Giá trị mỹ học của trường ca chân đất, thấp từ đầu đến chân
Thứ sáu - 15/02/2013 11:14
Nguyễn Hoàng Đức
Tết
thời mở cửa thị trường chúng ta có ê hề rượu thịt. Rượu thì không chỉ
là thứ nút lá chuối hay chanh hoặc lúa của quốc doanh mà có cả rượu
vang, rượu Tây, rượu Tầu; còn thịt thì đã chạy qua khỏi hàng rào ba lạng
tem phiếu trở thành thịt xông khói, thịt muối, thịt xay… nhưng chỉ có
điều mâm tiệc văn hóa của chúng ta vẫn chỉ có lèo tèo mấy vần thơ và
giải thơ mậu dịch. Chẳng lẽ chúng ta không có gì nhắm sao? Chẳng lẽ tâm
hồn chúng ta lại chịu nghèo nàn khi vẫn muốn cố thủ trong vài mẩu tem
phiếu? Giải văn chương 2012 của Hội Nhà Văn chắc hẳn nếu có nghèo về
dinh dưỡng mỹ học thì vẫn xứng đáng là tốp cao nhất của sự kiện.Khi những giải thưởng văn học chào đời, chẳng lẽ chúng phải chịu rơi vào quên lãng? Không,
một cách rõ ràng đó là bài học cho chúng ta cố gắng phấn đấu hoặc chí
ít nó phải là sự kiện để chúng ta được bàn thảo. Vì thế, dù chẳng có tư
thù gì với nhà thơ mậu dịch Thanh Thảo, qua tết buồn lặng vì chẳng có đồ
nhắm văn hóa, trong nền văn chương tép riu, chỉ có tác phẩm bé và vừa,
vì thế, tôi thấy cần phải đem nhắm thơ Thanh Thảo, cho đời sống văn học
thêm huyên náo vui tươi. Ở đời diều muốn bay lên cao thì phải gặp gió
lớn, muốn bay cao hơn nữa thì phải đóng tầu bay… Vì thế nếu ông Thanh
Thảo có bị tí gió xoay tí chút cũng nên vui vẻ thôi, với lối nói vần vèo
lười biếng kiểu nông nhàn người Việt, các ông đã hưởng bao nhiêu bổng
lộc và vinh quang, nay có phải chịu gió một tẹo, thì hãy cố lên nhé!
Trước tết tôi đã có bài “Thơ Thanh Thảo – Chuyên gia nước ốc trường ca,
cỡ vạn người làm”. Đó là cách bàn cụ thể vào thơ. Hôm nay tôi xin bàn
vào Trường ca chân đất, với những nội dung mỹ học bằng những thước đo
nền tảng nhắm đến những giá trị xác tín nhất. Nhân đây tôi cũng nói, sau
bài viết của tôi về nạn đạo văn của nhà thơ Phạm Đương, mấy người tổ
nhóm cả Thanh Thảo, Phạm Đương lẫn Văn Chinh có bám vào một comment có
tên là Nguyen Do, một người không phân biệt nổi từ Odyssey và Ullysse là
hai cái tên khác nhau (cho dù của một người hay nhiều người), đủ thấy
trình độ của họ yếu kém cỡ nào?! Hôm nay, tôi xin bàn về chữ nghĩa, mời
vị nào thích khoe chữ dạng comment - com mủng, nếu có giỏi thì viết hẳn
một bài đáp trả để mọi người được ngắm nghía và học hỏi sự cao thấp đàng
hoàng.
1- Trường ca chân đất là một sự nhập nhèm giữa danh từ chung và danh từ riêng.
Tên
gọi của một tập thơ là hết sức trọng đại, giống như bố mẹ muốn đặt tên
cho con, hay quốc hội của một nước chọn tên cho quốc gia. Tên gọi chúng
ta còn gọi là Sa-pô ( Chapeau ), theo nghĩa tiếng Pháp là mũ, nón, chóp,
tức là phần cao nhất, mở đầu của bài viết. Cái tên coi như chính minh
thư với tên chính danh của con người cũng như tác phẩm. Vì thế nó biểu
hiện trí tuệ cao nhất. Mọi thứ sang quí như vương miện, triều thiên,
vòng nguyệt quế người ta thường đội lên đầu để tôn vinh bộ phận cao nhất
của cơ thể, cũng là bộ phận quí giá thông minh nhất với bộ tham mưu ở
trên đầu.
Nhưng
than ôi, tên gọi của Thanh Thảo lại là “Chân đất”, vì nó nhẹ cân quá,
lại chẳng có hàm lượng gì, nên TT phải ghép nó vào một cụm với hai từ
thuộc danh từ chung là trường ca, để cho nó đủ oai, và đủ hàm lượng.
Việc làm này không khác gì một người làm thuyền thúng muốn cho oai đã
lấy tên “chiến hạm thuyền thúng”. Việc lấy tên là tùy tự do của mỗi
người, nhưng người lấy tên đó muốn ám chỉ và dẫn dắt mọi người suy nghĩ:
thuyền thúng của tôi không phải bé như cái nong đâu, mà nó là một chiến
hạm cơ đấy.
2- Chân đất là một từ trống rỗng vô ích
Một
từ nói vu vơ có thể vô nghĩa, nhưng một từ đã đi vào văn bản văn học
không được quyền vô nghĩa, bởi vì chữ nghĩa của văn bản phải là chữ viết
của người có học. Người đời vẫn nói “chân cứng đá mềm” có nghĩa đôi
chân của một con người can trường còn cứng hơn cả đá, đôi chân đó đã
trèo non lội suối để làm nên những cuộc hành trình gặt hái bao ý nghĩa
và vinh quang. Người Việt nói “tay dao, tay thớt”, có nghĩa là bàn tay
đó có phương tiện để thái rau chặt thịt. Có một định nghĩa rất hay “con
người là một động vật biết dùng phương tiện”. Theo đó tay dao tay thớt
của người ta còn sang quí và ý nghĩa hơn “chân đất” loại chưa có phương
tiện gấp ngàn lần.
Người
Việt còn nói “chân đất mắt toét”, có nghĩa là thứ chân không có giầy
dép để đi xa, thì chỉ loanh quanh bờ bụi, ra ao kỳ cạch tắm rửa, để rồi
mắt toét mà thôi. Người Việt còn nói:
Thế gian chuộng của chuộng công
Nào ai có chuộng người không bao giờ
Kẻ
không có của thì phải có công, vậy mà loại đi chân đất thì có thứ của
gì? Đám đầu đường xó chợ Việt Nam vẫn thường nói giọng bất cần của đại
ca “tao ngồi bệt rồi, làm sao ngã được nữa mà sợ?!” Với thứ chân đất, có
phải TT cũng nói giọng giang hồ, nào “thấy mẹ”, nào “cứt” với “đếch”
lại cả giọng tự hào: chúng ta không xây Vạn Lý Trường Thành nhưng vẫn
sống bình an.
Người
Việt coi đám “vô sản” tứ cố vô thân chẳng là gì, nên họ vẫn nói “trên
răng dưới dái”, nhưng thấy câu này không được thanh nhã lắm, nhiều người
đã nói chệch đi “trên răng dưới dép”. Đằng này trường ca của TT là kẻ
chân đất thì nó nghèo chẳng có nổi dép mà đi, lấy đâu ra lòng tự trọng?
mà bàn về chân trời góc bể của những khát vọng và hành trình chinh phục?
vì thế mà nhân vật chẳng có hành động nào để xây dựng cuộc sống và quê
hương, đành ngồi bệt gãi háng văng cứt, văng đếch để thành trường ca
trống rỗng ca ngợi quê hương bằng khẩu khí du đãng.
3- Chân đất không thể nào mọc cánh khát vọng
Thi
ca là hiện thực lý tưởng! Vì thi ca nằm trên giấy chứ không hiện diện
ngoài đời. Trong thần thoại Hy lạp người ta đã thể hiện khát vọng muốn
bay và thèm khát ánh sáng chân lý của cậu bé Icarus . Cậu và bố đều được
gắn cánh lên vai bằng sáp để bay qua biển với lời dặn rằng chớ có bay
cao mà mặt trời sẽ làm chảy sáp. Nhưng Icarus khi bay hưng phấn quá, cậu
quên mất lời dặn dò, và cứ nhắm lên phía mặt trời để bay vút cao, nào
ngờ càng lên cao càng nóng, nắng mặt trời đã làm chảy sáp, cánh rụng lả
tả, và cậu Icarus rơi xuống biển, như một hy sinh cho khát vọng của con
người. Vậy còn bác Năm trì của TT với chân đất thì bay đi đâu, hay bác
chỉ ngồi gãi háng nghê nga vài câu mỹ học quê mùa? Một đàn ông chưa nói
đến phương tiện, đôi dép chẳng có mà đi, chắc chỉ có thể hái lượm hay
chờ sung rụng, vậy mà HNV lại ca tụng bác gãi háng đó vì quê hương đất
nước thì cũng thật tài thánh? Họ có thể biến nước ốc thành nước sâm chỉ
nhờ con dấu và nhóm lợi ích?
4- Chân đất biểu tượng quá thấp
Theo
triết học Platon, thì mỗi cơ thể trên người đều liên quan đến biểu
tượng. Đầu thì biểu tượng cho bộ tham mưu hay chính phủ, tim biểu hiện
cho tình cảm hay danh dự… Trong cơ thể “chân” biểu tượng cho bộ phận
thấp nhất cơ thể. Vậy mà chân lại còn “chân đất” thì là kịch đường của
sự vô nghĩa. Người Việt xưa mù chữ nhưng còn biết nói câu “L… sành ghe
đá”, có nghĩa là một danh từ đã kèm theo một tính từ. Đằng này “chân
đất” chẳng hề bầy ra tính từ nào cả mà chỉ định khoe sự trần trụi vô sản
của đôi chân… Trời ơi, không còn gì thấp hơn và trống rỗng hơn thế! Vì
sự trống rỗng đó mà TT phải ghép chặt vào danh từ chung “Trường ca”, coi
như “chiến hạm thuyền thúng”… ?
Từ
chân đất mắt toét, chúng ta có thể có một định lý đảo: mắt toét chỉ có
thể là chân đất. Thanh Thảo là nhà thơ đàn anh của lớp chống Mỹ mà yếu
kém như vậy, làm thơ cả đời vẫn chỉ tụt từ đầu xuống chân đi đất… Rồi
được cả ban giám khảo chấm cho được giải cao nhất, đúng như phương ngôn
“kẻ mù dẫn kẻ mù thì cả hai đều rơi xuống vực”. Mấy đàn em mỹ học mắt
toét chấm thì được giải gì ngoài mắt toét? Tôi xin đưa ra lời mời lịch
lãm: đề nghị các thành viên của ban giám khảo, ai có giỏi thì viết hẳn
một bài cả trích thơ 1000 chữ trở lên với sự chỉ ra giá trị mỹ học, thì
trong 2 ngày, tôi sẽ viết đáp lời, và viết một trường ca có nhân vật
đàng hoàng ít nhất là hay hơn Thanh Thảo với sự chỉ dẫn từng chỗ một giá
trị mỹ học.
Đã
đến lúc chúng ta nên nói thẳng với nhau: Các nhà thơ lớp chống Mỹ và cả
sau đó đã làm được một việc lớn là hành quân cùng dân tộc làm nên một
cuộc trường kỳ kháng chiến thắng lợi. Nhưng giờ đây, trong hòa bình, các
anh và các em theo sau đã không thể có đủ trình độ để làm nên cuộc kiến
thiết nền văn minh trong hòa bình. Trong kháng chiến chúng ta có nhiều
sư đoàn lớn đánh lớn thắng lớn. Trong hòa bình chúng ta có những tổng
công ty lớn đã và đang thất bại, rồi đang chờ cơ cấu lại. Vì sao? Vì
chcungs ta thiếu trình độ và sự trong sáng của tâm hồn! Còn nhà văn, với
đa số câu từ vần vèo là các nhà thơ tem phiếu bao cấp đã và đang chưa
bao giờ xứng tầm để mon men đến dự án xây dựng đường xá, thành quánh và
các công trình văn minh cả. Không tin mọi người hãy nhìn xem, ở thế kỷ
21 rồi, các anh không chỉ tay trắng về văn hóa mà còn đi chất đất lè lè
thì đến bao giờ mới có được dự án để tác thành những công trình văn minh
đồ sộ.
Vậy
xin các anh hãy xếp bỏ một chút thói quen ăn tem phiếu cân lạng lèo tèo
để chỗ cho những người có thể xây dựng những công trình lớn! Về mặt lợi
ích nhóm, và phong bì cũng như đầu tư viết lách hay giải thưởng kể ra
các anh đã vượt qua tem phiếu lâu rồi, giờ chỉ còn chút xíu bịt cửa, xếp
hàng phát xin – cho trong giá trị sáng tạo nữa thôi, nếu các anh ráng
một chút có thể cũng bỏ được.
Xin cám ơn và đợi chờ những nhà thơ mỹ học tem phiếu lèo tèo đáp trả!
NHĐ 14/02/2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét