự được lần lượt giới thiệu… P.V.Đ

Dịch VÔ  LỐI CỦA NGUYỄN KHOA ĐIỀM
 
CÕI LẶNG (*)
 
Cõi lặng. Anh soi thấy mặt mình
Với nỗi buồn trong sạch
 
Cõi lặng. Không tiếng động nào khác
 
Người ơi, tôi yêu người tha thiết
Tôi sống vì người, chết vì người
 
Cõi lặng. Tôi vượt qua ghềnh thác
Đến những miền trong xanh...
 Ngày 17.1.2003
--
(*) In trong tập Cõi Lặng – NXB Văn học năm 2007
 
Viết liền văn xuôi:
 
CÕI LẶNG
 
Cõi lặng. Anh soi thật mình với nỗi buồn trong sạch. Cõi lặng, không một tiếng động nào khác - Tiếng đập trái tim anh. Người ơi, tôi yêu người tha thiết. Tôi sống với người, chết vì người. Cõi lặng, tôi vượt qua ghềnh thác đến những miền trong xanh.
 
Nhận xét:
  Đây là điển hình cho loại Vô lối đang thịnh hành. Nó tù mù, tờ mờ, chuột không ra chuột dơi không ra dơi. Nếu gọi là thơ thì là một sự xúc phạm rất lớn với thi ca!
 Khi chuyển những bài Vô lối qua cách viết kiểu văn xuôi mới biết các bài Vô lối ấy thì thấy nó kệch cỡm, bệnh hoạn biết nhường nào. Đúng là một quái thai của văn chương.
  Đấy là mới nhìn hình thức biểu hiện, chứ soi vào ý tứ, câu chữ và tu từ (hay là thi pháp) thì không biết gọi chúng là gì!
 Riêng hai câu đại ngôn “Người ơi, tôi yêu người tha thiết/ Tôi sống vì người, chết vì người” thì giống như con sói hú lên: “Cừu ơi, ta yêu Cừu tha thiết/ Ta sống vì Cừu, ta chết vì Cừu!”
Dịcn sang thơ Việt:
 
                   CÕI LẶNG
 
Cõi lặng, anh soi thật mình
Nỗi buồn trong sạch, trắng trinh giữa trời.
 
Cõi lặng, không tiếng nào rơi,
Tiếng tim anh đập muôn đời nào yên!
 
Yêu người tha thiết, thiêng liêng,
Nguyện cùng sống chết, đảo điên vì người!
 
Cõi lặng, ghềnh thác vượt rồi,
Đến miền trong sạch, tuyệt vời xanh trong!
 
Đỗ Hoàng dịch
 
Hà Nội ngày  29 -1 – 2012

Bài Vô lối
 - Những người đàn bà gánh nước sông
Nguyễn Quang Thiều.
Nguyên bản:
Những ngón chân xương xẩu, móng dài và đen toẽ ra như móng chân gà mái.
Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy
Những người đàn bà xuống gánh nước sông
Những bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt
Một bàn tay họ bám vào đầu tròn gánh bé bỏng chơi vơi
Bàn tay kia bấu vào mây trắng
Sông gục mặt vào bờ đất lần đi
Những người đàn ông mang cần câu và cơn mơ biển ra khỏi nhà lặng lẽ
Những con cá thiêng quay mặt khóc
Những chiếc phao ngô chết rồi
Những người đàn ông giận dữ, buồn bã và bỏ đi
Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy
Sau những người đàn bà gánh nước sông là lũ trẻ cởi truồng
Chạy theo mẹ và lớn lên
Con gái lại đặt đòn gánh lên vai và xuống bến
Con trai lại vác cần câu và cơn mơ biển ra khỏi nhà lặng lẽ
Và cá thiêng lại quay mặt khóc
Trước những lưỡi câu ngơ ngác lộ mồi
1992
Đỗ Hoàng dịch :
Những người đàn bà gánh nước sông
Bàn chân toẽ như chân gà mái,
Quá nửa đời non dại tôi trông.
Đàn bà xuống gánh nước sông,
Bối tóc vỡ xối bềnh bồng trên lưng

Tay giữ chặt giữa chừng đòn gánh,
Tay vịn vào mây trắng như tơ
Sông trôi úp mặt vào bờ,
Trai mang mơ biển lặng tờ ra đi.

Cá thiêng khóc rầu rì, quạnh quẻ,
Chiếc phao ngô cô lẻ chết rồi!
Đàn ông giận dữ ôi thôi.
Nuốt sầu ngao ngán chán đời đi luôn.

Nửa đời trải, thấm buồn tôi thấy
Lũ trẻ con níu váy u già
Lớn lên giữa chốn bùn sa.
Gái thay mẹ gánh nghèo qua bến thuyền

Con trai mộng triền miên mơ biển,
Vác cần câu lặng biến tha hương
Cá thiêng quay mặt lệ tuôn,
Để trơ cái lưỡi câu lươn lộ mồi!

Hà Nội ngày 6 tháng 5 năm 2010
Đ - H
Xin dịch bài vô lối, tắc tỵ NHẬT THỰC của Thanh Thảo.

Đây là một bài vô cùng tắc tỵ, bệnh hoạn với lời lẻ dung tục bẩn thỉu:
Tôi mơ cứt ngập nhà anh
Mai giàu anh trả hai mươi phần trăm
...
nghênh ngang lỗ chó chui

Cái nhìn rất thị dâm, toàn nhìn vào háng, lỗ đen:
Tôi dạng háng cho các anh ngắm
...
vùng tối đen
thèm tối đen
tối đen

tự thu mình
một lỗ đen sâu hun hút

lạm dụng những từ:
mò, sờ, vuốt, ôm...
 Những kiểu đánh đố không ai luận ra:
Ấn khớp gối
phìm đàn
bỏ rơi
...
trưa nhật thực những mẹ gà đeo kính
...
trứng hồng
những bố bò ngáp vặt
...
lối nói kiểu cách, vô học:
nắng chảy trên mái nhà ký ức
...
mặt trời mù dòng sông mang thai

Không thêt nào kể hết.

Cách viết, cách nghĩ bệnh hoạn, tắc tỵ này được nâng cấp lên ở cái trường ca Chân đất mắt toét, một lối viết phản lại thơ ca mà lại được Hội Nhà văn Việt Nam, UB Toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam đưa lên mây xanh! (Trao giải thưởng đúp thơ năm 2012)

Nên loại bỏ kiểu viết này ra khỏi văn chương Vịêt!

Nguyên văn: (1)

NHẬT THỰC

I
Ấn khớp gối
phím đàn
bỏ rơi
những ốc sên nhận đường
bỏ rơi
cái cây vặt từng chiếc lá
im lặng vặt từng âm thanh
chói
âm
chói âm
lỗ đen

nổi trôi ngàn cặp vú
ngân hà

II

gạch bông
trống đồng
lông nhông
con đường vắt tong giọt
trưa nhật thực những mẹ gà đeo kính
trứng hồng
những bố bò ngáp vặt
chim bay ngập khoảng không

III

tôi mơ cứt ngập nhà anh
mai anh giàu trả hai mươi phần trăm
một triệu đô cho giấc mơ tôi
mười ngàn vé dán đầy mặt trời

IV

“anh đừng ăn xin, anh đừng ăn” *
mặt trời
mặt trời mù dòng sông mang thai
những trái cây mùa thu ngủ muộn
mùi hương bóng tối
chảy ra đặc quánh

V

anh chán sáng?
tôi buồn ngủ
đừng ru nhịp ba
đừng mơn bằng trắc
tôi dạng chân cho các người ngắm
vùng tối đen
thèm tối đen
tối đen
chán sáng

VI

ai định hướng cơn bão
ai chỉ đạo dải hội tụ nhiệt đới

tự thu mình
một lỗ đen sâu hút
nắng chảy trên mái nhà ký ức

đừng nói
chán rồi

có thể ngay phút này giây này
lại bắt đầu mọi thứ

VII

ốc sên đỉa vắt chuồn chuồn
bay thấp bay cao bay vừa
rối tung tối om
lần mò sờ sao
vuốt má vầng trăng
ôm lưng dải sáng
mười hai lỗ gai
sương dày la cháy
con đường cực nhọc
vô nghĩa
Vanga, Saga, Rama, Tôyota

VIII

càng cua xe dua liều thua
bài trời
lật sấp: mưa
lật ngửa: xong
long tong nhong nhong
ngọc đại ngại đọc
có cô thì chợ thêm đông
vắng cô thì chợ Đồng Xuân
bốn mùa

IX

xòe tay che vầng nhật
ngày 14 tháng 10
nghênh ngang lỗ chó chui
những dòng sông sặc nước

tắt ngay cho chúng biết
lại sáng trưng mấy hồi
đám phê bình vặc diệc
vung vẫy sừng trâu cười

X

nước dâng
biển thấp
ngày những đàn cá mập
diễu hành
những vòng tròn hiện sáng
khoảnh khắc
những giấc mơ vượt thái dương hệ
lỗ đen giữa trán
một ngọn đèn cực mạnh
cây hối hả như người
người đứng lặng như cây
nhìn vào mình
anh chit thấy mặt trời bé tý
đong đưa
phía trên lỗ rốn
chầm chậm. sông dâng
đám pha-ri-siêu giảng đạo đầy đường
bọ ngựa đá giọt sương
xuyên phá bức tường
con nhện chuyên dệt những ác mộng
là thủ môn vỹ đại nhất
mọi thời

(1) bài in trên Tạp chí Nhà văn tháng 12 năm 2007
*Phỏng lời một ca khúc Việt nổi tiếng (tác giả chú thích )


Viết liền theo kiểu văn xuôi - Đọc thấy nó rất oẳn tà roằn!

NHẬT THỰC


I
Ấn khớp gối ,phím đàn bỏ rơi, những ốc sên nhận đường bỏ rơi cái cây vặt từng chiếc lá im lặng vặt từng âm thanh chói âm  chói âm lỗ đen nổi trôi ngàn cặp vú ngân hà

II

gạch bông trống đồnglông nhông con đường vắt tong giọt trưa nhật thực những mẹ gà đeo kính trứng hồng những bố bò ngáp vặt chim bay ngập khoảng không

III

tôi mơ cứt ngập nhà anh mai anh giàu trả hai mươi phần trăm một triệu đô cho giấc mơ tôi mười ngàn vé dán đầy mặt trời

IV

“anh đừng ăn xin, anh đừng ăn” * mặt trời mặt trời mù dòng sông mang thai những trái cây mùa thu ngủ muộn mùi hương bóng tối chảy ra đặc quánh

V

anh chán sáng? tôi buồn ngủ đừng ru nhịp ba đừng mơn bằng trắc tôi dạng chân cho các người ngắm vùng tối đen thèm tối đen tối đen chán sáng

VI

ai định hướng cơn bão  ai chỉ đạo dải hội tụ nhiệt đới tự thu mình một lỗ đen sâu hút nắng chảy trên mái nhà ký ức  đừng nói  chán rồi có thể ngay phút này giây này lại bắt đầu mọi thứ

VII

ốc sên đỉa vắt chuồn chuồn bay thấp bay cao bay vừa rối tung tối omlần mò sờ sao vuốt má vầng trăng ôm lưng dải sáng mười hai lỗ gai sương dày la cháy con đường cực nhọc vô nghĩa Vanga, Saga, Rama, Tôyota

VIII

càng cua xe đua liều thua bài trời lật sấp: mưa lật ngửa: xong long tong nhong nhong ngọc đại ngại đọc có cô thì chợ thêm đông vắng cô thì chợ Đồng Xuân bốn mùa

IX

xòe tay che vầng nhật ngày 14 tháng 10 nghênh ngang lỗ chó chui những dòng sông sặc nước ắt ngay cho chúng biết ại sáng trưng mấy hồi ám phê bnh vặc diệc vung vẫy sừng trâu cười

X

nước dâng biển thấp ngày những đàn cá mập diễu hành những vòng tròn hiện sáng khoảnh khắc những giấc mơ vượt thái dương hệ lỗ đen giữa trán một ngọn đèn cực mạnh cây hối hả như người người đứng lặng như cây nhìn vào mình anh chỉ thấy mặt trời bé tý đong đưa phía trên lỗ rốn chầm chậm. sông dâng đám pha-ri-siêu giảng đạo đầy đường bọ ngựa đá giọt sương xuyên phá bức tường con nhện chuyên dệt những ác mộng là thủ môn vỹ đại nhất mọi thời

(1) Bài in trên Tạp chí Nhà văn tháng 12 năm 2007
*Phỏng lời một ca khúc Việt nổi tiếng ( tác giả chú thích )

Đỗ Hoàng dịch ra thơ Việt:

NHẬT THỰC


I

Ấn vào cái khớp gối
Như ấn vào phím đàn
Bỏ rơi sên nhận đường
Bỏ rơi trên cỏ rả
Cây vặn từng chiếc lá
Im lặng vặt âm thanh
Chói tai tiếng vang đanh
Lỗ đen trong vũ trụ
Nỗi trôi ngàn cặp vú
Trên mê cung Ngân Hà!

II

Gạch bông, trống đồng hoa
Lông nhông con đường nhỏ
Vắt từng giọt sương gió
Trưa nhật thực chói lòa
Những mẹ gà đeo kính
Trứng hồng và hồng trứng
Ngáp vặt những bố bò
Chim bay ngập sương mờ!

III

Tôi mơ phân ngập nhà anh,
Mai giàu anh trả lãi nhanh gấp ngàn.
Mơ tôi giá triệu đô vàng
Với mười vạn vé dán tràn trời cao!

IV

Anh ơi! Đừng ăn xin
Xin anh đừng ăn đấy
Mặt trời mù mắt vậy
Dòng sông đang mang thai
Những trái cây mùa thu
Trong tiết trời ngủ muộn
Trong tối hương nồng đậm
Chảy ra đặc quánh này!

V

Anh chán sáng thật hay
Tôi lại buồn ngủ lắm
Dừng ru nhịp ba bốn
Đừng mơn trớn trắc bằng
Tôi dạng chân người nhìn
Thèm tối đen, chán sáng!

VI

Ai định hướng cơn bão?
Và ai đang chỉ đạo
Dãi tu nhiệt đới này
Tự thu mình ai hay?
Một lỗ đen sâu hút
Nắng chảy nhà ký ức
Đừng nói chán lắm thay
Có thể phút giây này
Lại bắt đầu mọi thứ!

VII

Chuồn chuồn, vắt, sên, đĩa…
Bay thấp, cao, bay vừa.
Rối tung, tối om mù
Lần mò sờ sao lặn
Đến vuốt má vầng trăng
Tới ôm lưng dải sáng
Có mười hai lỗ gai,
Sương dày lá cháy loạn
Con đường cực nhọc thay
Tất cả dều vô nghĩa
Van ga, Tô yo ta này…

VIII

Xe đua cũng liều thua
Ván bài trời sấp ngữa
Lập sấp: thì là mưa
Lật ngữa : xong mọi thứ.
Chỉ long tong nhong nhong
Mơ ngọc đại, ngại học.
Có cô chợ thêm đông.
Vắng cô chợ đầy đồng
Bốn mùa Đồng Xuân hội!

IX

Xòe tay che vầng nhật
Ngày mười bốn tháng mười
Nghênh ngang lỗ chó chui
Những dòng sông sặc nước

Tắt ngang cho chúng biết
Lại sáng trưng mấy lần
Đám phê bình vặc diệc
Vẫy sừng trâu cười hênh!

X

Nước đầy mà biển thấp
Ngày những đàn cá mập
Diễu hành trong đại dương
Vòng tròn hiện sáng trưng
Qua khoảnh khắc nhỏ bé
Mơ vượt thái dương hệ
Lỗ đen giữa trán lồi
Một ngọn đèn cực mạnh
Cây hối hả như người
Người im như cây vậy
Nhìn vào mình sẽ thấy
Một mặt trời bé ti
Đong đưa trên lỗ rốn
Chầm chậm. sông dâng sáng
Với đám pha-ri-sêu
Đang giảng đạo đầy đường
Bọ ngựa đá giọt sương
Xuyên phá bức tường lửa
Nhện dệt ác mộng nữa.
Thủ môn lớn mọi thời!

ĐỖ HOÀNG

Dịch Vô lối Toàn tòng Vi Thùy Linh

 

Vi Thuỳ Linh
Nguyên văn:
Tự tình Paris
Từ giấc nào
Trong tay Anh
Sông Seine làm em đẫm ướt
Đã ướt mòn các chân cầu, lâu đài đá
Trong cơn ám ảnh điên cuồng
Nữ thần Tự Do buông tay
Những con ngựa vàng trên cầu Alexandre bay
Mang những đoá hoa đi mất
Tình yêu luôn mới và trái tim liều lĩnh
Không ngăn được em chỉ yêu Anh
Hai lần Paris em chỉ một mình
Tiếng hát trong vắt luồn qua bao vòm cửa muôn đời
Thu phục những thở dài mệt nhọc
Môi lửa làm chảy tuyết băng
Không còn cuốn lịch nào treo trong thành phố
Chỉ có những bài thơ đang thở
Trên những con đường đẫm mùi quyến rũ
Những bức tượng mời gọi hiến dâng
Nước xanh mắt xanh không tuổi
Giục giã còi tàu nấc nghẹn
Rực thắm balcons hồi hộp những đường cong
Ôm lại chân trời xa
Những bảo tàng bán bóng mình bằng vô giá
Những luồng xe nháy đèn vượt nhau, xả khói chiếm buồng không khí
Em chiếm em giữa đô thị tình yêu
Siết mùa từ tinh mơ đến khi đèn lộng lẫy
Kich ứng mình bằng si tình vĩnh viễn
Không còn cuốn lịch nào treo trong thành phố
Chật người yêu tụ về ánh sáng
Paris say non tơ
1.2008 - Tạp chí thơ trang 40 số 2 năm 2008

Đỗ Hoàng dịch thơ
Tự tình Paris
Trong tay Anh tự giấc nào.
Sông Seine nồng mặn thẫm vào tim em.
Ướt mòn cầu đá lầu tiên.
Trong cơn ám ảnh cuồng điên thế này
Nữ thần Tự Do buông tay!
Alexander ngựa vàng bay trên cầu.
Mang đi đoá hoa đượm màu,
Trái tim liều mối tình đâù còn xanh.
Không ngăn em chỉ yêu Anh.
Paris em đến hai lần đơn côi,
Giọng ca buồn nẫu muôn đời.
Làm tan bằng tuyết làn môi lửa hồng
Thời gian ngộp thở say nồng,
Hương mùi quyến rũ những con đường trần.
Tượng mồ mời gọi hiến dâng.
Mắt xanh, nước biếc lên tầng tươi non.
Còi tàu nấc nghẹn từng cơn,
Balcons rực thắm nét cong phập phồng.
Ôm chân trời rộng mênh mông,
Bảo tàng bán bóng mình không giá nào!
Chiếm em đô thị khát khao.
Cuộc si tình ấy biết bao giờ tàn.
Tụ về ánh sáng mơ màng,
Paris diễm lệ say vàng non tơ!

Hà Nội 21 tháng 8 năm 2008

 

Lê Văn Ngăn  - Toàn tòng Vô lối
Dịch Vô lối của Lê Văn Ngăn
 
Dịch nói vo Lê VăN Ngăn 2
Dịch Vô lối ra thơ Việt (7)
dohoang | 05 March, 2008 18:38
Lê Văn Ngăn
Nguyên bản (1)

 
Ở Huế

Những ngày tôi còn ở Huế
lưu vực sông Hương thường vọng về tiếng nước gọi tôi thức dậy sớm
Dưới nền trời chưa tắt những vì sao các con đường nằm lặng im đợi bước chân người
Và người hiện ra từ những ánh đèn quá khứ
Người đi về phía ngày mai
Người qua đời đã lâu nhưng còn sống giữa lòng người
Bên người và những câu chuyện tôi biết quê hương tôi có tiếng nói riêng tiếng nói của một xứ sở lớn lên từ những vết thương và niềm vinh dự
Dường như trong đôi mắt em dịu dàng còn thấp thoàng những bóng hình những vết thương và niềm vinh dự
Bên người và những câu chuyện tôi biết quê hương tôi còn mở những ngả đường hướng ra thế giới hướng vào mỗi tâm hồn người
Từ đó
Tôi nhận ra sự giàu có không chỉ vì đồng tiến
Rồi sẽ đến ngày tôi không còn ở Huế
Rồi Sông Hương sẽ vắng một người lắng nghe tiếng nước gọi mình (1)


Bài in trên Tạp chí Thơ số 2 - 2008 - In lại  trong 1 chùm Vô lối Toàn Tòng trên Tạp chí Thơ số 12 năm 2010

Dịch ra thơ Việt:

Ở Huế

Những ngày ở Huế còn tôi.
Sông Hương nguồn cội vọng lời yêu thương.
Ngàn sao đang vượt thái dương.
Đợi chờ người bước lên đường vững tin.
Chớp lòa quá khứ hiện in,
Người đi về nẻo lưu hình mốt mai.
Người khuát dù đã khuất rồi.
Như còn sống giữa tình người mến yêu.
 Bên người huyền thoại thật nhiều
 Quê hương sáng sáng, chiều chiều thiêng liêng.
Giọng quê kiêu hãnh ưu phiền
 Dường như có ánh mắt tiên dịu dàng
Bóng hình vô ảnh mênh mang
Nỗi đau dịu lại rỡ ràng niềm thương
Có người dẫn lối phi thường.
Nhìn ra bốn cõi, mở đường tâm linh.
Hướng vào sâu thẳm con tim,
Giàu sang đâu chỉ tiền in cõi còm.
Ngày tôi ở Huế không còn
Sông Hương vắng tiếng người con gọi mình!

Hà Nội ngày 4-3-2008 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét