Hội Nhà văn Việt Nam nên thành lập Tiểu Ban chống tham nhũng
Thứ bảy - 16/02/2013 15:51Nhà thơ Đỗ Hoàng
HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM NÊN LẬP TIỂU BAN CHỐNG THAM NHŨNG
Đỗ Hoàng
Hội Nhà văn Việt Nam có tham nhũng không? Thưa rằng có.
Trước đây thì:
Đảng đoàn là Đảng đoàn Thi
Không đi thực tế chỉ đi nước ngoài
Đảng đoàn là Đảng đoàn Hoài
Chỉ đi nước ngoài, thực tế không đi!
(Vè dân gian)
Hôm nay:
Nhất Thỉnh, nhì Tuyên, tam Hàm, tứ Hải
Suy đi tính lại, nhất Hải, nhì Tuyên, tam Hàm, tứ Thỉnh
(Dân gian)
Mấy bà chúa Chè trong Hội cũng ghê gớm thật.
Tham là đặc tính của muôn loài: tham ăn, tục uống. Dân gian đã nói thế. Tham nhũng là đặc tính của xã hội loài người lúc mới sơ khai. Thói ăn của đút, tản mát cho con cháu, tình nhân, mong cầu không biết chán của đám quan lại, hương lý chế độ nào cũng có, xã hội nào cũng có; chỉ biểu hiện rộng hẹp, cao thấp mà thôi!
Có một thì muốn có hai
Có ba, có bốn lại nài có năm…
Con người muôn đời vẫn thế.
Nhưng ở xã hội dân chủ, xã hội điện toán người ta có cách kiểm soát và ràng buộc để kiềm tỏa lòng tham của con người thì tham nhũng, ăn của đút hạn chế hơn, có khi rất nhỏ không đáng kể và nhiều nước không có..
Chế độ càng độc tài, càng toàn trị thì tham nhũng trở thành quốc nạn, nên vua chúa phải chống lại nó, không thì: “Tham tang uổng pháp”
(Ăn của đút loạn phép nước.)
Thời Lê – Trịnh tham nhũng cũng thành quốc nạn nên vua chúa đưa ra tiền “Dưỡng liêm” “Lộc thánh” để phụ thêm lương bổng cho quan lại, hạn chế tham nhũng. Và có những ông quan thanh liêm gương sáng để lại muôn đời:
Gương sáng như ông mãi rạng ngời!
Lo dân, lo nước phút nào ngơi.
Vua ban thánh lộc thì xin trả,
Chúa phát dưỡng liêm cũng cáo thôi
Mờ mắt thâu đêm chăm việc nước
Mỏi mòn suốt tháng nghĩ cơ trời
Công thần liêm khiết xưa nay hiếm.
Sánh đươc như ông có mấy người?
(Gương thanh liêm – Đỗ Hoàng)
Xã hội Việt Nam hôm nay, lương Chủ tịch nước cho 10 triệu/tháng đi (2 chỉ rưỡi vàng, thua lương giáo viên tiểu học thời miền Nam tạm bị chiếm), thì cũng chỉ đủ sống bình dân một gia đình có 2 người con, lấy đâu tiền xây biệt thự, mua ô tô, máy lạnh, điều hòa, 3G, vi tính, tậu trang trại…!
Về vật chất, tham nhũng của Hội Nhà văn không đáng kể. Cách đây mấy năm, có nhà văn tố cáo Hội Nhà văn tham nhũng, viết đơn từ hẳn hoi. Nghe tin này, nhà văn Võ Khắc Nghiêm lúc ấy đang ở Quảng Ninh nói với chúng tôi - Tham nhũng của Hội Nhà văn hai mươi năm không bằng Chủ mỏ nó tham nhũng một tháng, kiện cáo làm gì, con kiến kiện củ khoai!
Quả thật thế, đa phần nhà văn toàn nghèo, chức quyền nhà văn to nhất Hội cũng chưa đến chức “Bật mã ôn”, nên của đút không đáng là bao. Nói bỏ quá cho, tiền tham nhũng 20 năm của Hội Nhà văn không hơn tiền anh phường trưởng mua nhà cho cô bồ nhí, chứ đừng so với quan phụ mẫu!
Nhưng tham nhũng tinh thần thì rất lớn. Danh hiệu nhà văn, giải thưởng hàng năm, giải thơ, giải tiểu thuyết, giải bút ký, giải truyện ngắn, giải truyện mi ni, giải lý luận phê bình, giải tạp chí, giải báo tuần, giải báo ngày, giải báo ngành, giải bộ ngành, giải tỉnh thành, giải đoàn thể, giải Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh, giải Asean, giải Á Phi, giải Nô ben, cao nhất là giải Nhân văn … là những món quà tinh thần vô giá mà nhà văn, người bình thường nào không mơ đến. Có người dám bỏ biệt thự triệu đô để có một danh hiệu, một giải thưởng!
Vì vậy nên việc chạy giải cao, giải thấp xảy ra như cơm bữa ở Hội Nhà văn là chuyện bình thường. Thời buổi kinh tế thị trường mà! Anh không thể chạy không, trên răng dưới dái được. Vào cửa quan không nói bằng nước dãi. Xưa bảo vệ Tổ quốc cần máu, nay bảo vệ chức quyền, danh vị cần tiền. Mỗi thứ chức vị, danh vị đều có giá của nó.
Còn ai cứ vào Ban chấp hành là ít nhiều cũng có một lần đoạt giả thưởng của hội Nhà văn.
Nhất là nhiệm kỳ 2010 -2015, liên tiếp 3 năm vừa qua Hội Nhà văn lăng xê và trao giải cho nhiều tác phẩm rất kém về văn chương.
Nhiệm kỳ này chưa hết còn 2 năm nữa nhưng đã có 4 Ủy viên Ban chấp hành đều đoạt giải thưởng (Nhà thơ Hữu Thỉnh giải thưởng Hồ Chí Minh, nhà văn TrungTrung Đỉnh giải Asean, nhà văn Đình Kính, nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn hàng năm. Chất lượng thì mọi người đã rõ. Nói mãi khổ lắm!
Tham nhũng là việc đương nhiên.
Vì trên Trung ương Đảng, Nhà nước đã có Ban phòng chống tham nhũng do đích thân Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam làm Trưởng Ban thì cấp dưới phải có Tiểu Ban phòng chống tham nhũng. Lẽ nào trên tham nhũng, còn dưới thì không tham nhũng. Đó chỉ có xã hội không tưởng, xã hội ngoài hành tinh mà thôi!
Vậy Hội Nhà văn Việt Nam nên lập ngay Tiểu Ban phòng chống tham nhũng do đích thân nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam làm Trưởng Tiểu Ban!
Hà Nội, ngày 16- 2 – 2013
Đ - H
Trước đây thì:
Đảng đoàn là Đảng đoàn Thi
Không đi thực tế chỉ đi nước ngoài
Đảng đoàn là Đảng đoàn Hoài
Chỉ đi nước ngoài, thực tế không đi!
(Vè dân gian)
Hôm nay:
Nhất Thỉnh, nhì Tuyên, tam Hàm, tứ Hải
Suy đi tính lại, nhất Hải, nhì Tuyên, tam Hàm, tứ Thỉnh
(Dân gian)
Mấy bà chúa Chè trong Hội cũng ghê gớm thật.
Tham là đặc tính của muôn loài: tham ăn, tục uống. Dân gian đã nói thế. Tham nhũng là đặc tính của xã hội loài người lúc mới sơ khai. Thói ăn của đút, tản mát cho con cháu, tình nhân, mong cầu không biết chán của đám quan lại, hương lý chế độ nào cũng có, xã hội nào cũng có; chỉ biểu hiện rộng hẹp, cao thấp mà thôi!
Có một thì muốn có hai
Có ba, có bốn lại nài có năm…
Con người muôn đời vẫn thế.
Nhưng ở xã hội dân chủ, xã hội điện toán người ta có cách kiểm soát và ràng buộc để kiềm tỏa lòng tham của con người thì tham nhũng, ăn của đút hạn chế hơn, có khi rất nhỏ không đáng kể và nhiều nước không có..
Chế độ càng độc tài, càng toàn trị thì tham nhũng trở thành quốc nạn, nên vua chúa phải chống lại nó, không thì: “Tham tang uổng pháp”
(Ăn của đút loạn phép nước.)
Thời Lê – Trịnh tham nhũng cũng thành quốc nạn nên vua chúa đưa ra tiền “Dưỡng liêm” “Lộc thánh” để phụ thêm lương bổng cho quan lại, hạn chế tham nhũng. Và có những ông quan thanh liêm gương sáng để lại muôn đời:
Gương sáng như ông mãi rạng ngời!
Lo dân, lo nước phút nào ngơi.
Vua ban thánh lộc thì xin trả,
Chúa phát dưỡng liêm cũng cáo thôi
Mờ mắt thâu đêm chăm việc nước
Mỏi mòn suốt tháng nghĩ cơ trời
Công thần liêm khiết xưa nay hiếm.
Sánh đươc như ông có mấy người?
(Gương thanh liêm – Đỗ Hoàng)
Xã hội Việt Nam hôm nay, lương Chủ tịch nước cho 10 triệu/tháng đi (2 chỉ rưỡi vàng, thua lương giáo viên tiểu học thời miền Nam tạm bị chiếm), thì cũng chỉ đủ sống bình dân một gia đình có 2 người con, lấy đâu tiền xây biệt thự, mua ô tô, máy lạnh, điều hòa, 3G, vi tính, tậu trang trại…!
Về vật chất, tham nhũng của Hội Nhà văn không đáng kể. Cách đây mấy năm, có nhà văn tố cáo Hội Nhà văn tham nhũng, viết đơn từ hẳn hoi. Nghe tin này, nhà văn Võ Khắc Nghiêm lúc ấy đang ở Quảng Ninh nói với chúng tôi - Tham nhũng của Hội Nhà văn hai mươi năm không bằng Chủ mỏ nó tham nhũng một tháng, kiện cáo làm gì, con kiến kiện củ khoai!
Quả thật thế, đa phần nhà văn toàn nghèo, chức quyền nhà văn to nhất Hội cũng chưa đến chức “Bật mã ôn”, nên của đút không đáng là bao. Nói bỏ quá cho, tiền tham nhũng 20 năm của Hội Nhà văn không hơn tiền anh phường trưởng mua nhà cho cô bồ nhí, chứ đừng so với quan phụ mẫu!
Nhưng tham nhũng tinh thần thì rất lớn. Danh hiệu nhà văn, giải thưởng hàng năm, giải thơ, giải tiểu thuyết, giải bút ký, giải truyện ngắn, giải truyện mi ni, giải lý luận phê bình, giải tạp chí, giải báo tuần, giải báo ngày, giải báo ngành, giải bộ ngành, giải tỉnh thành, giải đoàn thể, giải Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh, giải Asean, giải Á Phi, giải Nô ben, cao nhất là giải Nhân văn … là những món quà tinh thần vô giá mà nhà văn, người bình thường nào không mơ đến. Có người dám bỏ biệt thự triệu đô để có một danh hiệu, một giải thưởng!
Vì vậy nên việc chạy giải cao, giải thấp xảy ra như cơm bữa ở Hội Nhà văn là chuyện bình thường. Thời buổi kinh tế thị trường mà! Anh không thể chạy không, trên răng dưới dái được. Vào cửa quan không nói bằng nước dãi. Xưa bảo vệ Tổ quốc cần máu, nay bảo vệ chức quyền, danh vị cần tiền. Mỗi thứ chức vị, danh vị đều có giá của nó.
Còn ai cứ vào Ban chấp hành là ít nhiều cũng có một lần đoạt giả thưởng của hội Nhà văn.
Nhất là nhiệm kỳ 2010 -2015, liên tiếp 3 năm vừa qua Hội Nhà văn lăng xê và trao giải cho nhiều tác phẩm rất kém về văn chương.
Nhiệm kỳ này chưa hết còn 2 năm nữa nhưng đã có 4 Ủy viên Ban chấp hành đều đoạt giải thưởng (Nhà thơ Hữu Thỉnh giải thưởng Hồ Chí Minh, nhà văn TrungTrung Đỉnh giải Asean, nhà văn Đình Kính, nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn hàng năm. Chất lượng thì mọi người đã rõ. Nói mãi khổ lắm!
Tham nhũng là việc đương nhiên.
Vì trên Trung ương Đảng, Nhà nước đã có Ban phòng chống tham nhũng do đích thân Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam làm Trưởng Ban thì cấp dưới phải có Tiểu Ban phòng chống tham nhũng. Lẽ nào trên tham nhũng, còn dưới thì không tham nhũng. Đó chỉ có xã hội không tưởng, xã hội ngoài hành tinh mà thôi!
Vậy Hội Nhà văn Việt Nam nên lập ngay Tiểu Ban phòng chống tham nhũng do đích thân nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam làm Trưởng Tiểu Ban!
Hà Nội, ngày 16- 2 – 2013
Đ - H
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét