Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Nỗi đau cải cách ruộng đất

NỖI ĐAU MUÔN ĐỜI CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT Ở VIỆT NAM

Đỗ Hoàng

 Cải cách ruộng đất Bắc Việt Nam(1953 -1955)  là nỗi đau muôn đời của dân tộc Việt Nam và của nhân loại!
Các bước tiến hành cải cách ruộng đất được theo  các giai đoạn:
Giai đoạn đầu Việt Minh thực hiện Cải cách ruộng đất thử nghiệm, chỉ kiểm cách tăng gia sản lượng nông nghiệp nhắm cung ứng nhu cầu quân đội ngày càng gia tăng.. Để khuyến khích nông dân ra sức cày bừa Chính phủ Việt Minh ra Sắc lệnh số 78/ SL thành  lập  Hội đồng Giảm tô, ấn định các chủ đất (địa chủ) phải giảm thiểu đồng bộ tiền thuê đất chó tá điền (địa tô) là 25%, có nơi giảm tối đa 35% trong trường hợp tá điền quá nghèo. Sau đó thông tư liên bộ số 33/NV1 ngày 21 – 8 -1949 đưa ra những nguyên tắc chủ yếu  về việc phân chia tạm thời cho nông dân ruộng đất tịch thu của các địa chủ người Pháp và những điền chủ Việt gian.
Giai đoạn hai:  Trong năm 1950 một loạt sắc lệnh ra đời nhắm đẩy mạnh sản xuất phục vụ công cuộc kháng chiến, bắt đầu bằng sắc lệnh 20/SL ngày 12 -2 -1950 và lệnh tổng động viên toàn bộ nguồn nhân lực vật lực và tài lực cho Tổ quốc.
  Sau đó ngày 22 -5 -1950 xuất hiện cùng một lúc hai sắc lệnh Sắc lệnh số 89/SL quyết định xóa bỏ tất cả những hợp đồng vay nợ giữa tá điền và điền chủ ký kết trước năm 1945 và xóa bỏ cả những hợp đồng ký kết sau năm 1945 nếu con nợ đã trả đủ 100% số tiền đã vay. Sắc lệnh thứ hai do Chính phủ Việt Minh ban hành cùng ngày 22 -5 -1950 mang số 90/SL, quốc hú hóa tất cả những đất đai bỏ hoang trong 5 năm liên tục kể từ ngày ra sắc lệnh.
Giai đoạn ba:  Gia đoạn ba bắt đầu bằng sắc lệnh ngày 20 -4 -1953. Theo sắc lệnh này, giá thuê đất được hạ 25% để làm cho tiền thuê đất không vượt quá 1/3 lợi tức mùa gặt. Luật mới này quy định các chủ đất không được buộc tá điền đóng thêm tiền cho các phí tốn khác như tiền thuê dụng cụ hay trâu bò cày bừa (điều 6), cũng như cấm các chủ đất hủy bỏ những hợp đồng cũ để ký kết những hợp đồng tương tự khác (điều 14,16) . Sắc luật này nhắc lại việc huỷ bỏ hoàn tiền nông dân vay nợ trước tháng 8 năm 1945 (điều 17) và hoãn lại những món nợ. của các thành phần ưu đãi của Việt Minh (binh sỹ, người nghèo)
 Cuối cùng Sắc lệnh náy thành lập “Ủy ban nông nghiệp” cá cấp. Ở Trung ương, Ủy ban này do Thủ tướng đứng đầu, gồm Bộ trưởng Canh nông, bộ trưởng Nội vụ, đại diện Mặt trận Liên Việt và hai đại diện của Ủy ban Liên lạc Nông dân. Ở mỗi cấp hành chính cho đến cấp xẫ đều có những “Ủy ban nông nghiệp”gồm những nhân vật tương tự ở mỗi cấp (điều 35, 36).
Giai đoạn thứ tư: Vào cuối tháng 11 đầu thangs 12 năm 1953, Việt Minh triệu tập Đại hội Đại biểu Đảng Lao động Việt Nam Và Đại hội Trung ương Đảng tại vùng chiến khu Việt Bắc. Đề tài thảo luận chính của khóa họảng Lao động lần này là khẩu hiệu “Ruộng đất cho người cày”. Đảng Lao động thực hiện dần cuộc Cải cách ruộng đất. Sắc lệnh ngày 4 -12 –  1953 nêu lên ý nghĩa và mục đích của cuộc cải cách lần này “bãi bỏ toàn diên quyền sở hữu đất đai của thực dân Pháp và của tất cả những đế quốc khác, đồng thời thiết lập quy chế sở hữu đất đai của nông dân” (điều 1). Toàn bộ đất đai của thực dân Pháp, Việt gian, địa chủ phản động và những phú hộ ác ôn đều bị tịch thu (điều 1). Đất đai của những thành phần dân chủ tiến ộ, kháng chiến, hợ tác với Việt Mnh sẽ được trưng dụng. Nà nước sẽ bồi thường àng năm 1,55 tài sản (điều 4). Đối với những điền chủ lẩn tránh chính sách bằng cách sang, bán, chuyển nhượng đất đai sau cuộc CCRĐ lần thứ ba (20 -4 -1953), nhà nước xem đó là những hành động bất chính, sẽ trưng dụng đất đai và bồi thường bằng tín phiếu ngân hang (điều 5). Cuối cùng, sắc lệnh nầy cấm đoán mọi sự phản kháng cuộc CCRĐ (điều 35) và quy định việc thiết lập tòa án nhân dân đặc biệt để xét xử những thành phần chống lại cuộc CCRĐ của Việt Minh điều 36).
Giai đoạn thứ năm
gia năm 1954, Việt Nam bị chia hai bởi Hiệp định Giơneve ký kết ngày 20 -7 -1954), Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ phía  vỹ tuyến 17 trở ra, phía nam Việt Nam Cộng hòa. Tình hình ruộng đất ở Bắc Việt thay đổi lớn lao sau Hiệp định Giơneve vì khoảng 1 000 000 người bỏ đất Bắc vào Nam, để lại toàn bộ điền sản ở quê nhà. Sau khi tái tổ chức chính quyền, tạm ổn định tình hình, Hồ Chí Minh ký sắc luạt vê CCRĐ ngày 14 - 6 -1954, sắc luật này dựa căn bản trên hai sắc lệnh tháng 4 và tháng 12 năm 1953, theo đó Nhà nước tịch thu toàn bộ tài sản ( đất đai, nhà cửa, gia súc, nông cụ…) của những người thực dân, địa chủ, cường hào, ác bá, Việt gian, phản động; trưng thu không bồi thường và thu mua đất đai, nông cụ, gia súc thuộc các nhân vật tiến bộ, các địa chủ tham gia kháng chiến, các địa chủ thuộc thành phần thương gia hay kỹ nghệ gia, truất hữu đất đai của các tổ chức tôn giáo, như công giáo, Phật giáo (chương 2)…
 Các thành phần trong nông nghiệp :
Địa chủ: Là những người có nhiều ruộng đất mà không trực tiếp canh tác. Địa chủ được chia thành 3 hạng: địa chủ thường – có khoảng dưới 5 mẫu ta, đủ ăn , không phạm tội ác ôn dưới thời Pháp thuộc; địa chủ cường hào ác bá (những người hiếp đáp ngược đãi bần cố nông); địa chủ phản động (quan lại phong kiến, Việt quốc, Đại Việt hay than Pháp).
Phú nông: có khoảng 3 mẫu ta đất, có một con trâu, tự đứng ra canh tác và thuê nông dân trong việc canh tác.
Trung nông:có dưới 3 mẫu ta, trực canh, đủ sống. Trung nông chia thành hai loại- trung nông lớp trên (có dưới 3 mẫu ta, có một con trâu hay bò) và trung nông lớp dưới (có dưới một mẫu ta ruộng)
Bấn nông : có ít sào đất không đủ sống, phải đi làm thuê cho địa chủ hay thuê đất của địa chủ rồi trả địa tô.
Cố nông: hoàn toàn không có đất, không có gia súc, không có  nông cụ, làm thuê đủ thứ để sống.
Ngư nghiệp:
Đánh cá giàu
Đánh cá nghèo
Thương nghiệp;
Tư sản mại bản
Tư sản phản động
Tư sản dân tộc


Đường lối đấu tranh CCRĐ:
Dựa vào bần cố nông, lôi kéo trung nông, cô lập phú nông và tập trung mũi nhọn vào địa chủ
Thứ nhất: - Vận động quần chúng chống lại địa chủ bằng cách đưa cán bộ về “tam cùng”  với bần cố nông thăm nghèo hỏi khổ sau đó ắt rễ xâu chuỗi.
Thứ hai: Sau khi bắt rễ xâu chuỗi nắm vững tình hình trong địa bàn hoạt động, cán bộ bắt đầu đánh giá và xác định lại thành phần xã hội đã được Ủy ban hành chính địa  phương sắp xếp . Từ đó đội công tác mới quyết định các đối tượng đấu tố. Đây là cơ hội để giải quyết ân oán có từ trước trong làng
Thứ ba: Thiết lập tóa án nhân dân để xét xử những kẻ có tội với nhân dân.
Việc tổ chức:
 Thành lập Ủy ban Cải cách ruộng đất bao gồm hai cấp Trung ương và Địa phương.
Cấp Trung ương: Do Tổng Bí thư Đảng Lao đọng Việt Nam là Trường Chinh làm Chủ tịch. Ba người phụ tá là Hoàng Quốc Việt Lê Văn Lương (Uỷ viên Bộ Chính trị), Hồ Viết Thắng (Ủy viên Trung ương)
Cấp tỉnh:
Hồ Viết Thắng bổ nhiệm những người được đào tạo về các tỉnh tổ chức các đoàn CCRĐ. Trung bình mỗi tỉnh có 10 đoàng, mỗi đoàng có khoảng 100 cán bộ do một đoàn trưởng đứng đầu quyền hạn tương đương với Bí thư cấp tỉnh.. Mỗi đoàn gồm nhiều đội, mỗi đội từ 6 đến 7 người. Các Đội có quyền hạn tuyệt đối nhận lệnh thẳng từ Ủy ban CCRĐ. Đúng như câu tục ngữ thời đó: “nhát đội, nhì trời”
Tòa án nhân dân: Tòa án này tổ chức ở những vùng có cải cách ruộng đất., chanhsans là một đội viên trong đội cải cách, bieennj lý (công tố) là một nông dân hay bần cố nông từng làm việc trong nhà của bị cáo (gia nhân, tá điền). Các quan tòa là những kerdoots nát, lâu nay thấp kém được cất nhắc lên địa vị quan trọng nên hạch sách, trả thù. Trong tòa án không có người đóng vai luật sư biện hộ và chẳng ai dám biện hộ cho bị cáo cả.
Hậu quả của CCRĐ:
 Cuộc Cải cách ruộng đất đã tịch thu được 760 000 mẫu tây ruộng đất 1 846 000 nông cụ, 112 000 trâu bò, 26 000 tấn lương thực. Tất cả những thứ đó được chia lại cho: 1 555 000 gia đình nông dân và bần cố nông
 Số người bị giết – Theo Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945 -2 000 tập 2 viết về giai đoạn 1955 -1975 xuất bản tại Hà Nội năm 2004 cho biết cuộc cải cách ruộng đất đợt 5 (1955 -1956) đã thực hiện ở 3 653 xã, có khoảng 10 triệu nông dân và tổng số người bị sát hại trong CCRĐ đợt này lên đến 172 008 người trong đó có 123 266 (71,66% xác nhận là đã bị giết oan.
  Đau thương nhất là ngườiị giết bị giết đầu tiên là một phụ nữ bà Nguyễn Thị Năm – Cát Hanh Long. Bà đã từng che dấu và nuôi dưỡng các cán bộ cao câp lãnh đạo Đảng Lao động Việt Nam!
    Như vậy trong cuộc cải cách này ít nhất có đến trên dưới 15 vạn người bị chết oan, rất nhiều người là cán bộ trung kiên của Đảng Lao động Việt Nam, đa phần là tầng lớp nông dân ưu tú, tinh hoa của nông nghiệp Việt Nam. Chỉ một số rất ít có tội với dân tộc nhưng cũng không đáng đem ra xử bắn!   
Nhiều câu ca thời này đã viết:
 “ Phá Đảng tan tành thắng Đặng Thí
 Giết người ghê gớm gã Chu Biên”
Hay:
“Đấu tố phụ mẫu, tôn thờ Mác Lê, nhục đời chê thằng họ Đặng
Hãm hại sỹ nông, đảo điên văn hoá, tội kia sách chép đứa tên Khu”

 Cải cách ruộng đất ở Việt Nam, những người Cộng sản Việt Nam đã làm cho vết thương của loài người them nặng thêm sâu, tình cảm con  với con người bị đảo lộn, nhiều giá trị tinh thần bị băng hoại. Nỗi đau và vết thương ấy còn lâu mới lành!

                                            *                      
       Có điều việc làm sai lầm trầm trọng này, Đảng Lao động Việt Nam, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhận lỗi  trước quốc dân, đồng bào. Sau cải cách là có Đội Sửa sai ngay và Đảng trưởng Trường Chinh – Chủ tịch Cải cách ruộng đất mất chức, Hoàng Quốc Việt (Ủy viên Bộ Chính trị), Hồ Viết Thắng (Ủy viên Trung ương Đảng) …cũng mất chức
  Dân tộc Việt Nam yêu hòa bình, nhân ái rộng lòng tha thứ và vẫn theo Đảng Lao động  Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi!
  Có điều đáng bàn là sau Cải cách, sau Sửa sai nhà nước Việt Nam thực hiện một sự kỳ thị dai dẳng con em người có bố mẹ chết oan trong cải cách! Họ bị cô lập tinh thần trong sinh hoạt cộng đồng làng xã, trong tình yêu hôn nhân (xem tiểu thuyết Phí một thời trai của Đỗ Hoàng- Nhà xuất bản Thanh niên năm 1991) và không bao giờ được tham gia một cấp sắc chính quyền nào dù nhỏ nhất.Sau đó thì ruộng đất lại nhập vào hợp tác xã, nông dân lại mất đất. Nay thì một phần ruộng đất lại bị các thế lực đồng tiền chiếm làm của riêng đút lót cho thế lực có chức có quyền. Nông dân Việt Nam vẫn khổ nghèo điêu đứng vạn đại!

  Nhà thơ Chế Lan Viên có câu thơ:
“Vết thương hãy thành sẹo ngay đi mà đánh giặc
Đã khóc rồi đừng khóc nữa đau thêm!
 Gần 60 năm, dân tộc Việt Nam đã bó qua quá khứ hướng tới tương lai thì đùng một cái các cơ quan Văn hóa, Bảo tàng, Truyền thông Việt Nam tổ chức trưng bày , ca ngợi Cải cách ruộng đất!
 Thật là “Ngồi buồn lại giở mắm ra/ Mắm ông thì thối mắm bà thì thiu”.
Và : “Gậy ông lại đập lưng ông”

                                                     Hà Nội, ngày 30 – 9 -2014
                                                             Đ - H




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét