Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Lễ tổng kết cuộc thi Thơ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

LỄ TỔNG KẾT TRAO GIẢI THƯỞNG CUỘC THI THƠ VỀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

  Vừa qua, ngày 16 tháng 10 năm 2014, tại trụ sở báo Người Hà Nội  vannghecuocsong.com đã tổ chức buổi lễ tổng kết và trao giải thưởng cuộc thi Thơ viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát động từ tháng 10 năm, 2013 đến tháng 10 năm 2014.
  Đến dự có Nhà thơ Bùi Việt Mỹ, Tổng biên tập báo người Hà Nội, hà thơ , tiến sỹ Trần Quang Đạo, Tổng biên tập báo hi đồng; Nhà văn Hoàng Minh Tường, Hội Nhà văn Việt Nam, Phó giáo sư, tiến sỹ, nhà văn Vũ Nho, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Đại tá nhà văn Thanh Minh, Phó ban kiêm tra Hội Nhà văn Việt Nam, Tiến sỹ nhà văn Trương Sỹ Hùng, Viện đông Nam Á; Họa sỹ Trương Thảo, Trường Đại học Mỏ địa chất; Nhà thơ Kim Yến, Phòng Giáo dục Huế; Nghệ sỹ nhiếp ảnh Đức Lợi, Bộ Thương Mai; Nhà thơ  Đặng Thị Ngọc Vân, Bộ Văn hóa, Thể thao du lịch ..cùng các nhà thơ đoạt giải thưởng cuộc thi và đại diệ n thành viên Ban Sơ khảo và Chung khảo.
  Nhà thơ Đỗ Hoàng thay mặt Ban biên tập vannghecuocsong.com đọc bản báo cáo tổng kết cuộc thi Thơ viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tổng kết nêu rõ:
   vannghecuocsong.com phát động cuộc thi thơ viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ tháng 10 năm 1013 đến 3 -10 -2014  đã nhận 1020 bài dự thi gồm cả văn thơ nhạc họa, đã in được 216 bài thơ của các tác gỉa người Việt trong và ngoài nước, khắp băc trung nam; các  nhà thơ , nhà văn là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam hưởng ứng ngày từ đầu như: Hoàng Thái Sơn, Y Phương, Triệu Lam Châu,Phạm Thanh Quang, Hoàng Bình Trọng, Ngô Minh, Lâm Xuân Vy, Trần Chấn Uy, Lê Xuân Đố, Vĩnh Nguyên…
   Hiếm thấy một vị Đại tướng nào làm việc binh đao của loài người được dân kính yêu như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, được dân gọi một cái tên rất trìu mến, kính trọng: Đại tướng của dân. Bởi vì ông biết “ Nãi tri binh giả thị hung khí/ Thánh nhân bất đắc dĩ nhi dụng chi” (Lý Bạch) (Mới biết binh đao là vật gỡ/ Thánh nhân cực chẳng đã mới dùng đến)
  Ông xuất thân học luật và học kinh tế không dính dáng gì về quân sự, nhưng đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, cả dân tộc đứng lên tự giải phóng mình, bắt buộc ông cầm vũ khí. Ông là người hiền cầm cấm gươm nên cả dân tộc kính yêu ông!
    Việc này đã thể hiện trong gần 1 000 bài thơ viết về ông.
 Nhà thơ Lê Xuân Đỗ người cùng quê hương với Đại tướng bằng tấm lòng trân trọng, với bút pháp hiện đại viết lên nỗi lòng của mình với Đại tướng kính yêu:

Nam

điềm lành núi sông

Một vị đại tướng của dân, đại tài, đại trí, đại dũng, đại nhân, đại thọ. Ông ra đi để lại bao nỗi tiếc thương cho hàng  triệu người con đất Việt. Nỗi đau mất mát thấm tận tim gan lòng người. Nhà thơ Vĩnh Nguyên bằng tấm lòng kính yêu của người con đồng hương,  của người lính cũ đã  viết những dòng thơ chan chứa yêu thương:

Là bởi tình yêu của người dân dành cho Đại Tướng như dành cho người  cha đẻ của mình
Chỉ một lần và chỉ một lần thôi
Làm sao còn có nữa!
Mặc c
ơn bão Nari đã xuyên đảo Lu - Dông
Vào miền Trung vào bờ biển nơi huyệt mộ của Người đang đào
Từng đoàn người đi tới đó như  thoi dệt
Dân Nghệ-Tĩnh tập kết trên đỉnh đèo Ngang chờ tràn xuống
Dân Quảng Bình nh
ư những du kích năm xưa len lỏi trong cánh rừng   Quảng Đông, Vũng Chùa...
Từng đoàn xe nhiều tỉnh, thành trong cả nước tiếp nối và ùn tắc mấy chặng ngả ba sân bay Đồng Hới, đèo Lý Hòa...
Và:
Mang hàm Đại Tướng một lần sáu mươi lăm năm - Người thao lược tài hoa vô lượng...
Và sáu mươi lăm năm - Người bền chí công đức vô biên...
“Anh Hùng dân tộc Võ Nguyên Giáp” hôm nay, Nhân Dân phong
Nguyên Soái Võ Nguyên Giáp” hôm nay, Nhân Dân phong
“Thánh Võ Nguyên Giáp” hôm nay, Nhân Dân phong
“Vĩ Nhân Võ Nguyên Giáp” hôm nay, Nhân Dân phong
(Là Nhân Dân - không thể cá nhân ai đủ tư cách sắc phong Tướng Giáp).
Ng
ười thăng hoa huyền thoại
Và khởi từ Người là những câu chuyện kể như cổ tích muôn đời!...
(Ai được bỏ nắm đất cho Đại tướng)
  Các nhà thơ Nguyễn Minh Kiêm, Hồ Thanh Ngân, Nguyễn Hưng Quốc, Vũ Khánh Đông, Trần Thanh Hưỡng cũng rất xúc động thể tình cảm trân trọng với Đại tướng!
    Nghìn bài thơ,  nghìn nén tâm hương thắp cho linh hồn Đại tướng. Bài nào cũng chân thành làm rung động lòng người. Tên tuổi của Đại tướng sẽ bất tử cùng tên tuổi các bậc tiền nhân khác!
 :
Nhà thơ Đỗ Hoàng thay mặt Ban Chung khảo đọc quyết định khen thưởng

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập  -  Tự do  -- Hạnh phúc
Hà Nội ngày 14 tháng 10 năm 2014
- Căn cứ quyền hạn chức năng nhiệm vụ của Ban Chung khảo về cuộc thi Thơ viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- Sau khi xem xét ý kiến từ Ban Sơ khảo đưa lên, Ban Chung khảo quyết định trao tặng:

        QUYẾT ĐỊNH TRAO TẶNG GIẢI THƯỞNG

Giải đặc biệt:  không có
Giải A:
Lê Xuân Đố (Sài Gòn)
Triệu Lam Châu (Phú Yên)
Trần Chấn Uy (Khánh Hòa)
Đào Tiến (Hà Nội)
Giải B:
Sỹ Lương (Vũng Tàu)
Thái A (Chuyên gia Châu Phi)
Lê Đức Nghinh (Thái Bình)
Giải C:
Vĩnh Nguyên (Thừa Thiên – Huế)
Ngô Minh (Thừa Thiên – Huế)
Nguyên Hùng (Nghệ An)
Trần Thanh Hương (Quảng Bình)
Vũ Khánh Đông (Cao Bằng)

B:iểu dương
   Đào Nguyên Lịch. Nguyễn Minh Khiêm, Nguyễn Thanh Hải, Hồ Thanh Ngân, Nguyễn Ngọc Hưng, Ngọc Lâm, Kim Mai, Nguyễn Minh Diện

                                                                 T/m Ban Chung khảo
                                                                           Chủ tịch đã ký
                                                                         Nhà thơ Bằng Việt



  Sau đó các đại biểu phát biểu ý kiến.
Nhà thơ Việt Mỹ phát biểu nói lên cảm nghĩ của mình và đồng nghiệp về cuộc thi có nhiều ý nghĩa và khen ngợi cuộc thi có nhiều tác phẩm đạt chất lương cao . Nhà thơ nói: “ Tôi làm giám khảo và dự nhiều cuộc thi thơ thì thấy cuộc thi thơ viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ trong một đề tài hẹp nhưng có rất nhiều tác giả, nhà thơ tham gia khắp Bắc Trung Nam, nhều cây bút chuyên nghiệp cũng gửi tác phẩm hương ứng cuộc thi. Trên hơn 1 000 bài thơ đã minh chứng điều đó. Tôi chúc mừng sự thành công của cuộc thi.
 Phó giáo sư,  tiến sỹ nhà văn  Vũ Nho khẳng định chất lượng các tác phẩm có tâm có chiều sâu đáng ghi nhân như Lê Xuân Đố, Triệu Lam Châu, Vĩnh Nguyên, Trần Chấn Uy, Ngô Minh, Đào Tiến, Sỹ Lương, Thai A, Lê Đức Nghinh, Nguyên Hùng…
  Nhà văn Hoàng Minh Tường cho rằng tầm vóc cuộc thi xứng đáng được trân trọng và đáng được quảng bà nhiều hơn! Nhà thơ Tiến sỹ Trương Sỹ Hùng, Họa sỹ Trương Thảo, muốn có một tuyển tập chọn lọc về cuộc thi thơ này phát hành rộng rãi cho đọc giả được biết.
  Các nhà văn, nhà thơ, họa sỹ, tiến sỹ đến dự đều nói lên cảm tưởng của mình và khẳng định sự thành công của cuộc thi
  Kết thúc buổi lễ nhà thơ Đỗ Hoàng thay mặt Ban biên tập vannghecuocsong.com cảm ơn sự giúp đỡ  chân thành cả tinh thần lẫn vật chất của các nhà văn, nhà thơ, người hảo tâm và cám ơn Bào Người Hà Nội đã tạo điều kiện, ủng hộ giúp đỡ cho buổi lễ tổng kết thành công!

                                                           P/V 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét