Dịch thơ Việt ra thơ Việt - Vô lối tắc tỵ Hoàng Vũ Thuật
DỊCH VÔ LỐI TẮC TỴ HOÀNG VŨ THUẬT
Đỗ Hoàng
Lts:
Chưa bao giờ trong cõi Việt sau thời hậu chiến nồi da xáo
thịt tang thương cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI lại xuất hiện
một kiểu viết Vô lối phi văn chương, dài dòng nhạt nhẽo gượng
gạo như Nguyễn Quang Thiều, cụt lủn vô cảm, vô tình như
Thanh Tâm Tuyền, sơ sài lòng thòng, kể lể báo công xu thời
như Lê Văn Ngăn, kệch cởm khệnh khạng khô khan như
Nguyễn Khoa Điềm, rối rắm, uốn éo, nông cạn tù mù như
Nguyễn Bình Phương, tắc tỵ như Văn Cầm Hải, hủ nút như
Hoàng Vũ Thuật, dục cảm bệnh hoạn như Vi Thùy Linh…
Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật
Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật viết theo lối cũ cũng hỏng, mà viết theo kiểu mới thì không ra gì. Tôi đã nói về ông như vậy! Ông ở trong dòng thơ mậu dịch viên cổ động cho cuộc chến huynh đệ tương tàn ở thế kỷ trước. Nhưng ông là cổ động viên giả. Ông chưa từng trải qua hòn tên mũi đạn nhưng ông luôn cổ súy cho người xông vào hòn tên mũi đạn đó.
Qua ải Bắc, đèo Nam dặc
Qua nắng mưa Trường Sơn dăng dặc
Anh thành người con trái suốt đời đi đánh giặc
(Cây nhạc ngựa – Giải Ba báo Văn nghệ năm 1983)
Cổ động vỉên thật cho cuộc chiến còn chưa ăn ai, huống gì cổ động viên giả (!)
Sau hậu chiến, Hoàng Vũ Thuật quay ra viết vô lối hủ nút. Vô lối hủ nút của ông từ đặt tên sách cho đến tựa đề, câu chữ, khó người luận ra như: Màu, Mãi viên trà, Ly, Miền cát du, Cuống rốn, Hoàng An, Lổ thủng…Ông ra đến hai ba tập mà chẳng có tiếng vang nào. Vô lối hủ nút của ông như kẻ cuồng không thuốc nào chữa nổi. Cánh hẩu với ông cho ông là nhà thơ cách tân. Nhưng thật ra ông bất lực trong sáng tạo. Viết cổ động viên thì ông đứng cuối một vạn người, viết vô lối hủ nút ông cũng đứng cuối một triệu người. Các tập vô lối hủ nút của ông là những quái thai văn chương!
Bài Lổ thủng viết mới đây năm 2011 cũng trong những bài vô lối hủ nút đặc sản của Hoàng Vũ Thuật.
Mở đầu bài Lổ thúng, ông viết: “Song cửa sinh ra từ bộ xương sườn mặt trời”. Quả là một câu đánh đố. Câu này trẻ lên bốn lên năm học vẽ có thể viết như thế được, chư ông già ngoài 70 mà viết như thế thì không được chút nào!
Bài vô lối hủ nút trên đề tặng “Gửi anh Phan Thanh Thọ”. Tác giả không nói nhưng Phan Thanh Thọ đây có thể là họa sỹ hoặc thợ vẽ. Ông Thọ có thể có bức tranh vẽ song cửa như tia nắng trời mà nhà thơ Vô lối hủ nút Hoàng Vũ Thuật tưởng tượng ra là xương mặt trời! Nhưng cách tân gì mà viết những câu sau họa ra Diêm vương mới biết :
lổ thủng nơi ngực trái
vết thương của rạng đông
…
mặt trời cuối ngày
như những chiếc xương sườn
biến
vào đêm đen họng súng
(Lổ thủng)
Đúng là lời của những bệnh nhân ở nhà thương Trâu Quỳ!
Trong bài Lỗ thủng hủ nút này câu nào từ nào cũng Trâu Quỳ như thế!
anh đứng lặng hàng giờ
chìm trong màu khói thuốc lá trắng dã
vết sẹo lịch sử chẳng thể liền.
Sau đó thì tác giả xuống dòng căt chẻ câu viết vô tội vạ:
ánh sáng đỏ ối xuyên qua
máu
không ngừng chảy
(Bài đã dẫn)
Câu này có thể viết liền mà ý nghĩa không mất: “Ánh sáng đỏ ối xuyên qua máu không ngừng chảy”
Nhiều kẻ biện hộ viết như thế mới là thơ khó, mới là ngang tầm trí tuệ cao siêu thưởng thức. Thật nực cười. Người viết chưa qua chương trình cấp một, vẫn chật vật với những bài số học; trong khi đó mặt bằng trí thức độc giả cao hơn nhiều lần.
Cụ Hồ cũng đã từng nói đại ý : “Kẻ viết bảo người nghe không hiểu là trâu; nhưng viết để người ta không hiểu thì chính mình là trâu” (Sửa đổi lề lối làm việc – CB)
Còn thơ khó đâu chỉ những người làm vô lối hủ nút, tắc tỵ và phương Tây làm được. Cha ông ta đã làm từ lâu rất hậu hiện đạị rất hậu hiện sinh mà người Việt vẫn hiểu được luận ra được:
Cong cong như cái dù cày
Một trăm chim khách đậu ngày, đậu đêm
…
Cấy chi lừng lựng giữa trời
Trương lông trương lá nuốt người như không
(Ca dao)
Nhiều nhà thơ khuyên tôi:
Thiếu gì những áng văn chương
Sao không chọn Tống, chọn Đường mà chơi
Thương thay bác Đỗ bạn tôi
Lại đi dịch cái dở hơi thơ nhà
(Nhà thơ Triệu Nguyễn)
Tôi biết vậy nhưng cũng phải đi dịch cái dở hơi không phải là thơ ấy để cho mọi người biết.
Bài Lỗ thủng đã được in trên một tạp chí Nhà nước, sẽ có khối độc giả bị lừa. tác hại với nhân quần không biết đâu mà lường, nên tôi phải bỏ chút công còm để dịch nó.
HOÀNG VŨ THUẬT
Nguyên bản:
LỔ THỦNG (*)
Gửi anh Phan Thanh Thọ
song cửa sinh từ bộ xương sườn mặt trời
ở đây anh treo bức phù điêu rễ cây
lổ thủng nơi ngực trái
vết thương của rạng đông
ánh sáng đỏ ối xuyên qua
máu
không ngừng chảy
anh đứng lặng hàng giờ
chìm trong màu khói thuốc trắng dã
vết sẹo lịch sử chẳng thể liền
những xác ướp trong bảo tàng
mắc nợ
người chết
không sống lại
dù đến nghìn năm sau
mặt trời cuối cùng
như những chiếc xương sườn
biến
vào đêm đen họng súng
5 - 6 - 2011
(*) Nhà văn & Tác phẩm số 6 +7/2014
DỊCH RA THƠ VIỆT
Đỗ Hoàng
Xin dịch theo cách làm thơ cũ của Hoàng Vũ Thuật như bài EM LÀ
EM LÀ
Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật
Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật viết theo lối cũ cũng hỏng, mà viết theo kiểu mới thì không ra gì. Tôi đã nói về ông như vậy! Ông ở trong dòng thơ mậu dịch viên cổ động cho cuộc chến huynh đệ tương tàn ở thế kỷ trước. Nhưng ông là cổ động viên giả. Ông chưa từng trải qua hòn tên mũi đạn nhưng ông luôn cổ súy cho người xông vào hòn tên mũi đạn đó.
Qua ải Bắc, đèo Nam dặc
Qua nắng mưa Trường Sơn dăng dặc
Anh thành người con trái suốt đời đi đánh giặc
(Cây nhạc ngựa – Giải Ba báo Văn nghệ năm 1983)
Cổ động vỉên thật cho cuộc chiến còn chưa ăn ai, huống gì cổ động viên giả (!)
Sau hậu chiến, Hoàng Vũ Thuật quay ra viết vô lối hủ nút. Vô lối hủ nút của ông từ đặt tên sách cho đến tựa đề, câu chữ, khó người luận ra như: Màu, Mãi viên trà, Ly, Miền cát du, Cuống rốn, Hoàng An, Lổ thủng…Ông ra đến hai ba tập mà chẳng có tiếng vang nào. Vô lối hủ nút của ông như kẻ cuồng không thuốc nào chữa nổi. Cánh hẩu với ông cho ông là nhà thơ cách tân. Nhưng thật ra ông bất lực trong sáng tạo. Viết cổ động viên thì ông đứng cuối một vạn người, viết vô lối hủ nút ông cũng đứng cuối một triệu người. Các tập vô lối hủ nút của ông là những quái thai văn chương!
Bài Lổ thủng viết mới đây năm 2011 cũng trong những bài vô lối hủ nút đặc sản của Hoàng Vũ Thuật.
Mở đầu bài Lổ thúng, ông viết: “Song cửa sinh ra từ bộ xương sườn mặt trời”. Quả là một câu đánh đố. Câu này trẻ lên bốn lên năm học vẽ có thể viết như thế được, chư ông già ngoài 70 mà viết như thế thì không được chút nào!
Bài vô lối hủ nút trên đề tặng “Gửi anh Phan Thanh Thọ”. Tác giả không nói nhưng Phan Thanh Thọ đây có thể là họa sỹ hoặc thợ vẽ. Ông Thọ có thể có bức tranh vẽ song cửa như tia nắng trời mà nhà thơ Vô lối hủ nút Hoàng Vũ Thuật tưởng tượng ra là xương mặt trời! Nhưng cách tân gì mà viết những câu sau họa ra Diêm vương mới biết :
lổ thủng nơi ngực trái
vết thương của rạng đông
…
mặt trời cuối ngày
như những chiếc xương sườn
biến
vào đêm đen họng súng
(Lổ thủng)
Đúng là lời của những bệnh nhân ở nhà thương Trâu Quỳ!
Trong bài Lỗ thủng hủ nút này câu nào từ nào cũng Trâu Quỳ như thế!
anh đứng lặng hàng giờ
chìm trong màu khói thuốc lá trắng dã
vết sẹo lịch sử chẳng thể liền.
Sau đó thì tác giả xuống dòng căt chẻ câu viết vô tội vạ:
ánh sáng đỏ ối xuyên qua
máu
không ngừng chảy
(Bài đã dẫn)
Câu này có thể viết liền mà ý nghĩa không mất: “Ánh sáng đỏ ối xuyên qua máu không ngừng chảy”
Nhiều kẻ biện hộ viết như thế mới là thơ khó, mới là ngang tầm trí tuệ cao siêu thưởng thức. Thật nực cười. Người viết chưa qua chương trình cấp một, vẫn chật vật với những bài số học; trong khi đó mặt bằng trí thức độc giả cao hơn nhiều lần.
Cụ Hồ cũng đã từng nói đại ý : “Kẻ viết bảo người nghe không hiểu là trâu; nhưng viết để người ta không hiểu thì chính mình là trâu” (Sửa đổi lề lối làm việc – CB)
Còn thơ khó đâu chỉ những người làm vô lối hủ nút, tắc tỵ và phương Tây làm được. Cha ông ta đã làm từ lâu rất hậu hiện đạị rất hậu hiện sinh mà người Việt vẫn hiểu được luận ra được:
Cong cong như cái dù cày
Một trăm chim khách đậu ngày, đậu đêm
…
Cấy chi lừng lựng giữa trời
Trương lông trương lá nuốt người như không
(Ca dao)
Nhiều nhà thơ khuyên tôi:
Thiếu gì những áng văn chương
Sao không chọn Tống, chọn Đường mà chơi
Thương thay bác Đỗ bạn tôi
Lại đi dịch cái dở hơi thơ nhà
(Nhà thơ Triệu Nguyễn)
Tôi biết vậy nhưng cũng phải đi dịch cái dở hơi không phải là thơ ấy để cho mọi người biết.
Bài Lỗ thủng đã được in trên một tạp chí Nhà nước, sẽ có khối độc giả bị lừa. tác hại với nhân quần không biết đâu mà lường, nên tôi phải bỏ chút công còm để dịch nó.
HOÀNG VŨ THUẬT
Nguyên bản:
LỔ THỦNG (*)
Gửi anh Phan Thanh Thọ
song cửa sinh từ bộ xương sườn mặt trời
ở đây anh treo bức phù điêu rễ cây
lổ thủng nơi ngực trái
vết thương của rạng đông
ánh sáng đỏ ối xuyên qua
máu
không ngừng chảy
anh đứng lặng hàng giờ
chìm trong màu khói thuốc trắng dã
vết sẹo lịch sử chẳng thể liền
những xác ướp trong bảo tàng
mắc nợ
người chết
không sống lại
dù đến nghìn năm sau
mặt trời cuối cùng
như những chiếc xương sườn
biến
vào đêm đen họng súng
5 - 6 - 2011
(*) Nhà văn & Tác phẩm số 6 +7/2014
DỊCH RA THƠ VIỆT
Đỗ Hoàng
Xin dịch theo cách làm thơ cũ của Hoàng Vũ Thuật như bài EM LÀ
EM LÀ
…Giữa khoảng trời xanh em là cây
Bóng em nghiêng xuống hai vai gầy
Anh đi uống một trời thanh khiết
Mỗi chiếc lá xanh một bàn tay…
(Trong tập Màu)
LỔ TROẠNG
Mẹ ơi con đã troạng rồi
Con ơi! Mẹ cũng một thời như con
(Ca dao mới)
Song cửa sinh từ xương mặt trời
Phù điều cây cỏ bác trưng chơi
Đen ngòm lổ thủng nơi tim trái
Vết giáo rạng đông dấu vạn đời!
Với tia sáng đỏ ối xuyên qua
Máu chảy không ngừng, máu túa ra
Anh đứng lặng tờ trong khói thuốc
Vết sẹo thời gian chẳng xóa nhòa!
Bảo tàng xác ướp nợ mà kinh
Người chết làm sao sẽ tái sinh?
Tận cuối mặt trời nghìn sau nữa
Xương sườn họng súng biến đêm đen!
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2014
Đ - H
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét