Nhà văn Đặng Ái
Thứ bảy - 31/08/2013 11:48NHÀ VĂN ĐẶNG ÁI
Bây giờ có nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết tràn ngập văn phong báo chí loại xơ cứng, khô khan, tuyên truyền một chiều viết theo bài bản định sẵn thì đọc lại truyện ngắn Nam Cao – cây đề cây đa của văn chương nước Việt trước đây và đọc truyện ngắn của nhà văn Đặng Ái người thường gặp với chúng ta hôm nay, làm ta càng thêm yêu quý truyện ngắn nói riêng và văn xuôi, văn chương nói chung của Đất Việt.
Nhà văn Đặng Ái viết văn rất sớm với năng khiểu bẩm sinh, nổi tiếng từ cuối thập kỷ 60 và đâu thập kỷ 70 thế kỷ trước. Nhà văn Đặng Ái đã vẽ nên một một thế hệ, một thời sống tốt, sống đẹp, cồng hiến hết mình cho quê hương đất nước trong cuộc kháng chiến ái quốc chống Mỹ xâm lược. Những nhân vật đủ thánh phần, đủ thấp cao giới tính đã vì nghĩa cả hy sinh thầm lặng cho Tổ quốc.
Những người mà thế hệ hôm nay có thể không biết và không hiểu về họ, có người quên họ, nhưng đọc văn Đặng Ái chúng ta phải nhớ họ, suy ngẫm về họ.
Một cô gái mù lặng lẽ năm này qua năm khác kéo bè sang sông chở bộ đội đi ra chiến trường không cần mọi người biết tên, một phi công bị thương nặng vẫn lái máy bay chiến đấu như anh hùng phi công Meretxep ở Liên Xô (cũ), một cô gái chung thủy đợi người yêu từ chiến trường về, một người thợ say mê học tập để nắm vững tay nghề làm việc cho tập thế, một anh kỹ sư được làng cử đi học đại học vẫn quyết tâm về xây dựng làng quê khốn khó…
Bầy giờ Đặng Ái rất ít viết và hầu như không viết nữa, ngoài vài quyết sách báo chí thi thoảng trình làng. Hỏi anh, anh cho biết – Văn báo chí nó giết văn chương, với lại thần tượng mình tôn thờ không còn lóng lánh như xưa nữa.
Điều đó tôi nghĩ hoàn toàn đúng. Đời hôm nay có được là nhờ những người vô danh ấy. Họ đã đỏ máu và mồ hôi cho cuộc sống thanh bình hôm nay.
Nhưng đời đã quên họ.Bởi họ là những con người thật thà chân chất, họ làm sao biết được thế hệ mình và mình bị lừa để phục vụ cho một lợi ích phe nhóm.
Xin chia sẻ với nhà văn Đặng Ái
vannghecuocsong.com
ĐÒ ƠI
(trích)
- Các anh cứ gọi em là cô gái lái đò thôi mà!
- Lúc này trông cô như trẻ con, bướng bỉnh mà nũng nịu.
Chừng đã ấm người, cô lái đò đứng dậy. Cô đi lại giường, lật chiếu lấy ra một túi nhựa màu nâu, luồn tay vào trong túi cô lấy ra một cái bút chì, mấy cái cặp ba lá, mấy cái huy hiệu đoàn, một cái gương tròn bằng lá lót bánh dì giò mà các cô gái bây giờ rất ít dùng. Sau đó là một cái lược sừng đen nữa. Cô để tất cả các thứ đó lên giường bằng sự thận trọng có hơi lẩm cẩm của một bà già hoặc như trẻ con chơi đồ hàng vậy. Cuối cùng cô lấy ra một cuốn sổ học sinh dầy, bìa xanh. Một thỏi sắt theo cuốn vở rơi xuống đất. Cô ngồi ngẩn ra một lúc như suy nghĩ rồi lấy chân lùa ngang mặt đất mà tìm. Khi chân đã chạm thỏi sắt cô mới cúi xuống, nhặt lên . Đó là một mảnh bom dài khỏng hai đốt ngón tay. Trước khi cô đặt mảnh bom lên giường, chúng tôi đã kịp nhìn thấy những cạnh sắc lởm chởm của nó.
Quay mặt về phía chúng tôi, cô rụt rè:
- Các anh ghi cho em môth dòng làm kỷ niệm nhé!
Chúng tôi giở quyển vở ra. Một trăm trang đặc những kiểu chữ khác nhay khi bằng bút chì, khi bằng bút bi, khi bằng bút thường… không còn chỗ nào để ghi cả. Hình như khi qua đò, không nhiều thì ít ai cũng ghi lưu niệm cho cô gái. Tuy cô không nói ra nhưng chúng tôi biết cô gái này giàu và quý tình cảm đến chừng nào!
Vẫn ngồi ở giường,, tay chắp vào lòng, cô nói thêm:
- Các anh ghi cho em một chữ cũng được. Sau này em giở ra đọc và nhớ tới các anh, nhớ tới đêm nay chở các anh qua sông.
Một người trong chúng tôi – anh chiến sỹ trẻ nhất – lặng lẽ mở ba lô lấy ra cuốn sổ tay mới toanh của anh. Anh ngắm nhìn một lúc rồi giơ cuốn sổ lên trên ngọn lửa, nói với cô:
- Chúng tôi biếu chị cuốn sổ này nhá! Làm kỷ niệm…
Cô ngúng nguẩy:
- Em chẳng lấy đâu! Anh còn đi xa lấy gì mà dùng.
- Quyển vở của chị hết giấy rôi!
- Ô… Như bị bất ngờ, cô lặng đi một lúc lâu, sau đó nói nhỏ như nói một mình – Hết rồi à?... – Rồi cô vội thanh minh – Em tưởng là còn.
Chúng tôi trao tay nhau lần lượt ký tên vào cuốn sổ.
- Nào, cô cứ nhận cho anh em chúng tôi bằng lòng.
Có anh đùa:
- Hay là chê của bộ đội?
Cô vội vã:
- Không
! Em chắng dám chê bao giờ!
- Vậy thì nhận lấy chứ!
- Các anh đã cho thì em xin vậy- Cô nói thật là miễn cưỡng.
Chúng tôi trao cuốn sổ cho cô, nhưng thật là lạ lùng (tựa như chơi bịt mắt bắt dê vậy) cô chìa tay ra hướng khác, quờ quạng. Cầm được cuốn sổ cố áp vào ngực như một vật quý giá nhất đời. Đặt nó xuống đùi, cô đưa cả hai tay mà sờ, lật đi lật lại, mắt hơi ngước lên, miệng vẫn hé cười, cái cười mơ hồ dài dại…
Mắt cô chớp luôn, chớp luôn, đôi mày cong cong, đôi lúm đồng tiền…
- Ô…!Bỗng thấy một cái gì khác lạ ở cô lái đò, chúng tôi ngạc nhiên, rồi từ từ, lòng như bị ai thắt lại. Có thể như thế được ư. Trời!. Chúng tôi không nhìn cô lái đò mà nhìn nhau…
Ai cũng hiểu rồi.
Im lặng.
Ngoài trời mưa như nặng hạt hơn. Gió bấc vẫn thổi lồng lộn. Căn nhà rungleen từng đợt muốn ụp xuống. Bếp lửa đang đượm, bốc lên đùng đùng. Những lưỡi lửa cháy vật vả , sôi sục…
Chúng tôi im lặng nhìn cô gái sung sướng đến nghẹn lời:
- Ôi! Quyển sổ các anh cho đẹp quá!
Đang mải mê với cuốn sổ chợt cô dừng lại, nghiêng đầu nghe ngóng. Cô khẽ nói: “ Lại có người qua đò”. Rồi đứng dậy.
Chúng tôi tạm biệt cô lái đò, theo tiểu đội trưởng lần lượt ra đi. Ai cũng nhìn như cố níu hình ảnh cố gái, nhất là đôi mắt đen láy, chớ luôn, chớp luôn ấy. Cô gái bước ra ngoài mưa tiễn chúng tôi, lát sau chen giữa tiếng gọi đò văng vẳng, tiếng cô gái vọng lên: “Ai gọ đò đới!”. Tiếng “đới” kéo dài tha thiết đến nôn nao cả người.
Đêm ấy mưa gió rét như cắt da thịt, nhưng chúng tôi cứ bước phăng phăng. Lòng chúng tôi như bị bốc cháy bở một ngọn lửa nóng vô cùng.
Tháng 7 – 1972
Đ - A
Nhà văn Đặng Ái viết văn rất sớm với năng khiểu bẩm sinh, nổi tiếng từ cuối thập kỷ 60 và đâu thập kỷ 70 thế kỷ trước. Nhà văn Đặng Ái đã vẽ nên một một thế hệ, một thời sống tốt, sống đẹp, cồng hiến hết mình cho quê hương đất nước trong cuộc kháng chiến ái quốc chống Mỹ xâm lược. Những nhân vật đủ thánh phần, đủ thấp cao giới tính đã vì nghĩa cả hy sinh thầm lặng cho Tổ quốc.
Những người mà thế hệ hôm nay có thể không biết và không hiểu về họ, có người quên họ, nhưng đọc văn Đặng Ái chúng ta phải nhớ họ, suy ngẫm về họ.
Một cô gái mù lặng lẽ năm này qua năm khác kéo bè sang sông chở bộ đội đi ra chiến trường không cần mọi người biết tên, một phi công bị thương nặng vẫn lái máy bay chiến đấu như anh hùng phi công Meretxep ở Liên Xô (cũ), một cô gái chung thủy đợi người yêu từ chiến trường về, một người thợ say mê học tập để nắm vững tay nghề làm việc cho tập thế, một anh kỹ sư được làng cử đi học đại học vẫn quyết tâm về xây dựng làng quê khốn khó…
Bầy giờ Đặng Ái rất ít viết và hầu như không viết nữa, ngoài vài quyết sách báo chí thi thoảng trình làng. Hỏi anh, anh cho biết – Văn báo chí nó giết văn chương, với lại thần tượng mình tôn thờ không còn lóng lánh như xưa nữa.
Điều đó tôi nghĩ hoàn toàn đúng. Đời hôm nay có được là nhờ những người vô danh ấy. Họ đã đỏ máu và mồ hôi cho cuộc sống thanh bình hôm nay.
Nhưng đời đã quên họ.Bởi họ là những con người thật thà chân chất, họ làm sao biết được thế hệ mình và mình bị lừa để phục vụ cho một lợi ích phe nhóm.
Xin chia sẻ với nhà văn Đặng Ái
vannghecuocsong.com
ĐÒ ƠI
(trích)
- Các anh cứ gọi em là cô gái lái đò thôi mà!
- Lúc này trông cô như trẻ con, bướng bỉnh mà nũng nịu.
Chừng đã ấm người, cô lái đò đứng dậy. Cô đi lại giường, lật chiếu lấy ra một túi nhựa màu nâu, luồn tay vào trong túi cô lấy ra một cái bút chì, mấy cái cặp ba lá, mấy cái huy hiệu đoàn, một cái gương tròn bằng lá lót bánh dì giò mà các cô gái bây giờ rất ít dùng. Sau đó là một cái lược sừng đen nữa. Cô để tất cả các thứ đó lên giường bằng sự thận trọng có hơi lẩm cẩm của một bà già hoặc như trẻ con chơi đồ hàng vậy. Cuối cùng cô lấy ra một cuốn sổ học sinh dầy, bìa xanh. Một thỏi sắt theo cuốn vở rơi xuống đất. Cô ngồi ngẩn ra một lúc như suy nghĩ rồi lấy chân lùa ngang mặt đất mà tìm. Khi chân đã chạm thỏi sắt cô mới cúi xuống, nhặt lên . Đó là một mảnh bom dài khỏng hai đốt ngón tay. Trước khi cô đặt mảnh bom lên giường, chúng tôi đã kịp nhìn thấy những cạnh sắc lởm chởm của nó.
Quay mặt về phía chúng tôi, cô rụt rè:
- Các anh ghi cho em môth dòng làm kỷ niệm nhé!
Chúng tôi giở quyển vở ra. Một trăm trang đặc những kiểu chữ khác nhay khi bằng bút chì, khi bằng bút bi, khi bằng bút thường… không còn chỗ nào để ghi cả. Hình như khi qua đò, không nhiều thì ít ai cũng ghi lưu niệm cho cô gái. Tuy cô không nói ra nhưng chúng tôi biết cô gái này giàu và quý tình cảm đến chừng nào!
Vẫn ngồi ở giường,, tay chắp vào lòng, cô nói thêm:
- Các anh ghi cho em một chữ cũng được. Sau này em giở ra đọc và nhớ tới các anh, nhớ tới đêm nay chở các anh qua sông.
Một người trong chúng tôi – anh chiến sỹ trẻ nhất – lặng lẽ mở ba lô lấy ra cuốn sổ tay mới toanh của anh. Anh ngắm nhìn một lúc rồi giơ cuốn sổ lên trên ngọn lửa, nói với cô:
- Chúng tôi biếu chị cuốn sổ này nhá! Làm kỷ niệm…
Cô ngúng nguẩy:
- Em chẳng lấy đâu! Anh còn đi xa lấy gì mà dùng.
- Quyển vở của chị hết giấy rôi!
- Ô… Như bị bất ngờ, cô lặng đi một lúc lâu, sau đó nói nhỏ như nói một mình – Hết rồi à?... – Rồi cô vội thanh minh – Em tưởng là còn.
Chúng tôi trao tay nhau lần lượt ký tên vào cuốn sổ.
- Nào, cô cứ nhận cho anh em chúng tôi bằng lòng.
Có anh đùa:
- Hay là chê của bộ đội?
Cô vội vã:
- Không
! Em chắng dám chê bao giờ!
- Vậy thì nhận lấy chứ!
- Các anh đã cho thì em xin vậy- Cô nói thật là miễn cưỡng.
Chúng tôi trao cuốn sổ cho cô, nhưng thật là lạ lùng (tựa như chơi bịt mắt bắt dê vậy) cô chìa tay ra hướng khác, quờ quạng. Cầm được cuốn sổ cố áp vào ngực như một vật quý giá nhất đời. Đặt nó xuống đùi, cô đưa cả hai tay mà sờ, lật đi lật lại, mắt hơi ngước lên, miệng vẫn hé cười, cái cười mơ hồ dài dại…
Mắt cô chớp luôn, chớp luôn, đôi mày cong cong, đôi lúm đồng tiền…
- Ô…!Bỗng thấy một cái gì khác lạ ở cô lái đò, chúng tôi ngạc nhiên, rồi từ từ, lòng như bị ai thắt lại. Có thể như thế được ư. Trời!. Chúng tôi không nhìn cô lái đò mà nhìn nhau…
Ai cũng hiểu rồi.
Im lặng.
Ngoài trời mưa như nặng hạt hơn. Gió bấc vẫn thổi lồng lộn. Căn nhà rungleen từng đợt muốn ụp xuống. Bếp lửa đang đượm, bốc lên đùng đùng. Những lưỡi lửa cháy vật vả , sôi sục…
Chúng tôi im lặng nhìn cô gái sung sướng đến nghẹn lời:
- Ôi! Quyển sổ các anh cho đẹp quá!
Đang mải mê với cuốn sổ chợt cô dừng lại, nghiêng đầu nghe ngóng. Cô khẽ nói: “ Lại có người qua đò”. Rồi đứng dậy.
Chúng tôi tạm biệt cô lái đò, theo tiểu đội trưởng lần lượt ra đi. Ai cũng nhìn như cố níu hình ảnh cố gái, nhất là đôi mắt đen láy, chớ luôn, chớp luôn ấy. Cô gái bước ra ngoài mưa tiễn chúng tôi, lát sau chen giữa tiếng gọi đò văng vẳng, tiếng cô gái vọng lên: “Ai gọ đò đới!”. Tiếng “đới” kéo dài tha thiết đến nôn nao cả người.
Đêm ấy mưa gió rét như cắt da thịt, nhưng chúng tôi cứ bước phăng phăng. Lòng chúng tôi như bị bốc cháy bở một ngọn lửa nóng vô cùng.
Tháng 7 – 1972
Đ - A
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét