Lts: Vài ba thập kỷ lại đây nở rộ những cách viết lai căng,
lập dị, bí hiểm, tắc tỵ, bê nguyên nguyên xi những trường phái hủ nút, quái đản
của nước ngoài. Họ được một số cá nhân, tập thể, công quyền lăng xê, trao giải
thưởng khẳng định . Thế nhưng quảng đại độc giả, công chúng quay lưng lại với
thơ ca của họ. Nhiều người đã lên tiếng phản biện quyết liệt để bảo vệ bản sắc
văn hóa dân tộc. Trong đó nổi lên nhà thơ Trần Mạnh Hảo, nhà thơ Đỗ Hoàng, nhà
triết học, nhà văn Nguyễn Hoàng Đức. Họ là những người hùng bảo vệ sự trong sáng của thơ Việt. Để có cái nhìn
khách quan đúng đắn về hiện tượng này, vannghecuocsong.com mở giai thoại chuyên
mục “ BẢO VỆ SỰ TRONG SÁNG THƠ VIỆT – DỊCH THƠ VIỆT RA THƠ VIỆT”. Số trước đã
gới thiệu MÃI VIÊN TRÀ, số này xin giứi thiệu TRONG QUÁN RƯỢU MẮM RĂN, và xin
lần lượt giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của nhiều nhà thơ, nhà văn và bạn
đọc!
vannghecuocsong.com
TRONG QUÁN RƯỢU RẮN CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU NÊN ĐỔI THÀNH
TRONG QUÁN RƯỢU - MẮM RẮN
Đỗ Hoàng
Đọc Vô lối của Nguyễn Quang Thiều và
những người cùng thời như : Thanh Tâm Tuyền, Lê Văn Ngăn, Phú Trạm Inrasara, Nguyễn
Bình Phương, Văn Cầm Hải, Nguyễn Khoa Điềm, Vi Thùy Linh, Hoàng Vũ Thuật…tôi có
cảm giác như thấy mớ than bùn của họ chưa qua xử lý hóa học, vật lý để trở
thành than đá hoặc than gầy mà chỉ là một đống bùn; giống như một mớ vật liệu
để làm nhà mà không dựng thành nhà, cuối cũng vẫn chỉ là đống rác!
Thời hiện đại thơ không cần vần điệu chỉ chú trọng tình ý.nhưng tình ý
lại cũng không có nữa thì nó thành quái thai.
Thơ không vần điệu theo quan niệm hiện nay thi loài người làm khi chỉ có
A đam và E va. Các cụ ta cũng làm từ xửa từ
xưa mà hay lắm:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiên đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Nam Bắc cũng
khác
…
Xa gần bá cao
Ai nấy đều hay!
(Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trải) – Bùi Kỷ dịch
Viết đến thiên cổ hùng văn như thế mà tổ
tiên vẫn gọi là Cáo! Bây giờ họ viết chưa đến Chồn mà gọi là Thơ thì có xúc
phạm Thơ không chứ?
Vẫn biết thơ hay vần điệu đẩy xuống hàng thứ yếu và không cần vần
điệu. Tôi cũng đã nhiều lần nói vấn đề này
nhiều rồi. Trên thế giới nhất là các nước Âu – Mỹ, thơ không vần nhiều như thơ
lục bát của ta.
Song có một điều ngôn ngữ Âu Mỹ từ đa âm có
khác phương Đông và Việt Nam
từ đơn âm. Nên vần điệu thơ Phương Đông và Việt Nam đóng vai trò quan trọng!
Nếu đọc các từ tiếng Việt: trường
học, thủ đô, máy bay, tạm biệt, ta thấy nó quá bình thường và không gây cảm
giác gì. Nhưng đọc nó bằng tiếng Nga và sắp xếp theo thể thơ bốn câu thì nghe
như bài thơ tứ tuyệt cổ: (không có hệ chữ slavo nên viết theo mẫu chữ la tinh)
scola
xtolisa
xammolot
dacicvidanhia!
(síc cô la
xic tô li xa
xammôlốt
đaxicviđanhia)
Nếu dùng tiếng Việt để chuyển
thành thơ thì phải huy động nhiều từ vựng và phải hiệp vần rất chặt mới có
nghĩa và mới hay:
Trường học chúng ta
Cách thủ đô xa
Bay Epơlốt (*)
Tạm biệt bạn Nga!
…
(*) Máy bay Nga
hay các từ : Mỹ, truyền hình,
điểm tâm, chuyện trò
sắp xếp theo tiếng Anh:
American
Television
A Breakfast
Conversation
(Ả mê ri cần
Tê lê vi dần
Ơ bờ rét phát
Công vơ sơ sần)
thì thành bài thơ tứ tuyệt có âm điệu rất hay!
Nếu dùng tiếng Việt thì cũng phải huy động nhiều từ vựng và
hiệp vần chặt chẽ như trên thì đọc được:
Nước Mỹ đa thần
Tivi nối gần
Điểm tâm bữa sáng
Chuyện trò tình thân!
*
Quay lại bài Vô lối Trong quán rượu rắn của Nguyễn Quang Thiều. Đọc xong bài này ta có
cảm giác như tác giả không uống rượu mà uống nước mắm rắn hoăc uống nước đóng
chai, người cứ tỉnh queo, như đang đi dạo trong rừng bạch dương về mùa thu của
các nước Âu Mỹ:
“Rừng mang mang gọi từng khúc thu vàng” (câu thứ 18)
Và tác giả thú nhận không uống
rượu thật dù ngồi trong quán rượu rắn:
“Người không uống rượu mà uống
từng ký ức” (câu thứ 15)
Uống thế thì làm sao làm thơ rượu
say hay được!
Âu, Á gì viết về rượu các nhà thơ từ cổ chí kim đã có hàng nghìn bài thơ
hay. Như Lý Bạch, Apollinaire. Nhắc tên các bậc thi thánh này thì là xúc phạm
các cụ khi so với Vô lối, nhưng cũng cần có dẫn chứng nên mong các bậc tiên
liệt lượng thứ!
“Cổ lai thánh hiền giai tỉnh mịch
Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh
…
Đãn nguyện trường túy bất nguyện tinh
(Tương tiến tửu – Lý Bạch)
(Xưa nay bậc thánh hiền vắng tên
tuổi
Chỉ kẻ uống rượu lưu tiếng muôn
đời
…
Nên muốn say hoài không muốn
tỉnh)
(Sắp mời nhậu – Đỗ Hoàng dịch)
Hoặc:
Je vous ai bus et ne fus pas désahéré
Mais je connus dès lors quelle saveur a l’univers
Je suis ivre d’avoir bu tout l’univers
Sur le quai d’où je voyais l’onde couler et
dormer les bélandres
Ecoutez- moi je suis le gosier de Pais
Et je boirai encore s’il me plait l’univers
Ecoutez mes chants d’universelle ivognerie
(Vendémiaire – Acools – Apollinaire)
(Tôi đã uống các người mà không
đã khát
Những lúc ấy tôi biết vũ trụ có
vị gì
Tôi đã say vì đã uống tất cả vũ
trụ
Trên bến tàu đứng đấy tôi nhìn
làn nước chảy và những chiếc xuồng ngủ
Hãy nghe tôi, tôi là cổ họng của Paris
Và tôi sẽ còn uống vũ trụ nữa nếu
như tôi thích.
Hãy nghe tiếng ca say vũ trụ của
tôi)
(Tháng hái nho – tập Rượu –
Apollinaire)- Hoàng Hưng dịch
Còn nhà thơ Nguyễn Quang Thiều vừa uống nước đóng chai, vừa nhậu mắm
rắn(!)
Vào đầu bài ông viết: “Những con rắn được
thủy táng trong rượu”. Đây là một câu kể rất văn xuôi nhưng rất chính xác, là
rắn được chôn trong nước, sau đó bỏ vào trong rượu. Còn để nước khỏi chảy ra
rượu thì người ta có nhiều cách, hoặc bọc nước chôn rắn trong nilong, hoặc dùng
bình gốm, bình thủy tinh đổ nước đầy ngâm rắn, rồi đặt chúng vào chum rượu, bể
rượu gì đó, rắn thủy táng có thể nổi, có thể chìm tùy nồng độ rượu. Một cách thủy táng rắn cách tửu, như đun cách
thủy vậy (!)
Cách thủy táng rắn
trong rượu để làm mắm này của Nguyễn Quang Thiều có thể ghi vào sách kỷ lục
Guinet Việt Nam(!)
Nhiều người nói thơ phải áo huyền say. Tôi rất đồng ý thơ là áo huyền, huyền ảo, võ cũng phải ảo huyền say huống gì thơ ảo huyền say là lẽ tự nhiên. Nhưng Nguyễn Quang Thiều viết câu thơ rất tỉnh, chính xác như toán học thì say vào đâu?
Nhiều người nói thơ phải áo huyền say. Tôi rất đồng ý thơ là áo huyền, huyền ảo, võ cũng phải ảo huyền say huống gì thơ ảo huyền say là lẽ tự nhiên. Nhưng Nguyễn Quang Thiều viết câu thơ rất tỉnh, chính xác như toán học thì say vào đâu?
Và mắm rắn ấy chôn trong nước nếu không bỏ muối là thuộc loại mắm rắn
thối không ai xực được!
Vì nhậu mắm rắn nên ông Thiều kể
ra nhiều thứ chẳng ăn nhập gì trong bài Vô lối này như:
“Một chóp mũ và một đôi giày vải”(câu thứ 5)
Nếu kể thế thì có thể kể: “Một
cái quần đùi, một đoạn dây chun buộc tóc” chẳng ảnh hưởng gì đến an ninh quán
nhậu!
Thật ra ý nhà thơ Nguyễn Quang Thiều muốn viết câu thơ cho rất Tây, rất
mới model tay chơi “những con rắn được thủy táng trong rượu”, song lại sai hết
nghĩa.
Thật ra táng là chôn, người Việt nào cũng
biết và còn biết nhiều loại táng - chôn khác nữa như: địa táng, điểu táng, cẩu
táng, điện táng, mộc táng…
Rắn ngâm trong rượu, người ta bảo là rượu rắn, nếu nói cho thơ thì có
thể nói là “tửu táng” thì hay hơn nhiều mà lại đúng! Mà rắn độc mới được ngâm
rượu, không ai đem rắn lành đi ngâm rượu cả! Bài Vô lối trên nên đổi thành
TRONG QUÁN RƯỢU - MẮM RẮN thì mới đúng
nghĩa!
Vì mấy bài Vô lối mà làm tôi phải dài dòng, xin lỗi đọc giả nhiều lắm!
Hà Nội, ngày 4 tháng 10 năm 2014
Đ - H
Nguyễn Quang Thiều
Nguyên bản(1)
Trong quán rượu rắn
Những con rắn được thủy táng trong rượu
Linh hồn nó bò qua miệng bình nằm cuộn khoanh đáy chén
Bò nữa đi, bò nữa đi qua đôi môi bạc trắng
Có kẻ say gào lên những khúc bụi bờ
Một chóp mũ và một đôi giày vải
Mắt ngơ ngơ loang mãi đến chân trời
Nhóm u uất trong những vòm tháp cổ
Người suốt đời lảm nhảm với hư vô
Trong quán rượu rắn
Những con rắn được thủy táng trong rượu
Linh hồn nó bò qua miệng bình nằm cuộn khoanh đáy chén
Bò nữa đi, bò nữa đi qua đôi môi bạc trắng
Có kẻ say gào lên những khúc bụi bờ
Một chóp mũ và một đôi giày vải
Mắt ngơ ngơ loang mãi đến chân trời
Nhóm u uất trong những vòm tháp cổ
Người suốt đời lảm nhảm với hư vô
Như đá vỡ, như vật vờ lau chết
Thơ âm âm, thơ thon thót giật mình
Kinh hãi chảy điên cuồng như lưỡi liếm
Ngửa mặt cười trong tiếng khóc mộng du
Bò nữa đi, bò nữa đi, hỡi những linh hồn rắn
Nọc độc từng tia phun chói trong bình
Người không uống rượu mà uống từng ký ức
Mạch máu căng lên lên những vệt rắn bò
Đêm vĩ đại chôn vùi trong quán nhỏ
Rừng mang mang gọi những khúc thu vàng
Rượu câm lặng chở những linh hồn rắn
Có người say hát lên bằng nọc độc của mình.
(1) Bài rút trong tập Thi Tửu - NXB Hội Nhà văn quý IV năm 2007
Đỗ Hoàng dịch ra thơ Việt:
Trong quán rượu – mắm rắn
Lũ rắn độc bị đem tửu táng
Hồn bò quanh đáy chén, miệng bình
Bò nữa đi qua môi bạc trắng
Kẻ say gào giọng rượu thất kinh!
Áo quần, mũ, tất giày trút bỏ
Mắt ngu ngơ hoang mạc chân trời
Nỗi u uất ứ vòm tháp cũ
Với hư vô lảm nhảm suốt đời!
Như đá vỡ, như vật vờ lau chết
Hồn rên lên, tim thon thót nhói lòng
Kinh hoàng chảy điên cuồng như lửa liếm
Ngửa mặt cười khóc mộng du không!
Bò nữa đi! Hỡi những linh hồn chết!
Nọc độc phun bầm cả đáy vò
Ta uống rượu và uống từng ký ức
Mạch máu căng lên những vệt rắn bò!
Thơ âm âm, thơ thon thót giật mình
Kinh hãi chảy điên cuồng như lưỡi liếm
Ngửa mặt cười trong tiếng khóc mộng du
Bò nữa đi, bò nữa đi, hỡi những linh hồn rắn
Nọc độc từng tia phun chói trong bình
Người không uống rượu mà uống từng ký ức
Mạch máu căng lên lên những vệt rắn bò
Đêm vĩ đại chôn vùi trong quán nhỏ
Rừng mang mang gọi những khúc thu vàng
Rượu câm lặng chở những linh hồn rắn
Có người say hát lên bằng nọc độc của mình.
(1) Bài rút trong tập Thi Tửu - NXB Hội Nhà văn quý IV năm 2007
Đỗ Hoàng dịch ra thơ Việt:
Trong quán rượu – mắm rắn
Lũ rắn độc bị đem tửu táng
Hồn bò quanh đáy chén, miệng bình
Bò nữa đi qua môi bạc trắng
Kẻ say gào giọng rượu thất kinh!
Áo quần, mũ, tất giày trút bỏ
Mắt ngu ngơ hoang mạc chân trời
Nỗi u uất ứ vòm tháp cũ
Với hư vô lảm nhảm suốt đời!
Như đá vỡ, như vật vờ lau chết
Hồn rên lên, tim thon thót nhói lòng
Kinh hoàng chảy điên cuồng như lửa liếm
Ngửa mặt cười khóc mộng du không!
Bò nữa đi! Hỡi những linh hồn chết!
Nọc độc phun bầm cả đáy vò
Ta uống rượu và uống từng ký ức
Mạch máu căng lên những vệt rắn bò!
Đêm dài rộng chôn vùi trong quán vắng.
Rừng mang mang gọi từng khúc thu vàng.
Rượu câm lặng chở bao linh hồn rắn.
Hát bằng nọc độc mình, kẻ xỉn hú rất hăng!
Hà Nội ngày 13 - 1 - 2008
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét