Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

Hương Sơn Ngàn Phố

                                         
                                                 Nhà thơ Đỗ Hoàng bên Hồ Tây                                
 
                  HƯƠNG SƠN NGÀN PHỐ

                                             Bút ký Đỗ Hoàng

 
           Sắp xếp mãi cuối cùng tôi cũng có một chuyến đi về Hương Sơn, Hà Tĩnh. Anh Phạm Manh Tường bạn tôi quê ở Hương Sơn nhưng đã địh cư bên Ucraina. Nhưng anh và vợ con thường xuyên về nước, ít thì hai ba năm một lần, nhiều thì một năm một lần. Riêng anh Tường đã về quê, anh ở quê có khi đến nửa năm mới qua sang U!
  Lần này anh về quê sửa ngôi nhà thơ tổ và ở nhà có thể hơn nửa năm, anh khẩn khoản bảo tôi về Hương Sơn chơi cho biết núi non nguồn cội..
 Anh Tường nói:
  - Giờ về Hương Sơn thuận tiện lắm. Xe ô tô tốc hành nhiều như dam ngoài ruộng. Đi ban ngày có xe ban ngày, đi ban đêm có xe ban đêm. Muốn ghế ngồi có ghế ngồi, muốn ghế nằm có ghế nằm.
Tôi bảo:
  - Anh em mình đi gì mà chẳng được. Hồi học sơ tán ra Bắc học sinh còn đi bộ năm sáu trăm cây số nữa đó.
  Đúng như anh Tường tả. Hai chúng tôi đến bến xe Nước Ngầm  ở phía Nam Hà Nội thì xe về các miền rất đông. Không khí thật tấp nập, sôi động. Riêng về Hương Sơn đã có hẳn mấy hãng xe tốc hành chất lượng cao. Chúng tôi đi hãng Thái Học, tuyến xe chạy ban đêm khởi hành ở Hà Nội vào lúc 9 giờ tối đến Hương Sơn sáng hôm sau.
  Giao thông bây giờ thuận lợi hơn nhiều thời trước.
               

                        Nhà thơ Phạm Mạnh Tường
 
  Chưa tới 5 giờ sáng xe tốc hành Thái Học đã đến gần thị trấn Phố Châu, huyện lỵ Hương Sơn. Anh Tường bảo tôi xuống xe, đã đến nhà anh rồi. Có rất nhiều người nữa cũng xuống xe.
  Nhà anh Tường ở xã Sơn Bằng cách thị trần Phố Châu độ 3 cây số. Khách về Sơn Bằng khá nhiều, anh Tường nhận ra nhiều người trong thôn xóm của mình. Chào hỏi, thăm thú rối rít.
   Nghe tiếng anh Tường về, cả nhà anh đều thức dậy. Cậu Đào Kỳ là cậu ruột của anh Tường vén màn dậy trước tiên, tiếp đó là anh Chưởng em ruột anh Tường. Sau đó là mẹ đẻ của anh. Cả nhà mừng rỡ, hỏi han. Cậu Kỳ đi đun nước sớm, anh Chưởng đi kiếm rượu gạo. Bà cụ ngồi nói chuyện với tôi.
  Mẹ anh Tường đã 90 tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn. Mẹ nhận ra anh Tường, nhận ra khách của anh Tường. Mẹ nói chuyện vẫn nhớ nhiều việc xưa. Ngày trước mẹ là một trang nữ nhi vang tiếng một vùng. Lại xuất thân trong gia đình phong lưu, khá giả nên nét quý phái vẫn giữ đến giờ, dù những năm tháng biến động của cuộc đời vẫn còn in trên mái tóc bạc như bạch kim của mẹ.
  Cậu Kỳ lắc đầu nói:
   - Gia đình tôi bị quy sai địa chủ nên anh chị em một thời xiêu riêu. Tôi bôn ba lăn lộn phiêu bạt nhiều nơi, phải tha hương,giờ lấy Bà Rịa làm quê hương thứ hai của mình.
Tôi cảm thông đáp:
- Một thời dữ dội cậu ạ.
Cậu Kỳ cười coi như không có chuyện gì xảy ra:
- Chúng ta uống rượu huyết hươu đi. Bây giờ tôi nghề nghiệp chính – uống rượu, nghề nghiệp phụ - ngủ. Được chưa?
Ai cũng phì cười vì câu nói vui của cậu Kỳ.

   Vườn nhà anh Tường là thuộc loại vườn nhà đẹp của nước Việt. Vườn độ khoảng trên dưới  ba nghìn mét vuông có tre bao chung quanh, tiếp đến là hàng cọ là tỏa xanh rờn. Hai hàng cau thẳng tắp cao vút  nối từ goài ngõ vào tận sân nhà. Quanh hàng cau hiên phòng là dây cầu không leo lên đến nửa thân cây trông rất dịu mắt. Trong vườn trồng cây cây rau mùi, trái ăn, thảo quả…

Khi ánh nắng trời vừa chớm lên, cả vườn lung linh một màu xanh dịu dàng rời rợi mát.Vườn anh Tường đẹp như trong thơ:, như mảnh vườn Huế, vườn Vỹ Dạ nổi tiếng trong thơ Hàn Mặc Tử
Sao anh không về chơi thôn Vỹ
Nhìn nắng hàng cau năng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền…
  
       Trước cổng vườn có cây lộc vực cổ thụ đến hai người ôm mới xế gốc nó. Là lộc vừng tim tím lừng lựng cả khoảng trời, thật bề thế.
Anh Tường bảo:
 - Cây này có từ đời cụ kỵ ạnh.
 Tôi kinh ngạc:
- Các cụ ngày xưa chọn hướng nhà, trồng cây vườn đều theo phong thủy cả. Hèn chi con cháu mới làm nên.
 -Nhà thôi truyền thông Nho giáo mà anh! – Anh Tường đáp
 - Điều đó thật không sai! – Tôi tấm tắc.
   Tôi dịch gia phả anh Tường nên tôi thấu điều đó.
  Cụ tổ của anh Tường là cụ Phạm Văn Dĩnh. Cụ là cử nhân xuất thân thời Tự Đức. Cụ đã từng làm Giáo thụ Hương Sơn, Huấn đạo Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông thân sinh của anh Tường cũng là người thông thạo chữ Nho đã từng được Viện Hán Nôm mới ra tu thư cho Viện nhiều lần.
  Anh Tường theo Tây học nhưng anh và con cháu chất nho gia vẫn có trong máu thịt của mình. Cháu Sơn con đầu của anh đã làm được bằng tiến sỹ của xứ người. Thật không hổ thẹn con nhà nha giáo.
 Xã Sơn Bằng quê anh Tường bây giờ là một xã có tiếng thực hiện thành công mô hình xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Trong các thôn xóm đường làng ngõ xóm được bê tông hóa 100%. Đời sống của dân khấm khá hơn trước. Xã không có hộ đói. Ngoài làm nông, Sơn Băng cũng như Sơn Thịnh có nghề phụ. Sơn Thịnh thì nghề đan lát, làm kẹo cu đơ, Sơn Bằng thì nuôi hươu. Thu nhập nghề nuôi hươu cũng góp một phần thu nhập cho người dân.

                                                   *
                                                 *  *
      Trước chưa đến Hương Sơn tôi không thể hình dung ra nó. Tôi nghĩ chắc Hương Sơn như các huyện miền núi ở Quảng Bình quê tôi, nào là núi non cao thâm, suổi sông sâu hun hút; nào là đường đi đèo dốc nhưng bây giờ đến với Hương Sơn  thì hóa ra Hương sơn là một vùng bồn địa rộng rài thoáng mát không khác gì bồn địa Nghĩa Lộ chút nào. Núi non mờ nhạt ở xa xa, sông Ngàn Phố mảnh mai bao quanh phố thị, ruộng nương, biền ngô, đỗ, lạc quanh năm xanh mướt. Đất trời mênh mang thanh bình, tĩnh lặng trong sự yên lành đến độ trong veo. Hương Sơn vũng như bao mền đất khác của nước Việt ta:
Hương Sơn ngô lúa đầy đồng
Ai về xứ ấy thong dong con người.
Câu ca của Hương Sơn cũng là câu ca nhiều nới trên đất nước Việt.
  Về địa lý Hương Sơn, phía nam của huyện giáp huyện Vũ Quang, phía bắc giáp các huyện Thanh Chương và Nam Đàn (tỉnh Nghệ An), phía tây giáp tỉnh Bô-li-khăm-xay củaLào, phía đông giáp huyện Đức Thọ. Cách thủ đô Hà Nội, thành phố Vinhthị xã Hồng Lĩnh và thị xã Hà Tĩnh lần lượt khoảng 365 km, 55 km, 35 km và 70 km. Địa hình đồi núi xen đồng bằng thung lũng sông Ngàn Phốsông Ngàn Sâu và các phụ lưu, dốc từ tây - bắc xuống đông - nam, cao nhất là núi Bà Mụ(1.357 m) trên biên giới Việt Lào. Các dãy núi chính: dãy núi Giăng Màn; núi Nầm; dãy núi Mồng Gà; dãy núi Thiên Nhẫn; núi Hoa Bảy,...

Về lịch sử, Hương Sơn thời cổ nguyên là huyện Dương Toại, thuộc quận Cửu Đức.

Đời Tấn Vũ Đế tách lập huyện Phố Dương, nay có 2 làng Phố Châu và Phúc Dương. Đời Đường là châu Phúc Lộc . Thời nhà Đinh và nhà Tiền Lê thuộc đất Hoan Châu. Thời nhà Lýlà hương Đỗ Gia thuộc châu Nghệ An . Thời nhà Trần và thuộc nhà Minh là hai huyện Cổ Đỗ (vùng đất chủ yếu thuộc Hương Sơn ngày nay) và Thổ Hoàng (các vùng đất thuộc hai huyện Hương Khê và Vũ Quang ngày nay) Thời nhà Hậu Lê ban đầu là huyện Đỗ Gia, từ năm 1490, đời vua Lê Thánh Tông, là huyện Hương Sơn, thuộc phủ Đức Quangxứ Nghệ An (sau đó là trấn Nghệ An). Từ năm 1831-1919, là huyện Hương Sơn, phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Năm Tự Đức thứ 21 (1868) huyện Hương Khê (vùng đất của huyện Thổ Hoàng trước đây)tách ra khỏi Hương Sơn. Năm 1931, hệ thống hành chính nước ta bỏ cấp phủ. Huyện Hương Sơn trực thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Thời Việt Nam dân chủ cộng hòa (1945-1975): huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1976- 1991: huyện Hương Sơn, tỉnh Nghệ Tĩnh. Năm 1976, xã Ân Phú thuộc Hương Sơn chuyển sang huyện Đức Thọ và đổi tên thành xã Đức Ân. Năm 2000 lại chuyển về huyện Vũ Quang và đổi lại tên cũ là xã Ân Phú. Từ năm 1991 đến nay: huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Đến năm 2000, huyện Hương Sơn có 2 thị trấn là Phố ChâuTây Sơn và 30 xã: Sơn Tây, Sơn Kim, Sơn Hồng, Sơn Lĩnh, Sơn Diệm, Sơn Quang, Sơn Giang, Sơn Lâm, Sơn Hàm, Sơn Trung, Sơn Phú, Sơn Trường, Sơn Phúc, Sơn Mai, Sơn Thủy, Sơn Bằng, Sơn Ninh, Sơn Thịnh, Sơn Hòa, Sơn An, Sơn Lễ, Sơn Tiến, Sơn Châu, Sơn Bình, Sơn Hà, Sơn Trà, Sơn Long, Sơn Tân, Sơn Mỹ, Sơn Thọ. Năm 2000, xã Sơn Thọ chuyển sang thuộc huyện Vũ Quang.

Hương Sơn có ruyền thống văn hóa lâu đời

Hương Sơn xưa kia thuộc phủ Đức Quang (gồm Hương Sơn, Đức Thọ, Can Lộc, Nghi Xuân, Thanh Chương, Nghi Lộc) được xem là vùng đất học của xứ Nghệ. Trong thời kỳ phong kiến, Hương Sơn có hơn 20 vị đỗ đại khoa (từ tiến sĩ trở lên) với những dòng họ nổi tiếng khoa bảng như: Đinh Nho, Tống Trần, Hà Huy, Lê Khánh, Nguyễn Khắc Đào Duy, Lê Xuân, Văn Đình, Trần Đình … và các làng giàu truyền thống văn hoá như: Hữu Bằng, Tuần Lễ, Gôi Vị, Thịnh Xá... Ngày nay có nhiều người thành đạt ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nước ngoài.
Hương Sơn là quê hương của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Hiến sát sứ Nguyễn Kính Hài (1448-?), Đô Ngự sử Nguyễn Tử Trọng (1485-?); Hoàng giáp Nguyễn Văn Lễ; Hiến sát sứ- tiến sĩ Nguyễn Thủ Xứng (1442-?); Tiến sĩ Đinh Nho Công; Hoàng giáp Đinh Nho Hoàn; Tiến sĩ, Thượng thư, Nghĩa quận công Tống Tất Thắng; Tổng binh đồng tri Đinh Nho Côn; Tiến sĩ Đinh Nho Điển; Hoàng giáp, Bố chánh Phạm Huy (1829–1883); danh sĩ Lê Hữu Tạo; Thượng thư Đào Hữu Ích; Đốc học Nguyễn Xuân Đản; các danh tướng Nguyễn Tuấn Thiện, Nguyễn Lỗi ,Văn Đình Dận, Cao Thắng, Lương Hiển... Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm (thượng thư Bộ Lễ triều Nguyễn), nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện... .
Hiện nay, có rất nhiều người con của Hương Sơn thành đạt trong cả nước: nhà cách mạng Hà Huy Giáp; nguyên Thứ trưởng Đinh Nho Liêm Bộ Ngoại giao;nguyên Thứ trưởng Tống Trần Đào(bộ Nông nghiệp), nguyên Phó ban Tuyên giáo Trung ương Hà Học Hợi, Thượng tướng Lê Minh Hương nguyên Bộ trưởng Bộ Công an; Trung tướng, Giáo sư Lê Xuân Lựu ; Thiếu tướng tình báo quân sự Tống Trần Thuật; Giáo sư sử học Đinh Xuân Lâm; Giáo sư-nhà ngôn ngữ học Lê Khả Kế; Giáo sư văn học Phong Lê; Giáo sư Lê Xuân Tùng nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội; giáo sư văn học Nguyễn Khắc Phi; Giáo sư, Viện sĩ y học Phạm Song nguyên Bộ Trưởng Bộ Y tế; Giáo sư, Viện sĩ toán học Hà Huy Khoái Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam; Giáo sư Tiến sĩNguyễn Quang Đỗ Thống {giảng dạy tại Đại học Franche-Comté, Bretagne-Pháp; Tiến sĩ Lê Đức Thúy nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Tiến sĩ luật học Đặng Quang Phương Phó chánh án Toà án Nhân dân Tối cao; Tiến sĩ Trần Cẩm Tú- Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình; Nhà hoạt động khoa học công, Giáo sư, TSKH toán lý Lê Xuân Anh trường Đại học Bách khoa Sankt-Peterburg, Nga; Giáo sư, TSKH, Nhà giáo Nhân dân Cù Xuân Dần (nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội);Giáo sư Đinh Quang Báo nguyên hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Giáo sư thần học, học giả Nguyễn Khắc Dương; Nhà văn Nguyễn Quang Thân, Nhà văn Nguyễn Khắc Phê; Giáo sư, Bác sĩ Lê Kinh Duệ (nguyên Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam), Giáo sư, TSKH Hà Huy Cương (nguyên Trưởng khoa Học viện Kỹ thuật Quân sự), Giáo sư, TSKH Phan Trường Phiệt (Trường Đại học Thuỷ lợi), Giáo sư, TSKH, Nhà thơ Đinh Phạm Thái (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội), TS Trần Việt Thanh (Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)...

 Danh thắng đầu tiên mà anh Tường dẫn tôi đi thăm là khu lưu niệm danh y, nhà văn, nhà thơ lừng lẫy tên tuổi Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông bao gồm: Nhà thờ Lê Hữu Trác thôn Bầu Thượng, xã Sơn Quang; và mộ Lê Hữu Trác ở núi Minh Từ  xã Sơn Trung được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng Di tích Văn hóa cấp Quốc gia.
Hải Thượng Lãn Ông quê nội ở Hưng Yên nhưng cụ suố đời làm thuốc và ở quê mẹ - Sơn Quang, Hương Sơn.
  Những nhà hảo tâm, các cơ quan nhà nước vì lòng ngưỡng mộ tài danh cụ đã xây dựng lên khu lưu niệm tuy gian dị nhưng rất khoáng rộng, đẹp đẽ.
  Có tượng cụ đặt trên núi cao, có bia ghi công đức và trích thơ văn của cụ:
Đứa ăn mày cũng trời sinh
Bệnh còn cứu đặng, thuốc dành cho không
(Hải Thượng Lãn Ông)
  Rồi anh Tường dẫn tôi đến Sơn Thịnh,  làng có nghề mây tre đan nổi tiếng và làm kẹo cu đơ. Sơn Thịnh giữ hồn quê bằng nghề truyền thống Từ xưa, xã Sơn Thịnh (Hương Sơn) đã có tiếng về nghề thủ công đan lát và các hoạt động thương mại dịch vụ khác. Do đất chật người đông nên người Sơn Thịnh đã sớm đổi mới tư duy trong cuộc mưu sinh.
 Xã Sơn Thịnh xưa có tên làng Thịnh Văn, có người còn gọi “dân làng đan”. Từ câu nói cửa miệng này đủ biết Sơn Thịnh đã có nghề này cách đây vài thế kỷ. Do điều kiện thiên tai khắc nghiệt thường xuyên người dân phải gánh chịu là địa phận xã Sơn Thịnh nằm sát bờ sông Ngàn Phố thường xuyên chịu nhiều trận lũ và bão tố chà đi xát lại. Mùa hè ngày trước do hệ thống thủy lợi không đảm bảo nên đồng ruộng thường bị khô héo và mất mùa vì hạn hán. Tuy nhiên, Sơn Thịnh vẫn là mảnh đất giao thương dễ hơn mọi miền quê khác vì địa thế “trên bến dưới thuyền” tiện ích cho hàng hóa thông thương tới xã này. Mặt khác đây là “cái rốn” giao lưu thuận lợi nhất. Khách hàng từ Đức Thọ sang, từ Vinh vào, từ Thanh Chương tới, người từ miền thượng Hương Sơn xuống cũng dễ dàng.
Ngoài nghề đan một số người có vốn liếng khấm khá hơn thì mở nghề làm bánh đa, bánh đúc. Xã Sơn Thịnh có 3 chủ hộ kinh doanh nghề mới này cho thu nhập khá. Một thanh niên mạnh dạn mở nghề làm đậu phụ và kết hợp nuôi lợn đã tạo được cuộc sống khá khang trang trong gia đình như xây được nhà, mua sắm đầy đủ các phương tiện khác.
  Hôm sau chúng tôi đến núi Nầm, cầu Nầm nơi có bến đò Choi vang tiếng trong chiến tranh chống Mỹ.
  Ở đây cũng là nơi “xe chưa qua nhà không tiếc” , “tiếng hát át tiếng bom”giống như địa danh xã Võ Ninh, Mỹ Thủy, Quảng Bình quê tôi. Bà còn sẵn sàng hạ nhà mình xuống để cho xe bộ đội đi ra chiến trường kịp đánh giặc. Ở đây có biết bao bộ đội, thanh niên xung phong, dân quân du kích, dân thường yêu nước ngã xuống!
       Cầu Nầm, núi Nầm, bến đò Choi là những trọng điểm ác liệt máy bay Mỹ nếm xuống hàng nghìn,vạn tấn bom, cũng là một ngã ba Đồng Lộc thứ hai  của Hà Tĩnh.
  Hôm nay cầu Nầm đã bắc lại, bến đò Choi không còn nữa, cây côi, núi non tươi xanh, sông Ngàn Phố như dải lụa mềm cổ điển bao quanh phố Châu lờ lững về xuôi, không gian êm bình một cách lạ lùng, ngỡ như ở đây không trải qua những năm tháng chiến khốc liệt nhất hành tinh.
Tưởng trong giấy phút thình lình
Chưa hề có cuộc chiến tranh qua rồi
Chưa bao cách trở xa xôi
Chưa bao nguy hiểm đứng ngồi không yên…
(Trên đất Đức – Thơ Nga – Bằng Việt dịch)
     Hôm nay không khi quá rộn ràng. Xe vào Nam ra Bắc, xe  đi Lào Thái dễ dàng như từ nhà ra ngõ. Người ở Hương Sơn đi làm ăn xa trở về, người các miền quê đến Hương sơn làm ăn. Một cảnh tưởng hòa bình rộn ràng nức lòng.
 Ấy vậy trong tôi hai chữ bến đò Choi còn mãi âm vang. Không chỉ tôi những người từng nghe từng biết, nếu có dịp về đây hoặc nghe tên địa danh này chắc cũng bồi hồi như tôi.
   Quảng đầu những năm 70 thế kỷ trước, đơn vị tôi ra Bắc, qua Nghệ An, Hà Tĩnh tôi đã được nghe bài thơ Bến đò Choi của nhà thơ Hồ Minh Hà. Sau đó bài thơ này được in báo Văn nghệ Trung ương nên càng có nhiều người biết và thuộc lòng.
  Bài thơ vẽ lên hình ảnh người mẹ chèo đò cho quân sang trong chiến tranh chống Mỹ , sau đó mẹ hy sinh, người con gái lên thay mẹ vẫn chèo đò cho quân sang dưới mưa bom bão đạn. Hình ảnh đẹp, tình cảm ấm nồng rất cảm động. Nó không phai mờ rong ký ức của tôi:
Mỗi lần về phép, 
đến bến đò Choi
Cho sang sông với đò ơi
Bỗng nghe ấm một tiếng ời quen quen
Chống sào mẹ đón con lên
Khom khom lưng mẹ in trên nền trời.
Chỉ là giây lát thế thôi
Sao con còn mãi niềm vui trong lòng.
Con đò bóng mẹ dòng sông
Khi xa thành nỗi nhớ mong bồi hồi
*
Hôm nay về lại đò Choi
Cho sang sông với đò ơi
Ai thưa không phải mẹ rồi vì sao?…
    Đoạn sau tôi quên không thuộc được. Hôm nay về Hương Sơn lại biết được nhà thơ Hồ Minh Hà là người ở đây tôi càng xúc động. Bài thơ giản dị nhưng tình cảm thật chân thành còn mãi với thời gian.
  Và cũng thật chạnh lòng,  khi xem kỷ yếu Hội Nhà văn Việt Nam, tôi không không thấy tên nhà thơ Hồ Minh Hà. Nghe nói đơn xin gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam của ông vẫn còn lưu giữ ở Ban công tác hội viên của Hội. Chắc ở dưới suối vàng ông đang đợi chờ kết quả bỏ phiếu của các hội đồng chuyên môn của Hội Nhà văn Việt Nam. Nếu được thì xin hãy hóa vàng quyết định kết nạp Hội Nhà văn Việt Nam cho ông an lòng mỉm cười chín suối!

*
 Anh Tường dẫn tôi lên cho biết thị trấn Phố Châu. Phố Châu thị trấn của huyện lỵ Hương Sơn nhỏ, gọn, sạch sẽ và cũng khang trang. Vì xây dựng sau nên có nhiều kiểu nhà tân tiến, đường phố rộng rãi, khoáng đãng…
 Tôi và anh Tường ghé vào một cửa hàng tạp hóa mua các thứ cần dùng. Thiếu phụ trẻ bán hàng là một người đẹp, phúc hậu của miền sơn cước. Tuy có pha chút thị thành nhưng cái nét đồng quê dân giã còn in dấu trong cử chỉ, lời nói, ánh nhìn. Và thiếu phụ  với nụ cười rất tươi khi anh Tường biếu số tiền dư không lấy lại. Thiếu phụ trẻ rối rít cám ơn:
- Các eng (anh ) nhớ ghe lại cửa hàng của út nghe (em)
- Các anh sẽ ghé lại thường xuyên !– Anh Tường cười thoải mái đáp lời mời.
Trên đường về tôi nói với anh Tường:
 - Con gái xinh đẹp Hương Sơn sinh ra Hải Thượng Lãn Ông, Huy Cận, Nguyễn Khắc Niêm, Nguyễn Khắc Phê, Hồ Minh Hà, và cả Phạm Mạnh Tường đấy.
 Anh Tường vui lây:
-         Không dám đâu ạ!

*

Anh Tường về  hơn ba bốn tháng sưả sang nhà mình và nhà thờ tổ  đã xong . Anh mãn nguyện lắm. Anh bộc bạch với tôi:
- Về già tôi sẽ về quê sống, ngay ở đây, không đi đâu nữa.
Tôi tin điều anh nói, rất trân trọng, rất nể kính điều đó. Anh có nhà ở Hà Nội, anh có nhà ở Ki ep – Ukraina. Anh không phải đại gia nhưng đủ sống, đủ mỗi năm một chuyến đưa vợ con về thăm quê, ở với quê độ ba bốn tháng.
 Tôi nhớ đến câu ca dao mà không người Việt nào là không thuộc:
Con người có tổ, có tông
Như cây có cội như sông có nguồn.
 Buồn cho tôi và cũng buồn cho ai có quê mà không điều kiện về quê sống.
Hà Nội tháng 5 -2013
Đ - H
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét