Có một Đỗ Hoàng
Nhà thơ Đỗ Hoàng lúc viết xong Kiều Thơ năm 2009
Chân dung văn nghệ sỹ
CÓ MỘT ĐỖ HOÀNG
Nhà văn Nguyễn Hữu Đàn
Lời dẫn:
Nhà văn Nguyễn Hữu Đàn có nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết đã xuất bản. Nổi tiếng với cuốn tiểu thuyết Bi kịch mái trường in cách đây trên hai thập kỷ nhưng tính thời sự của nó nói về giáo dục nước nhà vẫn còn nguyên vẹn. Hiện nhà văn Nguyễn Hữu Đàn là Phó Tổng biên tập báo Thanh Tra. Xin giới bài viết mới của ông.
vannghecuocsong.com
I – Lãng mạn số 1
Làng văn, làng thơ, làng dịch, ai cũng biết ông. Trước hết là có tài biện bác. Thông kinh, thông sử, cái gì gắn với văn thơ là tìm tòi, là thuộc, là dịch, dịch không được là…diệt!
Bạn bè, thủ trưởng, tuổi tác, trai gái không thành vấn đề. Ai cũng có thể khen, cũng có thể chê. Trước khi say có thể khen, sau khi say có thể chê…
Được cái, dân văn chương bỏ qua tất cả, cốt là có chút tài. Văn chương là định mệnh. Không có lãng mạn, tài cũng vứt. Hôm trước… mắng Tổng biên tập tạp chí, nghe như đang mổ bò; hôm sau: Anh cho em về công tác…OK.
Ngày trước Xuân Diệu cũng cho mình là nhất Ta là một, là riêng là thứ nhất. Nay thêm Đỗ Hoàng hay Đỗ Thi, Đỗ Cử… nữa thì làng Thơ Việt Nam vẫn cứ là làng thơ Việt. Có tái tạo được gì đâu; có xoay chuyển được thần sầu, thần say gì đâu? Nhân quần vẫn phải vã mồ hôi cày cấy, chăn nuôi, lên rừng hái củi, ra biển đánh cá, lặn mò ngao cua, hàng quán vẫn mở suốt ngày đêm, vào cơ quan Nhà nước vẫn như vào cửa quan…
Thơ làm mãi mà nhà máy vẫn không thấy mọc, dọc biển không thấy yên bình… Suốt ngày đọc thơ cho nhau nghe, tán tụng nhau lên tận mây xanh, rồi gửi thơ, in thơ, phát thơ…cứ như phát lộc! Dùng thơ tán gái thì cứ như có phép tiên. Câu nào cũng tình tứ bát ngát cỏ hoa, dựng sẵn thiên đường cho em, mãi vì em… Trong tình yêu thì rất mạnh mẽ, có hiệu quả. Xuân Diệu và nhiều nhà thơ lãng mạn khác phải gọi Đỗ Hoàng bằng…cụ. Ông Đỗ này cả thực tế, thực tiễn đều có pha chút lãng mạn. Trong công việc thì giống nhiều vị văn chương khác thường ham vui, quên sự nghiệp, “quên hết lời em dặn dò” là đương nhiên….
II – Định đứng lên vai Đại thi hào
Đó là bạn bè lúc vui, trong cuộc rượu tán thế!
Những nhà thơ Việt có vai, có vế, sểnh ra có câu thơ nào, bài thơ nào chưa vừa ý Đỗ Hoàng là ông “dịch” ra ngay “bằng tiếng Việt” theo giọng thơ Đỗ Hoàng. Thật Đỗ Phủ, Lý Bạch có tái sinh cũng phải… lắc đầu. Vì có nhà thơ lão luyện đã khắng định: Thơ là nhạc, là họa, là chạm khắc theo một cách riêng! Vần hay không tôi vẫn coi thứ yếu, nhưng vắng âm thanh réo rắt đố thành thơ (Sóng Hồng). Như vậy, sáng tạo thơ, văn, nhạc họa là sáng tạo riêng, hàng độc, không ai có thể thay thế.
Nhưng việc “dịch” thơ Việt ra thơ Việt của Đỗ Hoàng có tác dụng cảnh tỉnh những kẻ “tập tọng” làm thơ, thích nổi danh. Và, kể cả những “trưởng giả” trong làng thơ, có khi cũng phải giật mình vì ý tứ, vì ngôn ngữ trong thơ, nếu chểnh mảng, sơ suất mà có kẻ chọc ngoáy, “báo cáo” Đỗ Hoàng để “dịch” ra thơ… Việt là toi đời! Thơ Đỗ Hoàng vì thế càng nổi danh.
Nhưng nổi danh nhất có lẽ là việc dịch lại Truyện Kiều.
Gặp Đỗ Hoàng tôi hỏi:
Nhà văn Nguyễn Hữu Đàn có nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết đã xuất bản. Nổi tiếng với cuốn tiểu thuyết Bi kịch mái trường in cách đây trên hai thập kỷ nhưng tính thời sự của nó nói về giáo dục nước nhà vẫn còn nguyên vẹn. Hiện nhà văn Nguyễn Hữu Đàn là Phó Tổng biên tập báo Thanh Tra. Xin giới bài viết mới của ông.
vannghecuocsong.com
I – Lãng mạn số 1
Làng văn, làng thơ, làng dịch, ai cũng biết ông. Trước hết là có tài biện bác. Thông kinh, thông sử, cái gì gắn với văn thơ là tìm tòi, là thuộc, là dịch, dịch không được là…diệt!
Bạn bè, thủ trưởng, tuổi tác, trai gái không thành vấn đề. Ai cũng có thể khen, cũng có thể chê. Trước khi say có thể khen, sau khi say có thể chê…
Được cái, dân văn chương bỏ qua tất cả, cốt là có chút tài. Văn chương là định mệnh. Không có lãng mạn, tài cũng vứt. Hôm trước… mắng Tổng biên tập tạp chí, nghe như đang mổ bò; hôm sau: Anh cho em về công tác…OK.
Ngày trước Xuân Diệu cũng cho mình là nhất Ta là một, là riêng là thứ nhất. Nay thêm Đỗ Hoàng hay Đỗ Thi, Đỗ Cử… nữa thì làng Thơ Việt Nam vẫn cứ là làng thơ Việt. Có tái tạo được gì đâu; có xoay chuyển được thần sầu, thần say gì đâu? Nhân quần vẫn phải vã mồ hôi cày cấy, chăn nuôi, lên rừng hái củi, ra biển đánh cá, lặn mò ngao cua, hàng quán vẫn mở suốt ngày đêm, vào cơ quan Nhà nước vẫn như vào cửa quan…
Thơ làm mãi mà nhà máy vẫn không thấy mọc, dọc biển không thấy yên bình… Suốt ngày đọc thơ cho nhau nghe, tán tụng nhau lên tận mây xanh, rồi gửi thơ, in thơ, phát thơ…cứ như phát lộc! Dùng thơ tán gái thì cứ như có phép tiên. Câu nào cũng tình tứ bát ngát cỏ hoa, dựng sẵn thiên đường cho em, mãi vì em… Trong tình yêu thì rất mạnh mẽ, có hiệu quả. Xuân Diệu và nhiều nhà thơ lãng mạn khác phải gọi Đỗ Hoàng bằng…cụ. Ông Đỗ này cả thực tế, thực tiễn đều có pha chút lãng mạn. Trong công việc thì giống nhiều vị văn chương khác thường ham vui, quên sự nghiệp, “quên hết lời em dặn dò” là đương nhiên….
II – Định đứng lên vai Đại thi hào
Đó là bạn bè lúc vui, trong cuộc rượu tán thế!
Những nhà thơ Việt có vai, có vế, sểnh ra có câu thơ nào, bài thơ nào chưa vừa ý Đỗ Hoàng là ông “dịch” ra ngay “bằng tiếng Việt” theo giọng thơ Đỗ Hoàng. Thật Đỗ Phủ, Lý Bạch có tái sinh cũng phải… lắc đầu. Vì có nhà thơ lão luyện đã khắng định: Thơ là nhạc, là họa, là chạm khắc theo một cách riêng! Vần hay không tôi vẫn coi thứ yếu, nhưng vắng âm thanh réo rắt đố thành thơ (Sóng Hồng). Như vậy, sáng tạo thơ, văn, nhạc họa là sáng tạo riêng, hàng độc, không ai có thể thay thế.
Nhưng việc “dịch” thơ Việt ra thơ Việt của Đỗ Hoàng có tác dụng cảnh tỉnh những kẻ “tập tọng” làm thơ, thích nổi danh. Và, kể cả những “trưởng giả” trong làng thơ, có khi cũng phải giật mình vì ý tứ, vì ngôn ngữ trong thơ, nếu chểnh mảng, sơ suất mà có kẻ chọc ngoáy, “báo cáo” Đỗ Hoàng để “dịch” ra thơ… Việt là toi đời! Thơ Đỗ Hoàng vì thế càng nổi danh.
Nhưng nổi danh nhất có lẽ là việc dịch lại Truyện Kiều.
Gặp Đỗ Hoàng tôi hỏi:
- Ông có ý định ấy thật sao?
- Thế dịch thêm để làm gì? Nhân loại đã có một Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du. Năm 1965, cụ đã được tôn vinh Danh nhân Văn hóa Thế giới!
+ Ồ tôi phải công phu lắm anh ơi! Phải bò ra quên ăn, quên ngủ mất gần hai năm trời để dịch toàn văn Kim Vân Kiều truyện, bản gốc chữ Hán ra thơ lục bát Việt Nam… không bỏ sót một câu nào.
Quả là dân Toán đi học Văn, làm thơ. Nhiều người có nói với tôi: Chê trách Đỗ Hoàng làm cái việc “đội đá vá trời”. Nguyễn Du đã rất thiên tài khi gom toàn bộ cốt truyện Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân bên Trung Quốc từ xưa và phóng tác, chuyển hóa hoàn toàn thành Truyên Kiều bất hủ. “ Truyện Kiều còn thì nước Nam còn”! Các học giả Việt Nam cách đây gần 100 năm không ngớt lời ngợi ca!
Những câu Kiều ngân nga đưa cuộc đời bay bỗng (Lê Đạt) đãthấm vào máu thịt, tâm hồn người dân Việt. Cho nên khi thông tin Đỗ Hoàng dịch lại Truyện Kiều làm chấn động dư luận, đại đa số học sinh và thầy giáo rất quan tâm đến sự kiện này. Các nhà quản lý hỏi nhau và vỡ nhẽ ra Đỗ Hoàng dịch hết Kim Vân Kiều truyện đến từng câu, từng chữ, chi tiết,kể cả thơ viết trên cây, trên đá của Kiều, của Kim Trọng, Thúy Vân, Thúc Sinh… thành một loại tư liệu bằng thơ dễ đọc, dễ nhớ, đễ minh họa cho Truyện Kiều của Nguyễn Du và cho tài năng tuyệt bút của Đại thi hào càng tốt chứ sao?
Đỗ Hoàng đã lao tâm khổ tứ, toàn tâm, toàn ý cho việc dịch, chú thích, giải nghĩa cho Kiều Thơ với 6 122 câu thơ lục bát được sáng tạo, nhiều câu cũng ngân nga bay bỗng không khác gì câu Kiều là một thành công lớn, đột phá trong làng Thơ Việt. Tác phẩm xứng đáng là tư liệu rất cần cho công tác nghiên cứu, giảng dạy trong nhà trường…….
Nhưng chắc khi sáng tạo ra Kiều Thơ, Đỗ Hoàng, vốn coi thường danh lợi, không định như mấy ông bạn thơ thường đùa: - Đứng trên vai Đại thi hào để được cao hơn?
Hà Nội năm 2012
N – H - Đ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét