Mãi viên trà
Thứ ba - 30/09/2014 12:31
MÃI VIÊN TRÀ
Đỗ Hoàng
Đỗ Hoàng
Tôi tin rằng khi bạn làm biên tập một tạp chí văn chương có cộng tác viên gửi đến một bài thơ có tên như vậy chắc bạn cũng như tôi phân vân không biết tác giả muốn nói gì khi viết bài này.
Nếu bạn biết chữ Hán, Hán Nôm bạn có thể đoán nghĩa của nó, nếu bạn không biết thì chắc rằng bạn cũng chịu thua! Bởi vì đọc trong bài nội dung không dinh dáng gì với tựa đề cả. Nếu bạn biết chữ Hán và Hán Nôm bạn có thể đoàn ngay Mãi viên trà là Mua vườn chè. Nhưng nội dung bài lại không nói gì tới việc mua vườn chè . Đây là một bài đặc sệt Vô Lối (một loại viết thịnh hành từ thập kỷ 90 thế kỷ trước đến nay. Một loại viết của những kẻ rất kém tiếng Việt, thi tâm thì thấp xuống quá độ âm, nhãn quan thiển cận (cách nhìn cách cảm hạn hẹp), trí não rất bò sát…
Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật
Bài này của nhà thơ Hoàng Vũ Thuật – người anh, người bạn thơ thân thiết của tôi.
Anh Thuật là người làm thơ rất cũ: “Chiều chiểu qua đỉnh núi Voi/ Thấy rừng thấy lá trăng soi rập rình (Bài in báo Văn Nghệ năm 2006). Tôi nhớ không chính xác nhưng hay hơn nguyên bản của anh Thuật. Anh bị mọi người chê cũ, thế là anh đi cách tân thơ và viết như Mãi viên trà!
Bạn bè, người thân tâng bốc anh lên tận mây xanh. Tôi thấy anh Thuật viết cũ cũng hỏng mà viết mới chẳng ra gì. Nếu không phê phán anh, tôi và anh vẫn anh em thân thiết như đám tâng bốc anh. Nhưng tôi cần phải nói, không phải vì anh em mà vì văn chương nước nhà, dù tôi biết từ đây anh em hết tình với nhau!
Bài này và một chùm thơ anh gửi cho tôi khi đi thăm nước Nga về. Tôi in chùm thơ viết ở nước Nga, còn bài này tôi đưa qua tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam. Chỗ tôi làm trước đây mấy năm. Sau đó tạp chí Diễn dần văn nghệ Việt Nam in quảng năm 2003.
Tôi đoán già đoán non “Mãi viên trà” chắc là địa danh hay tên gọi một nơi nào đó hoặc là tửu quán?
Bẵng đi nửa năm, tôi có việc vào nhà ở Huế đi ngang qua thị xã Đồng Hới (lúc chưa đổi tên là thành phố) thấy một quán lá xập xè bên đường có đề ba chữ Mãi viên trà – lối chữ thư pháp viết xấu. Thế đấy, Mãi viên trà là tên cái quán cà phê! Sao lại không viết thơ ghi ở quán Mãi viên trà, thơ đề ở quán Mãi viên trà, mà đi đánh đố như vậy! Người đọc là thánh cũng không đoán ra được.
Đây cũng là đặc trưng cách viết đánh đố của Hoàng Vũ Thuật và của loại viết Vô lối!
Quán cà phê ấy chỉ có hai mẹ con thôi nhưng thi sỹ của chúng ta mê luôn cả hai và viết thơ tặng.
Trong nhiều câu Vô lối tù mù có những câu rất sai về khái niêm, tên gọi: “một thiếu nữ, một cô gái, một mẹ hiền”. Nếu hai cô gái thì nên viết là hai thiếu nữ hoặc hai cô gái . Vì thiếu nữ và cô gái đều cùng một nghĩa. Nhưng quán chi có một cô gái thì viết trên rất sai cơ bản!
Cô gái tuổi thiếu nữ mà dùng “cô gái mười sáu lần trăng đỏ” – là một cấu rất bẩn, kém thơ và phàm tục. Bà Nguyễn Thị Lộ nói về tuổi của mình khi xướng họa với Nguyễn Trãi rất hay:
“Xuân xanh nay độ trăng tròn lẻ
Chồng còn chưa có hỏi chi con!”
Một bài Vô lối không đáng nói mà phải dài dòng như thế này xin đọc giả lượng thứ cho!
Hà Nội, ngày 30 -9 -2014
Đ -H
Nguyên bản:
Mãi viên trà
nhiều lúc trò chuyện chiếc bàn con
không muốn thêm ai khác
nhưng nỗi hẫng hụt thường chống lại tôi
như người ta ném đá vào dòng chữ
tách chúng ra khỏi nhau
sự dính kết làm họ bực tức
tuồng bị ném đá
tôi nâng ly trà đặc quánh
tìm một nét nhìn
lâu rồi không gặp
người xa lạ tôi ơi
đôi mắt buồn hơn màu trà khuya sóng sánh
tôi ghi bao điều vụt tới
nhịp thở mái nhà
tiếng kêu con suối khô
dây hoa bò bên triền núi
nấp dưới cánh lá bồ đề màu phật
một cô bé một thiếu nữ một người mẹ
cô bé vắt tuổi thơ qua đồi sim
thiếu nữ mười sáu lần trăng đỏ
người mẹ đội nước lên chùa
dính kết vào nhau
linh hồn tôi
dính vào cành lá
3/2006
(1) Bài in trên Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam năm 2006
Đỗ Hoàng dịch ra thơ Việt:
Thơ đề tặng quán "Mãi viên trà"
Nhiều lúc bên chiếc bàn con
Chỉ mình không muốn thêm còn có ai
Nỗi hững hụt chống lại rồi
Đá tương vào chữ như người ném đau
Ngỡ là tách chúng rời nhau
Tôi càng tức tối mình đầu dính keo
Tuồng như bị đá quá nhiều
Màu trà đặc quánh, tôi liều mấy phin
Mắt căng tìm một nét nhìn
Lâu rồi không gặp người tình tôi ơi!
Mắt buồn trà sánh khuya vơi,
Bao điều vụt tới, tôi thời kịp ghi
Mái nhà thở nhịp thầm thì
Tiếng kêu khát bỏng lầm lỳ suối khô
Bên triền núi, dây hoa bò
Ẩn mình dưới là bồ đề phật thiêng
Một thiếu nữ, một mẹ hiền
Tuổi thơ cô lẻ vắt triền đồi sim
Mười sau lần trăng đỏ in
Người mẹ đội nước chân ghim lên chùa
Kết vào nhau tựa thêu thùa
Linh hồn tôi với ngãi bùa cỏ cây!
Hà Nội ngày 7 - 9 - 2006
Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật viết cho tôi:
Sau khi tôi dịch bài "Mãi viên trà " của anh Thuật, anh gọi điện ra cho Sếp tôi bảo Đỗ Hoảng quá cũ, nhưng sau đó anh thấy Đỗ Hoàng không có ý gì, anh lại viết trên blog của tôi vào ngày 31 tháng 10 năm 2007:
" Không thấy phần thơ dịch thơ Việt ra thơ Việt cũng buồn thật. Đỗ Hoàng dịch rất sát, một cách sáng tạo lại mà vẫn giữ được ý tưởng. Thế cũng là tài hoa. Trang mới này có góc mà thiếu cạnh. "Lang thang chiều Huế" là một bài thơ thể hiện tính thơ Đỗ Hoàng, chân thật sống, chân thật viết. Ngô Minh ở Huế, Hoàng Vũ Thuật ở Vũng Tàu. Phương trời nào cũng nhớ thương cả Hoàng ạ!
H –V -Th
Nếu bạn biết chữ Hán, Hán Nôm bạn có thể đoán nghĩa của nó, nếu bạn không biết thì chắc rằng bạn cũng chịu thua! Bởi vì đọc trong bài nội dung không dinh dáng gì với tựa đề cả. Nếu bạn biết chữ Hán và Hán Nôm bạn có thể đoàn ngay Mãi viên trà là Mua vườn chè. Nhưng nội dung bài lại không nói gì tới việc mua vườn chè . Đây là một bài đặc sệt Vô Lối (một loại viết thịnh hành từ thập kỷ 90 thế kỷ trước đến nay. Một loại viết của những kẻ rất kém tiếng Việt, thi tâm thì thấp xuống quá độ âm, nhãn quan thiển cận (cách nhìn cách cảm hạn hẹp), trí não rất bò sát…
Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật
Bài này của nhà thơ Hoàng Vũ Thuật – người anh, người bạn thơ thân thiết của tôi.
Anh Thuật là người làm thơ rất cũ: “Chiều chiểu qua đỉnh núi Voi/ Thấy rừng thấy lá trăng soi rập rình (Bài in báo Văn Nghệ năm 2006). Tôi nhớ không chính xác nhưng hay hơn nguyên bản của anh Thuật. Anh bị mọi người chê cũ, thế là anh đi cách tân thơ và viết như Mãi viên trà!
Bạn bè, người thân tâng bốc anh lên tận mây xanh. Tôi thấy anh Thuật viết cũ cũng hỏng mà viết mới chẳng ra gì. Nếu không phê phán anh, tôi và anh vẫn anh em thân thiết như đám tâng bốc anh. Nhưng tôi cần phải nói, không phải vì anh em mà vì văn chương nước nhà, dù tôi biết từ đây anh em hết tình với nhau!
Bài này và một chùm thơ anh gửi cho tôi khi đi thăm nước Nga về. Tôi in chùm thơ viết ở nước Nga, còn bài này tôi đưa qua tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam. Chỗ tôi làm trước đây mấy năm. Sau đó tạp chí Diễn dần văn nghệ Việt Nam in quảng năm 2003.
Tôi đoán già đoán non “Mãi viên trà” chắc là địa danh hay tên gọi một nơi nào đó hoặc là tửu quán?
Bẵng đi nửa năm, tôi có việc vào nhà ở Huế đi ngang qua thị xã Đồng Hới (lúc chưa đổi tên là thành phố) thấy một quán lá xập xè bên đường có đề ba chữ Mãi viên trà – lối chữ thư pháp viết xấu. Thế đấy, Mãi viên trà là tên cái quán cà phê! Sao lại không viết thơ ghi ở quán Mãi viên trà, thơ đề ở quán Mãi viên trà, mà đi đánh đố như vậy! Người đọc là thánh cũng không đoán ra được.
Đây cũng là đặc trưng cách viết đánh đố của Hoàng Vũ Thuật và của loại viết Vô lối!
Quán cà phê ấy chỉ có hai mẹ con thôi nhưng thi sỹ của chúng ta mê luôn cả hai và viết thơ tặng.
Trong nhiều câu Vô lối tù mù có những câu rất sai về khái niêm, tên gọi: “một thiếu nữ, một cô gái, một mẹ hiền”. Nếu hai cô gái thì nên viết là hai thiếu nữ hoặc hai cô gái . Vì thiếu nữ và cô gái đều cùng một nghĩa. Nhưng quán chi có một cô gái thì viết trên rất sai cơ bản!
Cô gái tuổi thiếu nữ mà dùng “cô gái mười sáu lần trăng đỏ” – là một cấu rất bẩn, kém thơ và phàm tục. Bà Nguyễn Thị Lộ nói về tuổi của mình khi xướng họa với Nguyễn Trãi rất hay:
“Xuân xanh nay độ trăng tròn lẻ
Chồng còn chưa có hỏi chi con!”
Một bài Vô lối không đáng nói mà phải dài dòng như thế này xin đọc giả lượng thứ cho!
Hà Nội, ngày 30 -9 -2014
Đ -H
Nguyên bản:
Mãi viên trà
nhiều lúc trò chuyện chiếc bàn con
không muốn thêm ai khác
nhưng nỗi hẫng hụt thường chống lại tôi
như người ta ném đá vào dòng chữ
tách chúng ra khỏi nhau
sự dính kết làm họ bực tức
tuồng bị ném đá
tôi nâng ly trà đặc quánh
tìm một nét nhìn
lâu rồi không gặp
người xa lạ tôi ơi
đôi mắt buồn hơn màu trà khuya sóng sánh
tôi ghi bao điều vụt tới
nhịp thở mái nhà
tiếng kêu con suối khô
dây hoa bò bên triền núi
nấp dưới cánh lá bồ đề màu phật
một cô bé một thiếu nữ một người mẹ
cô bé vắt tuổi thơ qua đồi sim
thiếu nữ mười sáu lần trăng đỏ
người mẹ đội nước lên chùa
dính kết vào nhau
linh hồn tôi
dính vào cành lá
3/2006
(1) Bài in trên Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam năm 2006
Đỗ Hoàng dịch ra thơ Việt:
Thơ đề tặng quán "Mãi viên trà"
Nhiều lúc bên chiếc bàn con
Chỉ mình không muốn thêm còn có ai
Nỗi hững hụt chống lại rồi
Đá tương vào chữ như người ném đau
Ngỡ là tách chúng rời nhau
Tôi càng tức tối mình đầu dính keo
Tuồng như bị đá quá nhiều
Màu trà đặc quánh, tôi liều mấy phin
Mắt căng tìm một nét nhìn
Lâu rồi không gặp người tình tôi ơi!
Mắt buồn trà sánh khuya vơi,
Bao điều vụt tới, tôi thời kịp ghi
Mái nhà thở nhịp thầm thì
Tiếng kêu khát bỏng lầm lỳ suối khô
Bên triền núi, dây hoa bò
Ẩn mình dưới là bồ đề phật thiêng
Một thiếu nữ, một mẹ hiền
Tuổi thơ cô lẻ vắt triền đồi sim
Mười sau lần trăng đỏ in
Người mẹ đội nước chân ghim lên chùa
Kết vào nhau tựa thêu thùa
Linh hồn tôi với ngãi bùa cỏ cây!
Hà Nội ngày 7 - 9 - 2006
Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật viết cho tôi:
Sau khi tôi dịch bài "Mãi viên trà " của anh Thuật, anh gọi điện ra cho Sếp tôi bảo Đỗ Hoảng quá cũ, nhưng sau đó anh thấy Đỗ Hoàng không có ý gì, anh lại viết trên blog của tôi vào ngày 31 tháng 10 năm 2007:
" Không thấy phần thơ dịch thơ Việt ra thơ Việt cũng buồn thật. Đỗ Hoàng dịch rất sát, một cách sáng tạo lại mà vẫn giữ được ý tưởng. Thế cũng là tài hoa. Trang mới này có góc mà thiếu cạnh. "Lang thang chiều Huế" là một bài thơ thể hiện tính thơ Đỗ Hoàng, chân thật sống, chân thật viết. Ngô Minh ở Huế, Hoàng Vũ Thuật ở Vũng Tàu. Phương trời nào cũng nhớ thương cả Hoàng ạ!
H –V -Th
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét