Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Ke pha bao Van nghe

Kẻ làm ô uế báo Văn Nghệ
                      (Nhân 65 năm báo Văn Nghệ ra số đầu tiên )


                                                                            Nhà văn : Trương Vĩnh Tuấn
                                                                     Nguyên Phó Tổng biên tập báo Văn Nghệ .

                      Tháng 3 năm 1948 tạp chí Văn Nghệ số 1 ra mắt bạn đọc do nhà thơ Tố Hữu là tổng biên tập đầu tiên của báo .
      Trải qua 65 năm đầy biến động báo Văn Nghệ luôn là diễn đàn của đội ngũ các nhà văn theo Đảng làm cách mạng là niềm tin yêu của bạn đọc cả nước ,  là một mặt trận tiên phong của cách mạng Việt Nam trong mỗi giai đoạn lịch sử .
   Rất tiếc kể từ giữa năm 2006 đến nay khi NGUYỄN TRÍ HUÂN phó chủ tịch hội nhà văn Việt Nam , sau khi quân đội cho nghỉ hưu về làm tổng biên tập , ông ta đã bôi lên trang sử truyền thống của báo Văn Nghệ những vết nhơ ô uế .
     Bắt đầu là liên kết với những phần tử bất mãn tổ chức những cuộc họp nhằm hạ bệ người tiền nhiệm , với những phát ngôn tùy tiện nhằm xóa bỏ mọi thành quả , cố gắng từ người tổng biên tập cũ và lập nên một liên minh ma quỉ , gây chia rẽ mất đoàn kết nội bộ trầm trọng , tôn cao và quảng cáo cho vị thế của cá nhân ông ta một cách lố bịch .
     Nhằm gây dấu ấn cho cá nhân . Dùng quyền tổng biên tập , ông ta thảo văn bản trực tiếp gửi tới từng thành viên  cái gọi là cải tiến tờ báo đòi xóa bỏ dòng chữ : VÌ TỔ QUỐC VÌ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI , được in trang trọng trên đầu trang nhất của báo trong nhiều thập kỉ qua .
    Dùng quyền tổng biên tập cho in nhiều tác phẩm mang nội dung xấu nhằm minh họa cho những tài liệu phản động nói xấu Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh , xuyên tạc những thành quả cách mạng . Điển hình là các truyện SƯ ĐỒ ( VN số 39 ngày 27-9-2008 ) , LÀNG QUÊ THÌ MÊNH MÔNG ( VN số 20 ngày 14-5-2011 ) . Ban chấp hành hội đã kiểm điểm và nhắc nhở nhưng ông ta cố tình bỏ qua .
   Chắc không ai quên khi làm tổng biên tập tạp chí Văn Nghệ Quân Đội ông ta từng cho in những truyện ngắn rất xấu và quân đội đã thi hành kỉ luật ông ta với hình thức cảnh cáo toàn quân .
   Dùng tờ văn nghệ để in nhiều kì và không chọn lọc các tác phẩm của các nhà văn bên kia chiến tuyến . Đặc biệt nhân kỉ niệm 35 năm ngày chiến thắng 30-4 ông ta giành non nửa số báo ( 24 trang )  cho công bố hơn một chục truyện ngắn của các nhà văn đã từng phục vụ chế độ ngụy quyền, vi phạm nghiêm trọng tôn chỉ mục đích tờ báo, bán rẻ máu xương của hàng triệu ngưới làm nên chiến thắng 30-4 lịch sử .
    Trong khi các nhà khoa học đang thành tâm, trung thực góp ý với nhà nước về dự án bauxit gây bất ổn trong xã hội thì ông ta cho  in bài trên báo Văn Nghệ thóa mạ và chửi rủa các nhà khoa khọc ( vượt xa sự tranh luận góp ý ) gây bất bình dư luân. Thực tế ngày gần đây( ngày 25-2-2013) nhà báo Tống Văn Công trên báo lao động đã cho rằng ý kiến các nhà khoa học và đa số nhân dân cần được xem xét thấu đáo tránh những tổn thất cho đất nước về vấn đề bauxit .
    Ông ta đã đưa số lượng tờ báo Văn Nghệ về với con số thấp kỉ lục trong nhiều thập kỉ mà các nhà văn tiền bối đã dày công vun đắp . Tờ Văn Nghệ chỉ còn 7000 tờ mỗi kì ấy là kể cả 1000 tờ mà Hội Nhà văn đã trích ngân sách mua cho hội viên . Tờ Văn Nghệ trẻ chỉ còn 1500 tờ , và đang phải chắt bóp thu nhập của cán bộ để bù lỗ cho tờ này . Bạn đọc đang ngày càng quay lưng với tờ Văn Nghệ .
     Trái với đồng lương của người lao động ông ta vẫn giành cho mình mức lương khủng cao gấp nhiều lần các nhà văn làm nhiệm vụ tổ chức , biên tập , và vẫn không quên nhận xuất ăn trưa bên văn phòng hội , đây không chỉ là sự tham lam mà là vô liêm sỉ . ( ông ta đã có lương hưu của vị đại tá ) .
     Trụ sở tòa soạn báo được nhà nước đầu tư hơn chục tỷ với mục đích tạo mọi điều kiện để báo Văn Nghệ làm tốt hơn . Nhưng sau khi xây dựng xong ông ta không quan tâm đến mục đích phát triển tờ báo mà giành quá nửa diện tích cho thuê , vi phạm chế độ quản lý công sản của chính phủ, đặc biệt còn cho tư nhân mở quán café đèn mở nhảy nhót ban đêm gây bất ổn khu vực , số tiền cho thuê này xử dụng vào việc gì còn đang bị bưng bít , chỉ khi nào cơ quan có trách nhiệm công tâm kiểm tra mới rõ . Dầu vậy ông ta vẫn dối trá các cơ quan quan chức năng bằng cách báo cáo sai , làm giả chứng từ chi tiêu , tổ chức các cuộc hội thảo ma để nhiều năm xin tài trợ của nhà nước lên đến 1 tỷ 700 triệu mỗi năm .
       Từ một tờ báo có bề dày lịch sử đã bị ông NGUYỄN TRÍ HUÂN làm hoen ố . Đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Hội nhiệm kỳ 2005-2010 đã có báo cáo gửi các cơ quan chức năng, đảng đoàn hội nhà văn, Ban Thường vụ Hội Nhà văn nhưng ngoài mấy cuộc kiểm điểm cho phải phép rồi tất cả lại rơi vào im lặng để ông ta tiếp tục gây những bất ổn cho báo Văn Nghệ .
    Vậy mà nghe nói ông ta tiếp tục về làm tổng biên tập TẠP CHÍ NHÀ VĂN , không biết đây là điềm lành hay dữ đối với tờ tạp chí nói riêng và đội ngũ các nhà văn làm báo trong hội nói chung .
       Hãy đợi hồi sau sẽ rõ.  Nhưng nhân cách của ông ta thì mọi người đã quá biết . Vốn là kẻ bất tài, thất đức vậy mà bằng sự lì lợm , láu cá ông ta đã ăn gian quá nhiều lộc đời . Những năm thập kỉ 80 của thế kỉ XX ông ta từng ngủ cả với vợ đồng nghiệp, đồng đội cùng chiến trường. Nhờ quan thày che chở ông ta vẫn vô sự. Khi làm Tổng biên tập tạp chí Văn Nghệ Q~uân đội ông ta ủng hộ cái văn hóa  CHÓ NGỦ VỚI NGƯỜI  nhưng vẫn leo được cái chức còm . Chỉ còn vài năm nữa ông ta bước vào tuổi THẤT THẬP CỔ LAI HY vẫn tiếp tục  tranh bằng được cái chức Tổng biên tập Tạp chí Nhà văn , sau khi đã phá nát tờ Văn Nghệ . Vơ vét sạch lộc đời , hậu họa đang chờ ông ta ở phía trước . Trới có mắt mà , hãy cứ để ông ta tận vét .
                                                                       Vĩnh Phúc , những ngày đầu xuân Kỷ Tỵ
                                                                                          T. V . T

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét