Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Phạm Quang Trung bốc thơm thơ Hoàng Quang Thuận - Ô danh muôn thuở

PHẠM QUANG TRUNG BÔC THƠM THƠ HOÀNG QUANG THUẬN  - Ô DANH MUÔN ĐỜI
   
        Đỗ Hoàng

 
  Việc cái gọi là thơ Hoàng Quang Thuận được  Hội Nhà văn Việt Nam đăng đàn , cổ vũ thổi kèn rầm rộ năm trước đã bị chôn vùi trong bùn đen. Chưa bao giờ nước Việt bồn nghìn năm văn hiến lại có một vụ việc bẩn thỉu, đê tiện, vô liêm sỉ để lại tiếng xấu ngàn đời như vậy.
  Nhưng cái bài học để đời cuả nó thì vẫn còn nguyên và những kẻ tung hô nó, những nhà văn, nhà phê bình, nhà chínhtrị, tướng lĩnh, các tổ chức công quyền thì còn mãi mãi sám hối và suy ngẫm.
 Trăm năm bia đá thì mòn
Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ
(Ca dao cũ)
Trăm năm bia đáthìmòn
Vạn năm bia chữ vẫn còn trơ trơ
(Ca dao mới)
    Bài này tôi chỉ nói về các nhà phê bình – những người quan tòa, thẩm định văn chương, hướng dẫn dư luận để tìm cái hay, cái đẹp của thơ ca. Và chỉ nói đến nhà giáo kiêm nhà phê bình văn học Phạm Quang Trung đang đứng trên bục giảng đại học mà thôi .
   Trong các vị dạy đại học có học hàm học vị là Phạm Quang Trung, Hồ Thế Hà, Văn Giá, Chu Văn Sơn…thì Phạm Quang Trung đứng đầu bảng chịu khó khen bừa, khen ấu nhất. Cái khen nhiều khi nó lộ rõ ra là khen kẻ có quyền và khen ké có tiền. Vì đặt tiêu chí khen chê như vậy nên Phạm Quang Trung luôn trông gà hóa cuốc, xỏ chuyện nọ rachuyện kia, từ một phẩm chất nhà giáo, nhà khoa học biến chất biến chất lưu manh hóa, tha hóa trước quyền lợi, chức vị, đồng tiên.
  Khen kẻ có quyền (Quyền chỉ bật mã ôn thôi) như khen thơ Hữu Thỉnh (đương kiêm hai chức chủ tịch Hội Nhàvăn và Chủ tịch UBTQLH các HVHNTVN), khen văn Lê Văn Thảo lúc đương chức Phó Chủ tịch Hội Nhàvăn Việt Nam.
 Thơ văn hai vị trên đứng ở tầm nào mọi người đều rõ cả. Hãy xem các bài phê thơ Hữu Thỉnh, phê văn Lê Văn Thảo của Trần Mạnh Hảo, Phạm Ngọc Thái trên các mạng xã hội lề trái thì sẽ biết.
  Bốn vị giáo học đang giảng dạy trên thì chỉ có Phạm Quang Trung được du học Nga vào cái thời 80, 90, thế kỷ trước,  thời trong nước cũng khó khăn mà Nga cũng khó khăn.

   
Phạm Quang Trung
 Thời khó khăn vì miếng cơm manh áo người ta thể tất cho qua. Lớp du học thập kỷ ấy có người giữ được phẩm chất, an bần lạc học, nhưng cũng có người bòn từng cái may so một, thuê  bạn xếp hàng để mua nồi áp suất , chậu nhôm, bàn là đem về nước bán kiếm tiền mua đất xây nhà. Có lắm kẻ lên máy bay về nước khoác một lúc 5 bộ áo vét tong vào người, đeo ở cổ 5 cái vòng xích líp xe đạp. Đến nổi khi xuống sân bay về nhà cổ không quay được phải vào bệnh viện cấp cứu. Phạm Quang Trung chắc không thoát nhứng trận bươn chải ấy.
  Bây giờ đời sống đỡ hơn việc chạy chơ, có hướng dẫn luận văn cao học , thạc sỹ, tiến sỹ không còn bức bách nữa, nhưng dù có đói khổ đến mấynhà giáo nhà lhoa học chân chính không được đánh mất lương tâm của mình. Bán linh hồn cho quỷ đồng tiền và danh vị.
  Tiếc thay Phạm Quang Trung đã bán hết. Điển hình nhất là bài  bốc thơ m thơ Hoàng Quang Thuân “Cảnh vật trong cảm thức thiền tông” thơ Hoàng Quang Thuận. Bài in trong kỷ yếu Hội thảo khoa học Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử -Hội Nhà văn – Hà Nội tháng 8 năm 2012)
  Trong tập nàycó 22 vị viết,có 6 vị nặc danh hoặc vô danh (không tên tuổi trênvăn đàn). Nhiều vị có tên tuổi như: Nhà thơ Hữu thỉnh- Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Dương Kỳ Anh nguyên Tổng biên tập báo Tiền phong, nhà thơ Trần Nhuận Minh nguyên chủ tịch Hội văn nghệ Quảng Ninh, nhà thơ Đặng Hiển, nhà thơ HữuViệt, nhà phê bình Nguyễnhữu sơn, nhà phê bình Nguyên An…
  Việc bốc thơm thơ Hoàng Quang Thuận là sỉ nhục thơ ca, sỉ nhục quốc thể xin xem cá bài viêt của Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Hoàng Đức, Đỗ Hoàng…trêncác trang mạng xã hội trong và ngoài nước.
  Phạm Quang Trung đã viết 10 trang sách gần 4 000 chữ để khen thơ Hoàng Quang Thuận.
  Hãy nghe Phạm Quang Trung tán bừa:
Chả là vị GS – TS Viện trưởng Viện công nghệ thông tin thuộc Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam này trước nay chỉ chăm chăm với khoa học, thế mà sau chỉ vài đêm  “ngủ cùng gió sương” trên đỉnh Yên Tử, ông bỗng trở thành “ người thơ” đúng nghĩa. Ba đêm liền không chợp mắt với bao cảm xúc dâng trào, ông đã viết lien tục 63 bàithơ trọn vẹn.(trang 35 dòng 13 trên xuống – Sách đã dẫn).
  Nguyễn Trãi cả đời làm thơ viết về Yên Tử không đọng lại quá một bài, Hoàng Quang Thuận chỉ vài đêm đẻ ra 63 bài trọn vẹn. Ngủ với ca ve thật cũng không đẻ ra 63 đứa trong vải đêm, chứ nói gì đến thơ. Viết thế kẻ vô học còn ngượng mồm, huồng gì một vị giáo sư dạy đại học.
   Sau đó thì Phạm Quang Trung viện dẫn hết thơ Trần Nhân Tông, thơ chua Trịnh Cương, nhạc Phó Đưc Phương, bàiviết của nhà báo Phạm Ngọc Dương để tô son trát phấn cho con mắm thơ thối có troi (giòi) Hoàng Quang Thuận.
  Tôi nghĩ tác giả Thi vân Yên Tử đã biết phát hiện ranh giới những gì cần phát hiện. Nương  theo Tâm mình, cố nhiên. Rất cần có con mắt tinh đời và một trái tim đa cảm. Cũng còn có một sự trải nghiệm nghệ thuật thực sự. Chẳng phải ở đỉnh núi này, vào một ngày đẹp trời, ta có thể phóng tầm mắt đi thật xa đó sao “non xanh nước biếc như tranh họa đồ” hiện ra. Một bức tranh toàn cảnh tuyêt vời hiển hiện rõ mồn một qua những câu thơ như có hồn của Hoàng Quang Thuận:
 Trên non Yên Tử ngày trời quang
Bức tranh thủy mặc dưới nắng vàng
Nhấp nhô như sóng triền đồi núi
Xa xa một dãi Bạch Đằng Giang.
(Trang 59, dòng 4 trên xuống – Sách đã dẫn)
  Bái này cònthua xa bài của đứa bé vỡ lòng mới tập làm thơ. Các cụ hưu trí về học làm thơ còn hơn cái bài này. Bài này cũng  như tất cả cái gì Hoàng Quang Thuận viết ra không phải thi ca, nó là một dị hình dị dạng. Tán như vậy là tán dóc, khen lấy được. Khen một cách vô liêm sỉ,Khen thiếu hiểu biết thơ ca, không biết thẩm thơ  ca.
   Càng dẫn dắt, càng đi sâu vào gần 4 000 câu bốc thơm người đọc càng khó chịu bực tức, căm giân cái  khen bừa khen ẩu của PhamQuang Trung;
“Đọc tập thơ,takhông thể quên đây lầcnhr vật của rừng núi Yên Tử - nơi phát sinh ra dòng Thiền mang đậm chất Đại Việt. BàiÁo Phật có thể xem là bài tiêu biểu:
Phong cảnh nơi đây đẹp mê hồn
Con người hòa hợp với núi non
Dải áo Phật đài màu xanh thắm
Trung trinh cung nữ tấm lòng son.
…Càng đi sâu vào tập thơ như càng đi sâu vào cõi Thiền, ta càng bắt gặp nhiều cảnh lạ. Trưa hè oi nồng ở nơi khác, trong khi ở đây thì:
Đang trưa không nhìn thầy mặt trời
Mâytụ thành suối từng giọt rơi
Văng vẳng gà rừng chiêm chiếp gọi
Cành cao lay động chú sóc chơi.
  Những bài trên mang chất Thiền Đại Việt và càng đi sâu vào tập thơ như càng đi sâu vào cõi Thiền thì bạn đọc bó tay chấm com trước kiến thức và kiến văn của một tiến sỹ, một giáo sư đại học thời nay!
  Những kẻ cạo giấy sách vở  suông, không có thực tài, tiến sỹ giấy, tiến sỹ bò hai nghìn năm trước , Lý Bạch đã có lời khuyên:
Trào Lỗ Nho:
…Thời sự thả vị đạt
Quy canh Vấn thủy tân
(Việc đời mờ mịt thế
Về sông Vấn đi cày)
Chê ông đồ nước Lỗ
Đỗ Hoàng dịch
Nay:
Văn chương mù tịt thế
Về nông thôn đi cày
Đỗ Hoàng nói

Hà Nội ngày 7 tháng 8 năm 2013
Đ - H

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét