Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt trong truyền thông, báo chí.

Gữi gìn sự trong sáng tiếng Việt trên truyền thông và báo chí.

Thứ ba - 27/05/2014 12:30
         

   GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG TIẾNG VIỆT TRÊN TRUYỀN THÔNG, BÁO CHÍ


                                 Đỗ Hoàng

 
  Gần đây trên cấc phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, và ở các cuộc họp hội nghị trong nước và nước ngoài, người ta dùng nhiều từ Hán  - Việt chưa được Việt hóa , nghe rất khó lọt lỗ tai. Những từ như : quan ngại, mãn nhãn, thượng kỳ… là những từ Hán – Việt trăm phần trăm.
  Điều rất lâu rồi, Hồ Chủ tịch có nói đại ý: “Tiếng ta có thì dùng tiếng ta, tiếng ta không có thì ta vay mượn dùng tiếng nước ngoài.”.
    Đặc điểm nước ta cũng như nước Nhật và các nước phương Đông khác, chúng ta sử dụng đến sáu bày mươi phần trăm từ có gốc Hán. Những từ được Việt hóa lâu rồi đã trở thành tiếng ta thì không vấn đề gì, phản cảm nhất là những từ Hán – Việt mới bê nguyên xi vào như đã dẫn ở trên lám mất đi sự trong sáng tiếng Việt hiện đại.. Người bình dân dùng đã nghe khó chịu, ông quan đầu triều dùng đi dùng lại thì nghe nó ra làm sao. Quan lớn của ta không biết được một ngoại ngữ sao? Quan không biết thì cả dàn thư ký đông như cây rừng đều Tây học Tàu học giỏi hơn thông ngôn thời Pháp chỉ dẫn cho!



 Quan ngại  là âm Hán – Việt . Mỗi chữ có nghĩa riêng của nó. Quan có 9 chữ. Quan dùng ở đây là xem xét, xem chỗ rộng lớn. Ngại có 4 chữ. Ngại ở đây là trở ngại, cách ngại – tình ý hai bên không thông hiểu nhau. Cha ông ta đã dùng kết hợp một tiếng của ta và một tiếng của Tàu nói là lo ngại, cũng đủ nghĩa. Nhưng dùng thuần Việt là lo lắng thì hay hơn. Ví dụ : “Trung Quốc đặt giàn khoan vào thềm lục địa nước ta, chúng ta rất lo lắng cho tình hình yên ổn ở Biển Đông”. Nói thế vừa Việt hóa và trong sáng hơn nói: “Trung Quốc đặt giàn khoan vào thềm lục địa nước ta, chúng ta rất quan ngại cho tình hình yên ổn ở Biển Đông”.


 Mãn nhãn
 cũng vậy, nó là âm Hán – Việt chưa được Việt hóa. Mãn trong tiếng Hán có một chữ nghĩa là đầy, đầy đủ, thừa, nhiều… Nhãn trong tiếng Hán cũng có một chữ, nghĩa là mắt. Mãn nhãn nghĩa đen là đầy mắt, nghĩa bóng thỏa sức nhìn ngắm. Dùng thuần Việt có thể nói nhìn thỏa thích hoặc thích mắt. Ví dụ: “Trường Sa biển xanh biêng biêc, sóng trắng rập rờn nhìn thỏa thích (hoặc nhìn thích mắt)”; còn dùng: “Trường Sa biển xanh biêng biếc, sóng trắng rập rờn thật là mãn nhãn”, nghe nó Tàu quá!


  Thượng kỳ cũng âm Hán Việt. Nghĩa đen là kéo cờ lên cao. Ví dụ: “Bộ đội Trường Sa đảo lớn đang kéo cở Tổ Quốc để chào cờ”. Không nên nói: “Bộ độ Trường Sa đảo lớn đang thượng kỳ Tổ quốc để chào cờ (!)
  Xin có một vài tiểu ý kiến góp ý cho các phương tiện truyền thông đại chúng và báo chí để tham khảo.
Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2014
Đ - H
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét