ĐỖ HOÀNG NHƯ TÔI BIẾT
*********************************
*********************************
Xuân Trứ
Ngừơi ta nói nghề văn nghề trời hành, với những nguoi khác tôi không biết, nhưng điều ấy chắc đúng với anh. Đó là Đỗ Hoàng - nguời có nhiều bài viết đang gây xôn xao dư luận. Đáng ra A là một giáo viên toán và chắc là một thầy giáo giỏi, nhưng khổ thay lại chọn nghịệp văn chương, nói đúng ra văn thơ chọn anh đưa vào cõi trời hành.
Lứa tuổi chúng tôi, cả nứơc sục sôi dồn vào cuộc chiến nhằm thống nhất đất nước, ĐH cũng chung số phận và sự trải nghiệm bằng chính mạng sống cuả mình đã taọ ra cây but Đỗ Hoàng rất lính. Tập thơ Tâm Sự Người Lính ra đời cách đây đã 45 năm, được nhà xuất bản Văn học in và bị thu hồi ngay từ năm 1996 là một minh chứng. Cũng phải nhắc laị rằng nhà xuất bản văn hoc thời đó chứ không phải những thời sau này. Tập thơ là tiếng nói của người từng trải qua chiến tranh trực tiếp cầm súng lên án chiến tranh, đến tận giờ đọc vẫn thấy hay thấy đúng, nên nó thực sự là hàng khủng lúc bấy giờ:
"Trái đất đen một nửa
Bom đạn găm đầy mình
Những đường gươm ly loạn
Đang chém nát hành tinh "
( ĐH-Tâm sự nguòi lính - Nhà xuất bản Văn học )
Thật khủng khíêp, từ năm 1945 đến nay VN phải qua 5 cuộc chiến tranh, nhiều người phương Tây tưởng nhầm Việt Nam là tên goị của cuộc chiến, không phải một đất nước. Hàng triệu người ngã xuống cho những điều bây giờ vẫn chưa thành hịện thực. Ngừơi chết tại chiến trường đã đành,nhưng những người mẹ, người vợ cuả họ sẽ mãi gánh nỗi đau. Hội đồng bảo an Liên Hiệp quốc có 5 cường quốc là ủy viên thường trực thì ta đã phải đánh nhau với 3 nước để bảo vệ chủ quyền. Đau thương không thể nói bằng lời, có lẽ Đ H là một trong số it nguòi sớm nhận ra vả dám nói lên điều hiển nhiên nhưng vô cùng cay nghiệt đó của dân tộc:
" Bầy lính gái thẽn thò vì lạnh,
Ai xát lòng muối mặn mà đau
Hiền hiền những ánh mắt nâu,
Lệ rơi thấm đất nỗi sầu nghìn năm."
( ĐH-Tâm sự nguòi lính - Nhà xuất bản Văn học )
Anh thương xót thông cảm số phận những con người xông vào trận chiến, trong đó có cả bản thân minh. A buồn cái điệp khúc thắng lợi to lớn cuả lãnh đạo trong khi vai trò xương máu của nhân dân bị đẩy xuống hàng thứ yếu :
"Đoàn lính gái áo quần còn mới
Lứa lính này đưa tới miền trong
Họ không hề bị đeo gông,
Mà sao ánh mắt mênh mông nỗi buồn!
( ĐH-Tâm sự nguòi lính - Nhà xuất bản Văn học )
Anh có những suy tư đậm chất Lính, người thực sự trải qua chiến tranh, chấp nhận gian khổ hy sinh vì tương lai của dân tộc. Chính những người ấy nhìn chiến tranh mới sắc sảo và chân thật nhất:
" Ai nhìn khuôn mặt lính?
Cháy đen màu đồng hun.
Mấy năm trời đã sống
Lặng câm như khoảng rừng."
( ĐH-Tâm sự nguòi lính - Nhà xuất bản Văn học )
Trong không khí hào hùng, hừng hực cuả chiến tranh, Anh hiểu rõ suy nghĩ của nguòi lính trên đường ra trận và dám thể hiện sớm. Ngay trên điểm chốt năm 1973 anh đã viết :
"Người lính đi nhiều và qua trăm nơi
họ biết được nỗi đau của đời họ đang sống.
họ biết lắm kẻ gào lên rồi im lặng,
triền miên trong suy nghĩ lao lung
( ĐH-Tâm sự nguòi lính - Nhà xuất bản Văn học )
Những nguòi từng cầm súng như chúng tôi hiểu và thông cảm với anh, vì những dằn vặt đó không chỉ trong chíến tranh mà nó kéo dài đằng đẵng mấy chục năm. Rất có thể vì thế mà một thầy giáo cầm súng đi qua chíên tranh, sống lay lắt trong cơ chế thị trường còn tiếp tục cầm bút đến tận bây giờ. Ngòi bút của ĐH rất khác lạ, có lúc hung hăng nhưng có lúc lại sâu lắng lẽ đời. Anh thương cả nấm mồ hưu quạnh:
" Mỏi mòn kiếp sống bơ vơ
Đơn côi lèn chặt đôi bờ nhân gian
Quanh năm khói lạnh hương tàn
Ở trên trần thế úa hàng cỏ xanh
Biết đâu đất dữ đất lành
Vành tang mây trắng vây quanh cô hồn ..."
( Nếu trái đất không còn chảy máu-ĐH trang 99)
Phải thừa nhận ĐH dẻo dai đến kinh ngạc, từ người lính chuyển sang làm báo, làm thơ, lên rừng rồi chuyển qua những hơn chục bộ. Lương bổng thì hạn hẹp, lúc có lúc không, mà phần lớn là phụ cấp, thế mà đến tận giờ anh vẫn cặm cụi với nghề, viết văn, làm thơ, viết phê bình, dịch chữ hán...sức làm việc thật đáng kinh ngạc.
Điều bất ngờ với nhiều người không chỉ sự dẻo dai mà là sức sáng tạo của anh. Có người bảo ĐH lúc nào cũng lơ mơ, thế mà chỉ vài năm anh dịch xong Kiều Thơ từ nguyên tác, dịch Chinh phụ ngâm, viết những bài phê bình nặng ký. Hầu như tuần nào cũng có bài, lĩnh vực nào cũng góp măt với giọng điệu riêng, có nhiều bài rất chuyên sâu, ý tưởng mới, chính kiến rõ ràng.
Việc dịch thơ chữ Hán không có gì đặc biêt, từ những năm 2001 ĐH đã dịch tập Tuý Thi Ca, trong đó nhiều câu nhìều, đoạn rất hay:
“Rửa gươm trong sóng bể dâu
Ngựa ăn cỏ máu tận đầu Thiên Sơn”.
Bất ngờ hơn là A dám dịch Kim Vân Kiều với đủ nội dung nguyên bản, khi đã có ngôi đền thiêng sừng sững trong nền văn học VN từ bao đời đó là Truyện Kiều. Đaị thi hào Nguyễn Du, dựa theo " Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân đã dich Truyện Kiều theo thể lục bát mẫu mực. Bản dịch của NDu được nhân dân yêu mến, lưu hành rộng rãi đến mức gần như người Việt nào cũng thuộc dăm câu Kiều. Từ thành thị đến nông thôn, từ trí thức đến nguơi it chữ không chỉ thuộc mà còn bói Kiều, bấm Kiều và vận dụng trong giao tiếp, trên cả văn đàn. Mỗi câu của Cụ Nguyễn là quy luật của cuộc đời.
Tác phẩm công phu đó được anh dịch lại đặt tên là Kiều Thơ. Vẫn dòng lục bát nhuần nhuyễn mà Kiều Thơ chẳng câu chữ nào dính dáng đến Cụ Nguyễn :
" Cửu tuyền còn chuyến đò ngang
Nợ chưa trả hết sao sang bến chiều
Càn khôn hoang lạnh cô liêu
Càng gây oan trái càng nhiều tội danh
Cõi trời mờ mịt mong manh
Con ngưởi, con ngợm cố dành giật nhau
Nhãn tiền trông thấy mà đau
Đời này đã vậy biết sau thế nào? "
( Kiều Thơ - Nhà xuất bản Hôi nhà văn -Đ H)
Theo anh do hoàn cảnh, điều kiện thời đó cụ Nguyễn lược dịch 3254 câu, nay ĐH dịch đủ hơn 6122 câu toàn bộ nội dung nguyên bản. Tác phẩm Kiều Thơ đồ sộ này sẽ được bạn đọc qua thời gian thẩm định, không hề có sự lăng xê ồn ào như bao tác phẩm cùng thời, biết đâu sẽ tạo nên một ĐH sống dai hơn nhiều so với vóc dáng của anh.
Một lần ngồi rượu suông chuyện phiếm, men tây tây tôi móc máy ca ngợi Hoạn Thư của Cụ Nguyễn tuyệt vời không ai có thể tinh tế bằng, cãi hay hơn luật sư, tố tội thẩm phán mà người ngoài chẳng hay, giỏi hơn cả nhà tâm lý đại tài, làm cho bà phán Kiều buộc phải tha bổng. Anh quay lại nhìn, tôi liền đọc đoạn biện hộ của nàng Hoạn:
Nghĩ cho khi gác viết kinh
Ấy khi khỏi cửa,dứt tình chẳng theo .."
Vừa nghe đựơc hai câu, a cuớp diễn đàn đọc tiếp luôn một hồi của Cụ Tố, rồi hăng lên đọc cả đoạn Kiều Thơ của mình nói về việc xử án oang oang giữa quán. Mọi người xanh mắt, lấm lét nhìn. Một hồi chắc mệt, Anh dừng lại nói :
- Hay tuyệt ! Uống !
Tôi nghĩ tay này giỏi chống chế thật, nhưng tôi đã lầm, đặt cốc xuống bất ngờ ĐH hạ giọng chân thành:
" Tôi từng nói rất nhiều lần, ở nhiều nơi thơ lục bát là quốc hồn, quốc tuý. Truyện Kiều hay và mới đến muôn đời". Rồi cứ vậy anh vừa đọc, vừa phân tích những cái hay cái đẹp của Truyện Kiều, không thể chen được câu nào đến tận lúc chia tay.
Thế thì chuị thật, trí nhớ siêu phàm, và cũng rất rành mạch, rõ ràng. Té ra không phải ĐH lơ mơ mà đang mải mê theo đuổi tứ thơ nào đó hoặc đang buồn vì những thứ làm đục bầu trời thơ ca. Trong tôi cứ luẩn quẩn ý nghĩ có lẽ tác phẩm của ĐH và Cụ Nguyễn không chỉ chung đề tài mà là dấu gạch nối giữa hai thế hệ tiếng Việt. Sau này, rất có thể người ta sẽ đọc nhàu Kiều Thơ vì nó đủ nội dung, được Việt hoá hơn để thấy sự phong phú cuả tiếng Việt và có cả những thứ mà tôi chưa nhận thấy...
Ngoài tác phẩm đồ sộ Kiều Thơ, Đỗ Hoàng còn dịch Chinh phụ ngâm . Theo Nguyễn Hoàng Đức thì Đỗ Hoàng là người can đảm bậc nhất, đã làm một công việc đầu tiên của loài người là “Phải đạp đổ người thầy đầu tiên cho dù là vỹ đại!”
Đ H dịch Chinh phụ ngâm xong từ năm 2011, định không công bố vì bản dịch của Đoàn Thị Điểm, Phan Huy Ích quá tài hoa, nhưng rồi nghĩ lại a dịch để hiểu vẻ đẹp của tiếng Việt, cung cấp thêm thông tin cho bạn đọc. Nghĩ như thế rất đúng mức và dũng cảm, vì lĩnh vực nào chả có đỉnh cao phía trước. Nếu cứ cho đó là giới hạn thì làm gì có sự phát triển ?
Tôi thích những baì víết sắc sảo, sâu sắc của ĐH. Thời gian dư luận xôn xao, tôi hỏi anh dịch thơ Việt sang thơ ta làm gì, anh nhìn tôi như ngươi hành tinh khác, rồi đọc một loạt những bài văn rối rắm và bản dịch của anh, quả thật nó hay lên đến bất ngờ. Chuyện đó đã đăng trên nhiều trang mạng còn kết quả thế nào sẽ do bạn đọc thẩm định. Nhưng tôi biết anh dịch thơ Việt bởi sự “phản ứng” với một số cây bút sáng tác cách tân, làm bí hiểm làm cho người đọc không hiểu nổi. Thơ không vần, không điệu, trúc trắc lơ mơ. Thật ra khó hiểu, rắc rối là hạ thấp thơ, không chịu nổi Anh lôi ra dịch và nâng cấp lên :
“Kết vào nhau tựa thêu thùa
Linh hồn tôi với ngải bùa cỏ cây” (nguyên bản: kết dính vào nhau/ linh hồn tôi/ dính vào cành lá).
Cũng như ĐH chúng ta không thể đồng cảm nổi những câu thơ vô lối, dù nó của nhà thơ nổi tiếng:
" Khỏa thân trong chăn thèm chồng, thèm Anh"
Hay:
"Sau một phút êm đềm trên ghế đá
Anh quên cài khuy áo của em"
Ngay cả tôi cũng phải giấu những baì thơ này vì sợ con đọc được, hèn gì mà anh chẳng gầm lên, trong khi nhiều nguời có trách nhiệm lại....lặng im. Có ý kiến cho rằng a phản ứng hơi quá, nhưng tôi lại nghĩ may có Đỗ Hoàng, Trần Manh Hảo, Nguyễn Khôi ... và môt số ngừơi khác lên tiếng, không thì thơ ca sẽ về đâu, người ta sẽ quay mặt với thơ đến bao giờ ?
Bình tĩnh đọc, ta thấy anh rất có trách nhiệm: "Những người làm thơ vô lối đã thổi phù cái tình dục bệnh hoạn phản cảm của mình một cách thô thiển trắng trợn làm băng hoại con người." ( Vô lối phản lại thơ ca - ĐH)
Đ H có những suy nghĩ rất mới và táo bạo, kể cả những bài thơ được giải, hay đươc thời gian một chiều ủng hộ. Cái quý là anh dám thẳng thắn nói ra và anh biết họ sẽ không thích. Những ý kiến lạ của anh làm chúng ta giật mình, xem lại ý nghĩ chưa chuẩn đã thành thói quen của chính mình. Những phát hiện khi lớn, khi chỉ là tình tiết nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn.
Ngày cụ Võ Nguyên Giáp mất anh rất muốn tổ chức một cuộc thi viết về thân thế, sự nghiệp đại tướng, anh lo làm sao có tác phẩm xứng đáng công lao của Cụ. Trên trang mạng của anh có hàng nghìn bài thơ viết về đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Người sáng tác phaỉ có suy nghĩ khác nhau, thậm chí khó công nhận nhau, các nhà thơ thừơng thể hiện rõ hơn điều đó. Nhất là ta chưa quen chấp nhận cá biệt trong một cộng đồng, vì thế có một số ý kiến khác với ĐH, tôi cho đó là chuyện bình thừơng thậm chí là tốt, nhưng mong nó chỉ ở phạm vi nghề nghiệp. Trong Chuyện nghề của Thuỷ, Thủ Tướng Phạm văn Đồng, mấy chục năm trước đã nói: "Nếu đã là anh em văn nghệ với nhau, thì phải biết thương yêu bảo vệ nhau. Các anh mà không bênh vực nhau thì còn ai bênh vực các anh "
Một đêm, đọc bài của ĐH thấy hay , bốc lên tôi nhắn cho anh:
"Đỗ Hoàng...anh chính anh thôi
Câu thơ chắt phía nỗi đời quặn đau
Ước là một chút bụi mầu
Cả đời chăm bẵm,mặt nhầu vì thơ."
Tôi không ngờ ĐH nhắn lại "Cám ơn Tiên sinh !". Đấy, đến cái thằng tôi mà tác giả Kiều Thơ hoành tráng xử vậy, thì còn trách cứ nỗi gì? Trong tôi bỗng vang lên đoạn Kiều thơ do chính Đỗ Hoàng đọc bằng giọng Quảng Bình rất lạ:
" Sa chân cát bụi bùn sâu
Nắng mưa,sương gió dãi dầu như ai.
Càng sắc, càng quý, càng tài
Càng đầy đọa chốn trần ai tội tình.
Càng hiền,càng đẹp,càng xinh
Kẻ ghen,người ghét coi khinh phận hèn
Má hồng trong cuộc đỏ đen.
Thân lươn lăn lóc lắm phen khóc cười "
Người ta nói văn là người nên tác phẩm của ĐH cũng lận đận như chính cuộc đời anh. Đứa con đầu lòng Tâm sự người lính vừa phát hành bị thu hồi, cấm mấy chục năm. Đời anh cũng lận đận khốn khổ vì nó, mãi sau mới được phổ biến. Khi ấy thời gian làm nguội bớt tâm sự khủng cuả anh. Giờ laị đến lựơt nàng Kiều Thơ nguồn gốc từ Trung Quốc có vẻ lại hồng nhan bạc phận như chính cuộc đời người đẹp.
Cho hắn chết ! ai baỏ cứ dính với giai nhân! Nhưng tôi laị nghĩ, nếu hắn không mần thì ai mần ? Tôi tin thời gian sẽ trả lại tên cho em và rất có thể ĐH đựơc ăn theo nguời đẹp, bởi thời gian, nhân loại và nhất là nhân dân ta thừơng rất công bằng.
X - Tr
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét